3. Chuyển Hóa Khổ Đau

07/10/201312:00 SA(Xem: 11841)
3. Chuyển Hóa Khổ Đau

BẢN CHẤT CỦA HẠNH PHÚC
Cẩm Nang Cho Đời Sống
Nguyên tác:  The Essence Of Happiness – A Guidebook for living
Tác giả: His Holiness The Dalai Lama và Howard C. Cutter, M.D.
Chuyển ngữTuệ Uyển Tỳ kheo Thích Từ-Đức / 20 – 11 – 2010

3. CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU


Rắc rối chực hờ để sinh khởi trong đời sống. Cố gắng để tránh hay đơn giản không nghĩ về chúng có thể làm cho chúng ta tạm thời thoãi mái, nhưng có một sự tiếp cận tốt hơn: nếu chúng ta ở trong một chiến trận, cho đến khi nào mà chúng ta còn mờ mịt về vị thế và khả năng chiến đấu của kẻ thù, chúng ta sẽ hoàn toàn không thể chuẩn bị và tê liệt bởi sợ hãi. Nhưng nếu chúng ta biết khả năng chiến đấu, vũ khí của đối phương, và v.v…, rồi thì chúng ta sẽ ở trong một vị thế khá hơn nhiều khi chúng ta dấn thân vào cuộc chiến. Tương tự như thế, đối diện một cách trực tiếp khổ đau của chúng ta tốt hơn là lẫn tránh nó sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng chiều sâu và bàn chất của vấn đề, và chúng ta sẽ ở trong một vị thế tốt hơn để đối phó với nó.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Cho đến khi nào chúng ta nhìn khổ đau như một thể trạng không tự nhiên, một điều kiện bất bình thườngchúng ta sợ hãi, lẫn tránh, và phủ nhận, chúng ta sẽ không bao giờ nhổ được gốc những nguyên nhân của khổ đau và bắt đầu sống một cuộc đời hạnh phúc hơn. 

--- HOWARD CUTLER

Thái độ của chúng ta đối với khổ đau trở nên rất quan trọng bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta đương đầu với đau khổ khi nó sinh khởi. Bây giờ, thái độ thông thường của chúng ta trùng hợp một khuynh hướng ác cảm và không bao dung với nổi đớn đau và khổ sở của chúng taTuy nhiên, nếu chúng ta có thể chuyển hóa thái độ của chúng ta đối với khổ đau, đón nhận một thái độ cho phép chúng ta kiên nhẫn sâu rộng hơn với nó, rồi thì điều này có thể hoạt động nhiều hơn để giúp làm mất tác dụng những cảm giác của nổi bất hạnh, bất mãn, và bất toại nguyện của tinh thần .

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Trong khi chùn lại với khổ đau là tự nhiên, đôi khi nó có thể làm chúng ta mạnh mẽ, ngay cả đem ra cái tuyệt hảo nhất của chúng ta. Như một nhân vật trong tác phẩm Người Thứ Ba của Graham Green quán sát, “Ở Ý Đại Lợi trong ba mươi năm dưới triều đại Borgia, người ta có chiến tranh, nỗi kinh hãi, ám sát, và tắm máu – nhưng chúng đã sản sinh ra Michelangelo, Leonardo da Vinci, và thời đại Phục Hưng. Ở Thụy Sĩ, người ta có tình huynh đệ, năm trăm năm dân chủ và hòa bình, và người ta đã sản xuất được gì? Cái đồng hồ cuckoo.” 

Ở những thời điểm khác, khổ đau có thể làm dịu chúng ta xuống, nguyên nhân của một sự tổn thương có thể làm sâu xa thêm mối liên hệ của chúng ta với người khác – như nhà thơ William Wordswortb đã nói, một nỗi khổ đau sâu lắng đã nhân tính hóa tâm hồn tôi.”

--- HOWARD CUTLER

Trong việc tìm kiếm cho một ý nghĩa hay giá trị thực tiển nào đấy của khổ đau, có một khía cạnh khổ đau của chúng ta mà nó quan trọng thiết yếu: sự tỉnh thức về sự đớn đau và khổ sở của chúng ta hổ trợ chúng ta phát triển khả năng cho sự đồng cảm của chúng ta, khả năng cho phép chúng ta liên hệ đến cảm giác và khổ đau của người khác. Điều này làm nổi bật khả năng cho sự từ bi yêu thương đối với người khác. Do vậy, như một sự hổ trợ trong việc giúp chúng ta liên hệ với người khác, nó có thể được thấy như có giá trị. Nhìn vào khổ đau trong cách này, thái độ của chúng ta có thể bắt đầu thay đổi – sự khổ đau của chúng ta không đến nổi tệ hại như chúng ta nghĩ.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Thời gian và nổ lực mà chúng ta dành để tìm ý nghĩa trong khổ đau sẽ tặng cho chúng ta những phần thưởng quan trọng khi những vấn đề tệ hại bắt đầu lên tiếng. Nhưng nhằm để thu hoạch những phần thưởng ấy, chúng ta phải bắt đầu sự tìm tòi nghiên cứu của chúng ta cho ý nghĩa ấy khi mọi việc đang diễn tiến tốt lành. Một cây to với rể cắm sâu, bủa rộng có thể đứng vững trước những cơn gió bảo mạnh nhất, nhưng cây không thể phát triển bộ rể giống như cơn bảo xuất hiện nơi chân trời.

--- HOWARD CUTLER

Phản chiếu trên khổ đau quan trọng vô cùng bởi vì bằng vào việc nhận ra bản chất tự nhiên của khổ đau, chúng ta sẽ phát triển một giải pháp to rộng hơn để chấm dứt những nguyên nhân của khổ đau và những hành vi bất thiện đưa đến đau khổ. Và nó sẽ gia tăng nhiệt tình của chúng ta cho việc dấn thân trong những hành vi và cung cách đưa đến hạnh phúc và niềm vui. 

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Quan điểm phải được phát sinh trong tâm thức, là lý do tại sao phản chiếu trên sự kiện khổ đau là rất quan trọng, là có một khả năng cho một con đường để thoát ra; có một phương cáchCó một khả năng để thoát khỏi khổ đau

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Có nhiều phương cách mà trong ấy chúng ta có thể góp phần một cách hiệu lực cho kinh nghiệm của chúng ta về sự băn khoăn và khổ đau tinh thần. Mặc dù, trong phổ thông, những cảm xúc phiền não có thể đến một cách tự nhiên, thông thường nó là sự tăng cường của chính chúng ta cho những cảm xúc tiêu cực ấy làm cho vấn đề tệ hại thêm rất nhiều. Thí dụ, khi chúng ta giận dữ hay thù hận một người, nếu chúng ta nghĩ về sự bất công đã làm cho chúng ta, những cung cách mà chúng ta đã bị đối xử không công bằng, và cứ nghĩ đi nghĩ lại về điều ấy, thì nó sẽ nuôi dưỡng cho thù hận. Qua sự lẩn quẩn và suy nghĩ liên tục này, chính chúng ta có thể làm cho những cảm xúc của chúng ta căng thẳng hơn và mạnh mẽ hơn.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Chúng ta thường tô bồi cho sự đớn đau và khổ sở của chúng ta bằng việc thể hiện nhạy cảm thái quá, phản ứng dữ dội đến những vấn đề không quan trọng, và đôi khi ôm đồm một cách quá cá nhânChúng ta có khuynh hướng đem những vấn đề nhỏ bé một cách quá nghiêm trọng và thổi phồng kich thước của chúng, trong khi cùng lúc chúng ta thường dửng dưng đối với những vấn đề thật sự quan trọng, những vấn đềảnh hưởng sâu đậm và hậu quả lâu dài cùng những liên can trên đời sống của chúng ta. Vì thế, tôi nghĩ đến một phạm vi rộng, cho dù chúng ta đau khổ hay không tùy thuộc trên việc chúng ta đáp ứng đến hoàn cảnh nào đấy ra sao.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Bắt đầu của việc giải thoát chúng ta khỏi khổ đau là khảo sát một trong những nguyên nhân chính: sự đề kháng để thay đổi.

--- HOWARD CUTLER

Điều cực kỳ quan trọng là khảo sát những nguyên nhân hay nguồn gốc của khổ đau, nó khởi sinh như thế nào. Chúng ta phải bắt đầu tiến trình ấy bằng việc đánh giá đúng bản chất tự nhiên vô thườngnhất thời đối với sự tồn tại của chúng taMọi vật, mọi sự kiện, và mọi hiện tượngnăng động, thay đổi trong từng thời khắc, không có điều gì là không chuyển động… Do vậy, tại bất cứ thời điểm nào, bất kể trãi nghiệm của chúng ta có thể là dễ thương hay vừa ý , nó sẽ không bền lâu. Điều này trở thành một đặc trưng căn bản của khổ đau được biết trong Đạo Phật là “khổ đau của thay đổi” (hoại khổ).

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Hành động thừa nhận hay công nhận rằng thay đổi là một bộ phận tự nhiên của sự tương tác của chúng ta với người khác, có thể đóng một vai trò quan trọng trong những mối quan hệ của chúng ta. Chúng ta có thể khám phá ra rằng chính ngay khi chúng ta có thể cảm thấy chán chường nhất, giống như điều gì đó đã đi ra khỏi mối quan hệ, thì lúc ấy, một sự chuyển hóa sâu sắc có thể xãy ra.

--- HOWARD CUTLER

Mặc dù chúng ta không thể luôn luôn có thể tránh những tình huống khó khăn, chúng ta có thể điều chỉnh mức độ đến vấn đề chúng ta khổ đau bằng việc chúng ta chọn lựa để đáp ứng đến hoàn cảnh như thế nào.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Mỗi chúng ta đã từng làm điều gì đấy sai trái. Có những thứ chúng ta hối hận – những thứ chúng ta đã làm, những thứ chúng ta đã phải làm, hay những thứ chúng ta đã không làm. Công nhận những việc làm sai trái của chúng ta với một cảm giác chân thành của sự hổi hận có thể giữ cho chúng ta đi trên lối mòn đúng đắn, động viên chúng ta sửa chửa những sai lầmđiều chỉnh mọi việc của chúng ta trong tương lai. Nhưng nếu chúng ta cho phép hối hận để thoái hóa thành tội lỗi, chấp giữ trong ký ức về những sai phạm quá khứ của chúng ta với sự tự trách móc và tự thù hận, điều này sẽ không phục vụ cho một mục tiêu nào hơn là một nguồn gốc của sự tàn nhẫn không thương xót tự trừng phạt và tự đem lại khổ đau.

--- HOWARD CUTLER

Khả năng đề nhìn vào những sự kiện từ những quan điểm khác nhau có thể rất lợi ích. Rồi thì, thực tập điều này, chúng ta có thể sử dụng những kinh nghiệm nào đấy, những bi kịch nào đấy để phát triển một sự tĩnh lặng của tâm hồnChúng ta phải nhận thức rằng mỗi hiện tượng, mỗi sự kiện, có những khía cạnh khác nhau. Mỗi thứ có một bản chất tự nhiên tương đối.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, rắc rối sinh khởi lúc nào cũng vậy. Nhưng những rắc rối tự chúng không làm đau khổ một cách tự động. Nếu chúng ta có thể đối diện với những rắc rối của chúng ta một cách trực tiếp và tập trung năng lượng trong việc tìm kiếm một giải pháp, thí dụ, rắc rối có thể được chuyển biến thành một sự thử thách.

--- HOWARD CUTLER

Nói một cách phổ thông, một khi chúng ta đã ở trong một tình huống khó khăn rồi, thì không thể thay đổi thái độ chúng ta một cách đơn giản bằng việc tiếp nhận một tư tưởng đặc thù nào đấy một lần hay hai lần. Đúng hơn, đấy là một tiến trình của học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện, và trở nên quen thuộc với những quan điểm mới mà có thể cho phép chúng ta đối phó với sự khó khăn.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Một tâm thức mềm mõng, một kiễu mẫu uyển chuyển của suy tư, giúp cho chúng ta đối diện với những vấn đề của chúng ta từ những quan điểm phong phú đa dạng. Và thẩm tra nghịch đảo, thận trọng những vấn đề “từ những góc cạnh khác nhau” là một loại rèn luyện uyển chuyển cho tâm thức…Cuộc sống ngày nay được đặc trưng bởi đột ngột, bất ngờ, và đôi khi thay đổi bạo động. Một tâm thức mềm mõng có thể giúp chúng ta điều hòa những thay đổi xãy ra chung quanh chúng ta. Không có sự trau dồi một tâm thức mềm dẽo, quan điểm của chúng ta trở nên giòn cứng, dễ gãy vở và mối quan hệ của chúng ta với thế giới trở nên biểu thị bằng sợ hãi. Nhưng bằng việc tiếp nhận một sự tiếp cận mềm dẽo đến đời sống, chúng ta có thể duy trì sự điềm tĩnh của chúng ta ngay cả khi ở dưới những điều kiện náo động nhất. Qua nổ lực để đạt đến một tâm thức uyển chuyển mà chúng ta có thể nuôi dưỡng khả năng phục hồi hay sức bật của tâm linh nhân loại.

--- HOWARD CUTLER

Dường như rằng bất cứ khi nào có cảm xúc sôi nổi liên hệ, thì ở đấy có những khuynh hướng của một sự không tương ứng giữa việc sự vật xuất hiện như thế nào và chúng thật sự như thế nào.

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Thông thường, nếu chúng ta thẩm tra bất cứ tình huống nào một cách cẩn thận trong một cung cách vô tưchân thành, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng đối với một phạm vị rộng rãi chúng ta cũng có trách nhiệm cho việc hiển lộ sự kiện… Sự thực tập này liên hệ đến việc nhìn vào sự vật trong một cung cách chính thể luận (tương tức tương nhập) – chính là việc nhận ra rằng có nhiều sự kiện góp phần đến một hoàn cảnh

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Sự tiếp cận cân bằng và thiện xảo đến đời sống, chăm sóc để tránh những cực đoan, trở thành một nhân tố rất quan trọng trong việc hướng dẫn sự hiện hữu mỗi ngày của chúng ta. Điều này quan trọng trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống

--- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Ngày xưa, có một người đệ tử của một triết gia Hy Lạp, được Thầy mình ra lệnh, trong ba năm, cho tiền đến mọi người lăng mạ anh ta. Khi thời gian ấy đã qua, vị Thầy nói, “Bây giờ con có thể đến Athens (thủ đô Hy Lạp) và học Tuệ Trí.” Trong lúc đi vào Athens, người đệ tử gặp một người thông tuệ nào đấy ngổi tại cổng, xỉ vả mọi người qua lại. Ông ta cũng sỉ nhục người đệ tử, người bật ra cười. “Tại sao ngươi cười? “người thông tuệ hỏi. Người đệ tử trả lời, “Bởi vì trong ba năm, tôi đã trả tiền cho những việc như thế này và bây giờ ông tặng nó cho tôi chẳng nhằm gì cả!” “Hãy đi vào thành,” người thông tuệ nói,”tất cả là của ngươi.”

--- HOWARD CUTLER

Khả năng để thay đổi viễn tượng tương lai – việc hỏi, “Làm thế nào tôi có thể thấy việc này một cách khác biệt?”có thể là một trong những khí cụ mạnh mẽ và hiệu quả nhất mà chúng ta có để giúp chúng ta đương đầu với những vấn nạn của đời sống. --- HOWARD CUTLER


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2021(Xem: 5432)
16/06/2019(Xem: 10110)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.