Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (song ngữ)

28/10/20152:01 CH(Xem: 13011)
Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (song ngữ)

Con Đường Cao Quý Có Tám Phần
Source-Nguồn: www.clear-vision.org
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

(The Noble Eightfold Path - Source-Nguồn: www.clear-vision.org)
bat chanh dao

Con Đường Cao Quý Có Tám Phần

1) CÁCH NHÌN ĐÚNG ĐẮN, HOẶC LÀ SỰ HIỂU BIẾT ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH KIẾN): chúng ta nên hiểu biết rằng cuộc đời luôn liên quan đến sự thay đổi, và sự đau khổ; chúng ta nên nhận ra rằng Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo) là con đường giúp chúng ta vượt qua sự đau khổ, và nhờ đó chúng ta thật sự hạnh phúc.

2) SỰ SUY NGHĨ ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH TƯ DUY): chúng ta nên hết lòng bỏ ra thời gian, công sức và tiền bạc để đi theo Con Đường Cao Quý Có Tám Phần.

3) LỜI NÓI ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH NGỮ): chúng ta nên nói tích cực, và có ích; chúng ta nên nói sự thật.

4) HÀNH ĐỘNG ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH NGHIỆP): chúng ta nên sống một đời sống đạo đức theo giới luật.

5) NGHỀ NGHIỆP ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH MẠNG): chúng ta nên có nghề nghiệp mà không gây tổn hại đến người khác, và hữu ích cho mọi người.

6) NỖ LỰC ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH TINH TẤN): chúng ta nên suy nghĩ tích cực, và tử tế.

7) SỰ CHÚ TÂM ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH NIỆM): chúng ta hoàn toàn nên có sự nhận-biết về chính mình, về những người khác, và về thế giới chúng quanh mình.

8) SỰ THIỀN ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN, HOẶC SỰ TẬP TRUNG ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH ĐỊNH): chúng ta nên huấn luyện tâm bình tĩnh và tích cực để phát triển Trí-Tuệ.

Bánh Xe Pháp (Dharmachakra) là một biểu tượng Phật Giáo về Phật Pháp. Bánh Xe Pháp thường có 8 căm xe (nhánh, nan hoa), đại diện cho Lời Phật Dạy về Con Đường Cao Quý Có Tám Phần.

Mặc dù 'Con Đường' có 8 phần riêng biệt, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ thực hành riêng rẽ từng phần một. Cuộc sống của các Phật Tử liên quan đến tất cả 8 phần, và các Phật Tử nên dùng Con Đường nầy để rèn luyện bản thân trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Tất cả các Phật Tử nên cố gắng đi theo Con Đường Cao Quý Có Tám Phần, cho dù chúng ta sống trong một tu viện xa xôi ở Tây Tạng, hoặc là chúng ta sống trong một căn hộ giữa thành phố. Các Phật Tử nên đi theo Con Đường Cao Quý Có Tám Phần, như thế nào?

Sau đây là một số lời nói trích dẫn từ các Phật Tử, là những người đang cố gắng đi theo nền giáo lý Phật Giáo cổ xưa, nhưng họ đang sống trong một khung cảnh hiện đại

1) CÁCH NHÌN ĐÚNG ĐẮN, HOẶC LÀ SỰ HIỂU BIẾT ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH KIẾN):

Trước khi tôi bằng lòng tu tập theo đạo Phật, tôi muốn có trước những sự hiểu biết, tôi muốn tâm tôi hướng đến một điều gì đó. Khi tôi nhìn hình ảnh của Đức Phật, tôi chợt nhớ ra rằng, tôi cũng có thể trở nên giống như ngài. Tôi cũng có thể trở nên hạnh phúc hơn, khôn ngoan hơn, và từ bi hơn. Tôi cũng muốn đạt tới Sự Giác Ngộ. Đấy chính là mục tiêu của tôi, và là cái nhìn của tôi.

2) SỰ SUY NGHĨ ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH TƯ DUY):

Nếu trong đầu óc tôi muốn có Sự Giác Ngộ, mà trong trái tim tôi lại không muốn có Sự Giác Ngộ, thì đây không phải là một điều tốt đẹp. Một phương cách giúp tôi tạo động lực cho chính bản thân mình là phương cách thiền định. Tôi cũng có thể truyền cảm hứng cho chính bản thân mình, bằng cách tôi đọc thêm một số sách về Phật Pháp.

3) LỜI NÓI ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH NGỮ):

Chúng ta có những tác động mạnh mẽ đến những người khác, qua lời nói, và qua cách thông tin liên lạc của chúng ta. Vì thế, tôi cần phải nói lời tử tế và trung thực. Nếu tôi nói sự thật, đặc biệt là trong những trường hợp khó khăn, tôi có thể phát triển sự thành thật, và tính can đảm. Tôi tự tôn-trọng chính tôi, khi tôi nói sự thật ... Cuộc đời sẽ là một sự thách đố, khi chúng ta thật-sự sống thành-thật, và khi chúng ta luôn luôn sống với lòng tử tế.

4) HÀNH ĐỘNG ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH NGHIỆP):

Cả ngày chúng ta tham gia vào các sinh hoạt. Phật Giáo nói rằng chìa khóa của Hành Động Đúng Đắnchúng ta phải có ý-muốn, và có chủ-ý làm điều nầy. Đằng sau mỗi hành động là trạng thái của tâm. Nếu tôi bắt gặp chính bản-thân-tôi đang ở trong trạng thái tiêu cực của tâm, tôi có thể thay đổi bằng hành động tốt đẹp hơn, và như thế tôi đã tập luyện Hành Động Đúng Đắn.

5) NGHỀ NGHIỆP ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH MẠNG):

Chúng ta cố gắng tránh làm bất cứ công việc nào, mà có thể làm tăng sự đau khổ trên thế giới. Chúng ta không muốn làm hại đến môi trường, súc vật, hoặc con người. Vì vậy, chúng ta tránh làm những công việc liên quan đến vũ khí, thuốc lá, hoặc rượu. Thay vào đó, tôi muốn tìm công việc mà có thể giúp ích cho thế giới. Tôi thích được làm việc chung với các Phật Tử khác, vì điều nầy giúp cho tôi luôn tỉnh táo, và nhận biết mọi chuyện chung quanh. Thật là một điều khó khăn để quên đi Con Đường Cao Quý Có Tám Phần, khi mà bạn bè của tôi cũng đang thực hành Con Đường nầy.

6) NỖ LỰC ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH TINH TẤN):

Tôi có thể trông thấy tâm của tôi thay đổi qua nhiều trạng thái khác nhau, từ giây phút nầy sang giây phút kế tiếp. Tôi có thể làm gì đây? Trạng thái của tâm có thể ảnh hưởng đến những gì tôi làm. Vì thế, trong suốt một ngày, tôi cần phải hỏi chính tôi: 'Trạng thái tâm của tôi, bây giờ đang như thế nào?' Sau đó, tôi có thể thay đổi trạng thái nầy, bằng cách tôi nỗ lực làm việc nhiều hơn nữa - và tôi có thể thay đổi cách tôi suy nghĩ, và cảm xúc của tôi. Với Nỗ Lực Đúng Đắn, tôi có thể phát triển một cái nhìn tươi sáng, và tích cực hơn.

7) SỰ CHÚ TÂM ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH NIỆM):

Thông thường, chúng ta không nhận-biết cảm xúc của chúng ta đang-có như thế nào, hoặc chúng ta không nhận-biết điều gì chúng ta đang-làm. Nếu chúng ta trở nên ý thức, nhận-biết nhiều hơn, chúng ta có thể sống trong giây phút hiện tại, và chuyển hóa cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sống với sự nhận-biết, đây chính là một sự thực tập, mà có thể dẫn chúng ta đến những trạng thái tốt đẹp hơn của tâm hạnh phúc. Thay vì, chúng ta vội vã làm cho xong việc, chúng ta có thể làm chậm lại, và thậm chí, chúng ta thưởng thức được những gì chúng ta đang làm. Sự Chú Tâm Đúng Đắn mang nhiều ý nghĩa nhất, cho giây phút hiện tại.

8) SỰ THIỀN ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN, HOẶC SỰ TẬP TRUNG ĐÚNG ĐẮN (CHÁNH ĐỊNH):

Tôi bắt đầu một ngày bằng thiền định. Tại sao tôi cần thiền định? Tôi chỉ có thể chuyển hóa bản thân tôi, qua tám phần của Con Đường, nếu tôi hiểu biết rõ ràng chính bản-thân tôi. Thiền định giúp tôi phát triển những trạng thái của tâm bình tĩnh, và tâm an lạc. Sau đó, tôi có thể bắt đầu nhìn thấy bản thân mình rõ ràng hơn. Với sự giúp đỡ của thiền định, tôi bước chân đi, dọc theo Con Đường, rồi dần dần, tôi có thể tiến triển qua các trạng thái của tâm, ngày một cao hơn. Tôi có thể tiến đến gần hơn, và gần hơn nữa, tới Sự Giác Ngộ, dù cho tôi cần phải mất nhiều công sức, và dù cho tôi cần phải trải qua nhiều kiếp sống khác nhau.

Source-Nguồn: http://www.clear-vision.org/Schools/Students/Ages-12-14/Noble-Eightfold-Path.aspx

The Noble Eightfold

1. RIGHT VISION, OR UNDERSTANDING: understanding that life always involves change and suffering; realising that following the Noble Eightfold Path is the way to overcome suffering and be really happy.

2. RIGHT EMOTION: commiting oneself to wholeheartedly following the path.

3. RIGHT SPEECH: speaking in a positive and helpful way; speaking the truth.

4. RIGHT ACTION: living an ethical life acording to the precepts.

5. RIGHT LIVELIHOOD: doing work that doesn’t harm others and is helpful to them.

6. RIGHT EFFORT: thinking in a kindly and positive way.

7. RIGHT MINDFULNESS: being fully aware of oneself, other people, and the world around you.

8. RIGHT MEDITATION, OR CONCENTRATION: training the mind to be calm and positive in order to develop Wisdom.

The Dharmachakra is a Buddhist symbol for the Dharma. It usually has eight spokes to represent the teaching of the Noble Eightfold Path.

Although the ‘Path’ has eight separate steps, they are not intended to be followed one after another. The Buddhist way of life involves all of them and enables Buddhists to train themselves in every aspect of their lives.

All Buddhists should strive to follow the Noble Eightfold Path, whether they live in a remote monastery in Tibet or in a flat in the middle of a city. How do Buddhists follow the Eightfold Path?

Here are some quotes from Buddhists who are trying to follow this ancient Buddhist teaching in a modern setting.

1. RIGHT VISION

Before I can practise Buddhism at all, I have to have some idea that there’s something to work towards. When I look at the Buddha image I remember that I, too, can be like that. I can become happier, wiser and more compassionate. I too want to gain Enlightenment. That’s my goal, my vision.

2. RIGHT EMOTION

It’s no good wanting Enlightenment in my head, if, in my heart, I can’t be bothered. One way I can motivate myself is by meditating. I can also inspire myself by reading some Dharma books.

3. RIGHT SPEECH

We have a strong effect on others through our speech and communication. I need to speak kindly and truthfully. If I tell the truth, especially when it isn’t easy, I can develop honesty and fearlessness. By being truthful I do myself honour.... What a challenge it is to be really honest and always kind.

4. RIGHT ACTION

We’re engaged in actions all day. Buddhism says that the key to Right Action is intention. Behind every action is a state of mind. If I catch myself in a negative state of mind, I can choose to act differently and so practise Right Action.

5. RIGHT LIVELIHOOD

We try to avoid any kind of work that might increase suffering in the world. We don’t want to harm the environment, animals or humans. So we avoid work involving weapons, tobacco or alcohol. Instead, I want to find work that can help the world. I like to work with other Buddhists because it keeps me on my toes. It’s not easy to forget the Noble Eightfold path when your mates are practising it too.

6. RIGHT EFFORT

I can find myself in different states of mind from one moment to the next. What can I do about this? My states of mind can affect what I do. So I need to ask myself through the day: 'What state am I in?' Then I can change that by making more effort - I can change how I think and feel. With Right Effort I can develop a more positive and brighter outlook.

7. RIGHT MINDFULNESS

Often we are not aware of how we are feeling or what we are doing. If we can become more aware we can live in the present moment and transform our lives. Staying aware is a practice that can lead to happier states of mind. Instead of rushing through a job, I can slow down and even enjoy what I am doing. Right mindfulness makes the most of the present moment.

8. RIGHT MEDITATION

I begin my day with meditation. Why do I meditate? I can only transform myself in all the other steps of the path, if I know myself well. Meditation helps me to develop calm and peaceful states of mind. Then I can begin to see myself more clearly. With the help of meditation, I can gradually progress through ever higher states of mind along the path. I can get nearer and nearer to Enlightenment, even if takes much effort and many lifetimes.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 9982)
13/03/2024(Xem: 741)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.