Con đường trung đạo

20/11/201511:01 SA(Xem: 13169)
Con đường trung đạo

 

CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO 
Thích Minh Thành


phat-adida-010231Hỏi
: Có hai cách tu, một là buông bỏ muôn duyên nhất tâm niệm Phật và hai là tu trong mọi hoàn cảnh. Vậy người Phật tử nên chọn cách tu nào cho hợp lý?

Đáp: Đa số người tu thích chọn cách tu trong mọi hoàn cảnh. Tại sao ai cũng sợ cách tu buông bỏ muôn duyên vậy? Hay vì sợ phải xa chồng con, bỏ hết nhà cửa, tiền bạc, tài sản đã khó nhọc tích góp trong mấy chục năm để vào ngồi yên trong chùa? Nếu hiểu như thế là chưa thấy được ý nghĩa sâu xa của hai chữ ‘buông xuống’ mà chư Phật, Tổ đã chỉ dạy.

Bố Đại Hòa thượng hay Hòa thượng Túi Vải (hóa thân của Bồ tát Di Lặc), miệng lúc nào cũng cười toe toét, bụng phệ, mặt tròn, khi đi đâu cũng khoát trên vai một cái túi vải, ai cho gì ngài cũng đều bỏ vào túi. Khi gặp con nít, ngài lấy đồ vật trong túi ra phân phát cho chúng, vì vậy mà mấy đứa nhỏ thường bám theo ngài. Một hôm, có một vị Tăng ở xa nghe đồn về đạo hạnh của ngài, liền đi đến tham vấn.

Vị Tăng hỏi:

- Bạch Hòa thượng! Đại ý của Phật pháp là gì?

Ngài không nói gì chỉ buông tay cho túi vải trên vai rơi xuống đất.

Vị Tăng kia lại hỏi:

- Bạch Hòa thượng! Chỉ có vậy thôi hay còn gì khác nữa?

Khi ấy, ngài khom người xuống cầm túi vải vác lên vai và nở một nụ cười rồi bỏ đi.

Như vậy có nghĩa là gì? Cốt lõi của người tu học theo Phật là phải biết buông bỏ muôn duyên, nhưng không phải là buông bỏ không còn ăn uống hoặc không tiêu dùng. Điếu ấy có nghĩa là mọi sinh hoạt của đời sống vẫn giữ bình thường, nhưng phải khéo buông ở những tâm niệm nắm chặt vào sự vật và con người cũng như những dính mắc, cột gút ở trong lòng của mình. Phải tháo gở được những thứ ấy thì mới được an ổn nhẹ khỏe và đó chính là buông bỏ đúng nghĩa nhất, chớ không phải là quăng bỏ những nhu cầu vật chất cần thiết thường dùng ở bên ngoài. Một khi đã mở rồi, thì nhớ đừng có cột thắt trở lại.

Hơn nữa, muốn buông bỏ những thứ ở bên trong tâm không phải là một việc dễ làm. Cần phảitrí huệ và sự quyết tâm. Thường quán xét cho thấu tột lẽ thật của thân này và những của cải xung quanh đều là giả dối không có thật, luôn ở trong trạng thái biến đổi vô thường. Trước tiên, nên nhiếp niệm vào danh hiệu Phật theo hơi thở để làm cho tâm thanh tịnh, thì dần dần tâm sẽ trở nên nhẹ nhàng và trí huệ sẽ phát sinh. Khi trí huệ đã sáng tỏ, thì sẽ nhìn thấy lẽ thật càng rõ ràng và sự mở gút, buông bỏ càng nhẹ hơn. Cái gút thắt ấy không phải ở nơi con mắt, cũng chẳng phải ở nơi sự vật bị thấy mà chính ở ngay nơi tâm này. Cần phải suy xét sự thật ở ngay nơi tấm thân này nhiều hơn để thấy chính cái mình yêu quý nhất và đang mang vác lần lần tàn hoại trong từng phút từng giây, dù cho có tưới tẩm, bồi bổ cho nó thật nhiều, cũng chẳng thể giữ nó trẻ đẹp mãi. Càng quán xét sự thật thân này từng ngày từng giờ, thì càng dễ buông bỏ được những gút thắt bên trong tâm  chừng ấy. Sự buông bỏ ở ngay trong tâm này, không phải là buông bỏ hết mọi công việc ở bên ngoài và sinh ra chán đời bi quan.

Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào. ‘Viên dung’ chính là sử dụng hết tất cả pháp mà không bị vướng kẹt, chẳng phải là tự ‘đóng khung’ mình và nghiêng lệch về một bên. Nếu có kiểm tra thấy có sự nghiêng lệch trong cách nghĩ hay làm thì phải điều chỉnh ngay để không bị cản trở sự tiến bộ trong tu hành. Phải khéo uyển chuyển mà dụng công tu tập. Có lúc thì tu theo cách buông bỏ muôn duyên, nhất tâm niệm Phật theo hơi thở“Hít vô A Di; Thở ra Đà Phật”, nhưng cũng có lúc thì phải tu trong mọi hoàn cảnh. Lúc nào làm công việc thì sáng suốt trí huệ, để trọn tâm vào công việc, lúc nào không có việc thì quay về danh hiệu Phật, như vậy là chúng ta đã khéo giữ tâm của mình không cho dính mắc với ngũ dục lục trần rồi và đó gọi là chánh niệm tỉnh giác. Tùy duyên linh động trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi, không có ngăn ngại. Tránh việc quá chuyên tâm vào danh hiệu Phật rồi lơ là trong giao tiếp hay công việc. Thực hành như thế cũng là một căn bệnh, cần phải tránh. Đạo Phậtđạo trí tuệ và căn bản của việc tu là lấy trí tuệ làm sự nghiệp, “Duy tuệ thị nghiệp”. Người tu phải ứng dụng khéo léo trong công phu tu tậpthích hợp với nhu cầu công việc mới đúng ý nghĩa. Lúc nào cần phải suy nghĩ cho công việc thì đem trọn tâm ý mà tính toán. Khi xong rồi thì liền buông xuống hết để quay trở về an trú trong câu danh hiệu A-Di-Đà Phật sáng ngời trong tâm.

Thích Minh Thành

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 9982)
13/03/2024(Xem: 741)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.