Bốn chân lý tối thượng: một mô hình y khoa

19/11/20163:02 CH(Xem: 9471)
Bốn chân lý tối thượng: một mô hình y khoa
CHỚ LO LẮNG - HÃY SỐNG AN LẠC 
Nguyên tác: Don’t Worry, Be Healthy 
của Bác sĩ Phang Cheng Kar, MD

Người dịch: Liên Trí (Hằng Như)

Bốn chân lý tối thượng:
một mô hình y khoa

Bốn chân lý tối thượnggiáo lý căn bản trong lời dạy của Đức Phật. Bốn chân lý ấy được tóm tắt như sau:
Chân lý thứ nhất: Khổ là điều tất yếu trong cuộc sống.
Chân lý thứ hai: Nguyên nhân khổ đau trong cuộc sống là do tham ái.[1]
Chân lý thứ ba: Khổ đau trên cuộc đời này có thể chấm dứt hoàn toàn. Trạng thái đó gọi là Niết Bàn.
Chân lý thứ tư: Con đường đạt đến trạng thái an lạc ở đời là con đường Bát chánh đạo.[2]
Bốn chân lý tối thượng nếu được nhìn dưới góc độ y khoa là một mô hình mô tả về bệnh tật như sau:
Chân lý thứ nhất: Về khổ đau trong cuộc đời gồm bệnh về thân và bệnh về tâm.
Chân lý thứ hai: Về quá trình tìm nguyên nhân của bệnh.
Chân lý thứ ba: Về tiên lượng tình trạng bệnh.
Chân lý thứ tư:  Về cách đối trị căn bệnh.
Đức Phật đúng là một vị bác sĩ vô cùng tài giỏi. Vì là bác sĩ giỏi, Ngài có phương pháp trị bệnh toàn diện. Ngài không chỉ điều trị bệnh về thân, mà còn điều trị về tinh thầntâm linh nữa. Nhiều người cho rằng Đạo Phật là một tôn giáo yếm thế vì lúc nào cũng nói đến KHỔ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Đức Phật là một vị bác sĩ rất lạc quan. Ngài biết về nguyên nhân của khổ/bệnh (chân lý tối thượng thứ hai) và đảm bảo với chúng ta rằng bệnh có thể điều trị lành (chân lý tối thượng thứ ba). Và quan trọng hơn cả là Ngài biết cách để chữa lành bệnh, dứt khổ (chân lý thứ tư). Như vậy không lạc quan là gì? Đức Phật là một người bác sĩ mà ai ai cũng muốn đến để được tư vấnđiều trị cho hết bệnh, cho dứt khổ, có đúng không? Tôi tin rằng ai cũng muốn như thế. Do đó, còn trông chờ gì nữa chứ? Vậy hãy xin một cái ‘hẹn’ với tu viện hay trung tâm Phật giáo gần nơi bạn ở nhất và bắt đầu học những gì Đức Phật dạy.

Sự thanh lọc cao quý

Trong bài kinh Virecana[3] (Y thuật), Đức Phật đưa ra một thứ thuốc xổ rất hiệu nghiệm để chữa lành bệnh của mình. 
“Này các hành giả, các bác sĩ cho thuốc xổ để chận đứng các bệnh khởi lên từ mật, để chận đứng các bệnh khởi lên từ đàm, để chận đứng các bệnh khởi lên từ gió. Này các hành giả, đây chỉ là thuốc xổ. Ta tuyên bố rằng đây không phải là không có, và này các hành giả, thuốc xổ này có thành công và cũng có khi thất bại. Và này các hành giả, Ta sẽ thuyết về thuốc xổ của các bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên chúng sanh bị sanh được thoát khỏi sanh; chúng sanh bị già được thoát khỏi già, chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; chúng sanh bị buồn rầu, khổ não, lo lắng sẽ không còn buồn rầu, khổ não, lo lắng nữa. Hãy nghe và khéo chú tâm, Ta sẽ nói.”
Các hành giả ấy vâng đáp Đức Phật. Ngài nói như sau: 
Này các hành giả, thế nào là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do thuốc xổ bậc Thánh này nên chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh... chúng sanh bị buồn rầu, khổ não, lo lắng sẽ không còn buồn rầu, khổ não, lo lắng nữa? 
Với người thấy biết chân chánh, này các hành giả, thấy biết sai lạc bị xổ ra. Các điều ác và không thiện do thấy biết sai lạc mà ra đều được xổ ra và các điều thiện liên quan đến thấy biết chân chánh đưa đến hoàn thiện trong tu tập. Với người có tư duy chân chánh, này các hành giả, tư duy sai lạc bị xổ ra... Với người có lời nói đúng đắn, này các hành giả, lời nói không đúng đắn bị xổ ra... Với người có hành động đúng đắn, này các hành giả, hành động không đúng đắn bị xổ ra... Với người nuôi mạng bằng nghề lương thiện, này các hành giả, nuôi sống bằng nghề không lương thiện bị xổ ra... Với người siêng năng đúng đắn, này các hành giả, siêng năng không đúng đắn bị xổ ra... Với người nghĩ nhớ đúng đắn, này các hành giả, nghĩ nhớ không đúng đắn bị xổ ra... Với người thiền định chân chánh, này các hành giả, thiền định không chân chánh bị xổ ra... Với người có trí tuệ chân chánh, này các hành giả, trí tuệ không chân chánh bị xổ ra... Với người có giải thoát chân chánh, này các hành giả, giải thoát không chân chánh bị xổ ra... Các điều ác không thiện, liên hệ đến giải thoát không chân chánh mà có, đều bị xổ ra và các điều thiện, liên hệ đến giải thoát chân chánh sẽ đưa đến hoàn thiện trong tu tập.
Này các hành giả, đây là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này chỉ thành công, không thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên chúng sanh bị sanh được thoát khỏi sanh; chúng sanh bị già được thoát khỏi già, chúng sanh bị chết được thoát khỏi chết; chúng sanh bị buồn rầu, khổ não, lo lắng sẽ không còn buồn rầu, khổ não, lo lắng nữa.”

Đức Phật là một vị thầy thuốc

Ví như một người bác sĩ phải biết chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau, nguyên nhân gây bệnh, thuốc đặc trị và phương thức sử dụng thuốc và người bệnh cần phải áp dụng đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh mới hết. Đức Phật dạy bốn chân lý tối thượng cũng theo phương cách như vậy. Ngài xác định những loại khổ ở đời, nguyên nhân của chúng, sự chấm dứt khổ và con đường đưa đến sự đoạn tận khổ đau. (Edward Conze).
 



[1] Tức là thái độ đối với cuộc sống do tham lam, sân giận và si mê chi phối.
[2] Bát chánh đạo là: thấy biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh, làm việc chân chánh, sinh sống bằng nghề lương thiện, nỗ lựcmục đích tốt, nghĩ nhớ điều chân chánh và an tịnh trú tâm chân chánh.
[3] Kinh này còn được gọi là kinh Tikicchaka, Tăng chị bộ kinh mục 10.108 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 10099)
13/03/2024(Xem: 969)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.