Chỉ ngồi

17/02/20174:53 CH(Xem: 11737)
Chỉ ngồi

CHỈ NGỒI
Tenshin Reb Anderson | Việt dịch: Thiện Tri Thức

 

ngoithien_02Giáo lý tánh Như đã được truyền thông mật thiết bởi chư Phật chư Tổ. Nghĩa của thực hành tánh Như này không nằm trong lời nói, nhưng nó đáp ứng cho sự quyết tâm của chúng ta. Nó tiến lên và gặp gỡ chúng ta. Chúng ta ngồi đây và những con chim xanh hát nó cho chúng ta, những dòng suối hát nó cho chúng ta, bởi vì chúng ta đến và nghe. Đây là sự thực hành ngồi, chỉ ngồi, của chúng ta. Nó là một thiền định không chủ đề, một thiền định không có mối nối khâu vá. Nó không còn hình tướng, không bắt đầu và không kết thúc và nó toả khắp mọi sự một cách trọn vẹn. Nó không để lại dấu vết, và nếu tôi cố gắng truy tìm dấu nó, mà vì nó đáp ứng một cách rộng lượngtừ bi cho sự tìm dấu của tôi, cho sự nói của tôi và cho sự nghe của các bạn.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã trao truyền giáo lý tánh Như. Ngài nói như sau:

Xin hãy tu hành như vầy: Trong cái thấy, chỉ có cái thấy. Trong cái nghe, chỉ có cái nghe. Trong cái cảm thọ, chỉ có cái cảm thọ. Trong cái nhận thức chỉ có cái nhận thức. Khi các ông, trong cái thấy chỉ có cái thấy, trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái cảm thọ chỉ có cái cảm thọ, trong cái nhận thức chỉ có cái nhận thức, bấy giờ các ông sẽ không đồng hoá với cái thấy, cái nghe… Và nếu các ông không đồng hoá với chúng, các ông sẽ không trú ngụ nơi chúng. Nếu các ông không trụ vào chúng, sẽ không có ở đây, ở kia hay ở giữa. Và đây là sự chấm dứt khổ.

Đây là thiền định không chủ đề. Đây là thiền định không có mối nối khâu vá. Không có mối nối giữa bạn và cái nghe: chỉ có cái nghe. Không đường nối: chỉ cái nghe, và cái thấy và cái tưởng. Đây là không có đối tượng của tư tưởng.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cũng nói, “Nếu các ông đến năm uẩn, nếu các ông đến màu sắc hay âm thanh, hay nếu chúng đến các ông, đây là khốn khổ”.

Tiếp cận những màu sắc không chỉ những màu sắc là những màu sắc, mà bạn tiếp cận chúng. Đây là khốn khổ. Tiếp cận những cảm thọ, tiếp cận những tri giác, tiếp cận những cảm xúc, tiếp cận những thức, tạo ra những tiếp cận này, hay bị tiếp cận bởi những hiện tượng ấy: đây là khốn khổ. Nhưng nếu chúng ta không tiếp cận những hiện tượng này, nếu không có đường nối nào giữa chúng và chúng ta, bấy giờ những uẩn vẫn như vậy, chúng là phúc lạc. Chúng ta có thể thấy những gốc rễ của truyền thống Thiền và thiền định không đối tượng trong lời dạy của Đức Phật.

Khi vị tổ thứ hai mươi mốt Thế Thân (Va-subandhu) đang nói với Jayata (Xà-dạ-da -K. thế kỷ 3 s. TL-, người Nam Ấn. Tổ thứ 20 của Thiền tông Ấn Độ),tổ Jayata nói:

Ta không tìm kiếm giác ngộ, ta cũng không vô minh. Ta không thờ Phật, ta cũng không bất kính. Ta không ngồi những thời kỳ lâu, ta cũng không lười biếng. ta không ăn mỗi ngày một bữa, ta cũng không ăn quá nhiều. Ta không tự bằng lòng, ta cũng không tham lam. Khi tâm không tìm kiếm cái gì cả, cái này được gọi là Đạo.

Nghe vậy, Thế Thân chứng ngộ cái hiểu biết không nhiễm ô. “Nghe vậy”. Bây giờ những lời này đã qua. Chúng nói về cái gì? Bạn có thể nghe tinh thần giác ngộ, bạn có thể ngửi và nếm tinh thần giác ngộ trong những lời này? Nó có vẻ thân thuộc không? Nó có nghe như bài hát trường bạn?

Sau khi Thế Thân đã chứng ngộ cái hiểu biết không nhiễm ô, ngài dạy cho vị kế tục, Manorhita (Ma-noa-la – K. thế kỷ 5 s. TL – người nước Na-đề. Tổ thứ 22của Thiền tông Ấn Độ.). Manorhita hỏi Thế Thân, “Cái gì là sự giác ngộ của chư Phật?” Thế Thân nói, “Nó là bản tánh bổn nguyên của tâm”. Manorhita nói, “Cái gì là bản tánh bổn nguyên của tâm?”.

Thế Thân nói, “Tánh Không của những giác quan, của những thức thuộc về giác quan và của những trường của giác quan (căn, thức, trần)”.

Nghe vậy, Manorhita ngộ. Bạn đang nghe gì?

Sự thể nghiệm khái niệm đúng chính là chân lý, lời dạy, sự giác ngộ của những bậc thánh. Đối với tâm, dừng trên khái niệm đúng là cách chư Phật vận dụng. Thế Thân không từ chối một cấp độ kinh nghiệm tri giác trong đó không có cảm thức về tự ngã hay chấp ngã. Tuy nhiên, bạn không biết cấp độ này trong đời sống hàng ngày. Cấp độ của kinh nghiệm bình thường của bạn, ở đó bạn biết sự vật một cách rõ ràng, là những quan niệm. Trong thực hành ngồi, tỉnh giác thân thểhơi thở, điều bạn ý thức là một ý niệm, hay một chuỗi những ý niệm đẹp đẽ về thân. Nếu tâm có thể thể nghiệm chỉ ý niệm về thân, công việc của bạn là tốt. Có kinh nghiệm trực tiếp và tức thời về tâm, và chính từ kinh nghiệm tức thời này về thân mà kinh nghiệm ý niệm về thân được tạo ra. Thực hành chỉ ngồi là tâm chấm dứt, hoàn thành ngay trên ý niệm về ngồi, trên ý niệm về thân tâm, hơi thở, ngồi.

Trong từ ngữ chỉ quản đả toạchỉ quản (shikan) thường được dịch là “chỉ”, hay “chỉ có”. Đã là “đánh”, toạ là “ngồi”. Nghĩa đen của nó là “đánh sự ngồi”, nhưng “đả” thực sự làm mạnh thêm “toạ”. Thế nên nó có nghĩa là “ngồi”. Chỉ quản có nghĩa là “chỉ”, “đúng như” nhưng nó cũng có nghĩa “làm nó bằng mọi cách”, hay “sống hoà thuận với nó”. Trong tiếng Anh, chỉ (just) cũng có nghĩa “đúng đắn theo luật, hợp pháp, thích hợp”. Nó có nghĩa “lành mạnh, có cơ sở”. Nó có nghĩa “đúng đắn, chính xác”. Nó có nghĩa “đứng thẳng trước Thượng đế, chính trực, đứng thẳng trước chân lý”.

Hãy sống “đúng đắn”. Ý niệm đúng, ngồi đúng, chỉ đúng là cái nghe trong cái nghe, chỉ đúng là cái thấy trong cái thấy. Nghe đứng thẳng, nghe chính trực, nghe chính xác, nghe lành mạnh, nghe hợp với luật, nghe xứng đáng. “Chỉ, đúng” là một từ lớn trong Phật giáo. Nó ở khắp mọi nơi, hợp đúng với cái đang xảy ra. Đó là sự ngồi thiền chúng ta đang làm: hoàn toàn ổn định ngay trên chính mình.

Một người bạn tôi đang chờ xe buýt Fillmore ở San Francisco, và một người già cũng chờ xe buýt ở đó. Bạn tôi nói chuyện với ông và ông nói với cô ấy rằng ông một trăm tuổi. Dĩ nhiên cô ấy hỏi, “Làm sao ông già như thế chứ?” Ông trích dẫn từ Kinh Thánh: “Không có vật gì ta từ chối ngươi nếu ngươi đứng thẳng trước mặt ta”.

Bạn đang làm phần bạn: bạn bày sự “chỉ ngồi” ra đó. Đó là công việc của bạn. Bạn chỉ ngồi. Đó là năng lượng của bạn, đáp thẳng xuống năng lượng của bạn; chính xác, đúng đắn, xứng đáng, thẳng lên, hãy là kinh nghiệm của bạn. Và đã ở đó, đã hoàn toàn toả khắp bạn: bạn chỉ phải đặt một ít năng lượng để chứng ngộ nó. Nhưng chính xác nó không phải là một ít năng lượng của khoảnh khắc này, dù nó là gì. Đó là tại sao bạn không cần cái gì khác ngoài cái bạn đã có. Bạn không cần tỉnh thức nhiều hơn hay tỉnh thức ít hơn. Bạn không cần có nhiều lương thực hơn hay ít lương thực hơn cái bạn đã có. Bạn chỉ cần hiện hữu chỉ đúng như vậy. Đây là cái chính bạn thẳng đứng, xứng đáng mà bạn có ngay ở đây. Bạn đã cử hành nó, bạn đã hiện hữu ở đó cho nó.

Điều tôi nói ở đây chỉ là nhắc bạn nhớ lại cái mà bạn đã biết, cái mà bạn đã định. Nhất là, điều tôi làm ngoài việc nhắc bạn nhớ lại sẽ đơn giảnchỉnh đốn bạn, chỉ là “chỉnh hợp” bạn. Tất cả là vậy. Đó là tất cả điều tôi có thể làm. Tôi không sữa sai bạn, tôi chỉ chỉnh hợp bạn. Nhưng đôi khi tôi cảm thấy nếu bạn ngồi thế này hơn là ngồi như thế kia thì bạn sẽ “hợp” hơn một tí. Nếu tôi thấy ấn của bạn thế này, tôi có thể nghĩ, “Bạn sẽ hợp hơn một tí nếu để thế kia”. Dĩ nhiên, cách này vẫn đúng, nhưng tôi chỉnh hợp như thế kia. Đó chỉ là ý kiến thẩm mỹ của tôi. Đó chỉ là sự chỉnh hợp của cá nhân tôi cho bạn.

Tôi cố gắng không vướng bận vào bất cứ loại xét đoán nào trong khi chỉnh hợp: tôi chỉ chỉnh hợp thôi. Và rồi chính bạn không nghĩ là bị xét đoán, mà đúng hơn bạn cảm thấy đúng hợp hơn sau sự chỉnh hợp. Trước tiên, bạn có thể đôi khi cảm thấy, “Chà, cái này thì kỳ cục. Tôi cảm thấy tốt khi bỏ nó. Tôi nghĩ tôi đang ngồi thẳng, nhưng bây giờ tôi cảm thấy có cong cong”. Có lẽ trong sự nghi ngờ ấy mà bạn cảm thấy sau một sự chỉnh hợp tư thế hay sau một chỉnh hợp lời nói, trong sự tái định hướng, dù nó có thể là một loại ngạc nhiên hay bạn hỏi cái gì đang diễn tiến, thì bạn sẽ nhớ lại những gì bạn từng nghe trước kia về Phật đạo. Như Thế Thân nói, “Ta không tìm giác ngộ, ta cũng không vô minh”. Tôi đang không đúng hay sai lầm. Tôi ở trong một chỗ vượt khỏi nghe thấy. Thế nên nếu bạn ở trong lĩnh vực của nghe và thấy, và bạn được chỉnh hợp vào không gian vượt khỏi nghe và thấy, trong một chốc có sự mất định hướng. Thình lình, bạn đang sống ở một chỗ nào đó bạn không thể nắm được điều gì.

Khi bạn chỉ đang ngồi, bạn không thể nắm được cái gì cả, bởi vì bạn chỉ ngồi. Bạn chỉ đang ngồi: bạn nhiệt thành chỉ làm điều đó. Khi bạn mất cái gì đã cho bạn định hướng nào đó – hoặc ở đây hoặc ở kia hoặc ở giữa – trước hết bạn tự hỏi cái gì đang xảy ra. Nhưng bạn tin cái không gian mới ấy, cái không gian nơi đó bạn không biết chính xác cái gì đang xảy ra. Ít ra, hãy tin nó một lát.

Điều này giống như đối với Bồ Đề Đạt Ma. Ngài không có giáo lý đặc biệt nào cho đệ tự Huệ Khả. Ngài chỉ nói, “Bên ngoài, hãy không dính dáng”. Thế đấy! Không dính dáng. “Bên trong, hãy không thở không ho. Với tâm như một bức tường, như thế an vào Đạo”. Với tâm bạn như một bức tường: nói cách khác, hợp đúng. Với tâm bạn hợp đúng, hay tâm bạn như thế. Như thế bạn vào Đạo”.

Ngài không nói nhiều, nhưng đó là lời dạy cho một đời, ngay đó. Đó là cái mà tất cả các bạn cần: “Bên ngoài, không dính dáng. Bên trong, không thở không ho”. Không thở, không rút khỏi chính xác chỉ cái này. Bên trong, không nhút nhát: “Tôi không thể sống theo kinh nghiệm này, nó quá sức của tôi! Nó quá nhanh, nó quá mãnh liệt, nó quá kinh khủng!”. Chẳng có gì như vậy! Cũng không thở không nuốt lớn. Như là, “Cái này thì thấp hơn tôi. Tôi đã có những cái tốt để làm hơn là suy nghĩ cách này. Có những con chim tốt hơn là những con giẻ cùi xanh để nghe. Bây giờ, những con chim gõ kiến thì khác. Chúng thật sự hấp dẫn”. Không ho trong tâm, và cũng không rút khỏi. Chớ lìa bỏ nó, chớ rút lui khỏi nó. Bên trong chỉ để như thế này: để kinh nghiệm của bạn giống như một bức tường.

Chúng ta có một bữa ăn theo nghi lễ truyền thống trong Thiền Tào Động. Bộ chén bát chúng ta dùng trong nghi lễ được gọi là oryoki. Orioky nghĩa là “trang bị chỉ đủ” hay “chén bát chỉ đủ” để nâng đỡ đời sống chúng ta. Vào lúc bữa ăn kết thúc, chúng ta cúi về phía trước để rửa những chén này. Đây là một thời gian người cao thì khó khăn. Một số người rất cao thì cách xa với cái chén của mình. Nếu bạn cao và cần kính mà không đeo, thậm chí bạn không thể thấy chén bạn ở phía dưới, phải không? Thế nên bạn cần đưa mắt đến gần hơn để nhìn: “Nào, cái gì ở dưới kia?”. Có một số chén và thức ăn và mọi thứ! Tốt nếu bạn muốn cúi mặt xuống; nhưng hãy giữ lưng thẳng. Nó là một loại “chỉ đúng”. Nói cách khác, hãy tỉnh giác cái lưng bạn. Nó có một sự khác biệt, và nó là thực tập tốt cho lưng bạn, dầu là phụ thôi. Hầu hết những sự việc này là những sự thực tập tốt.

Lại nữa, hãy cố gắng không để tay lên đùi để giữ mình cho thẳng. Hãy dùng lưng bạn. tựa trên hai khuỷu tay bạn thì phần nào thân thiện, điều đó đúng. “Tốt, đây là tôi, tôi làm việc với những cái chén, và, có rắc rối gì?”. Thực sự nó không phải là một việc dở. Nhưng một lưng thẳng là rất chính xác. Nó hiện diện hơn. Khi bạn cong lưng, bạn không có ý thức. Tôi không biết cái gì xảy ra khi đó. Bạn có thể theo một lối cong quẹo mà không nhận ra bạn đang làm điều đó. Những việc nhỏ này, như giữ lưng cho thẳng và đúng lúc, chúng thuộc về tính chất “chỉ, đúng”.

Có một bài thơ gọi là Tình yêu của George Herbert, mà tôi nghĩ là nói về “chỉ, đúng”. Nó nói về sự không chắc chắn, sự thiếu lòng tin của chúng ta về việc chúng ta có thể thực sự “chỉ, đúng” hay không trong mọi nghĩa của từ “chỉ, đúng”. 

Tình yêu

Tình yêu chào tôi, nhưng hồn tôi rút lui,
Tội lỗi và bụi bặm.
Nhưng Tình yêu lanh mắt, thấy tôi ngại ngần
Từ khi tôi mới bước vào,
Tiến đến gần, dịu dàng hỏi
Tôi thiếu điều gì chăng.
“Một người khách”, tôi trả lời, “xứng đáng ở đây”:
Tình yêu nói, “Anh sẽ là người đó”
“Tôi, kẻ không tốt, kẻ bội bạc? Hởi người thân yêu,
Tôi không thể nhìn người”.
Tình yêu cầm tay tôi và trả lời với nụ cười,
“Ai làm ra đôi mắt này ngoài ta?”
“Chân lý, Đấng tối cao; nhưng tôi đã làm như chúng;
Hãy để cho sự xấu hổ của tôi
Đến nơi xứng đáng với nó”.
“Và anh biết không, tình yêu nói,ai bị khiển trách?”
“Người thân yêu, rồi tôi sẽ phục vụ”
“Anh phải ngồi xuống”, Tình yêu nói,
“và nếm bữa ăn của tôi”.
Thế nên tôi ngồi xuống và ăn.

(NGỒI KHÔNG 
Những tác phẩm thiết yếu của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 - NXB Thời Đại)



 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2024(Xem: 11803)
16/08/2024(Xem: 2472)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.