Tinh Thần Phê Phán (kinh Duy Ma Cật - Phẩm Đệ Tử)

03/05/20174:25 SA(Xem: 10214)
Tinh Thần Phê Phán (kinh Duy Ma Cật - Phẩm Đệ Tử)

TINH THẦN PHÊ PHÁN
(KINH DUY MA CẬT - PHẨM ĐỆ TỬ)
Đỗ Hồng Ngọc

 

duc phat day tre emPhật sai La-hầu-la đến thăm Duy-ma-cật bệnh, La-hầu-la bạch Phật rằng: “Con còn nhớ lúc trước, một số chàng con nhà trưởng giả ở Tỳ-da-ly có đi lại chỗ con ngụ, đảnh lễ con và hỏi rằng: ‘Dạ, thưa ngài La-hầu-la! Ngài là con của Phật, đã bỏ ngôi Chuyển luân vương xuất gia học đạo. Việc xuất gia của ngài có những lợi ích gì?’.

Con liền y theo pháp, nói với những người ấy về lợi ích, công đức của việc xuất gia.

Bấy giờ, Duy-ma-cật đến bảo con rằng: ‘Dạ, thưa ngài La-hầu-la! Ngài chẳng nên nói những lợi ích công đức của việc xuất gia. Người ta có thể nói pháp hữu vilợi ích, có công đức, nhưng xuất giapháp vô vi. Trong pháp vô vi, không có lợi ích, không có công đức.

Duy-ma-cật liền đó nói với các thanh niên con nhà trưởng giả:

Các ông nên cùng nhau xuất gia, ở trong Chánh pháp. Tại sao vậy? Vì rất khó gặp Phật ra đời”.

Những người con nhà trưởng giả nói rằng: ‘Cư sĩ! Chúng tôi có nghe Phật dạy rằng: Cha mẹ chẳng cho phép, chẳng được xuất gia’.

Duy-ma-cật nói: “Đúng vậy! Các ông nên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Như vậy tức là xuất gia, như vậy tức là đầy đủ”.

***

Một cách “xuất gia” kiểu mới: phát Bồ-đề tâm, tức tâm xuất gia mà thân vẫn ở nơi trần tục: Cư trần lạc đạo! Thật ra “đầy” thì có đầy mà đủ thì chưa “đủ”. Mới chỉ là điều kiện “Ắt có”, điều kiện tiên quyếtBồ-đề tâm nguyện - còn phải có Bồ đề tâm hành nữa! Con đường “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” không dễ chút nào!

Không đợi hỏi, Duy-ma-cật liền chỉ rõ con đường Bồ-tát hành đó:  Pháp thân Phật do vô lượng cúng dường trí huệ mà sinh ra;

Đại Từ bi phải đi với Đại Trí huệ. “Cúng dường vô lượng” là chăm sóc, là nuôi nấng, là vun trồng, tưới bón… cho Trí huệ ngày càng phát triển, ngày càng thẩm sâu (thâm tâm). Nhưng, để có trí huệ đó, phải thực hành từng bước: Giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, phải thực hành từ, bi, hỷ, xả; phải thực hành lục độ ba-la-mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ…

Pháp thân Phật do chỉ quán mà sinh ra... (thiền chỉthiền quán), con đường Thiền Phật giáo, không thể thiếu sót. Nhờ đó mà có sức phương tiện để thực hiện Từ Bi, nhờ đó mà có tam minh, lục thông, mà vẫn không rời ba mươi bảy phẩm trợ đạo, những bước đi căn bản của Bồ-tát hành.

Duy-ma-cật là một hình mẫu của thế hệ Bồ-tát mới này. Tuy là cư sĩ nhưng ông:

“kính giữ luật hạnh thanh tịnh của bậc sa-môn,

tuy ở tại nhà, mà chẳng vướng vào ba cõi.

Thị hiệnvợ con, mà tu hạnh thanh tịnh;

Phục sức đồ quý báu nhưng dùng các tướng tốt là để trang nghiêm thân mình,

Lấy niềm vui hành thiền làm món ăn ngon,

Đến nơi cờ bạc để hóa độ người.

Vẫn thọ học các đạo khác, mà chẳng bỏ chánh tín.

Rành sách vở thế gian, mà thường hâm mộ pháp Phật.

Tham gia kinh doanh làm ăn lợi lộc mà chẳng lấy đó làm vui.

Dự vào việc chính trị, mà cứu hộ tất cả chúng sanh.

Thậm chí vào chốn lầu xanh, để chỉ rõ chỗ tội lỗi của sắc dục, vào quán rượu để hướng thiện cho những người nghiện ngập…”.

Các vấn nạn được đặt ra: Thuyết pháp là gì? Cho ai? Cách nào? Để làm gì? Thiền có phải là ngồi yên hằng giờ dưới cội cây không? Khất thực có phải là đi “xin ăn” không? Giới luật là gì? Pháp thân Như Laihóa thân của Phật có phải là một?…

Các đại đệ tử Phật hơn ai hết từ lâu đã suy gẫm, ray rứt, băn khoăn về những điều này. Đã đến lúc cần phải thay đổi, nếu không sẽ là một dính mắc, xơ cứng.

Một tinh thần phê phán, phản biện rất đáng được trân trọng.

1. Về Thiền định:

Không phải cứ ngồi yên là thiền. Không phải cứ ngồi trong rừng dưới gốc cây suốt ngày mới gọi là ngồi thiền.

Thiền là “Không dính mắc tam giớithân tâm vẫn sinh hoạt mới là thiền.

Hiện các oai nghi mà không rời diệt tận định mới là thiền.

Làm mọi việc như kẻ phàm phu mà không xao lãng đạo pháp mới là thiền.

Tâm không trụ trong mà cũng không trụ ngoài mới là thiền.

Trước bao nhiêu tà kiến, bao nhiêu dị thuyết, bao nhiêu chuyện mê tín, hoang đườngtâm không bị lay động, không bị mê hoặc, cám dỗ, xiêu lòng, vững tâm trong 37 phần trợ đạo, mới là thiền.

Không khởi tâm đoạn trừ phiền nãovẫn có Niết bàn, mới là thiền”.

Hơn ngàn năm sau, Lục tổ Huệ Năng bảo: “Thiện tri thức, sao gọi là Tọa thiền? Trong pháp môn này vô chướng, vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là Tọa, bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là Thiền.

Thiện tri thức, sao gọi là Thiền định? Bên ngoài lià tướng là Thiền, bên trong chẳng loạn là Định. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lià tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp cảnh thành loạn, nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là Chơn định vậy”.

Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng nói: Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền!

2. Về Thuyết pháp:

Phải nắm bắt thật đúng đối tượng thì “thuyết pháp” mới có hiệu quả. Nhưng, như Phật dạy “Ta chẳng có pháp gì để thuyết cả!”. Vì “Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu. Pháp không có thêm và bớt. Pháp không có sinh và diệt… Tướng pháp là như vậy, há thuyết diễn được sao?”. Phàm nói pháp phải nói pháp “NHƯ” của pháp. Luận đến chỗ cứu cánh của thuyết pháp thì người nói không nói gì hết, không phô bày gì hết. Người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào. Như nhà ảo thuật thuyết pháp với người ảo hóa. Nên lập xong cái ý niệm ấy rồi mới thuyết pháp…”.

3. Về Khất thực:

“Không phải vì ăn mà khất thực thì mới nên đi khất thực”. Khất thực “nhằm hoại diệt cái thân tướng hòa hiệp này mà nhận lấy thức ăn nắm vắt. Phải sử dụng cái ý tưởng không thọ nhận, mới thọ nhận thức ăn… Biết tướng của các pháp như huyễn, xưa vốn không sanh cho nên nay không có diệt. Người khất thực ở nơi vật thực có tâm bình đẳng, ở nơi các pháp cũng có tâm bình đẳng. Ngược lại, ở nơi các pháp có tâm bình đẳng, ở nơi vật thực cũng có tâm bình đẳng. Khất thực được như thế, người khất thực mới xứng đáng nhận lấy vật thực của người thí chủ cúng dường. “Bỏ nhà giàu để đến nhà nghèo mà khất thực là có lòng từ bi, nhưng lại chẳng rộng khắp. Hãy trụ nơi pháp bình đẳng, theo thứ tự nhà cửa mà đi khất thực. Vì chẳng ăn, mới nên đi khất thực…”.

Khất thực là tạo duyên cho người bố thí đoạn trừ lòng tham, nêu gương tri túc, kham nhẫn. Người đi khất thực tâm trí bình đẳng, trừ ngã mạn, trừ lòng tham…

4. Về Thần thông:

“Chỗ thấy của thiên nhãn là tướng tạo tác hay tướng không tạo tác? Giả sử là tướng tạo tác, thì cũng như năm phép thần thông của ngoại đạo. Nếu là tướng không tạo tác, tức là vô vi. Như vậy, chẳng nên thấy”.

Có vị thiền sư ngoại đạo thách Phật dùng thần thông đi trên mặt nước để qua sông,  Phật hỏi ông mất bao nhiêu năm để có thần thông này? - 30 năm! Phật bảo tôi chỉ cần 3 xu đi đò là qua sông được ngay!

Thần thông tốt nhất là thấy… thân vô ngãpháp vô ngã, như hai cánh chim hồng chim hộc sãi bay giữa bầu trời. Thấy biết vô thường, khổ, không, vô ngã, duyên sinh, vô tướng thực tướng… mới là thần thông chân chánh. Từ đó mà có “lậu tận thông” vậy!

5. Về Giới luật:

“Tâm tướng mà được giải thoát, há còn có sự nhơ nhớp nữa chăng?”.

“Tâm cấu cho nên chúng sanh cấu. Tâm tịnh thì chúng sanh tịnh. Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa. Tâm vốn đã Như, tội cấu cũng Như và các pháp cũng Như. Tất cả không vượt ngoài tánh Như… Tất cả các pháp sinh diệt chẳng ngừng, chúng như ảo hóa, như lằn chớp. Các pháp đều là vọng kiến, như chiêm bao, như nháng lửa, như mặt trăng dưới nước, như hình trong gương. Chúng đều do vọng tưởng mà sinh ra. Ai biết như vậy, gọi là người phụng trì giới luật”.

6. Về Pháp thân và hóa thân:

Thân của Như Laipháp thân, chẳng phải là thân do ái dục sinh. Thân của Phật là hóa thân, thị hiện để độ thoát chúng sinh.

Một khi Phật đã thị hiện nơi cõi Ta bà đầy ác trược này để thi hành pháp giải thoát chúng sanh thì Phật cũng phải… bệnh và cũng phải… uống sữa như chúng sanh, cũng như sau này phải già phải chết như chúng sanh với tấm thân tứ đại ngũ uẩn chứ!

Cái tồn tại vĩnh hằng chính là Pháp thân Phật, cái thân Như Lai đó vậy.

***

Xá-lợi-phất, Phú-lâu-na, Ca-chiên-diên, Mục-kiền-liên, Ca-diếp, Tu-bồ-đề, Phú-lâu-na, A-na-luật, Ưu-ba-ly, A-nan… đều đã xuất sắc trong buổi giảng dạy bằng phương pháp sắm vai (role playing) này, một phương pháp giáo dục chủ động (active education) thường được Phật dùng để dạy cho các đệ tử mình cũng như khuyến khích họ phải luôn phản quan tự kỷ, phải có tinh thần phê phán, nhờ đó mà Phật pháp luôn phù hợp với sự phát triển của xã hội con người.

Duy-ma-cật được nhắc tới như là một cái cớ, một “phương tiện thiện xảo” để các Đại đệ tử sắm vai lần lượt trình bày những “phản biện” của mình về những vấn nạn bấy nay ray rứt trên con đường phát triển Phật đạo.

(Thuyết giảng tại chùa Xá Lợi)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/07/2015(Xem: 13389)
05/10/2010(Xem: 79353)
21/07/2015(Xem: 18381)
01/06/2017(Xem: 29714)
12/06/2019(Xem: 14542)
06/04/2014(Xem: 19201)
29/01/2013(Xem: 41979)
16/08/2013(Xem: 14530)
05/01/2018(Xem: 12997)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.