Bát NhãTâm Kinh – lược đồ của năm giai đoạn tu tập

04/06/20174:06 SA(Xem: 19623)
Bát NhãTâm Kinh – lược đồ của năm giai đoạn tu tập

BÁT NHÃ TÂM KINH
LƯỢC ĐỒ CỦA NĂM GIAI ĐOẠN TU TẬP
Bác sĩ Trần Ngọc Nguyên

 

Quán Thế Âm Bồ Tát và Bát Nhã Tâm Kinh
Quán Thế Âm Bồ TátBát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh cũng được gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bản kinh nổi tiếng của Phật Giáo Đại Thừa. Bản kinh này không những là đề tài cho rất nhiều các sớ giải, luận giải, bài nghiên cứu… mà còn là nguồn cảm hứng của thơ văn và âm nhạc Phật Giáo. Tùy theo cách chọn hướng tiếp cận nghiên cứu mà các tác giả sẽ có sự luận giải theo mỗi chủ điểm khác nhau xoay quanh bài kinh. Bài viết này dựa trên cách nhìn nhận bài kinh là một lược đồ hoàn chỉnh của năm giai đoạn để hành giả tu hành từ địa vị phàm phu lên đến quả vị giải thoát hoàn toàn.

Năm giai đoạn tu tập trong bài Bát Nhã Tâm Kinh [1] có thể được phân chia theo năm đoạn kinh văn xuyên suốt từ đầu tới cuối như sau:  

Đoạn 1:

觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。
Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Đoạn 2:

舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。
"Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Đoạn 3:

舍利子。是諸法空相。 不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦 無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chílão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc.

Đoạn 4:

以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。
vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.

Đoạn 5:

故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛..故說般若波羅蜜多咒即說咒曰 揭帝揭帝 波羅揭帝 波羅僧揭帝 菩提薩莎訶。
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha."

Riêng câu chú cuối YẾT-ĐẾ, YẾT-ĐẾ, BA-LA YẾT-ĐẾ, BA-LA-TĂNG YẾT-ĐẾ, BỒ-ĐỀ TÁT-BÀ-HA nguyên gốc tiếng Phạn là GATE GATE PĀRAGATE PĀRASAṂGATE BODHI SVĀHĀ lại có thể chia làm 5 phần ứng với 5 đoạn kinh văn ở trên: (1) GATE, (2) GATE, (3) PĀRAGATE, (4) PĀRASAṂGATE, (5) BODHI SVĀHĀ

Năm đoạn kinh văn và năm phần của câu chú ở trên sẽ ứng với: 5 giai đoạn tu hành, 5 Trí của Như Lai, Ngũ Căn Ngũ Lực, Ngũ Đại… và có thể sắp xếp theo lược đồ như sau:

 

Đoạn kinh văn

Tâm chú

Ngũ căn

Ngũ đại

Chữ chủng tử

Ngũ trí

Giai đoạn tu hành

Tâm

Đoạn 1

GATE

Tín

Địa

A

Đại Viên Cảnh Trí

Vượt qua Kiến Hoặc

Thô

Đoạn 2

GATE

Tấn

Thủy

VA

Bình Đẳng Tánh Trí

Vượt qua Tư Hoặc

Thô

Đoạn 3

PĀRAGATE

Niệm

Hỏa

RA

Diệu Quán Sát Trí

Dứt trừ Lậu Hoặc

Tế

Đoạn 4

PĀRASAṂGATE

Định

Phong

HA

Thành Sở Tác Trí

Dứt trừ Trần Sa Hoặc

Vi Tế

Đoạn 5

BODHI SVĀHĀ

Tuệ

Không

KHA

Pháp Giới Thể Tánh Trí

Dứt trừ Vô Minh Hoặc sau đó chứng đắc Phật Trí

Vi Tế

 

Qua đó chúng ta thấy được Bát Nhã Tâm Kinh như là một bài Đại Minh Chú Tổng Trì (Mahā Vidya Mantra Dhāraṇī), thâu nhiếp tất cả giáo nghĩa Giải Thoát, một Maṇḍala toàn hảo.

Sau đây ta sẽ đi vào từng đoạn và điểm qua một số điều thú vị về câu chữ và nội dung trong Bát Nhã Tâm Kinh bản tiếng Phạn [1]:

(TỰA)

प्रज्ञापारमिताहॄदय सूत्रं
| prajñāpāramitāhṝdaya sūtraṁ |
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
॥ नमः सर्वज्ञाय ॥
|| namaḥ sarvajñāya ||

Kính lễ Đấng Nhất Thiết Trí

 

-ĐOẠN 1:
_Phạn: आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो गंभीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म
| āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gaṁbhīrāyaṁ prajñāpāramitāyāṁ caryāṁ caramāṇo vyavalokayati sma |
Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát trong khi thực hành Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu đã quán chiếu kỹ lưỡng liên tục. [2]
पञ्च स्कन्धास्तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म
| pañca skandhās tāṁś ca svabhāva-śūnyān paśyati sma |
Thấy rõ Năm Uẩn và chúng là Không (trống rỗng) ở nơi Tự Tính.
_Hán: 觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。
| Quán-Tự-Tại Bồ-Tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. |
Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu thời soi thấy Năm Uẩn đều Không (trống rỗng) mà vượt qua tất cả ách khổ đau. [3]

_Chìa khóa ở đoạn này nằm ở chỗ “Thấy rõ Năm Uẩn và chúng là Không (trống rỗng) ở nơi Tự Tính”. Đây là sự thật, cái thấy chân thật tất cả các Pháp của chư Phật. Cho nên đoạn này tương ứng với Đại Viên Cảnh Trí tức cái Trí thấy như thật không mê mờ (Như một cuộn phim đang chạy, ta bấm dừng, phim đứng lại, ta thấy rõ mọi thứ trên màn ảnh trong thời điểm đó. Giống như vậy, cái thấy rõ thật trong từng sát na, cái thấy đó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì, cho nên trong Mật Giáo, Đức Phật Akṣobhya hay Bất ĐộngBộ Chủ đại diện cho loại Trí Tuệ trong sạch, tròn đầy, to lớn này.). Đây cũng là giai đoạn vượt qua Kiến Hoặc (Kiến Đạo), loại bỏ những cái thấy, kiến giải sai lầm mà chấp là thật, để đạt được cái thấy chân thực chắc chắn. Mà muốn được như thế thì phải quán chiếu kỹ lưỡng liên tục khi thực hành Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu, trong khi đó Trí Tuệ là hạnh thứ 6 trong Lục Độ Ba La Mật (Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền Định, Trí Tuệ), 5 hạnh đầu là giai đoạn tu Phước, tức tu Bát Nhã Ba La Mật là các hạnh kia cũng đã đều viên mãn.

 

-ĐOẠN 2:
_Phạn: इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपम्
| iha śāriputra rūpaṁ śūnyatā śūnyataiva rūpam |
Này Xá Lợi Tử, Sắc là Tính Không, Tính Không chính là Sắc [4]
रूपान्न पृथक्शून्यता शून्याताया न पृथग्रूपम्
| rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyātāyā na pṛthag rūpam |
Sắc chẳng khác Tính Không, Tính Không chẳng khác Sắc
यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपम्
| yad rūpaṁ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpam |
Cái gì là Sắc chính là Tính Không, cái gì là Tính Không chính là Sắc
एवमेव वेदानासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि
| evam eva vedānā-saṁjñā-saṁskāra-vijñānāni |
Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy
_Hán: 舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。
| Xá-Lợi-Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. |
Xá Lợi Tử, Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy.

_Có điểm đáng chú ý ở đoạn này: tại sao lại là Sắc – Không – Sắc mà không phải là cấu trúc Không – Sắc – Không. Chúng ta thấy cấu trúc này rất quen ở trong Kinh Kim Cang “A, không phải là A, nên Như Lai nói là A” (ví dụ như “Vì phước đức đó, chính chẳng phải là tính phước đức, cho nên đức Như Lai nói là phước đức nhiều”) [5]. Đức Thế Tôn luôn chỉ ra một pháp, rồi nói rõ bản chất của pháp đó là trống rỗng, nhưng do bản chất trống rỗng tùy theo duyên khởisinh diệt, nên đó chính thực là Pháp đó; chứ Ngài không hề phủ định là không có pháp đó. Như vậy khi nói “Sắc tức thị Không”, thì phải nói cả “Không tức thị Sắc” mới đủ thể hiện được bản chất Sắc Không của các Pháp. Điển hình như 2 bài kệ của hai vị Tổ Thần TúHuệ Năng [6]. Nếu chỉ đem 1 bài ra đọc thì giống như đứng trên 1 chân. Ngài Thần Tú chỉ ra “thấy rõ Năm Uẩn” và Ngài Huệ Năng chỉ ra “chúng là Không nơi Tự Tánh”.

Đoạn này chỉ rõ bản chất của Năm UẩnTính Không, Tính KhôngNăm Uẩn hay Năm Uẩn <=> Tính Không; tương ứng với Bình Đẳng Tánh Trí của Đức Phật Bảo Sanh, nhờ Trí này mà biết rõ hết thảy sự tướng và ta-người đều bình đẳng, do đó nảy sinh lòng Đại Từ Bi. Đây cũng là giai đoạn Tu Đạo (vượt qua Tư Hoặc), tức loại bỏ tình trạng lấy tình cảm mê chấp tham, sân, si, mà nghĩ cảm về vạn hữu trên thế gian.

 

-ĐOẠN 3:
_Phạn: इह शारिपुत्र सर्वधर्माःशून्यतालक्षणा
| iha śāriputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā |
Này Xá Lợi Tử, tất cả các Pháp có thể tướngTính Không
अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमलाविमला नोना न परिपूर्णाः
| anutpannā aniruddhā amalāvimalā nonā na paripūrṇāḥ |
Chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng nhiễm dơ, chẳng lìa nhiễm dơ, chẳng tăng thêm, chẳng giảm đi
तस्माच्चारिपुत्र शून्यतायां
| tasmāc cāriputra śūnyatāyāṁ |
Như vậy Xá Lợi Tử, trong Tính Không
न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानं
| na rūpaṁ na vedanā na saṁjñā na saṁskārā na vijñānaṁ |
Không có Sắc, không có Thọ, không có Tưởng, không có Hành, không có Thức
न चक्षुः श्रोत्र घ्राण जिह्वा काय मनांसि
| na cakṣuḥ-śrotra-ghrāṇa-jihvā-kāya-manāṁsi |
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
न रूपशब्दगन्धरसस्प्रष्टव्यधर्माः
| na rūpa-śabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmāḥ |
Không có hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, cảm xúc va chạm, pháp cảnh
न चक्षुर्धातुर्यावन्न मनोविज्ञानधातुः
| na cakṣur-dhātur yāvan na mano-vijñāna-dhātuḥ |
Không có giới của mắt cho đến không có giới nhận thức của ý
न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो
| na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo |
Không có Minh, không có Vô Minh, không có sự hoại diệt Minh, không có sự loại bỏ Vô Minh
यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो
| yāvan na jarāmaraṇaṁ na jarāmaraṇakṣayo |
Cho đến không có già và chết, không có sự loại bỏ già và chết
न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिः
| na duḥkha-samudaya-nirodha-mārgā na jñānaṁ na prāptiḥ |
Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí, không có Đắc (sự đạt được)
_Hán: 舍利子。是諸法空相。 不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦 無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。
| Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chílão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc. |
Xá Lợi Tử! Đây là Tướng Không của các Pháp, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm. Cho nên trong Không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, cảm xúc va chạm, pháp cảnh; không có giới của mắt cho đến không có giới nhận thức của ý. Không có Vô Minh, cũng không có kết thúc Vô Minh, cho đến không có già chết, cũng không có chấm dứt già chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí cũng không có Đắc.

_“sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā…” Tất cả các Pháp có thể tướngTính Không thì không sinh, không diệt… Đoạn này mô tả tướng của tất cả Pháp là Tính Không, và kèm sau đó là một loạt phủ định cặp phạm trù đối nhau gồm sinh-diệt, dơ-sạch, tăng-giảm để hiển lộ lên cái Trung ĐạoDuyên Khởi. Vì tự tính sinh diệt của các Pháp là bất khả đắc, tùy theo nhân duyênsinh diệt nên nó không sinh không diệt vậy. Đoạn này thể hiện lý tính Duyên Khởi quy luật của vũ trụ chính là Tính Không, là thể tướng của tất cả các Pháp.

Trong đoạn kế tiếp mô tả “trong Tính Không” không có Năm Uẩn, không có Lục Căn, không có Lục Trần, không có 18 Giới, không có Tứ Diệu Đế… Theo nghĩa đen của từ śūnyatā được mô tả như bào thai chứa con nằm trong bụng mẹ, tuy có nhưng không thấy được do bị che lấp đi, bào thai này không phải là người mẹ nhưng không lìa khỏi bà ta [7]. Giống như các Uẩn (skandha – tụ, khối, chồng chất lên…) che lấp đi Tính Không. Theo trình tự nối tiếp của bài Kinh: Năm Uẩn là Không nơi Tự Tính, Năm Uẩn <=> Tính Không, mô tả về Tính Không (thể tướng, bên trong), giống như đang mổ xẻ một vấn đề từ thô, tế đến vi tế, từ bên ngoài vào bên trong, từ hiện tượng đến bản chất. Cho nên đoạn này nói không có cái này, không có cái kia là đang nói đến bên trong Tính Không (như đang mô tả bên trong bào thai) chứ không phải không có những điều đó ở nơi khác. Như những truyện tích Thiền thường kể những câu chuyện có người đến tham vấn Đạo với Thiền Sư rồi nói không có ta, không có ông, không có cảm giác, không có hiện tượng… đều bị các Ngài cầm roi đánh cả; để cảnh tỉnh rõ điều này, khi bị đánh chúng ta vẫn có cảm giác đau, vẫn bất ngờ, vẫn ấm ức… nhiều người đủ căn duyên thì “hốt nhiên đại ngộ”. Ngay cả thuật ngữ Vô Ngã, Năm Uẩn – Ngã vẫn có, nhưng trong Tính Không thì không hề có Ngã, do vậy khi nói Vô Ngã là đang nói ở mặt Chân Đế.

Đoạn mô tả này cho ta thấy rằng Tính Không cũng chính là Niết Bàn, là Chân Như, là Như Lai Tạng, là Pháp Thân, là Phật Tính, là Chủ Nhân Ông… Do vậy đoạn này tương ứng với Diệu Quán Sát Trí (quán sát tinh thông, hiểu thấu tất cả Pháp một cách khéo léo nhất) của Đức Phật A Di Đà tức chủ của Pháp Bộ, cái Trí khéo léo xem xét các Pháp rồi diễn nói một cách tự tại. Các bậc Đạo Sư (Guru) thường nương theo tự tính của các Pháp (Tính Không) rồi dùng phương tiện thiện xảo (Duy Thức, tức là dùng sự biến hiện đa dạng của Thức) để khéo léo nói Pháp tùy theo căn cơ nghiệp duyên của đối phương. Đây cũng là giai đoạn dứt trừ Lậu Hoặc.

 

-ĐOẠN 4:
_Phạn: तस्मादप्राप्तित्वाद्बोधिसत्त्वानां प्रज्ञापारमितामाश्रित्य
| tasmād aprāptitvād bodhisattvānāṁ prajñāpāramitām āśritya |
Như vậy, bởi không có Sở Đắc nên sau khi Bồ Tát y (nương) theo Bát Nhã Ba La Mật Đa
विहरत्यचित्तावरणः
| Viharaty a-cittāvaraṇaḥ |
An trú nơi Tâm không bị che lấp
चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः
| cittāvaraṇa-nāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhanirvāṇaḥ |
Tâm không bị che lấp nên không có sợ hãi, xa lìa mọi ảo tưởng, đạt được Niết Bàn rốt ráo
त्र्यधवव्यवस्थिताः सर्व बुद्धाः प्रज्ञापारमिताम् आश्रित्यानुत्तरां सम्यक्सम्बोधिं अभिसम्बुद्धाः
| tryadhavavyavasthitāḥ sarva-buddhāḥ prajñāpāramitām āśrityānuttarāṁ samyaksambodhiṁ
abhisambuddhāḥ
|
Tất cả Phật trong ba đời đều sau khi y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa thì chứng đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
_Hán: 以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若 波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。
| vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề. |
Do vì Vô Sở Đắc, nên Bồ-đề-tát-đỏa y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa thì Tâm không có trở ngại, vì không có trở ngại nên không có sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt được Cứu Cánh Niết Bàn. Ba đời chư Phật y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa nên đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

_Có nhiều ý kiến khác nhau về việc ngắt câu “dĩ vô sở đắc cố” nằm ở đoạn trên hay đoạn dưới. Theo người viết thì câu này nằm ở đoạn dưới để gắn liền với câu sau vì nó hàm chứa một ý nghĩa cốt lõi của Phật Giáo Đại Thừa. “Vô Sở Đắc” (không có sự đạt được) này chính là tinh thần “Ưng Vô Sở Trụ nhi sanh kỳ Tâm” [8] (nên ứng theo “Vô Sở Trụ” tức không bám chấp vào bất kỳ nơi nào mà sanh ra cái Tâm kia) trong Kinh Kim Cang. Các vị Bồ Tát vì dùng (hay lấy lý do) “Vô Sở Đắc” mà để hành đạo Bồ Tát, để tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa, không trụ chấp bất cứ điều gì, không trụ bất kỳ Địa (bhūmi) nào; vì không bám trụ bất cứ nơi đâu nên Tâm mới không có chướng ngại, không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảođạt đến Niết Bàn cuối cùng… Đây là tinh thần của Đại Thừa!

Do vậy đoạn này tương ứng với Thành Sở Tác Trí của Đức Phật Bất Không Thành Tựu, vì hai cái lợi là Tự ChứngHóa Tha mà làm nên gọi là Sở Tác, vì Diệu Nghiệp Đại Bi tùy loại ứng đồng đều được thành tựu nên gọi là Thành. Đây là giai đoạn tu Bồ Tát Đạo, thể hiện sự nghiệp nơi Yết Ma Bộ, dứt trừ những Hoặc vi tế như cát bụi (Trần Sa) nên mới cần tinh thần “Vô Sở Đắc”, “Vô Sở Trụ”.

 

-ĐOẠN 5:
_Phạn: तसाज्ज्ञातव्यं प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो
| tasāj jñātavyaṁ prajñāpāramitā-mahāmantro |
Như vậy nên biết rằng: Bát Nhã Ba La Mật ĐaĐại Thần Chú
महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः
| mahāvidyāmantro 'nuttaramantro 'samasama-mantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ |
Đại Minh Chú, Vô Thượng Chú, Vô Đẳng Đẳng Chú, diệt trừ tất cả Khổ
सत्यममिथ्यत्वात्प्रज्नापारमितायामुक्तो मन्त्रः
| satyam amithyatvāt prajnāpāramitāyāmukto mantraḥ |
sự thật, không giả dối, nên nói Bát Nhã Ba La Mật Đa Giải Thoát Thần Chú
तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ॥
| tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā |

(KẾT)
इति प्रञापारमिताहृदयं समाप्तम्
iti prañāpāramitāhṛdayaṁ samāptam ||
Như thế Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kết thúc (hoàn thiện)
_Hán: 故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛..故說般若波羅蜜多咒即說咒曰 揭帝揭帝 波羅揭帝 波羅僧揭帝 菩提薩莎訶。
| Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha. |
Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đathần chú to lớn, là thần chú sáng tỏ to lớn, là thần chú không có gì cao hơn, là thần chú không có gì sánh bằng, hay trừ tất cả khổ não, chân thật không hư dối. Nên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Liền nói chú là: gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā

_Đoạn này là đoạn tổng kết là cả 4 đoạn trên khi mô tả đặc tính của Thần Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa: (1) Đại Thần Chú, (2) Đại Minh Chú, (3) Vô Thượng Chú, (4) Vô Đẳng Đẳng Chú, và tính chất thứ (5) là diệt trừ tất cả khổ não, chân thật không giả dối. Đặc tính này chính là Pháp Giới Thể Tánh Trí của Đức Đại Nhật Như Lai, giai đoạn diệt trừ Vô Minh Hoặcchứng đắc được Phật Trí Toàn Giác. Đây là tầng vi tế cuối cùng. Như vậy 5 đoạn kinh siêu việt được thâu tóm đầy đủ vào 5 đặc tính hóa thành 5 phần của Thần Chú Giải Thoát Bát Nhã Ba La Mật Đa. Tất cả nội dung tinh túy, sự giải thoát chân thật, thần lực được gói gọn lại trong GATE GATE PĀRAGATE PĀRASAṂGATE BODHI SVĀHĀ.

 

Bên cạnh đó, nền tảng của Phật GiáoTam Bảo. Nếu hiểu được tính chấttinh thần của Tam Bảo thì chính là hiểu được những điều cần tu sửa cho riêng bản thân mình để đạt được giác ngộ. Khác với các căn bệnh về xác thân ngoài đời phải cần đến bác sĩ khám bệnh và cho toa, căn bệnh tâm của chúng sinh thì chỉ có chính bản thân chúng sinh ấy sau khi hiểu rõ về ‘y dược Tam Bảo’ thì mới có thể tự kê ‘toa’ và chữa lành bệnh cho mình, ‘toa’ ở đây được hiểu là Pháp Môn tu tập vậy. Cho nên có thể  nói tính chất, tinh thần của Tam Bảo hóa hiện ra vô lượng Pháp Môn. Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng không nằm ngoài điều đó: GATE GATE (Saṃgha – sự bình đẳng chân thật, hòa hợp để cùng tiến bộ) PĀRAGATE (Dharmachân lý để vạn pháp vận hành chính là Duyên Khởi; con đường chân thật đưa đến sự Giải Thoát hoàn toàn) PĀRASAṂGATE BODHI SVĀHĀ (BuddhaTrí Tuệ của Hiền Thánh, Bồ Tát và của bậc Toàn Giác).

Như vậy Bát Nhã Tâm Kinh là một bản đồ tu hành, một đạo lộ để đưa đến Giải Thoát rốt ráo!

*Lời bàn: Vì tự tính của Năm Uẩn vốn là Không (cũng là Phật Tính), nên tu hành là tu nơi Năm Uẩn. Cũng như vậy, trong Tính Không, Niết Bàn không có Ngã (Vô Ngã), nên ở đời việc tu hành là ở nơi Ngã, vì Ngã này luôn luôn biến chuyển theo Nhân Duyên nhưng không lìa khỏi nó.

Trong bài thơ Đốn Tỉnh của Tuệ Trung Thượng Sĩ kết thúc bằng 2 câu:

或問如何爲究竟, 摩訶般若薩婆訶

Hoặc vấn như hà vi cứu cánh, Ma Ha Bát Nhã tát bà ha

“Hoặc hỏi thế nào là cứu cánh?

Quyết thành Đại Tuệ hưởng an hòa” (Mahāprajñā svāhā) [9]

 

CHÚ THÍCH

[1] Bản Hán văn Bát Nhã Tâm Kinh được ghi nhận từ T08n0251 般若波羅蜜多心經. Đại Chánh Tạng, tập 8, kinh số 251; tương truyền rằng chính đích thân Đức Quán Thế Âm Bồ Tát truyền dạy cho Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng (T08n0256 唐梵翻對字音般若波羅蜜多心經 [0851a10]. Bản dịch, URL: https://kinhmatgiao.files.wordpress.com/2014/09/no-256.pdf)

Bản Phạn văn ghi nhận từ một trong các phiên bản hiện đang lưu hành, URL: http://www.asahi-net.or.jp/~pu4i-aok/core/memodata/300/m361.htm

[2] bất biến từ “sma”: luôn luôn, chắc chắn, rõ ràng, xác thật… Nên thể hiện sự quán chiếu và cái thấy này là kỹ lưỡng, rõ ràng, xác thật và không bị gián đoạn bởi thời gian.

[3] đoạn này không ghi nhận bản tương đương trong các bản Phạn: 度一切苦厄 độ nhất thiết khổ ách

[4] śūnya: Không (trống rỗng), śūnyatā: Tính Không

[5] T08n0235 金剛般若波羅蜜經 Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh, [0749b20] 須菩提言:「甚多,世尊!何以故?是福德即非福德性,是故如來說福德多。」

[0751c03] 「須菩提!若福德有實,如來不說得福德多;以福德無故,如來說得福德多。 Tu Bồ Đề! Nếu dùng phước đức là có thực, thì Như Lai chẳng nói là được phước đức nhiều. Do vì phước đức là không, nên Như Lai nói là được phước đức nhiều.

[0751c11] 「須菩提!說法者,無法可說,是名說法。」 Tu-Bồ-Đề! Thuyết pháp đó, tức không có pháp mà có thể nói được, đó gọi là thuyết pháp.

[0751c17] 佛言:「須菩提!彼非眾生,非不眾生。何以故?須菩提!眾生、眾生者,如來說非眾生,是名眾生。」Phật nói: "Tu-Bồ-Đề! Chẳng phải chúng sinh kia, chẳng phải không phải là chúng sinh. Vì sao vậy? Này Tu-Bồ-Đề! Những chúng sinh, chúng sinh đó, Như Lai nói chẳng phải chúng sinh, đó gọi là chúng-sanh".

[6] Bài của tổ Thần Tú:

身 是 菩 提 樹; 心 如 明 鏡 臺 Thân thị bồ-đề thọ, Tâm như minh cảnh đài

時 時 勤 拂 拭; 勿 使 惹 塵 埃 Thời thời cần phất thức, Vật sử nhạ trần ai.

Thân là cây bồ-đề, Tâm như đài gương sáng, Luôn siêng lau chùi sạch, Chớ để bám bụi trần.

Bài của Lục tổ Huệ Năng:

菩 提 本 無 樹; 明 鏡 亦 非 臺 Bồ-đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài

本 來 無 一 物; 何 處 惹 塵 埃 Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?

Bồ đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài, Xưa nay không một vật, Bụi trần bám vào đâu?.

[7] T13n0413 百千頌大集經地藏菩薩請問法身讚, Bách Thiên Tụng Đại Tập Kinh Địa Tàng Bồ Tát Thỉnh Vấn Pháp Thân Tán

無常苦空性,心淨慮有三;最勝心淨慮,諸法無自性。如胞胎孕子,有之而不現;如煩惱所覆,法實不可見。”

Vô Thường, Khổ, Tính Không; Tâm Tịnh Lữ có ba; Tâm Tối Thắng Tịnh Lự; Các Pháp không Tự Tính; Như bào thai chứa con; Có nhưng mà chẳng hiện; Như phiền não ngăn che; Pháp Thật không thể thấy

[8] T08n0235 金剛般若波羅蜜經, [0749c20] 「是故須菩提,諸菩薩摩訶薩應如是生清淨心,不應住色生心,不應住聲、香、味、觸、法生心,應無所住而生其心。」

Lại nữa Tu-Bồ-Đề! Các vị Bồ Tát Ma Ha Tát, nên sanh tâm thanh tịnh như vầy: chẳng nên trụ nơi sắc mà sinh tâm, chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sinh tâm, nên "không trụ chấp" mà sinh tâm thanh-tịnh đó.

[0750b09] 「... 是故須菩提!菩薩應離一切相,發阿耨多羅三藐三菩提心,不應住色生心,不應住聲、香、味、觸、法生心,應生無所住心。若心有住,則為非住。是故佛說:『菩薩心不應住色布施。」

… Này nữa Tu-Bồ-Đề! Bồ Tát nên rời lìa tất cả tướng, phát Tâm A-nậu-đa-la Tam-miễu-tam-bồ-dề (Vô Thượng Chánh Đẳng Giác), chẳng nên trụ nơi sắc mà sinh tâm, chẳng nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sinh tâm, nên sinh Tâm “Vô Sở Trụ”. Nếu như tâm còn có trụ, tức là chẳng phải trụ. Cho nên Phật nói: “Tâm của Bồ Tát chẳng nên trụ nơi sắc mà bố thí…”

[9] Thơ Thiền Đời Lý Trần, Huyền Thanh dịch. URL: https://kinhmatgiao.files.wordpress.com/2016/10/tho-thien-doi-ly-tran.pdf

NGUỒN THAM KHẢO:

Bát Nhã Tâm Kinh, Bhikkhu Indacanda dịch. URL:  http://tamtangpaliviet.net/Sanskrit/Skrt_BatNha.htm

Phật Quang Đại Từ Điển, tác giả Thích Quảng Độ.

Từ Điển Phật Học Tinh Tuyển, tác giả Thích Nguyên Tâm.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/07/2015(Xem: 13388)
05/10/2010(Xem: 79352)
21/07/2015(Xem: 18379)
01/06/2017(Xem: 29712)
12/06/2019(Xem: 14541)
06/04/2014(Xem: 19201)
29/01/2013(Xem: 41977)
16/08/2013(Xem: 14528)
05/01/2018(Xem: 12997)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.