Một giai thoại về cảm xúc giận

24/07/20174:14 SA(Xem: 11488)
Một giai thoại về cảm xúc giận

Tìm thấy trong mớ files lộn xộn của mình, không biết ai là tác giả, cũng không thấy tựa đề, nhưng thấy bài viết dạy cho mình một bài học hay, nên xin dịch ra để chia sẻ với mọi người.

****

MỘT GIAI THOẠI VỀ CẢM XÚC GIẬN
Diệu Liên Lý Thu Linh

 

gian duCó một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:

“Tại sao trong cơn giận dữ, người ta phải hét to vào mặt nhau?”

Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử đó trả lời như sau:

“Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ ạ!”

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ông bảo:

“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau?  Tại sao không thể nói với giọng nhỏ nhẹ hơn?”

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để tìm câu trả lời đúng ý thầy, nhưng không có câu giải thích nào khiền vị thầy của họ hài lòng.  Sau cùng ông bảo:

“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ ở rất xa nhau.  Trong thâm tâm họ cảm thấy có một khoảng cách rất lớn giữa họ.  Vì thế muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sanh để nói thật to.  Sự giận dữ càng mãnh liệt thì khoảng cách càng lớn, nên họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ có thể khỏa lấp khoảng trống ấy”.

Ngưng một chút, vị hiền triết lại hỏi:

“Còn khi hai người yêu nhau thì họ nói với nhau thế nào?  Họ không cần phải nói to... Vì trái tim họ cận kề nhau.  Khoảng cách giữa họ, nếu có, rất hạn hẹp...”

Rồi ông tiếp tục:

“Khi tình yêu đã sâu đậm, họ không nói nữa, họ chỉ thầm thì.  Tình yêu đã mang họ đến gần nhau.  Cuối cùng thì không còn cần phải đối thoại, ngay cả sự thầm thì cũng chấm dứt, họ chỉ cần nhìn vào mắt nhau, thế thôi!  Qua ánh mắt, họ hiểu người kia nghĩ gì, muốn gì...”

Rồi ông kết luận:

“Khi các con phải tranh luận gay gắt với nhau, hãy nhớ giũ trái tim các con luôn cận kề nhau.  Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau hơn ...  Nếu không, khoảng cách giữa các con sẽ ngày càng rộng, cho đến một ngày, các con không thể tìm được đường quay trở lại...”

Diệu Liên Lý Thu Linh

2017

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/03/2016(Xem: 8865)
15/02/2021(Xem: 5531)
21/10/2022(Xem: 2569)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.