Thực hành Duyên khởi thế nào

15/10/20174:00 SA(Xem: 13310)
Thực hành Duyên khởi thế nào

THỰC HÀNH DUYÊN KHỞI THẾ NÀO
Buddhadasa Bhikkhu  | Nguyễn Văn Nhật dịch

Buddhadasa_Bhikkhu
Buddhadasa Bhikkhu

Nghiên cứu về luật Duyên khởi là công việc quan trọng và cần thiết đối với mọi Phật tử, như được nêu trỏ trong đoạn văn của kinh Phúng tụng thuộc tuyển tập kinh Trường Bộ được trích dẫn sau đây: “Có một bộ hai pháp, khéo được thuyết giảng bởi Thế Tôn - bậc đã biết đã thấy, bậc Chánh đẳng giác - mà chúng ta phải cùng nhau tụng đọc với không hề có sự bất đồng, cho đời sống phạm hạnh được lâu dài, cho lợi ích của số đông, của chư thiênloài người. Những gì là hai? Đó là sự hiểu biết thiện xảo về các xứ và sự hiểu biết thiện xảo về luật Duyên khởi”.

Đoạn kinh văn này cho thấy rằng chúng ta nên cố gắng giúp đỡ nhau hiểu đúng luật Duyên khởi vì lợi ích của chính chúng ta, vì lợi ích của Phật pháp, và vì lợi ích của hết thảy chúng sinh. Đặc biệt nhất là chúng ta phải cố gắng sao cho có thể cùng nhau hiểu đúng về luật Duyên khởi như đã được chính Đức Thế Tôn thuyết giảng, để triệt tiêu mọi sự tranh cãi lặt vặt giữa những người theo Phật, là những điều có thể gây nên những khó khăn trong việc đưa luật Duyên khởi vào thực hành. Bài viết này không hề có ý định đặt ra những điều kiện tranh luận phức tạp. Thay vào đó, người viết hy vọng giúp dập tắt mọi bất đồng có thể xảy ra giữa thầy và trò trong lúc tìm hiểu về luật Duyên khởi cũng như giữa các nhóm Phật tửquan tâm đến đề mục này.

Luật Duyên khởi là một đề mục rất sâu sắc. Luật Duyên khởi thực sự thích đáng để được coi là trái tim hay tinh yếu của Phật pháp. Và vì thế, tất yếu giáo pháp này cũng mang lại những vấn đề hóa ra là trở nên nguy hiểm cho Phật giáo tới mức Phật tử sẽ không thu nhận được bất kỳ lợi ích nào từ giáo pháp này. Khi Tôn giả Ananda đến bạch Phật để tán thán rằng luật Duyên khởi thật là vi diệusâu xa, nhưng lại nói thêm, rằng Tôn giả thấy luật Duyên khởi có vẻ rõ ràngminh bạch, Đức Phật đã nói:

“Này Ananda! Đừng nói thế! Này Ananda! Đừng bao giờ nói điều ấy! Giáo lý Duyên khởisâu xa. Những đặc trưng tính chất của giáo lý Duyên khởisâu xa. Rất nhiều chúng sinh không hiểu những gì Ta đã giảng dạy về giáo lý ấy; họ đã không thâm nhập được giáo lý Duyên khởi, vì thế mà họ ngu ngơ, hệt như một búi những sợi dây bị bện lại vào nhau rồi trở nên rối rắm vì những nút thắt, hệt như một đống lộn xộn những sợi chỉ ngắn cuốn vào nhau, hệt như những đám cỏ hay những bụi lau bị bỏ hoang xoắn xuýt vào nhau; chính vì thế mà họ đã bị sập bẫy và không có khả năng được giải thoát khỏi vòng sinh tử, được giải thoát khỏi những nguyên nhân gây ra đau khổ, rơi vào trạng thái địa ngục và đoạ lạc”. (Trích từ phẩm Tre, chương Tương ưng Nhân duyên, tuyển tập kinh Tương Ưng Bộ)


Đoạn kinh văn này cho chúng ta thấy luật Duyên khởi không phải là một vấn đề đơn giản. Thay vào đó, chúng ta cần phải có một quyết tâm mạnh mẽ và tận dụng mọi khả năng trí tuệ của mình ở mức đầy đủ nhất trong việc tinh cần nghiên cứu luật Duyên khởi.

Những người trung bình, các bậc gia chủ bình thường, vẫn tin rằng họ có được một cái ngã riêng biệt bền vững. Những người như thế luôn luôn rơi vào quan điểm của thường kiến luận, học thuyết cho rằng có một tâm thức (hay linh hồn) bất diệt, và (hay) một thân xác bất diệt. Những người này sẽ thấy rằng luật Duyên khởi quá sâu xa để dễ dàng hiểu được. Đối với những người như thế, luật Duyên khởi trở thành một vấn đề triết học rối rắm khiến cho tất cả mọi thứ xoắn xuýt vào nhau giống như búi dây xoắn mà kinh văn đã đề cập. Những người này sẽ dành nhiều nỗ lực để tranh luận và cãi cọ hệt như những người mù không thể đồng ý với nhau về hình dạng con voi như thế nào vì mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của thân voi. Thế nhưng, đối với các vị A-la-hán, những bậc đã thực sự giác ngộ, luật Duyên khởi đã trở thành bản chất thứ hai của các ngài, hoặc chỉ như một hệ thống kiến thức đơn giản, tương tự một điều gì đó có thể được quan sát bất chợt trong lúc chúng còn nằm trong bàn tay của các ngài. Và kiến thức của những bậc đã giác ngộ không tuỳ thuộc vào sự hiểu biết về những tên gọi hay những từ ngữ. Điều này có nghĩa là những bậc A-la-hán, những người đã giác ngộ, đã hiểu thật rõ về mọi sự mọi vật đến nỗi các ngài không còn bám víu hay chấp chặt vào bất kỳ điều gì; các ngài đã diệt được ái và thủ; không có bất kỳ xúc cảm nào gây trở ngại cho các ngài vì các ngài luôn giữ được chánh niệm ở mọi lúc. Một hành giả như thế có thể dập tắt hoàn toàn mọi đau khổ bằng cách tuân thủ trật tự dập tắt của luật Duyên khởi.

Thế nhưng, không nhất thiết là một bậc giác ngộ như thế phải biết rõ tên gọi của mười một điều kiện thuộc luật Duyên khởi. Vị ấy có thể không đủ khả năng giảng dạy cho bất kỳ ai về luật Duyên khởi một cách chi tiết, hoặc còn có thể không có khả năng nói gì về giáo lý này.

Khi nói rằng giáo lý Duyên khởivô cùng sâu xa thì ý nghĩa của vấn đề là như vậy. Luật Duyên khởi sâu xa đến nỗi ngay chính Đức Phật Chánh đẳng giác cũng đã phải sử dụng toàn thể năng lực trí tuệ của Ngài để phát hiện và thiết lập thành một hệ thống giáo lý phù hợp cho mọi chúng sinh. Tuy vậy, giáo lý này vẫn còn là một đề mục quá khó để hiểu rõ; khiến chính Đức Phật, ngay sau khi chứng ngộ, đã ngần ngại không muốn trao truyền cho ai; vì lẽ Ngài thấy rằng điều đó có thể là một cố gắng vô ích khi có quá ít người đủ năng lực hiểu được một giáo lý khó khăn đến như vậy. Thế nhưng cuối cùng, chính vì bị thúc đẩy bởi lòng từĐức Phật đã chấp nhận chịu đựng nhiệm vụ khó khăn của việc truyền giảng giáo lý khó khăn này. Ngài vẫn động từ tâm trước số ít những người trong thế giới này có thể hiểu được những phát hiện của Ngài. Chúng ta phải đánh giá đúng những khó khăn mà Đức Phật phải đối mặt trong cố gắng giải thích giáo pháp này, vốn là điều không dễ hiểu đối với đa số chúng sinh.

Một sự thật sâu xa liên quan đến vấn đề này là trong nhiệm vụ khó khăn của việc làm cho toàn bộ giáo pháp của Ngài được hiểu rõ, Đức Phật đã phải sử dụng cùng lúc hai loại ngôn ngữ. Ngài nói bằng ngôn ngữ tương đối để giảng dạy về đạo đức cho những người còn ngu ngơ trước quan điểm của thường kiến luận - những người có cảm tưởng rằng họ là những bản ngã, rằng họ sở hữu nhiều sản vật. Những người như thế chịu ảnh hưởng lối suy nghĩ ấy đến mức họ bám víu vào những quan điểm ấy và gắn chặt vào chúng. Thế nhưng Đức Phật còn nói bằng ngôn ngữ của sự thật tối hậu để dạy cho những người có ít bụi trong mắt, sao cho họ có thể đạt tới chân lý tuyệt đối. Giáo pháp về chân lý tuyệt đối được thiết kế để giải thoát con người khỏi quan điểm của thường kiến luận mà họ vẫn gìn giữ và ấp ủ từ lâu. Cho nên vì thế mà có hai hình thức ngôn ngữ. Bao lâu mà luật Duyên khởi còn được quan tâm thì đó là vấn đề thuộc chân lý tuyệt đối và phải được trình bày bằng ngôn ngữ dùng thể hiện sự thật tối hậu. Sự thật tối hậu này hoàn toàn trái ngược với vấn đề đạo đức. Như vậy, làm thế nào để luật Duyên khởi có thể được trình bày bằng ngôn ngữ của sự thật tương đối vốn dùng để nói về những vấn đề đạo đức?

Nếu ngôn ngữ thông thường được sử dụng, khi đó việc trình bày ý nghĩa của luật Duyên khởi là không thể thực hiện được. Và nếu ngôn ngữ của sự thật tối hậu được dùng, người nghe sẽ không dễ dàng lĩnh hội sự hiểu biết chân chính, sẽ diễn giải mọi sự theo ý nghĩa của ngôn ngữ thuộc sự thật tương đối và như vậy họ sẽ chẳng hiểu gì cả, hoặc họ sẽ hiểu không đúng. Họ có thể hoàn toàn hiểu ngược với những gì là ý nghĩa thực.

Đó chính là nguồn gốc của những điều khó khăn trong việc giảng dạy về luật Duyên khởi, là những điều mà ngay từ đầu đã khiến Đức Phật ngần ngại trong việc truyền giảng giáo pháp mà Ngài đã phát hiện vào lúc Ngài chứng ngộ. Ngay cả sau khi Đức Phật đã quyết định truyền giảng giáo pháp ấy, vẫn có những trường hợp hiểu lầm, như trong trường hợp của Tỳ-kheo Sati, con trai của người đánh cá. Và những sự hiểu lầm đó vẫn lưu hành đến tận bây giờ, giữa chúng ta. Trong việc giảng dạy, nói về, và thảo luận về luật Duyên khởi, chúng ta vẫn có khuynh hướng đưa ra những quan điểm lầm lẫn. Được giảng dạy theo cung cách lầm lẫn như thế, chúng ta không thể đưa luật Duyên khởi vào thực hành, hoặc càng thực hành thì chúng ta càng lầm lẫn. Sở dĩ như vậy là vì luật Duyên khởi là một đề mục rất khó giảng dạy.

Khi giảng dạy về phương diện đạo đức, điều tất nhiên là phải nói như thể chúng sanh là thực sự hiện hữu, như thể con người, bản ngã, và kể cả Như Lai, là có tồn tại. Trong việc giảng dạy về đạo đức, điều cần thiết là có khi người ta còn phải đi xa hơn để cho rằng con người phải tích tụ công đức, sao cho khi qua đời thì họ nhận được kết quả của những công đức mà họ đã tích tập.

Thế nhưng khi giảng dạy về sự thật tối hậu, Đức Phật nói như thể chúng sinh, nhân, ngã, và kể cả chính Đức Phật, đều không tồn tại. Tất cả những điều đó chỉ là những biến cố phụ thuộc lẫn nhau, xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất. Mỗi một trong những biến cố đó đều chỉ là những biến cố xuất hiện bởi có những điều kiện đã xuất hiện trước đó và được gọi là luật Duyên khởi khi chúng được liên kết với nhau trong một chuỗi biến cố. Chẳng có cách nào để nói rằng những biến cố xuất hiện trong những khoảnh khắc đó là thuộc về “ai” hay thuộc về một “bản ngã” nào, ngay cả với khoảnh khắc hiện tại; cho nên, chẳng có ai sinh ra, cũng chẳng có ai chết đi, và chẳng có ai tiếp nhận kết quả của những hành vi quá khứ như trong quan niệm của thường kiến luận. Lại nữa, cũng không có vấn đề hoàn toàn chết đi hay hoàn toàn biến mất như trong quan điểm của đoạn kiến luận, vì lẽ hoàn toàn không có gì bị tiêu huỷ sau khoảnh khắc đó. Có mặt tại đây và bây giờ chỉ là luật Duyên khởi của trung đạo thuộc sự thật tối hậu, và điều đó song hành với Bát chánh đạo - trung đạo được áp dụng trong những vấn đề thuộc lãnh vực đạo đức.

Thông thường, người bình dân bám lấy con đường đạo đức để có được tâm thức an lạc vì những thiện hạnh mà họ đã thực hiện. Trạng thái đó có thể kéo dài bao lâu mà nguyên nhânđiều kiện của những thiện hạnh đó không thay đổi. Thế nhưng khi những nguyên nhânđiều kiện đó biến đổi, hoặc thể hiện tính bất định và tính vô ngã của chúng rồi trở nên không làm cho thỏa mãn vì đã xuất hiện sự bám víu; bấy giờ chỉ sự hiểu biết mang tính đạo đức không thôi sẽ không đủ để là một chỗ quy y, an trú. Và như thế điều trở nên cần thiết là việc quay lại với sự thật tối hậu, như là luật Duyên khởi, để làm giảm nhẹ cảm giác bất mãn vốn ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Điều đó có nghĩa là cần phải có một tâm thức vượt lên trên quan niệm vể việc có một bản ngã hay bất kỳ điều gì tùy thuộc vào một cái ngã, một tâm thức còn phải vượt trên cả những ý niệm về tốt và xấu, về công đức và uế nhiễm, về sự vui thích và sự buồn khổ. Bằng cách đó, người ta có thể triệt tiêu hoàn toàn mọi sự bất mãn hay đau khổ. Việc giảng dạy về luật Duyên khởi theo quan điểm cho rằng có một cái ngã tồn tại qua một chuỗi những kiếp sống nối tiếp nhau là đi ngược lại nguyên lý của luật Duyên khởi và đi ngược lại với tất cả những nguyên lý của Phật pháp, vốn dạy con người cần phải triệt tiêu cảm tưởng về cái ngã, phải hoàn toàn vượt qua cảm tưởng về việc là một cái ngã. Cho nên, luật Duyên khởi tuyệt nhiên không liên quan gì đến vấn đề đạo đức thông thường, vốn là điều phải tùy thuộc vào một lý thuyết thuộc thường kiến luận, một học lý tùy thuộc vào việc tồn tại một bản ngã thường hằng.

Trong mọi trường hợp, chúng ta có thể nói rằng có hai loại luật Duyên khởi. Loại thứ nhất là được giải thích theo kiểu thổi phồng, hoặc có thể nói là được giải thích không đúng, đến nỗi không thể thực hành được. Loại thứ hai, hay loại được giải thích đúng, là cách hiểu theo đúng những điều đã được Đức Phật giải thích. Loại này có thể được thực hành ngay tại đây và ngay bây giờ. Kết quả của sự thực hành ấy cũng có thể được thấy tại đây và bây giờ. Loại luật Duyên khởi này dạy chúng ta phải thận trọng trước bất kỳ lúc nào có sự tiếp xúc giữa các giác quan với những đối tượng của chúng. Các cảm giác không được phép được ấp ủ hay làm xuất hiện sự khao khát. Quả thực, sự thực hành như thế có thể được tiến hành ở bất kỳ nơi nào mà không cần gọi đó là “luật Duyên khởi” mà kết quả luôn luôn thỏa đáng.

Tuy nhiên, những người quan tâm đến chủ đề này phải cẩn thận tuân thủ đúng những lời dạy của Đức Phật về luật Duyên khởi, vì lẽ hiện có rất nhiều phiên bản giải thích luật Duyên khởi bằng cách trộn lẫn nhiều quan điểm khác biệt vào với nhau.

Luật Duyên khởi đích thực do chính Đức Phật truyển giảng hoàn toàn không thuộc về quan điểm đoạn kiến luận như một số người thích tranh cãi thường nhanh nhảu chỉ ra, đưa con người tới chỗ không quan tâm đến việc thực hành thiện hạnh, không chấp nhận trách nhiệm của mình hoặc không quan tâm đến tha nhân. Lại nữa, luật Duyên khởi đích thực cũng không thuộc về quan điểm thường kiến luận, là điều khiến cho con người bị ám ảnh bởi bản ngã và tất cả những gì được xem là “tôi”, là “của tôi”. Luật Duyên khởi không chỉ là vấn đề có thể được nghiên cứu với sự tự mãn và để ghi nhớ thuộc lòng như nhiều người có khuynh hướng thực hiện như thế. Thay vào đó, luật Duyên khởi phải là một chủ đề được thực hành với sự thiện xảo: sự tỉnh giác chánh niệm phải luôn hiện diện để kiểm soát mọi cảm giác khi những tiếp xúc với giác quan xuất hiện. Tham ái và bám chấp không được phép xuất hiện. Và trong sự thực hành này, người ta cũng chẳng cần nói đến luật Duyên khởi, vốn chỉ là một thuật ngữ kỹ thuật.

Một điều mà chúng ta cần nhắc nhau luôn luôn thận trọng là đừng bao giờ giải thích luật Duyên khởi theo quan điểm của học thuyết duy linh, vốn là quan điểm cho rằng có linh hồn hay một điều gì đó tương tự như là hồn ma - một cái ngã được sinh ra hay luôn luôn ở trong thân thể sau khi được sinh ra. Trong thời đại khoa học nguyên tử và khoa học không gian này, các sinh viên đại học phương Tây sẽ bật cười khi nghe nói về những khái niệm của hồn ma lưởng vưởng nơi đầu cây ngọn cỏ. Lại nữa, đừng mang giáo lý đạo đức vốn được truyền đạt bằng ngôn ngữ của sự thật tương đối - ngôn ngữ của thường kiến luận - đem trộn lẫn với giáo lý Duyên khởi, vốn được giảng dạy bằng ngôn ngữ của sự thật tuyệt đối, của những chính kiến cao cấp nhất.

Việc thực hành luật Duyên khởi chính là việc thực hành trung đạo theo chân đế, theo chân lý tuyệt đối. Luật Duyên khởicon đường giữa, nằm giữa những quan điểm cho rằng có một cái ngã thường hằng bất biếnquan điểm cho rằng chẳng có một cái ngã nào cả. Luật Duyên khởi có nguyên lý của chính nó: “Cái này có thì cái kia có; cái này không có thì cái kia không có; cái này diệt thì cái kia diệt”.

Chính nguyên lý đó đã khiến cho Phật giáo không phải là thường kiến luận mà cũng không phải là đoạn kiến luận. Hãy xem xét thật cẩn thận. Đừng giảng dạy một nền Phật pháp mới về luật Duyên khởi. Đừng giảng dạy Bà-la-môn giáo hay Ấn giáo. Đối với những nhà thường kiến luận, không thể có một học thuyết như luật Duyên khởi, vì luật này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết của họ. Việc giảng dạy luật Duyên khởi theo quan điểm của thường kiến luận chính là việc triệt tiêu luật Duyên khởi.

Đó là điều mà Phật tử chúng ta phải thật thận trọng.

Nguồn: Practical Dependant Origination, Buddhadasa Bhikkhu. https://www.librarything.com/work/7468463. Tác giả: Buddhadasa Bhikkhu (1906-1993) là một nhà tu khổ hạnh nổi tiếng như một triết gia Thái Lan của thế kỷ XX. Ngài được biết đến bởi việc giải thích lại một cách sáng tạo những giáo lý của Đức Phật dựa trên kinh điển Pali và những niềm tin dân gian của người Thái Lan. Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Anh. Dịch theo bản tiếng Anh của Steve Schmidt, một thành viên của Nhà xuất bản Sublime Life Mission. Tựa do người dịch đặt.

Buddhadasa Bhikkhu | Nguyễn Văn Nhật dịch

(Văn Hóa Phật Giáo số 282 ngày 1-10-2017 | Thư Viện Hoa Sen


Bài đọc thêm:
Nguyên lý duyên khởi (Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng)
Giáo Lý Duyên Khởi – Nền Tảng Của Giáo Dục Phật Giáo (Thích Giác Toàn)
Triết lý gà và trứng (Chân Hiền Tâm)
Duyên Khởi Và Tính Bất Khả Phân Của Hiện Tượng (Trịnh Xuân Thuận)
Duyên khởi và vô ngã
Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda) (Thích Trung Định)
Duyên Khởi Jeffrey Hopkins Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Giáo Lý Duyên Khởi (Thích Hạnh Bình)
Không Là Duyên Khởi (Hồng Dương)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/07/2015(Xem: 13389)
05/10/2010(Xem: 79355)
21/07/2015(Xem: 18382)
01/06/2017(Xem: 29716)
12/06/2019(Xem: 14548)
06/04/2014(Xem: 19202)
29/01/2013(Xem: 41990)
16/08/2013(Xem: 14532)
05/01/2018(Xem: 13002)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.