Tu Tập Phạm Hạnh

23/12/20172:53 SA(Xem: 16091)
Tu Tập Phạm Hạnh
TU TẬP PHẠM HẠNH
Quảng Tánh


Người tu suốt đời giữ giới phòng hộ các căn
Người tu suốt đời giữ giới phòng hộ các căn
Phạm hạnh, thánh hạnh hay tịnh hạnhlối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết của các đệ tử Thế Tôn. Chính đời sống tối giản về thọ dụng, nghiêm túc về giới luật, tinh cần thanh lọc tâm của các Tỳ-kheo được gọi là phạm hạnh. Chính các yếu tố hỗ trợ này sẽ giúp cho hành giả có nhiều thuận duyên để kiến lập Giới-Định-Tuệ và thành tựu giải thoát.

Phạm hạnh là những phẩm tính cao thượng của bậc Thánh giả A-la-hán. Người xuất gia tu hành phạm hạnhsuốt đời giữ giới, phòng hộ các căn, nuôi mạng thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác nhằm phát huy tuệ giác phá tan chấp thủ năm uẩn. Theo Thế Tôn, luân hồi sinh tử hay giải thoát Niết-bàn đều bắt đầu nơi năm uẩn của thân tâm này. Nếu chấp thủ, dính mắc, còn sanh y đối với năm uẩn thì thuận chiều sinh tử. Ngược lại, cũng từ năm uẩn, nếu ‘yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh’ thì chứng đạt giải thoát.

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Nếu có các ngoại đạo xuất gia đến hỏi ngươi rằng,  ‘A-nan,  vì  sao  Thế  Tôn dạy người  tu  các  phạm  hạnh’.  Được hỏi như vậy, nên đáp thế nào?

Tôn giả A-nan bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, nếu có người ngoại đạo xuất gia đến hỏi con rằng, ‘A-nan, vì sao Thế Tôn dạy người tu các phạm hạnh?’ thì con sẽ trả lời rằng: Vì để đối với sắc, tu tập yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên Đức Thế Tôn dạy tu các phạm hạnh. Vì để đối với thọ, tưởng, hành, thức, tu tập yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên dạy tu các phạm hạnh. Bạch Thế Tôn, nếu có người ngoại đạo xuất gia hỏi như vậy, thì con cũng sẽ đáp như vậy.

Phật bảo Tôn giả A-nan:

Lành thay! Lành thay! Nên đáp như vậy. Vì sao? Thật vậy, Ta vì đối với sắc mà tu tập yểm ly, lìa dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên dạy tu các phạm hạnh. Và vì đối với thọ, tưởng, hành, thức, tu  tập yểm ly, ly dục, diệt tận, giải thoát, không sanh, nên dạy tu các phạm hạnh.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, số 50)

Trong rất nhiều kinh văn, Thế Tôn đề cập đến việc quán chiếu năm uẩn. Đại để như thấy rõ sắc (thân tứ đại) là thường hay vô thường, là vô thường thì sẽ dẫn đến khổ và vô ngã. Luôn thẩm sát, minh sát như vậy! Thọ (cảm thọ), tưởng (tri giác), hành (tâm hành) và thức (nhận thức) cũng đều như thế. Sự quán chiếu này nếu được duy trì thường trực và sâu sắc sẽ dẫn đến ‘yểm ly, lìa dục, diệt tận, giải thoát, không sanh’, vượt thoát chấp thủ năm uẩn, thành tựu tuệ giác vô ngã.

Đời sống phạm hạnh sẽ hỗ trợ tích cực cho sự quán chiếu này. Nên giữ giới hay xa lìa ái dục là cơ sở quan trọng cho thành tựu giải thoát, giải thoát tri kiến. Các bậc thầy từng răn nhắc, ‘không giữ giớitu tập thiền định cũng như nấu cát rồi mong thành cơm’ chính là ý này. Nếu tu tập một thời gian mà không thấy tiến bộ thì hành giả cần phải xem lại ngay chính lối sống của mình đã tương ưng với phạm hạnh, tịnh hạnh hay chưa. Nếu chưa thì hãy điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình ‘nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ’.

Đệ tử Phật dù tu tập theo bất cứ pháp môn hay tông phái nào đều phải có mặt Giới-Định-Tuệ. Trong đó, giới hay đời sống phạm hạnh, tịnh hạnh là nền tảng. An trú vào phạm hạnh cũng không ngoài mục tiêu ‘yểm ly, lìa dục, diệt tận, giải thoát, không sanh’, là thành tựu giải thoát, Niết-bàn.
Quảng Tánh
(Thư Viện Hoa Sen)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2021(Xem: 5432)
16/06/2019(Xem: 10110)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.