Cứu Vật Vật Trả Ơn Cứu Người, Người Trả…gì?

29/06/20191:02 SA(Xem: 20174)
Cứu Vật Vật Trả Ơn Cứu Người, Người Trả…gì?

CỨU VẬT VẬT TRẢ ƠN CỨU NGƯỜI, NGƯỜI TRẢ…GÌ?
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

PhongSanhTrong dân gian có truyền tụng một câu thành ngữ: “Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán”. Câu thành ngữ này khá phổ biến trong công chúng vì có nhiều người đã từng nói hoặc đã từng nghe. Thông thường nhất là trong giao tiếp mỗi khi bị một người có lần được ta cứu giúp rồi lại dối gạt, lừa phỉnh hoặc phản bội, lúc đó ta thường thốt lên một cách cay đắng: cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán!

Câu này bản thân tôi lần từ khi đang còn đi học cũng đã từng nghe rất nhiều. Nhưng nghe mà lòng cứ thắc mắc mãi sao lại thế nhỉ, làm sao mà có chuyện ngược đời như thế, con vật thì chỉ biết sống bằng bản năng làm sao nó có lý trí để biết mang ơn ai để báo đáp, còn con người thì có lý trí biết phân biệt phải trái, biết ai giúp mình, ai hại mình để mà ứng xử cho đúng chứ, sao lại có chuyện dùng oán để trả ơn cho người đã cứu giúp mình ?! Sự thắc mắc cứ đeo đẳng mãi mà không lời giải thích nên tôi cố tìm hiểu lý do thì mới biết trong chuyện cổ tích nước ta có một câu chuyện như thế, có một anh chàng trong quá khứ đã có cơ hội cứu các con vật và cứu một người, nhưng sau này chính người được  anh cứu đã vì lòng tham lam nên tìm cách hại chết anh để lấy công với vua, nhưng cũng chính nhờ các con vật đã được anh cứu khi thấy anh bị hại đã tìm cách cứu và anh cuối cùng được giải oan và được vua ân thưởng. Câu thành ngữ trên là để minh họa cho chuyện đó. Tôi cứ nghĩ đây là một trường hợp hy hữu chứ không phải thường hay xảy ra, nhưng  sau này tìm hiểu thêm tôi mới biết  thì ra câu chuyện trên có rất nhiều dị bản không những ở nước ta mà các nước trên thế giới kể cả trong truyển cổ Phật giáo cũng có một chuyện tương tự như thế. Như thế thì trong đời sống chuyện con người dùng oán báo ân đâu phải hiếm!

Tôi cứ băn khoăn mãi và rồi tôi tìm một lời giải thích theo ý của mình, tôi cho rằng thật ra câu này là một câu cảm thán chỉ đúng trong những trường hợp khi bị một ai đó chịu ơn ta mà lại phản bội ta thôi và chỉ đúng trong hoàn cảnh đó thôi, chứ nó không thể đúng với đa số chứ đừng nói chi đến coi nó như một phát ngôn mang tính xác quyết, hoặc xem nó như là chân lý vậy!

Đồng ý rằng chúng ta đang sống trong một thế giới tương đối, con người cũng có người này người khác, thế gian mà! bởi vậy trần gian mới có lắm chuyện xảy ra, có lắm chuyện để nói. Trong xã hội có nhiều người sống lương thiện với tâm thiện, biết làm lành tránh dữ, biết gieo nhân phước đức, nhưng cũng không ít người sống gian manh lừa thầy phản bạn, chẳng những vong ân bội nghĩa mà còn đem oán báo ân nữa! Chính vì vậy mà nó tạo nên một xã hội muôn màu muôn vẻ, một xã hội luôn biến động không lúc nào yên lành. Nhưng xét về tổng thể, con ngườilý trí, lại có cơ hội được học đạo lý nên biết nhận định để phân biệt phải trái, thiện ác mà hành xử cho đúng với lương tâmphù hợp với đạo lý,  nên bản chất của  con người không phải là đem oán báo ân mà phải lấy ân báo ân. Hoặc chí ít cũng “ân đền oán trả”, đó là luật công bằng.

Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc thực hiện luật công bằng, ân đền oán trả thì oán đối sẽ kéo dài không dứt và có khuynh hướng biến sự thù oán ngày càng nghiêm trọng hơn. Nợ máu phải đền bằng máu hoặc mạng đổi mạng mới nghe qua chúng ta thấy rất sòng phẳng, thế nhưng đó là một lối hành xử rất bạo lực và tạo sự oán kết kéo dài gây ra biết bao nhiêu là hệ lụy không tốt cho con người, cho xã hội. Giáo lý của Đức Phật không chỉ dừng lại ở luật công bằng mà dạy con người cần làm hơn thế nữa đó là: LẤY ÂN BÁO OÁN:  “Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan, lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng !” Ta thấy Đức Phật dạy con người đối nhân xử thế, hành xử về ân, oán trong đời sống như thế là rất cao thượng, rất bao dung, thể hiện lòng từ bi không bờ bến vượt lên trên tất cả các giáo thuyết của những tôn giáo khác rất nhiều. Đối với nhân thế người ta kêu gọi phải đem lẽ công bằng ra mà ứng xử tức là ân đền oán trả, Đức Phật thì kêu gọi đem lòng từ bi  đối với muôn loài ra mà sống, vì chỉ có lòng từ bi và sự bao dung mới hóa giải mọi oán kết và cũng chỉ có lòng từ bi và lòng bao dung mới xây dựng cho ta cho con người, cho xã hội có một cuộc sống an lạc, hạnh phúc thực sự.

Hãy lấy lòng từ và bao dung mà đối xử với nhau, lời dạy của Đức Phậtgiá trị như là một chân lý áp dụng trong đời sống mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng chứ không cần họ  phải là một tín đồ đạo Phật. Trong cuộc sống hằng ngày ta vẫn thấy có rất nhiều tấm lòng bao dungđộ lượng trong hành xử, có thể họ là phật tử, có thể không, nhưng với tấm lòng từ bi và bao dung ấy họ chính là những bồ-tát giữa đời thường vậy! Đó là những tấm gương sáng cho ta noi theo. Chúng ta cũng thấy trong xã hội những con người với tấm lòng quảng đại và hành xử theo cách lấy ân báo oán cũng rất nhiều. Chính nhờ những tấm lòng nhân ái đó đã giúp xây dựng một xã hội yên bình và giúp cho “người và người sống để thương nhau”.

Thế nên bạn cứ an tâm đi cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân cũng trả ơn và còn hơn thế!

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 10099)
13/03/2024(Xem: 969)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.