Tri kỷ của chính mình (song ngữ Việt-Anh)

30/03/20206:10 SA(Xem: 10028)
Tri kỷ của chính mình (song ngữ Việt-Anh)
TRI KỶ CỦA CHÍNH MÌNH
Chân Pháp Nguyện | Bản dịch tiếng Anh: Chúc Mai

Tu viện Mộc Lan 6Năm nay khóa tu An Bằng được tổ chức tại Tu Viện Mộc Lan(*) từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 7, 2019 với chủ đề ‘Hiểu và Thương’. Hơn 250 người đã có mặt tham dự khoá tu. Trong buổi 'vấn đáp', có một chú trung niên mạnh dạn đứng lên đặt câu hỏi. Chú thưa, “Đây là câu hỏi của các em trẻ ngồi dưới đây nhờ con hỏi dùm: Làm thế nào để thoát ‘ế’ (ế chồng, ế vợ, ế người yêu)?” Nhìn xuống phía sau thiền đường tôi thấy một nhóm em trẻ khoảng từ 25 đến 35 tuổi đang mắc cỡ với giọng cười khúc khích. Trong bầu không khí trang nghiêm của buổi vấn đáp trong thiền đường tôi cảm thấy thương các em quá. Đây là một tình trạng rất thực tế mà không ít thì nhiều người trẻ bây giờ thường hay mắc phải, đặc biệt là trong lứa tuổi này. 

Câu hỏi: “Làm thế nào để thoát ‘ế’?” Theo tôi thì vấn đề này có nhiều khía cạnh để lưu tâm, nhưng ở đây tôi chỉ xin chia sẻ ba khía cạnh dựa trên kinh nghiệm sống và tu tập của chính mình: nhận diện và ôm ấp cảm thọ, cái đẹp đến từ bên trong và chế tác hạnh phúc.

 

Nhận diện và ôm ấp cảm thọ

 

Trước tiên ta phải tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề đến từ đâu. Ý niệm ‘ế’ là một trạng thái trá hình của tâm hành lo sợ. Trong mỗi người chúng ta, ai cũng có hạt giống lo sợ, dù ít hay nhiều, dù to hay nhỏ. Ta lo sợ có thể bởi vì ta đã quá tuổi rồi mà chẳng có ai chịu thương hoặc lấy ta, như thế thì ta sẽ ở một mình cô đơn suốt đời. Nhưng nếu nhìn sâu vào cảm giác lo sợ đó thì ta thấy sự cô đơn không phải là cái ‘sẽ’ xảy ra, nhưng nó đang thật sự xảy ra ngay trong giây phút hiện tại trong đời sống hàng ngày của ta. Vì cô đơn, trống vắng nên ta mới có ý niệm lo sợ bị ‘ế’. Nếu một người đang sống hạnh phúc với tràn đầy nhựa sống thì chắc chắn người đó sẽ không suy nghĩ hay lo sợ bị ‘ế’. Do đó vấn đề là phải biết nhận diện đúng cảm thọ hay cảm xúc của mình. Theo cách nói của Làng Mai là phải gọi cho đúng tên. Tên nó là gì? Tên nó là Nguyễn Thị Lo hay Trần Văn Sợ? Khi một người bị bệnh, bác sĩ phải biết bệnh trạng thật sự là gì thì mới có thể cho đúng thuốc để điều trị.

 

Tôi nhớ ngày xưa trước khi đi tu, thỉnh thoảng tôi cũng lo lắng và suy tư đến vấn đề này. Tôi vào đại học lúc tôi 18 tuổi, ra trường lúc 22 tuổi và miệt mài làm việc suốt 9 năm cho đến 31 tuổi mới đi tu. Trong quá trình học tập và làm việc, vì bận bịu quá nên có nhiều lúc tôi quên luôn cả thân tâm của chính mình. Tôi cũng đã từng là một người trẻ sống ở ngoài đời như các bạn. Tôi cũng đã từng có khổ đau, mặc cảm, buồn tủi, và đam mê cho nên phần nào tôi cũng đồng cảm được với cái cảm giác của các bạn bây giờ.   

 

Trong xã hội ngày nay, tôi hiểu người trẻ cần phải nỗ lựccố gắng nhiều lắm mới có thể tạo dựng được cho mình một chỗ đứng. Trong quá trình lớn lên, ta đặt cho mình một mục tiêu, một bằng cấp, một danh vọng, một hạnh phúc để ta hướng về với tất cả sự nỗ lực của ta. Do đó, ta không có khả năng sống với những mầu nhiệm và những điều kiện hạnh phúc mà ta đang có trong giây phút hiện tại. Mục tiêu đó có thể là tấm bằng cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ. Học hành xong rồi, ta nỗ lực tìm một công việc thật tốt cho xứng đáng với mảnh bằng mà ta đã dày công học tập. Những năm tháng của tuổi trẻ, ta đầu tư vào phần này. Trong quá trình học tập và làm việc, ta có thể cảm thấy say mê và bận rộn với những dự án mà ta đang theo đuổi, rồi ta để cho những căng thẳng tàn phá thân tâm ta. Hơn nữa, ta không có thời gian chú ý đến hoặc kiểm soát những cảm thọ vui buồn lẫn lộn của ta, trong khi đó thì tâm sinh lý là một điều thay đổi bất thường, nếu không biết cách kiểm soát chúng thì chúng sẽ quản lý lại lấy ta. Không những ta phải đối phó với những gì bên trong mà ta còn phải đối diện với những gì bên ngoài. Có những lúc cảm thọ buồn chán đi lên, nhưng vì ta không biết giải quyết hoặc chăm sóc như thế nào nên ta lại đè nén nó xuống bằng cách đi chơi, xem phim, uống rượu, dùng ma tuý, ăn hàng hay đi mua sắm cho khuây khoả. Cho đến khi những mong cầu hoặc những dự án mà ta theo đuổi xong rồi thì ta mới cảm thấy cô đơn, trống vắng. Lúc đó, ta có nhu cầu đi tìm người ‘thương’, một người nương tựa để khỏa lấp đi cái chỗ trống kia. 

 

Đó là nói về những dự ánchúng ta theo đuổi được trôi chảy suôn sẻ cho đến lúc xong rồi mới cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhưng lại có nhiều trường hợp khác, ví dụ như trong quá trình theo đuổi một dự án, ta có thể gặp nhiều thử thách, khó khăn và đau khổ. Cuộc đời có những lúc nó không dễ dàng hoặc suôn sẻ như ta nghĩ. Trong những lúc khó khăn và đau khổ như vầy, ta cảm thấy trống vắng, cảm thấy cô đơn. Ta nghĩ ta rất cần một người thương - một người thương mình, hiểu mình để mình có thể tựa vai và trút hết bầu tâm sự. Cũng vì lẽ đó, ta đi loanh quanh chỗ này chỗ nọ để tìm người ‘ấy’.  Người ‘ấy’ là ai? Có phải là một người tri kỷ mà ta đang ước ao tìm kiếm? Những người ta gặp, có thể vài ngày đầu, tuần đầu hoặc tháng đầu ta cảm thấy hợp tính, hợp tình. Nhưng sau đó ta phát hiện ra nhiều điều mới lạ về người đó, rồi ta cảm thấy không hợp nữa nên phải chia tay. Chia tay rồi ta lại tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm, bởi vì chỗ trống càng ngày lại càng trống vắng thêm hơn. Càng tìm ta càng cảm thấy xa xôi, mệt mỏithất vọng. Lúc đó, trong ta lại có một nỗi sợ - một nỗi lo sợ thầm kín rằng ta đang bị ‘ế’, nhưng thật sự có phải chăng là ta đang bị ‘ế’ hay ta chỉ đang cảm thấy cô đơn? Liệu khi ta tìm được một người thương như ta đang mong đợi thì lúc đó ta có hết cô đơn chăng? Tôi biết có những người tuy đã kết hôn hoặc đã có người thương rồi nhưng vẫn còn cảm thấy trống vắng, cô đơn như thường, bởi vì họ không chia sẻ được những khó khăn, trăn trở và hoài bão sâu sắc trong tâm hồn với nhau. Nhân gian có câu: “Đồng sàng dị mộng”, nghĩa là tuy ngủ cùng giường, nhưng lại có mộng tưởng khác nhau. Nói một cách khác, tuy sống chung với nhau nhưng lại không hiểu nhau, mỗi người nghĩ một hướng. Do đó, một tâm hồn cô đơn đi tìm một tâm hồn cô đơn khác thì sự cô đơn sẽ không giảm bớt mà còn gia tăng gấp bội phần. 

 

Trong từ ngữ Hán-Việt, chữ tri có nghĩa là biết, là hiểu thấu đáo, còn chữ kỷ có nghĩa là ‘ta’, thành ra người tri kỷ là người hiểu biết ta một cách thấu đáo. Nhưng ai có thể là người hiểu biết ta hơn chính ta? Các bạn mến! Làm người, ai cũng muốn được hiểu, được thương, nhưng cái hiểu, cái thương phải bắt đầu từ nơi chính ta. Nếu ta chưa hiểu, chưa thương được chính ta thì làm sao ta đòi hỏi người khác hiểu và thương ta cho được? Ta nên tự hỏi, “Ta đã hiểu được ta và thương được ta bao nhiêu?” Ta có khả năng nhận diện, ôm ấp và chăm sóc những cảm thọ trong tâm hồn của ta hay không? Ta có khả năng ngồi yên để có mặt và ôm ấp những đau nhức trong cơ thể của ta hay không? Theo tôi, thì làm thế nào để nhận diện, ôm ấp và chuyển hoá được hạt giống cô đơn ấy trong ta thì đó mới là biện pháp tối hậu

 

Ở Làng Mai, chúng tôi thực tập thiền chánh niệm. Chánh niệm là một loại năng lượng giúp ta ý thức được những gì đang xảy ra trong thân tâmxung quanh ta, có mặt thật sự trong giây phút hiện tại, và tiếp xúc sâu sắc với những điều mầu nhiệm của sự sống. Hơi thở và bước chân là hai công cụ hữu hiệu để chế tác năng lượng này. Thở vào, ta biết ta đang thở vào. Thở ra, ta biết ta đang thở ra. Khi ta thở một hơi thởý thức (chánh niệm), thì trong ý thức đó ta đang thật sự có mặt với hơi thở, với cuộc sống và với những gì đang xảy ra trong thân tâm của ta. Hơi thởý thức cũng là hơi thở giúp ta dừng lại những lo âu, buồn phiền hay giận hờn trong tâm hồn của ta. Thở vào, ta ý thức ta đang cảm thấy cô đơn, trống vắng. Thở ra, ta mỉm cười hoặc ta ôm ấp nỗi cô đơn, trống vắng trong ta. Thực tập chánh niệm giúp ta nhận diện những cảm thọ hay cảm xúc của ta một cách rất trung thực. Khi ta nhận diện được cảm thọ đang có mặt thì ta dùng năng lượng chánh niệm để ôm ấp cái cảm thọ đó. Nếu ta thực tập miên mật trong vài phút, thì cảm thọ đó sẽ từ từ lắng dịu. Ngọn gió nào đến rồi cũng đi. Làn gió cảm thọ của ta cũng thế, cũng đến rồi đi, nhưng nếu ta không biết cách nhận diện và ôm ấp thì ta sẽ bị thổi đi rất xa. 

 

Cái đẹp đến từ bên trong

 

Khi ta gặp một đối tượng mà nhìn quyến rũ hay dễ thương thì ta vội đem lòng thương mến, dù rằng ta chưa có cơ hội ngỏ lời hay tiếp xúc. Có thể người đó có một nụ cười duyên dáng hay một đôi mắt long lanh. Cái đẹp bên ngoài của người đó cũng như sự quyến rũ của người đó đã cướp mất tâm hồn của ta. Người Tây phương có câu, “Love at first sight.” (Tình yêu nơi cái nhìn đầu tiên) Ta đem lòng thương thầm trộm nhớ. Nhưng chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi: “Không lẽ thương một người mà tiêu chuẩn chỉ dựa vào cái tướng mạo bên ngoài của người đó không sao? Còn nhân phẩm, đạo đức, giá trị, gia đình và học vấn của người đó thì thế nào?” Nếu tình yêu mà chỉ dựa vào cái mã bên ngoài thì thứ tình yêu đó quả thậtmong manhmạo hiểm.

 

Thông thường khi ta thương yêu ai thì ta chỉ mới thấy những điều tích cực của người đó, cho đến khi đến với nhau thì ta mới phát hiện nhiều điều tiêu cực về đối phương. Lúc đó thì ta mới bị vỡ mộng bởi vì cái ta thấy khi xưa toàn là những cái đẹp, còn bây giờ sao toàn là những cái xấu. Trong bài thơ ‘Mộng Dưới Hoa’ của thi sĩ Đinh Hùng có câu: “Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng. Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.” Nghe sao mà thơ mộng quá phải không các bạn? Nhưng còn bây giờ gặp rồi thì sao? Tôi đã từng nghe các bạn trẻ về Làng tâm sự rằng:“Giờ gặp rồi, thấy nàng thiếu nữ dữ như...”, bây giờ nghe sao mà phũ phàng quá vậy! Đó là những gì đang xảy ra trong thế giới của những người trẻ hiện nay. Theo tôi thì tình trạng cũng không tệ lắm đâu, nếu các bạn trẻ chịu khó một chút để học thương yêu cho đúng mực, đừng để cho sự đam mê bồng bột kéo mình. Tình thương là một chất liệu rất bổ dưỡng và cần thiết cho cuộc đời. Nếu cuộc đời mà không có tình thương thì thật là cằn cỗi và vô vị, chúng ta phải học nghệ thuật thương yêu như thế nào để không bị hệ luỵ và đồng thời cũng duy trì được sự tự do của nhau, thì đó mới là tình thương đích thực. Sư Ông Làng Mai dạy rất kỹ về điều này. Tình yêu đích thực phải làm bằng chất liệu của hiểu và thương. Ta phải học cho được phương châm “đi qua cầu hiểu rồi mới tới cầu thương”, bởi vì nếu không hiểu được người đó thì không thể nào ta thương được người đó một cách vẹn toàn thật sự.

 

Trong khi đó, cái đẹp thật sự là cái phải đến từ bên trong, mà muốn có được cái đẹp này thì ta phải biết thực tập, phải biết chế tác lấy, phải biết vun trồngnuôi dưỡng. Các bạn đã từng thấy và tiếp xúc với các thầy các sư cô trẻ rồi chứ? Những ai đã từng có cơ duyên về Làng Mai thì biết rằng cách đi, đứng, nằm ngồi, nấu cơm, rửa bát của quý thầy và quý sư cô rất thanh thản và nhẹ nhàng, mọi động tác đều được làm trong chánh niệm. Có những bạn trẻ về Làng rất thương kính quý thầy và quý sư cô. Họ thương kính không phải vì cái đẹp, cái hào quang ở bên ngoài mà là cái đẹp từ nội tâm phát ra. Một sư cô nói chuyện dễ thương, không phải là vì sư cô đó nói lời hoa mỹ, nhưng bởi vì sư cô đó nói chuyện bằng chánh niệm, bằng cả trái tim của mình, sư cô biết mình đang nói gì, biết dùng lời ái ngữ và nói một cách điềm đạm, từ tốn. Một sư chú cũng vậy, hành động rất khoan thai với đầy lòng từ bi. Đây là một nghệ thuật, mà nghệ thuật này không phải tự nhiên mà có hay có bán ở siêu thị, ta phải học và phải hành thì mới có được. Khi một người biết chế tác cái đẹp từ bên trong thì cái đẹp đó tự nhiên toả sáng ra bên ngoài, nhờ thế mà những người khác được thừa hưởng. Cho nên, chế tác cái đẹp bên trong cũng là chế tác thương yêu, bởi vì khi một nụ cười được thắp sáng thì người khác thấy được cũng cảm thấy vui vẻhạnh phúc, khi một lời nóichánh niệm thì người nghe được cũng cảm thấyniềm tin, hy vọng, nuôi dưỡng rất nhiều, và một hành động có từ bi thì cũng làm cho người khác ấm lòng và quý mến

 

Chế tác hạnh phúc

 

Có một đêm trăng sáng tại Tu Viện Lộc Uyển, quý anh em chúng tôi rủ nhau lên núi uống trà, ngắm trăng. Đêm hôm ấy là trăng mười sáu - trăng sáng vằng vặc cả bầu trời. Chúng tôi an nhiên ngồi uống trà trong im lặng, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ ngồi uống trà, ngắm trăng và trân quý sự có mặt của nhau. Cảnh tượng chúng tôi ngồi uống trà trong im lặng rất hùng tráng. Lúc đó, tôi cảm được một năng lượng bình an đi vào cơ thể mình và tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nó là một trạng thái bình an, thanh thoát, tĩnh tại, một niềm hạnh phúc rất êm đềm

 

Ngày xưa, chưa biết tới pháp môn thực tập chánh niệm, tôi đã lầm lẫn giữa dục lạcan lạc. Tôi nghĩ rằng, hạnh phúc tức là thỏa mãn được những ham muốn, nhưng làm sao có thể thỏa mãn được những ham muốn? Vì lòng tham vốn không có đáy, mong muốn này được thỏa mãn thì lại phát sinh ra những ham muốn khác to lớn hơn và chúng ta rốt cuộc chỉ là nô lệ cho những ham muốn của chính ta. Trong khi đó an lạc là niềm vui của sự tĩnh lặng nội tâm, là niềm vui có được khi trong lòng không có sự ham muốn, niềm vui từ trong phát khởi ra, niềm vui do chính mình tự tạo. Niềm vui lớn nhất mà ta có chính là giây phút vô mong cầu. Đó chính là khoảng cách khi chấm dứt một ham muốn cho tới khi phát khởi một mong muốn mới. Ví dụ như hồi còn đi làm, trong những tháng đầu tiên tôi cố gắng tiết kiệm dành dụm để mua được một chiếc xe hơi thật “mốt”. Khi mua được rồi tôi sung sướng, hãnh diện về thành quả của mình được có vài tuần, sau đó tôi lại đặt mục tiêu mới là mua nhà. Và niềm vui có xe từ từ tan biến, thay vào đó là những nỗ lực mới, những ưu tư mới, những lo toan mới để làm sao sớm có tiền mua nhà. Khi tìm tới với những thú vui ở bên ngoài như: đi du lịch, ăn ngon, ở những nơi sang trọng…chỉ làm thỏa mãn cái thân. Còn trong chiều sâu của tâm thức những khó khăn, nỗi buồn, cô đơn, hay áp lực vẫn còn đang bị đè nén xuống bởi cái vui tạm bợ ở bên ngoài. Dục lạc chỉ có khả năng giúp ta thoáng vui một chút, rồi sau đó nó lại làm cho những thèm muốn trong mình lớn mạnh hơn. Khi xưa, tôi hay thường dự tính cho tương lai nên tôi cứ miệt mài làm việc. Tôi đánh mất đi cái giây phút hiện tại tuyệt vời. Sau khi đi tu rồi thì tôi mới phát hiện ra rằng hạnh phúc là những gì có sẵn ở trong mình. Mình không cần lặn lội đi đâu xa mà tìm nó, mà muốn nhận diện được nó mình phải có chánh niệm

 

Khi ta thực tậpbình anhạnh phúc, nghĩa là ta nếm được pháp lạc của chánh pháp thì tự nhiên những ham muốn hoặc nỗi lo sợ trong ta cũng dần dần tan biến. Ta sẽ có niềm tin hơn. Lúc đó, ta sẽ không cần đến những điều kiện bên ngoài để giúp ta có hạnh phúc, vì bây giờ ta biết cách tự chế tác hạnh phúc cho chính ta. Do đó, ‘ế’ hay ‘không ế’ chỉ là một ý niệm mà không phải là vấn đề. Điều quan trọng là ta phải biết làm tri kỷ của chính ta. Khi ta bước một bước chân vững chãi ta cảm thấy thảnh thơi, khi ta thở một hơi thở nhẹ và sâu ta cảm thấy tâm hồn đầy thư thái, khi ta uống một ly trà trong chánh niệm thì ta cũng cảm thấy an nhiênhạnh phúc. Và khi ta có vững chãian lạc thì ta sẽ là chỗ nương tựa cho rất nhiều người. Tôi xin cầu chúc các bạn có nhiều niềm an lạc trong quá trình thực tậpkhám phá đời sống tâm linh để các bạn vững bước trong cuộc đời.

Be Our Own Soulmate

By Chân Pháp Nguyện, Translated by Chúc Mai

 

This year, An Bang retreat was held at Moc Lan Monastery from July 18th to July 21st, 2019 under the theme of “Understanding and Love.” We had more than 250 people attending the retreat. During the Questions & Answers session, a middle-aged gentleman bravely stood up and asked a question. He said, “This question belongs to our young friends who have asked me to present it: How can we overcome ‘singlehood’?” (In the context of this question, singlehood refers to a woman or man who is past the prime age for marriage.) Looking towards the back of the meditation hall, I saw a group of young adults from ages 25 to 35 giggling with bashful faces. In a solemn atmosphere of the Q&A session inside the meditation hall, I felt so much love for them. It is a real situation many young people have to encounter today, especially in this age group.

The question: how can we overcome ‘singlehood’? To me, this topic has many aspects to be concerned about. Here, I would like to address only three concrete aspects based on my own life experiences and practice: recognizing and embracing emotions, the beauty comes from within, and cultivating happiness. 

Recognizing and embracing emotions

First of all, we have to find out where the causes of our problems are coming from. The notion of “singlehood” is a state of disguise of a fearful mind. Within each of us, we all have a seed of fear. More or less, big or small, everyone possesses that seed. We worried because we have passed a certain age and no one is going to love or marry us. If so, then we will live in solitude for the rest of our lives. However, if we look deeply into that feeling of fear, we can see that the loneliness is not something that ‘will’ happen, but it is happening right now in our daily lives. Because of loneliness and emptiness, we have a fear of “singlehood” arising in us. If a person is living a happy and fulfilled life, then surely they will not have the thought or fear of “singlehood.” Therefore, we must have the ability to recognize our true feelings or emotions. In the language of Plum Village, we must call it by its true name. What is its name? Is its name worry or fear? When a person is ill, the doctor must know the correct diagnosis to prescribe the right medication for treatment.

I remembered the good old days before I became a monk. Sometimes, I worried and contemplated about this issue. I entered college when I was 18 years old, graduated at the age of 22, and worked arduously for nine years until I became a monk at the age of 31. In the course of studying and working, because I was so busy, there were times I forgot my body and mind. I was also a young individual living in a life like yours. I also had suffering, low self-esteem, sadness, and passion. Therefore, I can empathize with your feelings at this time.

In today’s world, I understand that young people need to put an effort and try extremely hard to have a place in society. In the growing-up process, we set goals for ourselves: obtaining a degree, having a reputation, and with all our might, happiness for us to depend. Therefore, we are not capable of living with the wonders of life and the conditions of joy we have in the present moment. That goal could be a bachelor’s, master’s, or doctorate degree. After completing our studies, we exert our energy to search for an excellent job that is compatible with our degree we have studied so hard. 

We have invested much of our youth in this part of our lives. In the process of learning and working, we may feel passionate and occupy with the projects we are pursuing. Then, we allow all the tensions to slowly destroy our body and mind. Moreover, we do not have time to pay attention or observe our mixed emotions of joy and sadness; meanwhile, our psychological state is changing abnormally. If we do not know how to examine them, then they will take control of us. Not only we have to deal within, but we also have to face what’s outside of us. There are times when the feeling of sadness arises; we don’t know how to solve or take care of it. We suppress it by going out, watching movies, consuming alcohol, using drugs, ingesting food, or shopping to relieve our sorrow. When our desires or projects have pursued, then we start to feel lonesome and empty. At that moment, we have an urge to seek “a lover,” a reliable person to fill the void for us.

Those mentioned are the projects we can pursue smoothly, but after achieving them, we then feel empty and lonely. But there are also many other situations, such as in the process of pursuing a project. We may encounter many challenges, difficulties, and sufferings. There are times when life is not as easy or smooth as we may think. In times of hardship and sorrow, we feel empty and desolate. We believe we need someone to love—someone who loves us and understands us so we can lean on and confide in them. For that same reason, we aimlessly wander and search for “that person.” Who is that person? Is it the soulmate whom we have been looking for? Those we have met, perhaps in the first few days or the first week or the first month, we may feel compatible. But after that, we discovered many new and different things about that person. Then, we sense the incompatibility; thus, we part ways. After the separation, we continue the journey of seeking, because the void gets larger and larger every day. The more we search, the more we feel the distance, the exhaustion, and the desperation. At that time, there is fear within us—a secret fear that we are in “singlehood.” But, are we really in “singlehood” or are we just feeling lonely? When we find a loved one as we dreamt of, then will we be able to end our loneliness? I have known people who are married or dating someone they cherish, but they still feel empty, desolated as usual because they are not able to share their burdens, concerns, and deepest aspirations with each other. There is a saying in Vietnamese, “Đồng sàng dị mộng.” It means even though we are sleeping in the same bed, we have different dreams. In other words, while living together, we do not understand each other; thus, we are heading in a different direction. Therefore, a lonely soul seeks another lonely soul. The loneliness will not diminish; instead, it will multiply. In my opinion, what we can do to recognize, embrace, and transform that lonesome seed within us is the ultimate solution.

Dear friends! As a human, everyone desires to be understood and loved. But understanding and love must start from oneself. In Vietnamese, the word “tri kỷ” literally means soulmate. However, the word “tri” means to know, to understand, and to comprehend deeply. The word “kỷ” means ‘self.’ Hence, “người tri kỷ” or a soulmate is someone who knows and understands us profoundly. But who else may know and understand us better than ourselves? If we still do not understand or love ourselves, how can we ask others to understand and love us? We should ask ourselves, “How much have I understood and loved myself?” Are we able to recognize, embrace, and take care of the emotions within us? Do we have the capacity to sit in stillness so that we can be present and embrace the pain in our physical body?

In Plum Village, we practice mindfulness meditation. Mindfulness is an energy that helps us to be aware of what is happening in our body, mind, and our surroundings. It helps us to be truly present in the now, and deeply interact with the miracles of life. Breathing and footsteps are the two effective tools for generating this energy. Breathing in, we know we’re breathing in. Breathing out, we know we’re breathing out. When we breathe mindfully, in that consciousness, we are truly present with the breath, with life and with what is happening in our body and mind. Conscious breathing also helps us stop the anxiety, sadness, or anger in us. Breathing in, we are aware we are feeling lonely and empty. Breathing out, we smile, or we embrace our loneliness and emptiness within us. Practicing mindfulness helps us to recognize our feelings or emotions in a very truthful way. When we acknowledge the presence of our senses, we use the mindfulness energy to embrace those feelings. If we practice continuously for a few minutes, then those feelings will slowly subside. The wind comes and goes; so is the breeze of our emotions; it comes and goes. However, if we do not know how to recognize and embrace our emotions, then we will be drifted far away.

Beauty comes from within

When we encounter an individual who looks attractive or cute, we hastily fall in love, even though we have not had a chance to converse or interact. Perhaps, that person has a charming smile or sparkling eyes. Her external beauty, as well as her charm, has taken our souls away. In the West, there is a saying, “Love at first sight.” We secretly have a crush. But have we ever asked the question: “Is it possible to love someone that is based solely on his or her appearance? What about his or her dignity, morality, values, family, and education?” If love depends only on an outward form, then that love would be very fragile and treacherous. As we all know, many love affairs shattered because we were chasing after the external beauty.

Typically, when we love someone, we only see the positive things about that person, until we have the interaction, we discover many negative things about him or her. At that moment, we became disillusioned. Because what we saw in the past was all beauty, but now it is all unappealing. In the poem ‘Mộng Dưới Hoa” by poet Đinh Hùng, there is a line: “When I haven’t made the acquaintance yet I pondered. There is a young lady as beautiful as the painting.” It sounds so romantic, isn’t it? But what about after we met? At Plum Village, I have heard from young people who came to our practice center and confided: “Now we have made the acquaintance, the young lady is as mean as…” Now that sounds so harsh, right? That is what is happening in the world of young people today. In my opinion, the situation is not so bad if our young friends learn to love genuinely—do not allow your passion to control you. Love is a vital source. It’s nourishing and a necessity in life. Without love, life is dull and tasteless. We must learn the art of loving so that it is not destructive and at the same time we can maintain the freedom for each other, that is what we call True Love. Zen Master Thich Nhat Hanh skillfully taught us about this topic. True love must be made with the substance of understanding and love. We must learn the motto of “crossing the bridge of understanding, then we will arrive at the bridge of love.” If we do not understand that person, then it is impossible for us to truly and completely love that person.

Meanwhile, true beauty must come from within. If we want to obtain this beauty, we must know how to practice, cultivate, and nurture. Have you ever seen and interacted with the young monks and nuns? Those who had an opportunity to visit Plum Village or our affiliated centers know that monks and nuns walk, stand, sit, cook, and wash dishes in a very peaceful and gentle manner. All movements are in mindfulness. The young friends who come to Plum Village love and respect the monastics. They love and respect not due to the external beauty or aura, but the beauty radiating from the inside. A nun speaks adorably, not because she converses in words of grace, but because she communicates with mindfulness and with all her heart. It means the nun knows what she is saying, knows how to use loving words, and speaks calmly and slowly. A monk, too, acts very gentle and with compassion. It is an art. This art is not naturally present, nor it can be sold in supermarkets. We have to learn and practice in order to acquire it.

In Plum Village, all monks and nuns have to learn solemnity and cultivating love through mindfulness practice. When a person knows how to generate beauty from the inside, then that beauty will naturally shine outward. Thanks to that practice, others also inherited the benefits. Therefore, creating inner beauty is the same as generating love. When a smile lit up, people can feel joyous and happy. When one speaks mindfully, the listeners can also feel faith, hope, and nurture. An act of compassion can also make others feel warm and affectionate. Over the past forty years, Zen Master Thich Nhat Hanh has developed this mindfulness practice thoroughly to help us reduce suffering and to have more happiness in our daily lives whether we are lay people or ordained monks and nuns. We all can implement this practice in any situation, time, and place.

Cultivating Happiness

One night, there was a bright moon at Deer Park Monastery. Our brothers and sisters decided to go up on a mountain to have some tea and watch the moon. That night was the sixteenth moon (lunar calendar)— the moon shines brightly in the sky. We sat quietly and drank tea in silence; no one uttered a word. We were drinking tea, watching the moon, and cherishing each other’s presence. The scenery, where we sat and drank tea in silence, was very majestic. At that time, I felt a peaceful energy entering my body, and I felt incredibly joyous. It was a state of serenity, lightness, tranquility, and happiness.

In the past, not knowing the practice of mindfulness, I was confused between sensual pleasure and peace. I thought that happiness meant satisfying my desires. How can we fulfill our desires? Greed is bottomless. One desire fulfilled, then we generate another bigger desire. Ultimately, we are being enslaved by our desires, whereas peace is the joy of inner stillness. Joy is present when there is no desire in our heart. Joy that arises from within. Joy that was created by us. If we observe carefully, we will see that from the pursuit to the attainment of the desire, the joy we receive is far less than the afflictions that brought upon us. The greatest joy that we possess is the time that devoid of desire. That is the gap when one desire ends, and a new one arises. For instance, when I was working, during the first few months, I was trying to be frugal and saved money for a “trendy” car. I was thrilled after I bought it. I was proud of my achievement for a few weeks; after that, I set a new goal to buy a house. The joy of having a car slowly dissipates, and it replaced with new endeavors, new concerns, and the anxiety to have the funding to purchase a house. When seeking for external pleasures such as traveling and fine dining in luxurious places, it will only satisfy the body. While in the depth of the mind, difficulties, sadness, loneliness, or pressure are still being suppressed by the temporary external joy. Sensual pleasures are only able to give us transient happiness, and then they cause our cravings to be immense. In the past, I often planned for the future, so I consistently worked. I had lost those wonderful present moments. After I became a monk, I discovered that happiness is what is already available within me. I don’t need to travel far to find it. If we want to realize it, we must be mindful.

When we practice, and we have peace and happiness, it means that we are experiencing the joy of Dharma. Thus, naturally, our desires or fears gradually vanish. We will have more confidence. At that moment, we will not need any external conditions to help us attain happiness, because now we know how to create happiness for ourselves. Therefore, ‘singlehood’ or ‘non-singlehood’ is just a notion but not a problem, because now we know how to be our own soulmate. When we take a solid step, we feel free. When we take a gentle and deep breath, we feel that our spirit is completely relaxed. When we drink a cup of tea in mindfulness, we also feel peaceful and joyful. And when we have stability and peace, we will be a refuge for many people. May you all have peace and joy in your practice and explore your spiritual path so that you can be more steady in your life.

Trích từ sách: Chánh Niệm trong Đời Thường
blank

 

(*) Tu viện Mộc Lan là trung tâm tu học theo truyền thống Làng Mai, được thành lập bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cách đây mười năm, Mộc Lan chỉ là một khu đất rộng hơn 120 mẫu tây, do một vài vị thân hữugia đình nhiệt tình đóng góp để mua đất. Với phong cảnh đẹp và hội đủ những điều kiện thuận lợi cho việc thành lập tu viện, tháng 10 năm 2005, Mộc Lan chính thức trở thành một trung tâm tu học với sự chấp thuận của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đúng với mong ước và nguyện vọng của tăng thân địa phương. Hiện tại, đã có hơn 25 vị xuất sĩ thuộc tăng thân Làng Mai đến thường trú tại tu viện Mộc Lan. Địa chỉ: Magnolia Grove Monastery |  123 Towles Rd | Batesville, MS 38606 | (662) 832-1823 | office@magnoliagrovemonastery.org

(Xem thêm: Năm ngày ở tu viện Mộc Lan)

Tu viện Mộc Lan 7Tu viện Mộc Lan 6
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2021(Xem: 17891)
23/07/2016(Xem: 18342)
05/06/2018(Xem: 14806)
18/04/2024(Xem: 462)
20/05/2020(Xem: 9266)
19/09/2013(Xem: 28448)
02/12/2021(Xem: 5319)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.