Nhân quả không đồng đều

12/11/20201:00 SA(Xem: 8492)
Nhân quả không đồng đều

NHÂN QUẢ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU

 

luat nhan quaTại sao người hiền lành lại gặp phải tai ương? Câu hỏi này đặc biệt thích hợp khi áp dụng vào bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Bệnh Covid-19 không chừa một ai, từ người giầu có đến người nghèo, từ người quyền quý đến người bình dân, từ người khỏe mạnh đến người yếu đuối. Tuy nhiên, ngay cả trong đời sống hàng ngày, câu hỏi này vẫn thường quanh quẩn bên ta cùng nỗi phiền muộn. Cuộc sống này quá đỗi ngắn ngủi, và những hành động tử tế thì lại không hề nhận được báo đáp. Cũng như có người chết yểu, có người sống lâu hay thành công hoặc thất bại. Vì sao lại thế? Vì sao có sự bất bình đẳng sai khác giữa chúng sinh?

 

Thật ra, mỗi nền văn hóa đều có cách giải đáp riêng. Riêng Đạo Phật có thể giải đáp tường tận thông qua giáo lý nhân quả. Nhân Quả, nói đúng ra là Nhân- Duyên- Quả  - là một quy luật vô cùng công bằng. Bất kỳ điều gì khởi phát từ trong tâm, trong ý thức của mình tạo nên, thì đều chiêu cảm lấy những kết quả tương ứng trong hiện tại và trong tương lai, vì ngay trong hiện tại thì đang có cả tương lai trong đó rồi. Nghiệp quảnghiệp báo dưới góc nhìn của Phật giáo là không ai có thể tránh khỏi được, và nó còn phụ thuộc vào việc người khởi tạo nhân ban đầu do vô tình không nhận thức được hay do hữu ý mà có mức độ nặng - nhẹ, tốt - xấu tuỳ theo.

 

Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy nghe cuộc đối đáp gữa Đại đức Na Tiên và vua Milanda như sau:

 

"- Bạch đại đức! Cái chung (cộng nghiệp) và cái riêng (biệt nghiệp) ấy trẫm đã hiểu rồi, nhưng trong cái chung, riêng ấy dường như có chung, riêng khác nữa, không hiểu tại sao? Ví như cùng là con người, ai cũng đầy đủ thân tâm, ai cũng đủ ngũ quan, nhưng không hiểu do đâu mà có sự sai khác, bất đồng như vậy.

Có người trường thọ, ít bệnh tật, không mấy khi đau ốm, lại có người chết yểu, nhiều bệnh tật? Có người sắc thân đẹp đẽ, sáng sủa, ai cũng ưa nhìn; lại có người sắc thân xấu xí, đen đúa, dị hợm, ai cũng muốn xa lánh?

Có người phúc phận to lớn, quyền uy sang cả, ai cũng kính nể, phục tùng; lại có người bần tiện, hạ liệt, ai cũng rẻ rúng, coi khinh?

Có người thông minh, mẫn tuệ, tài cao xuất chúng; lại có người ngu dốt, si mê, đần độn?

Có người luôn gặp may mắn, tài vận hanh thông; lại có người suốt đời rủi ro, bế tắc, luôn luôn gặp tai ương, hoạn nạn?

Có người ăn nói hiền lành, dịu ngọt, từ hòa; lại có người ăn nói cộc cằnthô lỗ, ác khẩu?

Có người thật thà, tốt bụng; lại có người chua ngoa xảo trá, lươn lẹo?

Nói ra sự sai khác nữa thì nó không cùng, nhưng tạm phân ra bảy đôi tức mười bốn nhóm người như vậy, đại đức hãy giảng giải lý do tại sao cho trẫm nghe?

- Dễ dàng thôi, tâu đại vươngBần tăng không rõ tại sao nơi khu vườn thượng uyển của đại vương, cũng cùng chất đất ấy, khí hậu, thời tiết ấy, mà cây cối, thảo mộc, muôn hoa lại vô vàn sai khác? Cây lá đều xanh nhưng trái thì có trái ngọt, trái chua, trái béo, trái bùi; hoa thì hoa to, hoa nhỏ, màu sắc sai khác, hương thơm sai khác?

- Vì chủng loại bất đồng, hạt giống khác nhau, thưa đại đức .

Vậy thì sự sai khác giữa các loại chúng sanh, sự bất đồng giữa con người là do chúng đã tạo trữ những hành nghiệp khác nhau. Nghiệp khác nhau chính là những hạt giống khác nhau, tâu đại vương .

- Xin đại đức giảng rộng cho nghe.

- Vâng , Đức Thế Tôn đã thuyết về nghiệp ấy như sau: "Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh đều được sanh ra bởi nghiệp, nghiệp là của mình, phải thọ quả của nghiệp; nghiệp là tạo tác, là chủ tể muôn loài, nghiệp là giống dòng tông chủng, nghiệp tìm đến nhau, nghiệp dẫn dắt nhau đi."

Thế nào là được sanh ra bởi nghiệp? Tất cả chúng sanh đời trước làm những việc thiện, ác, tốt, xấu. Những việc làm thiện, ác, tốt, xấu ấy huân tập thành nghiệp nhân; tạo nên sức mạnh đưa chúng sanh đầu thai vào hiện tại này để thọ nhận nghiệp quả của thiện, ác, tốt, xấu. Như vậy là do nghiệp sanh chứ không phải Thượng đế sanh hay tự nhiên sanh!

Thế nào là nghiệp của mình? Khi chúng sanh đã tạo nghiệp rồi, thì nghiệp ấy đi liền theo như bóng không lìa hình; nghiệp ấy đưa ta lên thiên đường, đưa ta xuống địa ngục; nghiệp ấy là tư lương, là hành trang của chúng sanh mang theo khắp ba cõisáu đường; vui khổ cùng thọ nhận, họa phúc phải chung phần, quý tiện cùng chia xẻvinh nhục đều chung ở v.v... Vậy nghiệp dù tốt xấu cũng là của mình, chứ của ai?

Thế nào là phải thọ quả của nghiệp? Nghiệp mà chúng sanh đã tạo tác rồi thì phải sanh ra để thọ nhận quả báu ấy. Chẳng thể trốn trong động thẳm hang sâu, dưới đáy biển, giữa hư không... hầu tránh thoát được nghiệp đã gieo.

Tại sao nói nghiệp là tạo tác, là chủ tể? Tại sao thế? Vì rằng trên đời này, nghiệp làm ra mọi sự, nghiệp tạo nên hoàn cảnh, nghiệp xây dựng nên quốc độ, nghiệp tạo ra cây lành trái ngọt, nghiệp tạo tác chiến tranh, nghiệp xây dựng hòa bình, nghiệp làm ra sum la vạn tượng, nghiệp phá hoại cho đổ nát điêu tàn v.v...Thế không gọi nghiệp là tạo tác, là chủ tể là gì?

Nghiệp là giống dòng tông chủng nghĩa là thế nào?

Phàm chúng sanh đã sanh ra trên đời này đều có giống dòng, chủng tộc, thân bằng, quyến thuộcquốc độ, quê hương v.v... Tự chúng sanh lựa chọn chăng? Ngẫu nhiên chăng? Không, tất thảy do nghiệp đấy. Tại sao? Những người tâm ý giống nhau thường tạo nghiệp giống nhau, tạo nghiệp giống nhau thì cảnh giới giống nhau. Từ cảnh giới giống nhau, nếu còn ưa thíchquyến luyến nhiều đời nên bây giờ trở thành cha con, chồng vợ, họ hàngquyến thuộc của nhau. Từ đó suy ra, nghiệp không là giống dòng, tông chủng là gì?

Thế nào là nghiệp tìm đến nhau, dẫn dắt nhau đi? Vì rằng chúng sanh đã tạo nghiệp, khi trở thành thói quen, thì thói quen thường đưa chúng sanh đi tìm thói quen ấy, dẫn dắt chúng sanh đi theo nghiệp ấy. Lại nữa, người lành thường đi tìm người lành, người ác thường đi tìm người ác; kẻ xấu bạn với kẻ xấu, người tốt bạn với người tốt. Như chúng ta thường nói: "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" là vậy. Đại vương còn thắc mắc, nghi nan gì về sự sai khác dị đồng của chúng sanh trong thế gian này nữa chăng?

- Trẫm đã hoàn toàn lãnh hội , mắt trẫm đã sạch bớt một lớp bụi mù. Cảm ơn đại đức nhiều lắm!

- Không có gì! "

(Trích từ: Mi tiên vấn đáp Milindapanha)
blank

Xem thêm:
Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng (Thích Nữ Hằng Như)
Nhân quả báo ứng hiện đời (Đạo Quang dịch)

Muôn kiếp nhân sinh (many times – many lives) | audio book & ebook PDF | Nguyên Phong





.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/07/2015(Xem: 13728)
05/10/2010(Xem: 79653)
21/07/2015(Xem: 18769)
01/06/2017(Xem: 30000)
12/06/2019(Xem: 14856)
06/04/2014(Xem: 19639)
29/01/2013(Xem: 42470)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.