Sự cần thiết của lòng Từ Bi đối với sự Sống còn của Nhân loại

23/12/20204:58 CH(Xem: 6054)
Sự cần thiết của lòng Từ Bi đối với sự Sống còn của Nhân loại
SỰ CẦN THIẾT CỦA LÒNG TỪ BI
ĐỐI VỚI SỰ SỐNG CÒN CỦA NHÂN LOẠI 
 ngày 9 tháng 12, 2020

2020-12-09-Dharamsala-N05_JAM0387 (2)Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ, Hôm nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia một cuộc trò chuyện về “Sự cần thiết của lòng Từ Bi đối với sự Sống còn của Nhân loại”. Sự kiện này được tổ chức bởi Trung tâm Khoa học chiêm nghiệmĐạo đức dựa trên lòng Từ bi (CCSCBE) - tại Đại học Emory; và được giới thiệu bởi vị Giám đốc - Tiến Sĩ Lobsang Tenzin Negi. Ông cung chào Ngài và chào mọi người đang lắng nghe cuộc trò chuyện từ khắp nơi trên thế giới.

Negi giới thiệu với Ngài về Vị Chủ tịch mới của Đại học Emory - Gregory Fenves. Ông cũng dâng lên Ngài lời chào đón nồng nhiệt, nhắc lại rằng Ngài là người tích cực ủng hộ lợi ích của lòng từ bi, và Ngài cũng là một Giáo sư Chủ tịch Nổi tiếng của Đại học Emory. Fenves đề cập rằng cơ hội được làm việc với Ngài là một yếu tố khiến cho công việc mới của ông trở nên hấp dẫn hơn.

Tiến Sĩ Geshé Lobsang Tenzin Negi đã nhân cơ hội này để trình lên Ngài những thông tin cập nhật về công việc của Trung tâm Khoa học chiêm nghiệmĐạo đức dựa trên lòng Từ bi. Ông thưa với Ngài rằng, Sáng kiến Khoa học Emory-Tây Tạng đã thực hiện đầy đủ chương trình của mình nhằm thiết lập một nền giáo dục khoa học toàn diệnbền vững cho chư Tăng Ni Tây Tạng trong một số Tu việnNi viện lớn. Chương trình đang ở vào giai đoạn thứ tư, tập trung vào việc đào tạo các giáo viên và nhà nghiên cứu khoa học trong Tu viện, nhờ đó mà sự giáo dục khoa học trong tu viện sẽ tự duy trì.

Liên quan đến chương trình đào tạo Xã hội, Cảm xúcĐạo đức (SEE) nhằm tích hợp các giá trị cơ bản của con người vào giáo dục mà Ngài đã phát động cách đây một năm rưỡi, nó đã được giới thiệu cho hơn 58.000 nhà giáo dục ở 145 quốc gia. Trong khi đó, tất cả tài liệu Học tập của SEE đều được cung cấp miễn phí trên toàn thế giới nhờ vào sự hỗ trợ của Ngài và lòng hảo tâm của những người khác.

Ông cũng đề cập rằng trong mười lăm năm qua, Chương trình Rèn luyện Lòng Từ Bi dựa trên Nhận thức đã được cung cấp phổ biến trên khắp thế giới cho sinh viên đại học và y khoa, bác sĩ, y tá, cựu chiến binh quân đội và công chúng.

Negi giới thiệu hai người nữa sẽ cùng tham gia cuộc trò chuyện với Ngài. Bác sĩ Sanjay Gupta là bác sĩ phẫu thuật thần kinh thực hành và cũng là giảng viên tại Đại học Emory, đồng thời là trưởng phóng viên y tế của CNN. Bà Melani Walton là nhà nhân đạo hàng đầu và là đồng sáng lập của Quỹ Rob và Melani Walton. Quỹ này là sự hỗ trợ hào phóng cho hoạt động của Trung tâm (CCSCBE) tại Emory khi tổ chức này tìm cách thúc đẩy một nền văn hóa Từ bi toàn cầu.

Melani Walton mở đầu cuộc trò chuyện với nhận định rằng năm 2020 đã cho thấy rằng lòng từ bi quý giá như nước. Cô hỏi làm thế nào lòng từ bi có thể chống chọi với sự bất công.

Ngài bắt đầu: “Trước tiên, tôi muốn nói rằng tôi rất vui khi có thể gặp được tất cả quý vị với sự trợ giúp của công nghệ. Mối quan hệ của chúng tôi với Đại học Emory là mối quan hệ lâu đời. Emory đã giới thiệu nhiều chương trình có lợi cho các học giả Tây Tạng.

“Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người chú ý đến ý nghĩa của việc tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Trước đó, không có nhiều người nói về tầm quan trọng của sự an lạc nội tâm này. Tuy nhiên, dù vật chất và công nghệ phát triển, chúng ta vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Nếu chúng ta chú ý nhiều hơn đến những cách phát triển sự an lạc nội tâm; thì hành động của chúng ta sẽ mang lại kết quả nhiều hơn đối với nền hoà bình. Không ai muốn đối mặt với sự rắc rối, nhưng chúng ta phải xem xét lại rằng, nhiều vấn đềcon người tự gây ra cho chính mình đều có nguồn gốc từ tâm sân giận và kích động của chúng ta.

“Truyền thống Ấn Độ cổ đại rất phong phú trong cách giải thích về sự hoạt động của tâm thứccảm xúc; và cách mà chúng có thể gây quấy nhiễu như thế nào. Kiến thức này đến từ các nguồn tài liệu của tôn giáo; nhưng ngày nay, chúng ta có thể quan sát chúng từ quan điểm khách quan của thế tục. Tất cả chúng ta đều có thể học hỏi cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực và trau dồi những phẩm chất tích cực. Đại học Emory đã tham gia nghiên cứu về vấn đề này được một thời gian rồi, điều đó rất tốt! ”

Tiến sĩ Sanjay Gupta đã thưa với Ngài rằng thật vinh dự khi được ở bên Ngài hôm nay. Ông cũng đề cập rằng ông luôn ấn tượng về sự hào phóng của Ngài đối với thời gian của mình. Ông đồng ý với những điều mà Ngài đã nói về việc có một tâm thức dễ bị kích động, điều này đã trở nên đặc biệt rõ ràng qua cuộc khủng hoảng covid. Ông nhận thấy rằng trong khi có nhiều người đã tận tâm giúp đỡ người khác trong cơn khủng hoảng này, thì vẫn còn có những người khác thậm chí còn từ chối việc đeo khẩu trang. Ông muốn biết bằng cách nào, chúng ta có thể khuyến khích để có thêm nhiều người hơn nữa có tâm từ bi trên khắp thế giới.

Ngài trả lời: “Đại dịch mà chúng ta đang phải đối mặt đây - thật là điều rất đáng tiếc! Hậu quả là một số lượng lớn người đã chết ở Mỹ, ở Ấn Độ, Châu Âu và Trung Quốc. Các chuyên gia khoa học đang tìm cách để đối phó với nó - những người biết nhiều về nó hơn tôi. Tôi chỉ là một thiền sư theo đạo Phật; nhưng đối với tôi - dường như quá lo lắng sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề cho chúng ta. Sẽ có ích nếu chúng ta bớt sợ hãilo lắng. Điều chúng ta cần là sức mạnh nội tâm, tự nó sẽ giúp chúng ta tự vệ. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta sợ hãilo lắng thì chúng ta sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

“Vệ sinh thân thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta; nhưng chúng ta cũng cần có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cảm xúc hoặc tinh thần. Một ví dụ điển hình về giá trị của điều này là - một Vị Tăng Sĩ mà tôi quen biết - người đã ở tù 18 năm ở Trung Quốc. Ông ấy đã nói với tôi rằng trong thời gian đó, có vài lần ông ta cảm thấy nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng ý ông ta muốn nói là có những nguy hiểm đối với cuộc sống của ông; và tôi yêu cầu ông giải thích. Khi ông ấy nói rõ rằng, ông ấy có nguy cơ đánh mất lòng từ bi dành cho những người cai ngục của mình, tôi nhận ra được tầm quan trọng của sự an lạc nội tâm đối với ông ấy và việc duy trì thái độ từ bi giúp ông ấy đối mặt với ít rắc rối hơn.

“Các nhà khoa học đã nhận định rằng, chúng ta đã được tắm mình trong sự yêu thương ngay từ khi chúng ta vừa mới chào đời. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào cộng đồng mà ta đang sinh sống, vì vậy lòng từ bi và sự quan tâm dành cho người khác là một điều cần thiết về mặt sinh học.

Melani Walton đã cảm ơn Ngài về cuốn sách mới của Ngài với Franz Alt - ‘Ngôi nhà duy nhất của chúng ta’. Cô ấy hỏi về tầm quan trọng của việc giáo dục con tim cho một hành tinh lành mạnh.

“Cho dù chúng tathực hiện sự tiếp cận về tâm linh hay không, thì chúng ta cũng đều phải thực tế. Chúng ta phải nghĩ đến toàn bộ hành tinh và toàn thể nhân loại, điều này đòi hỏi phải có một sự tư duy cởi mở hơn và cần một nền giáo dục dựa trên những phát hiện khoa học”.

Sanjay Gupta kể lại rằng, khi được cùng với Ngài đi đến khu định cư Mundgod của Tây Tạng ở Nam Ấn, Ngài đã nói về tầm quan trọng của một nụ cười chân thật và ấm áp. Bây giờ tất cả mọi người phải đeo khẩu trang và không thể chạm vào nhau, ông ta hỏi làm thế nào chúng ta có thể thể hiện tình cảm ấm áp nồng nhiệt.


Ngài trả lời rằng, phản ứng với người khác bằng sự nghi ngờ sẽ tạo ra khoảng cách giữa các bạn. Nếu bạn có thể cởi mở với tất cả mọi người, thì bạn sẽ có thể xem cả thế giới như một gia đình. Bạn sẽ bớt sợ hãi và bớt lo lắng hơn nhiều. Đây là điều mà truyền thống ‘ahimsa’ của Ấn Độ - truyền thống bất bạo động, không làm hại người khác - đã đóng góp giá trị cho ngày hôm nay.

“Bất cứ nơi nào tôi đến, tôi đều cố gắng trau dồi ý thức về sự đồng nhất của nhân loại. Vậy nên, tôi thấy những người mà tôi gặp gỡ - về cơ bản đều giống nhau. Và mọi người cũng đáp lại rất tích cực về điều này. Kể cả động vật nữa! Tôi nhớ có lần tôi đến thăm một công viên ở Vienna, nơi đó những chú chim đang kiếm ăn từ bàn tay của con người mà không hề sợ sệt gì cả. Nỗi sợ hãi sẽ đưa đến sự cô độc, vì vậy việc cởi mở với người khác sẽ rất hữu ích. Tôi biết rằng nếu tôi chỉ thể hiện một khuôn mặt nghiêm nghị, thì mọi người sẽ ít thân thiện hơn với tôi.

“Tấm lòng ấm áp là yếu tố then chốt trong sự hạnh phúc của con người. Đó là lý do tại sao mà tất cả các truyền thống tôn giáo đều truyền tải thông điệp về lòng từ bi. Nếu bạn có đức tin nơi Chúa, thì bạn có thể tin rằng, tất cả chúng ta đều là con của một người Cha từ ái; và vì vậy, chúng ta nên có lòng từ bi dành cho nhau. Những người theo các truyền thống phi hữu thần thì cho rằng; vì chúng ta sống hết kiếp này sang kiếp khác, nên tốt hơn hết là chúng ta nên cư xử với nhau bằng lòng từ bi.”

Melani Walton đã đề cập đến việc cô đã xúc động như thế nào trước lời kêu gọi của Ngài về ‘Ngôi nhà duy nhất của chúng ta’ cho một cuộc cách mạng về lòng từ bi. Cô ấy hỏi làm thế nào mà một biện pháp kiên quyết hơn để bảo vệ hành tinh có thể là một sự biểu hiện của lòng từ bi.

Ngài trả lời rằng, nền giáo dục hiện đại vẫn còn khiếm khuyết, bởi vì nó không nuôi dưỡng ý thức về tính đồng nhất của nhân loại. Bảo vệ hành tinh là điều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Chúng ta cần giảm bớt sự tập trung vào tư lợi hẹp hòi. Ngài nói rằng, ngay khi Ngài thức dậy vào mỗi buổi sáng, thì Ngài luôn đọc bài Kệ này cho chính mình:

Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,
Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn,
Con nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy,
Để tận trừ những đau khổ của thế gian”
.

Sau đó, Ngài tự hỏi, "Tôi đã thức dậy, nhưng cái “Tôi” này ở đâu? Nếu tôi nghĩ về Đức Phật, thân, khẩu và năng lực của Đức Phật, không điều nào trong số đó là Đức Phật cả - vậy, Ngài ở đâu? Cảm giác có một cái ‘tôi’ vững chắc là không có cơ sở. Nó chỉ là một sự định danh mà thôi. Suy nghĩ về những điều này sẽ giúp làm giảm bớt ý thức mạnh mẽ của chúng ta về cái “ngã” của mình. Và nó được hỗ trợ bởi sự nghiên cứu của vật lý lượng tử rằng, không có gì tồn tại như nó xuất hiện. Đồng thời, việc trưởng dưỡng lòng vị tha sẽ làm giảm bớt thái độ ái trọng tự thân của chúng ta.

Chúng ta nghĩ về các pháp theo nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Chúng ta xem mọi người như bạn bè hoặc kẻ thù. Nhưng ta cần điều tra xem kẻ thù này ở đâu. Pháp thực hành chính của tôi liên quan đến hai yếu tố: “trí tuệ” hiểu biết rằng không có gì tồn tại như cách nó xuất hiện; và “phương tiện” trong việc trưởng dưỡng lòng vị tha.

“Liên quan đến trí tuệ - tôi là một tín đồ của Ngài Long Thọ và Ngài Nguyệt Xứng - người cũng theo Ngài Long Thọ. Tôi đọc cuốn ‘Nhập Trung Quán Luận’ của Ngài Nguyệt Xứng và cuốn Tự Luận của Ngài về cuốn sách ấy - bất cứ khi nào tôi có thể. Khi Ngài chỉ trích những Luận Sư vĩ đại như Ngài Thánh ThiênTrần Na vì đã thu mình lại do sợ hãi khi chấp nhận quan điểm của Long Thọ, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi không thuộc về phía của họ.

“Lòng vị tha kết hợp với ý tưởng rằng không có gì tồn tại như nó xuất hiện là một sự thực hành sâu sắc và mạnh mẽ. Và bằng cách thực hành theo như thế, chúng ta có thể giảm bớt những cảm xúc tiêu cực của mình”.

Cô Walton hỏi rằng việc chăm sóc người khác sẽ đóng góp như thế nào vào phúc lợi của chính chúng ta; và Ngài nhắc lại rằng tất cả chúng ta đều là một phần của bảy tỷ con người đang sống hiện nay. Chúng ta cần phải gương mẫu.

“Tôi thường nói về giá trị của lòng từ bi, nhưng nếu tôi nổi giận khi mọi việc không suôn sẻ, thì đó sẽ là đạo đức giả. Nêu gương tốt là cách phục vụ người khác một cách đúng đắn”.

Tiến sĩ Gupta hỏi tại sao lòng từ bi dường như bị phai nhạt theo thời gian.

“Điều này có thể xảy ra nếu chúng ta chỉ dựa vào cảm xúc bản năng của mình hơn là lý trí. Truyền thống Nalanda có phương pháp logic và lý luận; và chú trọng đến thiền phân tích. Có một lần tôi đang thuyết trìnhNhật Bản và tôi gợi ý rằng; mặc dù tu luyện thiền chỉ - định tĩnh nhất tâm - là tốt; nhưng thiền phân tích (thiền quán) sẽ hiệu quả hơn. Tôi khuyên thính chúng nên sử dụng ngôi chùa như một nơi để thảo luậntranh biện về những điều Đức Phật dạy để đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn.

“Nhận thức rằng mọi thứ được phát sinh một cách phụ thuộc duyên khởi, sẽ phá hủy cơ sở nền tảng của vô minh - quan niệm sai lầm khi cho rằng các pháp tồn tại một cách cố hữu từ phía của chúng. Đây là điều mà người Tây Tạng chúng tôi lần đầu tiên học được từ Ngài Tịch Hộ - nhà triết học và cũng là nhà logic học vĩ đại đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Ngài khuyến khích chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về những gì mà bậc Thầy đã nói. Đức Phật cũng khuyến khích việc điều tra và phân tích. Chúng tôi có thể làm việc mang tính xây dựng với các nhà khoa học vì chúng tôi có nền tảng về logic và lý luận.

“Ở một mức độ sâu hơn, chúng ta quan tâm đến hai sự thật - sự thật thông thường (tục đế) và sự thật tối hậu (chơn đế). Sự thật tối hậu đối trị trực tiếp với vô minh. Lòng vị tha, phản ánh sự thật thông thường, làm giảm bớt thái độ ái trọng tự thân của chúng ta. Sự thực hành của tôi bắt nguồn từ hai sự thật này. Có một số điều chúng tôi đã học được từ các nhà khoa học; và một số điều họ đã học được từ chúng tôi. Năng lực phân tích của con người là rất đáng quý; và sự hiểu biết sâu sắc hơn về thực tế mà nó đưa đến cũng vô cùng đáng quý”.

Melani Walton thừa nhận tầm quan trọng của lòng từ bi và thưa với Ngài vào lúc kết thúc rằng; từ ngày mai, Trung tâm Khoa học chiêm nghiệmĐạo đức dựa trên lòng Từ bi - sẽ tiến hành thiền trực tuyến về lòng từ bi mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia. Từ tháng 2, Trung tâm sẽ tiến hành một cuộc thử thách lòng từ bi kéo dài 21 ngày. Cô thưa với Ngài rằng, tất cả những ai đã tham gia đều cầu nguyện cho sức khoẻ và sự trường thọ của Ngài.

Tiến sĩ Geshé Lobsang Tenzin Negi cảm ơn Ngài đã tham gia cuộc trò chuyện. Ngài trả lời: “Như tôi đã đề cập trước đó, tất cả các truyền thống tôn giáo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng từ ái. Đó là điều mà tất cả chúng sinh đều cần đến. Vì vậy, tấm lòng nhân hậu và sự từ ái là điều mà chúng ta cần phát huy. Tôi muốn cảm ơn tất cả các Pháp hữu và chư huynh đệ của tôi ở đây về công việc mà họ đang làm. Tôi vô cùng cảm kích. Và cho đến khi lìa đời, tôi quyết tâm đóng góp bất cứ điều gì có thể để biến thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Cảm ơn quý vị!”



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 10089)
13/03/2024(Xem: 902)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.