2. Pháp thiền thứ hai: Thiền chi

24/12/20202:59 CH(Xem: 4865)
2. Pháp thiền thứ hai: Thiền chi

TÂM THƯ THÁI
7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH
Dza Kilung Rinpoche 

Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức



2. PHÁP THIỀN THỨ HAI
THIỀN CHỈ

Tây Tạng, sự an trụ được gọi là shi-ney. Shi nghĩa là “an bình”, còn ney nghĩa là “trụ lại”, và nó cũng có nghĩa là “tế vi”. Cách thiền này cũng được gọi một cách phổ biến bằng tiếng Phạn là shamatha, một pháp thiền có lẽ có mặt trong hầu hết các truyền thống suy niệm, kể cả trong Ấn giáo, Hồi giáo Mật tông, Đạo giáo, và Kitô giáo, cũng như trong các trường phái khác nhau của Phật giáo.

Chúng ta đã biết thư giãn và nối kết với Thân xác của mình. Bây giờ, chúng ta bắt đầu khám phá tâm thức và các nhận biết. Pháp thiền chỉliên quan đến việc tập trung Tâm thức - sau cùng là đi đến một mức độ hết sức thâm sâu. Việc này đòi hỏi phương pháp và sự tập luyện. Tại sao? Tâm thức của chúng ta bình thường như thế nào?  Có phải chúng ta trụ lại và tập trung, hay chúng ta phân tâm và xao động?

 

Trong Phật giáo, cái Tâm chưa được thuần hóa thường được ví với một con khỉ, một con voi rừng, một con gấu, một con ngựa hoang. Giống như con khỉ, tâm của chúng ta nhanh nhẹn và mạnh mẽ, nhưng nhảy nhót lung tung. Trong một số trường hợp, việc này hữu ích và cho phép chúng ta làm việc bền lâu và ổn định trong các hoạt độngý nghĩa. Hãy nghĩ đến chuyện đa nhiệm. Nhưng, trong nhiều trường hợp khác, đặc biệt là trong thiền định, thái độ lăng xăng này là vô dụng và gây mệt mỏi.

Thỉnh thoảng, chúng ta có thể cố gắng tập trung sức chú ý vào một sự vật hay một hoạt động duy nhất, nhưng tâm trí của chúng ta trở nên giống như một con gấu đang bắt cá bên sông. Đói và thích thú khi nhìn thấy đàn cá trong dòng nước, con gấu thò một tay xuống và lôi lên bờ một con cá. Nhưng rồi, khi nhìn thấy có nhiều cá hơn trong dòng nước, con gấu chộp lấy hết con này sang con khác. Khi nó làm như vậy, con cá đã bị bắt phóng nhanh xuống sông, và cuối cùng con gấu phát hiện ra rằng bầy cá đã trốn hết. Giống như con gấu, tâm trí phấn khích của chúng ta tạo ra một sự tập trung hời hợt, để rồi chỉ càng làm hỏng khao khát tĩnh lặng và tập trung của chúng ta mà thôi.

Nhất là trong thế kỷ này, do cuộc sống bận rộn, chúng tathói quen mang cái tâm lăng xăng, bị thu hút và hết sức tăng động. Nhưng bạn hãy tự hỏi mình,

Đây có phải là cách duy nhấttâm thức của tôi có thể trở thành hay không? Và thêm nữa, Đây có phải là bản chất tâm thức của tôi hay không? Câu trả lời là: Không. Chúng ta có thể chứng minh điều này bằng cách thực hành thiền định, dành đôi chút thời gian để kết nối tâm với sự thanh tịnh. Điểm chính yếu của pháp môn thiền chỉ là thay thế sự bận rộn bằng sự yên tĩnh, và thay sự rối loạn bằng sự sáng suốt. Để làm như vậy, chúng ta phải huấn luyện, giống như người ta có thể làm yên ổn tính cách hoang dã của con voi hay con ngựa bằng sự huấn luyện. Như đại sư Tịch Thiên (shantideva) nói trong Nhập bồ đẽ hạnh luận (Bodhícaryãvatãra):  “Nếu với sợi dây thừng là quán niệm mà trói chặt được con voi tâm thức, bạn sẽ buông bỏ được mọi sợ hãitìm thấy đức hạnh ngay trong tầm tay”.

Nhưng nếu chỉ ngồi lặng yên và cố gắng để được thanh tịnh, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ hiểu rằng tâm thức sẽ không hợp tác. Giống như một đứa trẻ nghịch ngợm, tâm thức sẽ không lắng nghe các mệnh lệnh, chẳng hạn như “Đừng có suy nghĩ nữa!” hay “Đàng hoàng một chút nào!” Và, bằng kinh nghiệm, tất cả chúng ta đều biết đứa trẻ có thể nói, “Vầng!”, nhưng thật bực mình, chẳng mấy chốc nó sẽ quay lại với kiểu hành vi cũ. Người cha hay người mẹ khi ấy có thể lớn giọng hơn, nhưng thường chỉ khiến đứa trẻ kích động và chống đối thêm. Giống như một người cha hay người mẹ khéo léo, chúng ta cần áp dụng một phương cách tế nhị. Để làm tịnh yên tâm thức, chúng ta bắt đầu bằng cách làm cho nó tập trung sự chú ý vào một đối tượng. Khi làm như vậy, các suy nghĩ phân tâm sẽ giảm bớt.

Khi chúng ta luyện tập thiền chỉ, cái gì sẽ trở nên tịnh yên? Cơ thể sẽ tịnh yên - điều mà chúng ta đã học được trong pháp môn thiền định thứ nhất. Và tâm thức sẽ tịnh yên - bắt đầu bằng bầu không khí tịnh yên xuất phát từ việc chăm chú vào một đối tượng. Một khi đã đạt được điều đó, tâm sẽ chăm chú và an trụ vào sự thanh tịnh. Trong giai đoạn thứ hai, chính bản thân sự thanh tịnh sẽ trở thành đối tượng, thay cho bất kỳ đối tượng nào mà bạn đã dùng để bắt đâu. Làm cho thân thể đạt được tịnh yên không quá khó, nhưng làm tịnh yên tâm thức đòi hỏi sự khéo léo bởi vì chúng ta chưa, quen với trạng thái ấy.

Quá trình rất giống với cách thức huấn luyện một con ngựa hoang. Nếu con ngựa không được huấn luyện, nó sẽ chẳng biết nghe lệnh và thường là sẽ làm những chuyện bất ngờ - chạy mất tăm hay đá tung bụi và la hí âm ĩ. Là con ngựa hoang, nó không quen nhìn thấy những con người ngồi bắt chéo chân hay việc có những sợi dây quấn quanh mình, bị lôi vào một bãi đất rào và rồi bị ép buộc phải cư xử theo một cách thế nhẹ nhàng mang tính phục tùng. Thói quen bình thường của con ngựa hoang là tự do và muốn đi đâu thì đi, làm bất cứ điều gì nộ thích. Khi việc huấn luyện bắt đầu, con ngựa căng thẳngsợ hãi. Nhưng một người huấn luyện giỏi sẽ nhẫn nại và từ từ dạy cho con ngựa biết thư thái và biết vầng lời. Việc đó có ích cho con ngựa - nó sẽ trở nên hạnh phúc hơn, thư thái và bước vào quan hệ hòa hợp với con người - người chủ sẽ có trong tay một con vật thuần hóa hữu dụng và thân thiện.

Giống như một con ngựa hoang, tâm thức của chúng ta bị mắc kẹt vào nỗi sợ là sự không quen và đôi khi có thể trở nên dễ dàng kinh hãi. Chúng ta không tự nhiên để cởi mở đón nhận sự tập trung sâu lắng. Không thể tập trung chú ý, chúng ta không thể nào đi sâu vào các sự vật, cho dù chúng là những gì thuộc nội tâm của chúng ta hay thuộc thế giới bên ngoài. Chúng ta vãn còn ở trên bề mặt -nơi mà chúng ta đã quen thuộc và thấy thoải mái. Pháp mồn thiền chỉ bắt đầu cuộc huấn luyện để thay đổi các khuynh hứớng này. Một con ngựa được huấn luyện trước tiên sẽ trở nên thoải mái với con người và rồi phát triển tình bạn. Nếu ai đó đến thăm, nó mong đợi được tặng quà - có thể là một thứ ngọt ngào. Con ngựa cảm thấy an toànhạnh phúc, thậm chí người ta không cần phải quầy rào để nhốt nó nữa. Sự tập trung chú ý mang tính thư giãn mà chúng ta đạt được từ phép thiền chỉ cũng sẽ mang đến cho chúng ta hạnh phúc và sự tự do.

 

Nhìn sâu vào bản chất của tâm

Pháp môn thiền chỉ có thể huấn luyện cho chúng ta trở nên bình lặng và biết tập trung, điều hết sức có ích trong thực hành thiền định lẫn trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nó có thể dẫn chúng ta đi xa đến cuộc trải nghiệm về bản chất đích thực cụa tâm thức. Bản chất của tâm thức là bình yên, nhưng cái tâm thức giống như ánh trăng sáng trong và đẹp đẽ này, điều mà tất cả chúng ta đều có, đang bị che mờ bởi các đám mầy sinh tử luân hồi (samsara) - các suy nghĩ của chúng ta. Đám mầy của các suy nghĩ rối bù này cũng giống như một bảng mục lục. Mỗi đề mục đều dẫn đến một đề mục nhỏ hơn và rồi một đề mục nhỏ hơn nữa, vô cùng tận. Đó là cách mà bình thường tâm thức chưa thuần hóa của chúng ta vẫn hành xử. Chúng ta có thể nghĩ những thói quen này là bản chất của con người, nhưng bản chất của con người còn sâu xa hơn thế nhiều. Đối với tâm thức, thiền định có thể trở thành một kỳ nghỉ mát đặc biệt để tránh khỏi cảnh hỗn độn.

Khi chúng ta không còn bị phân tâm và hoàn toàn tự tại, đây mới là bản chất đích thực của chúng ta. Việc đó vừa đơn giản vừa sâu sắc. Ở đây, chúng ta đạt đến một trạng thái hiểu biết hết sức tinh tế, một trạng thái hiểu biết mênh mông và dung nhận tất cả. Từ đây, chúng ta thật sự có thể thấy được cái tôi của mình. Trên bình diện trải nghiệm, kết quả của sự thanh tịnh là sự thấu suốt. Khi tâm thức cảm nhận sâu sắc, do sự chuẩn bị mà việc thực hành thiền định mang lại, chúng ta bước đến sự thấu suốt sâu sắc, bản chất giác ngộ của chúng ta. Toàn bộ. giáo lý đạo Phật dẫn đến điều này, và dẫn đến sự tích hợp nó vào cuộc sống thường nhật. Khi chúng ta bị phân tâm hay đứt quãng, thật khó để nhìn thấy hay cảm nhận được điều này. Với sự mềm mỏng và thư giãn, tâm thức được dành cho sự tự do để đạt đến trạng thái tự nhiên ấy.

 

Tập trung vào một đối tượng

Chúng ta đã bắt đầu quá trình tập trung sự chú ý vào một đối tượng trong pháp môn thiền thứ nhất, qua đó chúng ta hợp nhất thân với tâm. Chúng ta đã dạy cho tâm thức chú ý đến Thân. Pháp thiền thứ nhất sẽ hợp nhất và trợ giúp cho pháp thiền thứ hai. ơ đây, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tập trung sự chú y hẹp hơn vào một đối tượng được chọn lựa, nhưng không quá bám chấp đến mức mất đi sự giao tiếp với thân, đối tượng mà vẫn tiếp tục có mặt ở hậu cảnh. Và chúng ta sẽ tiếp tục chú ý một cá.ch nhẹ rìhàng.

Có một số phong cách rèn luyện sự tập trung có tính chất thúc ép hơn và được chia thành những giai đoạn chính xác, qua đó sự chú ý sẽ trở nên ngày càng  tinh luyện hơn từng bước một. Nhưng, bởi người phương Tây đã quá quen với cách tiếp cận kiểu tuyến, tính như thế trong các sinh hoạt thường nhật, cho nên có nguy cơ là việc thiền định sẽ trở nên rất giống với các dự án bình thườngchúng ta vẫn tham gia, qua đó một sự căng thẳng nào đó thường là sẽ có mặt. Nói chung, chúng ta phải cẩn thận đừng đánh đồng thiền định với một hoạt động thông thường - một sự nhâm lẫn mà chúng ta rất dễ bị sa vào. Nếu có cách tiếp cận như vậy, chúng ta sẽ không phát huy được phẩm chất thư giãn đặc biệt của thiền định. Những kiểu cách tập trung cứng nhắc hơn cũng có thể gây ra hành động giống như những điều phân tâm hơn là trợ giúp cho việc tập luyện.

Do đó, khi chú ý hay tập trung, chúng ta phải cẩn thận để không làm như vậy theo một cách thức hạn hẹp, gò ép. Trong trường học, đôi khi chúng ta bị bắt ép phải “Chú ý!” và “Tập trung!” khi học tập và khi làm bài kiểm tra. Thường thường, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đóng lại hết mọi điều gây xao lãng cho nhiệm vụ trước mắt. Bằng một phương cách có tính phán xét và hơi thô bạo, chúng ta đang chấp nhận và chống đối các suy nghĩ của mình. Nhưng ở đây chúng ta cần làm ngược lại - tìm kiếm một sự tập trung có tính cởi mở đón nhận.

Các đối tượng mà chúng ta sử dụng có thể là các hình ảnh trong đầu hoặc các vật thể ngoại giới. Chẳng hạn, chúng ta có thể hình dung ra một bông hoa hay quan sát một bông hoa thật ở trước mặt. Điều quan trọng là phải chọn một đối tượng màng đến cảm hứng cho chúng ta bằng vẻ đẹp hay ý nghĩa của nó và tránh đối tượng sẽ trở nên tẻ nhạt hoặc khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Trong Phật giáo, các hình ảnh tâm linh được xem là đặc biệt tốt - một bức tranh hay một bức tượng Phật chẳng hạn... - bởi vì những vật này tạo nên một sự kết nối với các ân phúc (có thể ví ân phúc như năng lượngcảm hứng mà người ta có thể có được thông qua việc tu tập thiền định; đôi lúc người ta cho đó là điều được ban tặng. Cũng có thể xem chúng là một thứ giống như ân điển của Thiên Chúa theo quan niệm của người Kitô giáo. Năng lượng này đến từ lòng bác ái của tâm thức giác ngộ, có thể khai mở cho chúng ta trở nên hữu ích hơn cho chính mình và cho tha nhân. Và dĩ nhiên, bởi vì chúng có ý nghĩa đối với các Phật tử, cho nên chúng mang đến cảm hứng cho họ. Do đó, cho dù bạn đang theo một tôn giáo nào đó hay không, hãy chọn một đối tượng có ý nghĩa tích cực đối với bạn. Môi trường thiên nhiên cũng rất hay. Việc tập trung sự chú ý vào biển cả, núi non, rừng cầy, bầu trời... có thể mang lại cảm hứng hết sức dồi dào.

Các đối tượng chú ý khác bao gồm hơi thở và chính bản thân sự hiểu biết. Chẳng hạn, nếu chúng ta quyết định tập trung sự chú ý vào hơi thở (đặc biệt hữu ích khi tâm thức đang loạn động), chúng ta cho phép hơi thở được kéo dài ra, và chúng ta chú ý vào âm thanh của không khí đang đi vào đi ra; chúng ta cảm nhận hơi thở chạy vào và chạy ra khỏi mũi mình - cũng chú ý cả vào những cảm giác khác, chẳng hạn như sự phình lên và xẹp xuống ở bụng - và trong tâm trí, chúng ta quan sát sự hít thở bằng sự cởi mở và chú ý. (Nếu đang ở một nơi khí hậu lạnh, chúng ta có thể quan sát hơi nước từ các hơi thở ra của mình).

Dĩ nhiên, lúc nào mà chúng ta chẳng quan sát thứ này hay thứ nọ, nhưng hiếm khi bằng sự tập trung hay chú ý. Khi thực hành thiền chỉ, chúng ta cần được nối kết đủ lâu và đủ sâu với đối tượng, sao cho có thể tìm thấy sự an định thật sự. Loại nối kết chúng ta muốn đạt được gọi là nhất điểm (Anh ngữ là single-pointed, Phạn ngữ là samadhi và dhyanà). Nhất điểm có nghĩa là tâm không bị xao lãng bởi bất cứ điều gì - chúng ta hợp nhất với đối tượng. Nếu đang chú ý vào một bông hoa chẳng hạn, chúng ta không quan tâm đến việc bình phẩm các thuộc tính của những gì chúng ta đang thấy - hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp, kiểu loại... Chúng ta không nghiên cứu tỉ mỉ hay phân tích bông hoa đó, những thứ sẽ trở thành một quá trình suy nghĩ, gây phân tâm, lạc rạ khỏi đội tượng. Thay vì thế, chúng ta chỉ đơn giảnquan sát đối tượng một cách trực tiếp, bằng một tâm thức tĩnh lặng, thư thái. Sau cùng, chẳng còn có sự phân biệt nào giữa tâm và vật - chúng là một. Chúng ta cung trai nghiệm năng lượng tự nhiên nảy sinh trong quá trình, và việc này mang lại sức sống cho thiền định. Như ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) nói, “Đừng tra vấn các hiện tượng, hãy tra vấn tâm thức. Nếu tra vấn tâm thức, bạn sẽ biết được một điều sẽ giải quyết được tất cả. Nếu không tra vấn tâm thức, bạn có thể biết mọi điều, nhưng lại mãi mãi bị mắc kẹt trong một điều”.

Một phần quan trọng trong phong cách thiền định này là thái độ vui vẻ chứ không phải “nghiêm túc”. Cảm hứng có được từ việc chăm chú vào một đối tượng đẹp hay có ý nghĩa, một đối tượng mang đến những ần phúc tâm linh, khiến chúng ta trở nên hạnh phúc. Hạnh phúc đó dẫn chúng ta đến với nhiều cảm hứng hơn, và cho phép chúng ta trở nên cởi mở đón nhận hơn, trở nên có được sự chăm chú. Thay vì khoanh đối tượng bằng một vòng tròn chú ý nhỏ hẹp, chúng ta cần mở rộng đón nhận sự có mặt của không gian bao la. Điều này có nghĩa là trong lúc thiền định, nếu chúng ta nghe âm thanh hay trải nghiêm các cảm giác, hãy cho phép chúng dấy sinh mà không ngăn cản gì hết. Chúng ta cho phép chúng đúng như chúng đang là. Có sự chú ý, nhưng đó không phải là một chùm tia sáng hẹp.

Chúng ta bắt đầu bằng một nỗ lực nhẹ nhàng để lôi kéo tâm thức khỏi các suy nghĩ qua việc mang nó quay trở lại - hết lần này đến lần khác - với đối tượng. Chúng ta tạo lặp sự nối kết và giữ gìn nó; đồng thời xem mình có thể trụ lại trong trạng thái không bị phân tâm bao lâu. Một khi chúng ta đã đi vào đó, nhập vào dòng chảy, chẳng cần gì phải dừng lại. Chính cảm giác thanh tịnh và thư giãn đang trải nghiệm khi ấy trở thành đối tượng của chúng ta. Chúng ta cần trải nghiệm trạng thái tự tại này. Khi chúng tá cho phép mình cảm nhận bản chất tự tại của tâm thức, cảm hứngtoàn bộ cơ thể - mọi thứ đều tự tại - sẽ có sự khởi sinh một sự chú ý đặc biệt rất khác với những gì chúng ta quen thuộc. Mong muốri chính yếu của chúng ta là được tự tại chứ không phải nghe theo các thói quen cầu toàn của cuộc sống thường nhật, điều sẽ khiến chúng ta phê phán mỗi suy nghĩ đang dấy sinh. Chúng ta cần có một cái nhìn bao quát - hoàn toàn phóng khoáng. Thưởng thức, quan sátchứng kiến cho sự thư giãn - như vậy mới là thiền định.

Và việc này chẳng cần phải gắng sức. Hãy để cho trạng thái tập trung có tính thư giãn trôi chảy như một thác nước. Ngọn thác được làm bằng nhiều giọt nước nhỏ, nhưng chúng ta không quan tâm đến chúng; chúng ta không bám chấp vào các suy nghĩ, cảm xúc và những hình ảnh có thể xuất hiện, chỉ chú ý đến dòng nước. Thay vì ngăn chặn hay thu hẹp sự chú ý khi các suy nghĩ xuất hiện, chúng ta đi theo hướng ngược lại, vẫn giữ nguyên sự thoáng rộng và cởi mở. Bằng cách này, không.bám chấp và không bị loi cuon bởi các suy nghĩ — chúng đi ngang qua tâm trí một cách tự nhiênchúng ta vẫn giữ được sự chú ý. Khi đã quen với pháp môn này, chúng ta sẽ ngày càng trở nên không cần phải cố gắng.

Một lần nữa lấy sự tập trung vào hơi thở làm ví dụ, điều quan trọng cho việc đạt được sự nhất điểm trong thiền địnhtâm thức phải trở nên hợp nhất - được nối kết một cách có ý thức - với các hơi thở vào và ra. Chẳng hề có sự gián đoạn. Tâm và hơi thở chỉ là trôi chảy cùng nhau. Tâm trở nên có cảm hứng qua việc này, và sự tập trung trở nên ngày càng tinh tế hơn và mạnh mẽ hơn. Âm thanh của hơi thởnăng lượng của quá trình cũng giúp tâm thoải máithanh tịnh.

Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy an bình - tâm trở nên tĩnh lặng, tự tại và thư giãn - đó chính là tinh túy của phép thiền chỉ. Quá trình, về cơ bản, cũng giống như bất kỳ đối tượng nào bạn đang chú ý, kể cả các suy nghĩ. Thay vì tập trung sự chú ý vào một cái gì đó phức tạp và xa vời, chúng ta đến với những gì quen thuộc, và tìm sự hòa hợp cũng như sự an bình giữa các suy nghĩ quen thuộc, bằng cách cho phép chúng dấy sinh cũng như lắng dịu một cách tự nhiên. Sau cùng, sự thỉnh thoảng có mặt của chúng không còn gây phân tâm nữa.

 

Khi thiền định; các suy nghĩ sẽ đến bởi tâm thứcnăng lượng. Các suy nghĩ là những diễn đạt tự nhiên của tâm thức. Nếu bạn không bị phân tâm bởi chúng và ung dung tự tại cùng với chúng; chúng sẽ trở thành một sự hỗ trợ tự nhiên cho thiền định; đồng thời còn cung cấp năng lượng. Do đó; chỉ cần thư giãn cùng với các suy nghĩ - hãy để mặc chúng. Đừng vướng b ận vào chúng. Vẫn tiếp tục ở trong hiện tại. Lúc đầu; việc này hơi có chút thách đố. Chúng ta cần khôn ngoan hơn và tỉnh táo hơn trong các suy nghĩ của mình. Với sự tỉnh thức; chúng ta không còn bị vây bám bởi chúng. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục ở nơi mà chúng ta đang ở - đó chính là điểm khác biệt. Điều này được gọi là quán niệm (mind/ulness). Nhận thức này không hề mang tính lo âu hay băn khoăn. Chúng ta chỉ để cho tâm thức được thư giãn và mở rộng, đồng thời lướt trên con sóng của hiện tại. Nó có thể quan sát và nhìn thấy bản chất của nó một cách rõ ràng. Hiểu biết về những suy nghĩ như thế sau cùng mang lại sự tinh tế sẽ dẫn chúng ta đi sâu hơn vào bên trong.

Hãy nhớ trong đầu rằng mục tiêu của chúng ta không phải là tiêu diệt các ý nghĩ - để đạt đến trạng thái trống không, hết suy nghĩ. Sau cùng thì chúng ta đạt đến cảnh giới mà ở đó bản chất nhị nguyên của suy nghĩ biến mất; nơi mà các ý nghĩ không còn mang tính hư cấu, có vẻ như trong suốt; trở thành không suy  nghĩ. Ở cảnh giới này, bất cứ cái gì còn Ịại cũng đều đơn giản là mang tính tự do: Đây là trải nghiệm về sự thoáng rộng mang tính cởi mở đón nhận.

 

Thiền định

Trước khi bước vào thiền định; việc rà soát động cơ của chúng ta là một ý hay. Tại sao tôi ngồi thiền? Cái gì thật sự đứng đằng sau pháp môn tâm linh này? Tâm linh nghĩa là gì? Thiền định nghĩa là gì? Nếu nó có nghĩa là việc khám phá bản chất của mình và tạo ra sự hòa hợp bên trong - một sự cân bằng bên trong mang tính hữu cơ và tự nhiên hơn - vậy tại sao phải làm như vậy? Chúng ta làm việc đó là bởi vì nó tạo ra lợi ích cho chúng ta lẫn cho tha nhân. Tình yêu thương vô bờ bến và chân giá trị nảy sinh từ sự phát triển như vậy - mang lại lợi ích cho toàn thể chúng sinh. Khi tâm thức trở nên an định và tịnh khiết; bạn có thể nhận ra tấm lòng từ ái và bao dung chân chính. Do đó; ngay bây giờ; hãy dành ít phút để tạo ra động lực đó; mang lại lợi ích cho chính mình và tha nhân. Như ngài Tịch Thiên (shantideva) đã nói; “Bất cứ niềm vui nào đang có trên thế gian này cũng  đều xuất phát từ việc mong muốn cho người khác được hạnh phúc. Bất cứ sự khổ nào đang có trên thế gian này cũng đều đến từ việc mong muốn khát khao [chỉ] cho bản thân mình được hạnh phúc mà thôi”.

 

Một lần nữa, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xướng lên một lần ba âm tiết tiêu biểu cho thân, khẩu và ý: OM, AH và HƯNG. Chúng ta cố gắng thư giãn cái xu thế tự nhiênsuy nghĩ, điều có thể kích khởi cuộc nói chuyện ở bên trong hay bên ngoài, điều có thể dẫn đến sự hiếu động của cơ thể. Có một cách để minh họa việc thân, khẩu và ý hành động chung với nhau là trò chơi kéo co. Cả hai đội sắp thành hàng dài, mỗi bên nắm chặt một đầu dây, còn trọng tài thì đứng tại vạch giữa để biết bên nào kéo được bên nào qua khỏi vạch. Khi cuộc kéo co bắt đầu, các trọng tài bắt đầu dự đoán xem ai sẽ thắng. Thế rồi họ có thể bắt đầu nói, hoặc nói thầm hay nói lớn tiếng, “Mạnh lên!” với đội mà họ yêu thích. Và khi cuộc tranh tài diễn ra, họ thậm chí có thể bắt đầu, một cách vô tình, chạy sang bên này hay bên kia giống như các đấu thủ kéo co đang làm. Bạn có thể để ý thấy mình đang làm như vậy khi đi xem các trận đấu thể thao. Việc này minh họa cách thân, khẩu và ý bình thường nối kết với nhau ra sao trong các sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Khi hợp nhất Thân, khẩu và ý trong thiền định, chúng ta đang cố gắng để tịnh yên các yếu tố này và mang chúng đến một không gian thư giãn chung. Nếu tâm không bị xáo trộn và tập trung, khẩu sẽ an nhàn tự tại. Trong tình huống đó, sẽ chẳng còn gì để kích thích thân phải hiếu động. Bằng cách này, thân,  khẩu và ý sẽ trở nên .chuyên chú nhất điểm vào sự thanh tịnh.

Chúng ta đã biết Tâm quan trọng của thân qua pháp thiền thứ nhất, bắt đầu tìm thấy sự rộng rãi, cởi mở mà chúng tạ đang tìm kiếm thông qua thân, sao cho cấc suy nghĩ lẫn các cảm xúc cũng sẽ trải nghiệm được sự cởi mở và tĩnh lặng. Trải nghiệm và thư giãn xảy ra gần như đồng thời. Khi thân tĩnh lặng và hiện sinh, chúng ta lập tức cảm nhận được tất cả các kênh năng lượng, và năng lượng đang lưu chuyển một cách khác hẳn. Chúng ta có thể cảm nhận trạng thái năng lượng của cơ thể một cách toàn cục. Đây là một lý do khác nữa giải thích tại sao việc phải nhận biết thân là quan trọng. Với khẩu, hãy cố gắng để trở nên an địnhthanh tịnh - an định đến từ việc bớt sự huyên thuyên trong tâm tưởng, còn thanh tịnh đến từ việc. không còn bị lôi kéo bởi quá khứ hay tương lai. Tất cả các tầng bậc bên trong, bên ngoài và sâu kín của khẩu (bên ngoài ở đây có nghĩa là sự nói ra thành tiếng,- bên trong tức là sự huyên thuyên trong đầu; còn sâu kín chỉ ra cấu trúc quen thuộc của những suy nghĩ tế vi vang vọng sự huyên thuyên trong tâm thức) cần phải được thanh tịnh. Tâm sẽ không huyên thuyên nữa. Nhưng, khó mà làm được việc này bằng cách ép buộc, khi ra lệnh cho nó “Không được huyên thuyên!” Thay vì thế, hãy cởi mở và cố gắng tìm kiếm thân, khẩu và ý thư thái tự tại. Khi tâm được truyền cảm hứng để trở nên thư thái, chúng ta càng dễ trở nên chú ý và thư giãn nhiều hơn mà không bị phân tâm nữa.

Hãy an trụ trong hiện tại. Chẳng cần gì phải tìm kiếm sự quân bình nội tâm ở nơi nào khác. Hãy tìm nó ngay trong khoảnh khắc thiền định. Hãy thoải mái với khoảnh khắc ấy. Hãy an trụ trong cái nhất điểm vốn đã quân bình mỹ mãn. Điều quan trọng là phải nhận ra nó. Sự quân bình không chỉ là thành tựu của điều gì đó mới, nó còn là sự trải nghiệm điều gì đó mà bạn đã có một cách tự nhiên. Bạn có thể nuôi dưỡng và phát triển nó, làm cho nó trở nên mạnh thêm, bằng việc tập luyện. Tập trung sự chú ý và cho phép mình cảm nhận bản chất của tâm thứchết sức quan trọng.

Trước khi bạn cố gắng tập trung, hãy cởi mở tâm thức - thật sự cởi mở. Hãy tin tưởng vào bản thân; hãy cố gắng thư giãn và hiện hữu trọn vẹn; hãy thu nhận cảm hứng. Cởi mở nghĩa là đón nhận toàn thể môi trường - hình thái vật chất, năng lượng, tất cả mọi thứ. Hãy tin tưởng vào sự cởi mở. Khi bạn cảm thấy mình bắt đầu thư giãn, hãy tập trung sự chú ý. Tập trung chú ý không có nghĩa là phải khẩn trương; nó có nghĩa là sự chú ý nhẹ nhàng và điềm đạm. Khi bạn thật sự cảm nhận được năng lượng của thiền định, dòng chảy của nó, đến một lúc nào đó, năng lượng và sự thư giãn không còn là hai thứ nữa; chúng sẽ hợp nhất thành một trải nghiệm duy nhất.

 

Trong phương pháp tập trung thư thái này, phải đảm bảo rằng bạn không thôi thúc quá. Bạn có thể phải gắng sức đôi chút, nhưng đừng lấy đó làm mục tiêu của mình để rồi lúc nào cũng cứ cư xử như vậy, hoặc sẽ kết thúc trong cảnh thao túng. Điều này thật sự quan trọng. Nếu một số ý nghĩ xảy đến và chúng ta gán nhãn cho chúng là “những suy nghĩ gây phân tâm”, chúng ta có thể trở nên phê phắn và bực dọc với tình trạng và rồi cố gắng tống khứ chúng đi. Đến lúc ấy, một vở kịch nhỏ bắt đầu được hư cấu trong đầu óc chúng ta, và ngay lập tức, chúng ta tạo ra một tư liệu về điều đó, và rồi là chấm hết việc ngồi thiền. Đây là lý do vì sao sống trong hiện tạihết sức quan trọng. Tập trung sự chú ý vào khoảnh khắc hiện tạigiá trị lớn nhất. Việc tập trung vào sự tươi mới dẫn đến an nhàn tự tại, vì chúng ta không bị lôi kéo bởi các suy nghĩ, và bởi cả quá khứ lẫn tương lai.

Sự “gắng sứcdịu dàng và tế vi mà chúng ta làm khi tập trung chú ý được minh họa qua câu chuyện nổi tiếng về việc chỉnh dầy đàn (theo truyền thuyết là của Đức Phật và Machik Labdrõn, một bậc thầy Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ 12, kể lại). Khi có một đệ tử hỏi rằng người ta nên tập trung sự chú ý trong thiền định như thế nào, Đức Phật - biết người đệ tử đó là một nhạc sĩ - hỏi lại anh tà cách thức anh ta chỉnh dầy đàn ra sao. Câu trả lời là không được căng quá mà cũng không được chùng quá. Đấy, Đức Phật trả lời, cũng chính là cách người ta điều chỉnh sự tập trung chứ ý của mình trong thiền định: “Hãy trụ định vững vàng nhưng thư giãn thật thoải mái: Đây là mấu chốt của vấn đề”. Như vậy, đừng căng quá, cũng đừng chùng quá - đích thật là trung đạo (nghĩa là tránh những cực đoan). Bạn sẽ thấy rằng khi tìm kiếm sự cần bằng, bạn chính là người thầy tốt nhất của mình. Hãy kiểm tra và xem bạn có đang quá thả lỏng hay quá gắng sức không, và có những điều chỉnh cũng như những cảị tiến cần thiết.

Nếu bạn hãy còn mới với phép thiền chỉ, có thể hơi khó khăn lúc đầu, nhưng tất phải như vậy. Chúng ta tập trung sự chú ý vào một bông hoa, và khuynh hướng thắc mắc, tra vấn xuất hiện một cách tự động: “Nó màu cam, nhưng hơi có sắc vàng... tất cả các loại cấu trúc... hơi héo... cần nước.... Có vẻ như hôm nay trời sẽ mưa. Cái dù của mình ở đâu?” Và chúng ta quay trở về với suy nghĩ bình thường. Nếu việc đó xảy ra, đừng bực dọc và đừng phê phán - chúng ta đã và đang cư xử như vậy trong cả một thời gian rất dài. Đó là thói quen. Chỉ cần tập trung sự chú ý trở lại đối tượng, và khi bạn đi lạc khỏi nó, hãy nhẹ nhàng mang sự chú ý quay trở lại. Hãy cố gắng hết sức mình và đừng bỏ cuộc.

Bạn có thể thấy rằng mình đạt được một kỳ ngồi thiền xuất sắc vào ngày hôm nay, và lần sau thì cuộc ngồi thiền lại quá tệ hại. Việc ấy là bình thường, nên hãy dung thứtừ ái với chính mình. Hãy giữ cho tâm trí hài lòng Với khoảnh khắc hiện tại cũng như thư giãn theo phương cách hài lòng, để bạn không bị vướng vào thái độ khao khát và mong chờ kết quả. Việc ấy sẽ góp phần cho sự thư giãn trong thiền định, và cũng mang đến cho bạn một thái độ từ ái và tràn đầy yêu thương với tha nhân - một lợi ích rất lớn cho môi trường xã hội.

Bạn có thể thấy rằng sự chú ý của mình vần ổn định trọng một hai phút, và rồi bạn lại bị phân tâm lần nữa. Điều đó tốt thôi. Thêm nữa, không cần phải quay trở lạitái diễn trải nghiệm, cố gắng làm cho nó trở nên mỹ mãn hơn, giống như các nhạc sĩ trong phòng thu âm, thu đi thu lại một bản nhạc. Đây là một thói quen khác nữa mà chúng ta đã học trong đời thường, giống như chúng ta đang đánh máy lại một bức thư để sửa các lỗi chính tả. Khi thiền định, chỉ cần tiến hành tiếp một cách tự nhiên, đồng thời mang sự chú ý nhẹ nhàng quay trở lại với đối tượng, trở lại với hiện tại. Hãy cho phép mọi sự việc diễn ra. Hãy giữ cho tâm luôn rộng mở và linh hoạt. Nếu bạn thấy mệt, hãy dừng lại nghỉ, hít thở thật sâu, nhìn xa xa, hãy làm tâm trí tươi mới. Đừng trở nên cố chấp và phê phán bản thân.

 

 

CHỈ DẪN VÀ NHẮC NHỞ

•    Hãy nuôi dưỡng động cơ tu tậpvì lợi ích của bản thân và của tha nhân.

•    Hãy xướng các âm tiết OM, AH, HUNG như chúng ta đã làm trong pháp thiền trước.

•    Nếu đối tượng chú ý thuộc về hình ảnh, bạn có thể nhắm hay mở mắt đều được, tùy theo bạn đang chú ý vào một hình ảnh tưởng tượng, hay một vật thể thật sự ở trước mặt.

•    Hãy cho phép cơ thể được thư giãn.

•    Hãy để cho tâm thức an trụ vào khoảnh khắc hiện tại.

•    Hãy tập trung sự chú ý một cách nhẹ nhàng.

•    Đừng cố sức gò ép; hãy an tịnhthư thái.

•    Hãy bước vào sự tập trung nhất điểm.

•    Hãy cảm nhận sự án bình và thư giãn, và lấy đó làm mục tiêu chú ý.

•    Hãy nối kết với Thân, khẩu và ý.

•    Trước khi sẵn sàng kết thúc buổi tập, hãy hít thở thật sâu vài lần một cách điểm đạm.

 

HỎI & ĐÁP

H: Tôi có nghe rằng đạo đức là điều hết sức quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Có phải thiện hạnh trong cuộc sống quan trọng cho sự tiến bộ trong các pháp môn thiền định chẳng hạn như thiền chỉ — hay cũng quan trọng trong bất kỳ pháp môn thiền định nào?

Đ: Trong Phật giáo, đạo đức và sự cởi mở đón nhận được xem là có mối quan hệ mật thiết với nhau, và do đó đều hết sức quan trọng cho việc phát triển con đường thanh tịnh mang lại hạnh phúc. Bởi đạo đức thuộc về thái độ trung thựcchân thành đối với vạn pháp, nên bạn cần phải tôn trọng các khía cạnh cảm xúctrí tuệ nội tại của tâm thức mình.

H: Thật dễ để an thân, nhưng tôi gặp rắc rối trong chuyện an tâm - tâm cứ hoạt động suốt.

Đ: Phải. Bạn trở nên giống như một người làm công không ăn lương - một người tình nguyện. T ôi nghĩ việc này hết sức phổ biến - nhiều người cũng gặp vấn nạn tương tự. Cách chữa trị hay nhất là cố gắng đừng chú ý đến khi những suy nghĩ mạnh mẽ đến. Hãy nói với các suy nghĩ của bạn những điều đại loại như, “Tôi có hơi bận nên bầy giờ không chú ý đến các bạn được, bởi tôi đang uống trà”, hay, “Tôi đang muốn đọc sách một lát”. Hãy phản ứng theo một cách thức khác hẳn với cách bình thường của mình, và các ý nghĩ có thể quyết định, “Chà, hôm nay không thích hợp”, và chúng có thể tự biến mất.

H: Khi tập luyện thiền chỉ, có vẻ như tôi đã đạt được sự tập trung chú ý nhiều hơn qua từng ngày, nhưng sự tiến bộ đền mức nhất điểm lại rất chậm. Tôi có quá nhiều điều phân tâm do cách tôi suy nghĩ và cách tôi sống trong những năm tháng qua - chúng có vẻ như là những thói quen rất mạnh, đến độ hạ gục được tôi ngay khi tôi bắt đầu thực hành thiền định. Có lối tắt nào để thực hiện được thiền chỉ hay không hay đó chỉ là vấn đề nhẫn nại?

Đ: Nghe có .vẻ như bạn đang làm rất tốt. Câu trả lờỉ của. tôi là hãy kiên nhẫntiếp tục vững bước tiến lên. Đôi lúc sự tiến bộ từ từ thì ổn định hơn là tiến bộ nhanh chóng.

H: Thầy có nói rằng khi đang thực hành thiền chỉ, chúng ta trải nghiệm "sự rộng mở". Từ này có nghĩa là gì?

Đ: Sự rộng mở có nghĩa là tâm thức của bạn không còn lấy chỗ dựa cho nó là suy nghĩ và xoáy tròn các suy nghĩ đó càng lúc càng xa hơn nữa theo những cấu trúc phức tạp hơn, khiến cho tâm thức trở nên căng thẳng hơn. Cùng lúc, bạn trở nên tỉnh táo và không bị phân tâm, dẫn đến một không khí rộng mở hơn, lớn lao hơn.

H:  Nguồn năng lượngchúng ta trải nghiệm việc thực hành thiền chỉ đang tiến triển là gì? Và năng lượng này chính xác là gì ?  Theo thầy thì từ này có nghĩa là gì?

Đ: Năng lượng này xuất hiện khi tâm thức của hành giả không bị phân tán. Chẳng hạn, khi tâm thức không suy nghĩ nằng động, bạn có thể cảm thấy có một nơi ngay trong chính tâm thức có bản chất hết sức tĩnh lặng, kiểu “ngôi nhà thân yêu” của sự nghỉ ngơi, và năng lượng có mặt một cách tự nhiên ở đó. Dĩ nhiên, chẳng có nơi chốn riêng biệt nào ở đó cả - chỉ có chính tâm thức mà thôi.

H:  Ngay trước khi đi ngủ, tồi có nên ngồi thiền không?

Đ: Đây là một ý hay. Vào thời điểm đó, các suy nghĩ gần như đã lắng dịu. Chúng không còn quá sôi sục nữa. Đúng là có một sự quần bình vững chắc, cho phép bạn thư giãn một cách tự nhiên trước khi ngủ. Việc đó thật sự tốt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/12/2018(Xem: 14431)
09/09/2021(Xem: 21005)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.