Chương 2: Chất Liệu An Lạc

28/01/201112:00 SA(Xem: 25692)
Chương 2: Chất Liệu An Lạc

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CON ĐƯỜNG AN VUI
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 2: Chất liệu an lạc
Giảng tại Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, 13-5-2006
Phiên tả: Minh Quang

HẠNH PHÚC & AN LẠC

Giá trị an lạcđức Thế Tôn để lại là giá trị tâm linh thông qua đời sống an vui hạnh phúc thường nhiều người không thể có. An lạc trước nhất không phải là ý niệm đơn thuần về niềm vui của thể chất hay niềm vui nho nhỏ của tinh thần như khi con cái tặng cha mẹ một phần quà, học sinh sinh viên cầm tấm bằng trên tay dự lễ tốt nghiệp; hoặc tất cả những người mới lớn tìm kiếm công ăn việc làm và điều đó được thỏa mãn.

Nếu sự an lạc được phản ánh qua những gì con người mong đợi thì nó chỉ là một phản ứng tỏa ra bên ngoài từ ức chế tâm lý bên trong. Chất liệu đó là trạng thái trấn an tạm thời, và giá trị của dòng cảm xúc đó không thể tồn tại lâu dài. Thử quan sát hình ảnh một con rùa khi bị các con vật lớn hơn tấn công, tiêu diệt. Hành động đầu tiên là nó rút đầu và bốn chân vào trong mai. Ngay khoảng thời gian tứ chi của nó được đưa vào bên trong, sự sợ hãi tột độ có mặt. Trạng thái đó có thể tạo ra cho nó một ảo giác, nó nghĩ rằng mình được an lạc khỏi sự chết chóc, khỏi sự tấn công của con vật lớn hơn. Dòng cảm giác trấn an này là một dòng cảm xúc ảo, không phải là an lạc.

Rất nhiều người đã từng nuôi, tìm kiếm những dòng an vui hạnh phúc. Kết quả của sự thỏa mãn mang lại dòng cảm xúc trấn an tương tự. Người ta có thể có một ngôi nhà thật đẹp, phương tiện đời sống sinh hoạt sung túc, tất cả những cái đó như những mai rùa đang che đậy các giác quan, che đậy mạng sống thân thể, và hạnh phúc bắt đầu có mặt. Mỗi khi trả được phần nợ mua căn nhà, dứt được một phần nợ sau những năm học ở các trường, thì dòng cảm xúc cảm thấy hân hoan vô cùng. Đạo Phật gọi nó chỉ là những ảo giác của hạnh phúc giác quan chứ không thuộc về an lạc.

Phân biệt sự khác nhau giữa dòng cảm xúc an lạchạnh phúc giác quan để thấy bản chất của an lạc thuộc về dòng tĩnh tại trong tâm. Trong khi đó, hạnh phúc của sự thỏa mãn nhu cầu đời sống chỉ là không trung bên ngoài làm con ngườicảm giác thích thú, đê mê dẫn đến các hệ lụy lệ thuộc hoặc những phản ứng đối lập khi tất cả những yếu tố này không còn nữa. Niềm vui đến bằng con đường gì nó sẽ ra đi bằng cách thức đó. Nếu một ly nước có thể giúp ta đỡ khát, mang lại những cảm giác hạnh phúc tạm thời, thì khi yếu tố của ly nước không còn nữa, cơn khát lại tiếp tục xuất hiện. Cái đó không gọi là an lạc mà là sự phản ứng hóa chất tạo cảm giác dễ chịu. Thông thường cảm giác dễ chịu đó được đánh đồng với cảm thức hóa an lạc. Làm như vậy là vô hiệu hóa bản chất an lạc thật sự vốn là chiều sâu của đời sống tinh thần trong tâm thức. Nó không cần phải tốn tiền để mua, không phải hy sinh đổi chác, mà nó chỉ cần thái độ nhận thức sáng suốt của con người cộng với cách thức sinh hoạt theo những gì mà đạo Phật đã dạy thì dòng cảm xúc an lạc đó sẽ có mặt lâu dài.

Nếu mai rùa có thể mang lại cảm giác an toàn nhất thời trước sự tấn công của các vật khác lớn hơn thì cũng chính mai rùa là khối đè nặng cuộc sống của con rùa hằng ngày hằng giờ. Nói cách khác, nếu ai vay mượn một điều kiện nhất định nào đó để thông qua đó có được an vui, thì chính điều kiện an vui này là trạng thái mang lại mất hạnh phúc. Con rùa chỉ để bảo hộ an ninh cho bản thân, nó phải lê và lết cái mai nặng hơn thân thể chính nó. Yếu tố điều kiện hóa trong trường hợp của hạnh phúc là một gánh nặng, là sự khó chịu, là một cái gì đó có thể làm con người hệ lụylệ thuộc nhiều hơn. Cho nên bất cứ điều kiện gì mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc và khi môi trường điều kiện hoàn cảnh thay đổi, cảm giác hạnh phúc không còn nữa thì chúng ta biết rằng

đó chỉ là phản ứng ảo của giác quan chứ không phải an lạc thật sự.

ĐỂ ĐƯỢC AN LẠC

Giải mã đúng ngôn ngữ biểu tượng để tiếp cận giá trị triết lý là nghệ thuật tiếp cận sự an lạc nội tại. Kinh điển truyền thống của Nam TôngBắc Tông mô tả rằng “đức Như Lai khi Đản sanh, Ngài sinh ra từ hông phải hoàng hậu Maya”. Nếu hiểu câu đó từ góc độ của hiện thực và cho đó là một mô tả thực, chúng ta sẽ mất yếu tố rất quan trọng là giải mã sai hình ảnh văn hóa của người Ấn Độ. Mỗi một dân tộc có cách thức biểu đạt khác nhau với những góc độ văn hóa khác nhau. Có những dân tộc thích nói thẳng, nói huỵch toẹt, nhưng người Ấn Độ không thuộc cách đó, họ nói bằng văn chương chữ nghĩa, thông qua biểu tượng đó gửi gắm rất nhiều triết lý. Phải có chìa khóa giải mã đúng thì mới hiểu được tại sao “Như Lai sinh ra từ hông phải của hoàng hậu Maya”.

Khái niệm bên phải, bàn tay phải, tướng phải tượng trưng cho sự an lạc, an lành và lớn nhất của nó là an vui Niết Bàn. Thay vì nói rằng “sự ra đời của Như Laihạnh phúc cho số đông, là hạnh phúc cho chư Thiêncon người”, thì các nhà kinh học Phật Giáo đã nói bằng ngôn ngữ biểu tượng rằng “đức Như Lai được sinh ra từ hông phải của hoàng hậu Maya”. Do đó cần phải hiểu sự mô tả trong trường hợp này mang biểu tượng của triết lý, gợi lên những suy nghĩ mà mỗi người khi tiếp xúc với câu chuyện, được kể lại, hay được nghe thuyết giảng có thể tìm cho mình sự giải mã riêng, từ đó đóng góp, tham giatìm kiếm những giá trị an vui hạnh phúc.

Một câu chuyện hay có thể là câu chuyện kết thúc với rất nhiều dấu chấm hỏi. Mỗi người phải tự tìm lời giải đáp cho dấu chấm hỏi đó. Nếu kinh điển nói rằng: “Như Lai sinh ra

mang lại hạnh phúc an vui cho cuộc đời”. Có lẽ người Ấn Độ sẽ không theo đạo Phật nhiều. Nguồn tả thực đó không mang lại sự hấp dẫn về triết học, vì đất nước Ấn Độ là đất nước tôn giáo, đất nước của triết học gia, của các nhà tâm linh, các nhà biểu tượng, các nhà hành trì.

Tuy nhiên, hiệu ứng “Như Lai sinh ra từ hông phải của hoàng hậu Maya” như một thực tại có thực, sẽ tách rời đời sống Như Lai khỏi đời sống bình dân của những con người bình thường được gọi trong quan niệm Phật giáophàm phu tục tử. Chúng tacảm giác người phàm tục có khoảng cách rất lớn với Như Lai vì Ngài sinh ra bằng cách thức lạ thường. Ngài là nhân vật phi thường nên Ngài có thể tu tập chứng đắc được Giác Ngộ, còn chúng ta là những người không có được phần trăm, phần ngàn của Ngài cho nên những gì Ngài dạy ta không thể nào đạt được.

Sự giải mã sai ý nghĩa triết lý Đản Sanh có thể làm con người tự khinh khi tiềm năng Giác Ngộđức Phật nhắm đến như một mục tiêu giáo dục của Ngài. Điều đó buộc chúng ta phải lý giải và hiểu câu chuyện từ cách thức biểu đạt của người cứu độ. Cho nên kinh điển Phật giáo đã vận dụng biểu tượng triết lý khi bày tỏ sự tôn kính đối với những nhà tâm linh như sau, chẳng hạn các vị Tỳ Kheo sau khi nghe một mảng kinh có chiều sâu, có thể giải quyết được nỗi khổ niềm đau, các Ngài đứng dậy, bày tay phải, nhiễu quanh Phật ba vòng, đi theo hướng từ bên phải, sau đó ngồi qua một bên. Nếu không đông người thì tất cả ngồi bên phải chứ không ngồi bên trái. Như vậy là sự ra đời của Như Lai mang lại an lạc hạnh phúc cho con người và điều đó được diễn giải bằng góc độ triết lý. Ngoài ra các khái niệm mang tính biểu tượng cần tiếp tục được lý giải dưới góc độ của triết lý. Ba hình ảnh quan trọng thường thấy đó là:

Hình ảnh thứ nhất: Như Lai có mặt trên cuộc đời để dựng lại những gì đã ngã xuống. Hình ảnh dựng lại những gì ngã xuống gợi lên một triết lý về xây dựng. Phá thì rất dễ, không cần trình độ, càng kém trình độ chừng nào thì đả phá càng dễ chừng đó. Một nhận thức sai lầm có thể đẩy cuộc đời này vào nỗi khổ, làm tan nát tất cả công trình đã xây dựng hằng bao nhiêu thế kỷ. Hủy hoại của sự tàn phá rất lớn, nhưng xây dựng nó đòi hỏi công sức năng lực.

Triết lý đạo Phật không bao giờ đề cao vai trò độc tôn của một con người mà đề cao đến tinh thần tập thể. Với học thuyết hóa tâm, một người chỉ có hai bàn tay, nhưng kinh điển Đại Thừa đã tạo ra biểu tượng ngàn bàn tay. Ngàn bàn tay cùng nhau xây dựng công trình thì đó sẽ là công trình chung, công trình của một cộng đồng, một quốc gia, một xã hội, một thế giới. Ngôi chùa Phật giáo được gọi là ngôi chùa làng chứ không phải là chùa của các vị sư, sư cô và do đó tất cả mọi Tăng Ni Phật tử mỗi người đều có trách nhiệm bảo hộ, nuôi dưỡng để nó trở thành trung tâm văn hóađời sống tinh thần của những người có nhu cầu. Đó là yếu tố của sự xây dựng.

Dựng lại những gì bị ngã xuống đòi hỏi đến tinh thần thái độ rất lớn, bàn tay là chưa đủ, hóa thân của tập thể cũng chưa đủ, vì nếu các bàn tay đó luýnh huýnh, không có quan điểm, chủ trương, lập trường, khuynh hướng cụ thể, sẽ tạo ra sự rối loạn. Quan sát con cuốn chiếu nhiều chân, nó bò một cách luýnh huýnh, liên tục, bò đến phía trước không ngừng nghỉ, ấy thế mà tiến độ bò chẳng là bao. Trong khi con rắn không hề có một chân nào, nhưng nó trườn tới phía trước nhanh gấp trăm lần so với con cuốn chiếu.

Do đó học thuyết hóa của Phật giáo không dừng lại ở tinh thần tập thể mà quan trọng hơn là sự có mặt của tuệ giác, trí huệ nhận thức sáng suốt, sự hiểu biết, sự rộng lượng. Nó

được hóa thân bằng ngàn con mắt khác nhau. Một mắt sẽ quán xuyến không đủ, một cái nhìn có thể gây hạn hẹp, quan điểm một người có thể trở thành cái gì đó rất độc tài. Cho nên nó phải là một chất xám tập thể và cao hơn, nó phải là tuệ giác cộng đồng, tuệ giác của tất cả mọi người.

Như Lai đã tạo ra một cộng đồng gồm bốn thành phần Thiện nam, Tín nữ, Xuất gia nam, Xuất gia nữ. Bốn thành phần này đóng bốn vai trò khác nhau. Giới tính nam và nữ có những khác biệt căn bản. Có những vai trò người nam làm hiệu quả hơn người nữ và ngược lại, hoặc có những vai trò người xuất gia làm thành công hơn người tại gia và ngược lại. Trong bối cảnh văn hóa Ấn Độ giáo mấy ngàn năm trước, xây dựng sự đa dạng về vai trò tạo ra trách nhiệm của những đóng góp cho Giáo đoàn của Như Lai rất là kỳ diệu.

Lúc bấy giờ, Ấn Độ là đất nước mà thân thể của nó chỉ có một vai, vai đó của người nam. Người nữ thuộc bộ phận bị bỏ rơi, không có vai trò vị trí xã hội. Sinh hoạt của họ chỉ gắn liền với ngôi nhà, gắn liền với chồng con, trong sự phục vụ họ gắn liền với người giàu. Những điều đó đã làm cho xã hội Ấn Độ phát triển một cách không đồng đều. Sự xây dựngNhư Lai mang lại cho cuộc đời này đã tạo ra sự an lạc. Đó là việc nhìn thấy được những đóng góp chung của tuệ giác từ các cá thể khác nhau. Chính vì thế, Như Lai đã giới thiệu thêm hình ảnh mới của một vị tâm linh mang tính người nữ. Vai trò xã hội lúc bấy giờ đã được bình đẳng hóa. Vai trò tâm linh, khả năng chứng đắc Giác Ngộ, những gì người nam làm được, người nữ cũng làm được. Xây dựng trên tinh thầnđạo lý như vậy là việc vô cùng khó, đặc biệt trong bối cảnh mà người nữ được quan niệm chỉ có hai chức năng phục vụ và sản xuất - sản xuất con cái, phục vụ chồng con. Người phụ nữ phải chịu rất nhiều nỗi khổ niềm đau từ nền tảng văn hóa

sai lầm đó. Như Lai ra đời dựng lại những gì ngã xuống từ sự bất bình đẳng của nhân loại. Hình ảnh đó đòi hỏi chúng ta phải giải mã đúng.

Hình ảnh thứ hai: Như Lai có mặt trên cuộc đời để lật ngửa những gì đã bị úp xuống. Ly, chén, bát, nồi dĩ nhiên có hai thế, lật ngửa và lật úp. Lật úp tượng trưng cho sự che đậy, phủ trùm, bao bọc. Nền tảng văn hóa Ấn Độ giáo bấy giờ tượng trưng cho vô minh, sự bất hạnh, tượng trưng cho những cái gì đó mà con người không bao giờ với tới, nhận thức, chứng đắc được. Như Lai là người lật ngửa những cái bị úp xuống. Hình ảnh này nói lên sự an lạc nằm ở yếu tố chúng ta phải khám phá những giá trị tâm sâu xa trong tiềm thức, do vì lòng tham sân singộ nhận của giác quancon người đã biến những cái giả thành thật, biến những khổ đau mà lầm nhận rằng nó chính là hạnh phúc. Lật ngửa những cái đó, vạch mặt điểm tên vào nỗi khổ niềm đau rất cần thiết và rất khó. Nó có thể liên hệ đến chính trị, có thể đụng chạm đến xã hội, có thể vướng víu đến cảm tính của con người. Vạch mặt chỉ tên đúng là một nhu cầu, vì nó sẽ tạo ra giải thoát. Bác sỹ muốn bệnh nhân hết bệnh thì trước hết phải xác định bệnh của bệnh nhân. Đó là vạch mặt chỉ tên, là lật ngửa con bệnh.

Người Phật tử không nên và không được trốn chạy khỏi nỗi khổ niềm đau. Trên thực tế có nhiều người chán nản trước nỗi khổ niềm đau, họ ngã quỵ, càng nỗ lực càng bế tắc. Nhu cầu tâm linh, nhu cầu cảm xúc, nhu cầu xã hội, nhu cầu của sự tương thân… xuất hiện. Tôn giáo có mặt để phục vụ cho những giá trị này. Yếu tố dựa để trấn an cũng chỉ là một phản ứng hóa chất. An lạc có mặt trong sự tĩnh tại của tâm. Khám phá giá trị tâm linh là một trong những cách thức để biến ước mơ trở thành hiện thực. Hãy nhận dạng ra những bế tắc mà mình đang gặp, vạch mặt chỉ tên nỗi khổ niềm đau mà mình đang có.

Như Lai có mặt trên cuộc đời cung ứng cách thức an lạc thông qua những phương phápvạch mặt chỉ tên” nỗi khổ niềm đau. Trong các mối quan hệ của con người, nếu có sự ách tắc với một người nào, ta thường bỏ lơi nó, không gặp mặt nó bằng cách biến mất khỏi chỗ A mà người này đang có mặt. Cách tiếp xúc và sống chung với người mà quan niệm, cách thức đối đãi, lời ăn tiếng nói của họ hoàn toàn để lại sự khó chịu cho ta. Khi đó, một là ta tới phía trước để đối đầu, hai là ta sẽ vĩnh viễn chào với cảm giác ngột ngạt khó chịu. Đối đầu không đúng cách sẽ mang lại nỗi khổ niềm đau. Chạy trốn không đúng cách lại càng làm cho nỗi khổ niềm đau gia tăng gấp bội. Hãy lật ngửa nó để nhìn thấy và giải quyết ngay gốc rễ.

Đạo lý nhà Phật dạy, hãy ngồi lại với nhau, nói với nhau, giải quyết với nhau hơn là nói về nhau. Vì sự đối thoại, sự ngồi chung sẽ giúp chúng ta trở thành bạn thân. Hai người nói với nhau, họ có thể có những lời không vui, nhưng cường độ của sự không vui đó không bao giờ bằng với cách thức mà chúng ta nói xấu hay phê bình chỉ trích người vắng mặt. Vì không sợ bị phản ứng, chúng ta phóng thích tất cả những ức chế tâm lý của mình để giải quyết dòng cảm xúc khó chịu đó. Từ đó ta có thể tạo ra dòng phản ứng với cường độ lớn nhất của nó. Nhưng ngồi lại, chúng ta sẽ nói lịch sự hơn, ít nhất phép giao tế, và sỹ diện của bản thân - hình thái mới của bản ngã - có thể giúp cho ta không đau khổ như cách thức chúng ta nói về người vắng mặt. Vì vậy phải nhận diệngiải quyết nó. Một trong những cách thức để mang lại sự an lạc cho bản thân.

Hình ảnh thứ ba: Như Lai có mặt trên cuộc đời để đem ánh sáng vào bóng tối. Bản chất của ánh sáng và bóng tối đối lập hoàn toàn với nhau. Ánh sáng có thì bóng tối mất và

ngược lại. Hình ảnh đem ánh sáng vào trong bóng tối có ý nghĩa rất lớn là soi sáng, giá trị của sáng nằm ở nhận thức, chứ không nằm ở niềm tin. Giá trị soi sáng khởi lên bằng tuệ giác của con người thông qua nhận thức sáng suốt. Do đó muốn an lạc một cách lâu dài, chúng ta không chỉ đơn thuần hy vọng với những ước mơ, vì Như Lai đã nói: “Những điều mơ ước không thành tựu là một nỗi khổ”. Mơ ước càng nhiều thì khổ đau càng lớn. Trèo cao té đau, dĩ nhiên trèo thấp dưới gai góc thì té đau cũng không kém. Vì thế người Phật tử phải tìm ra hướng giải quyết bằng sự soi sáng của tâm linh. Niệm vấn đề gì đó đến tận gốc rễ của nó, không nửa vời, làm chưa hết rồi bỏ.

Ba hình ảnh trên là sự kết tinh của đời sống tâm linh Phật Giáo. Bất cứ ai có được yếu tố xây dựng an vui hạnh phúc, hòa bình hòa hợp; bất cứ ai có được tinh thần vạch mặt chỉ tên nỗi khổ niềm đau để tìm hướng giải quyết; bất cứ ai biết vận dụng tuệ giác, phương pháp tu tập để soi sángxóa bỏ tất cả bóng tối khổ đau thì người đó mới có được an lạc lâu dài. Đấy là kết quả giác ngộ, là giải thoát.

HỒN NHIÊNAN LẠC

Bảo khó sẽ thấy khó, bảo dễ sẽ thấy dễ. Khó và dễ nằm ở nhận thức con người. Thái độ tâm lý cũng là một yếu tố rất quan trọng. Hễ nó can thiệp vào rồi, tốt và xấu đều có mặt, ranh giới bắt đầu được phân chia. Người có bản lĩnh, đối diện trước cái càng khó càng cảm thấy hấp dẫn. Người yếu đuối có thể cường điệu hóa thành ra rất lớn. Quan sát hình ảnh hai đứa bé, một đứa con nhà nghèo và một đứa con nhà giàu vui chơi tại hai địa điểm khác nhau. Khi hai bé ngã, đứa bé con nhà giàu khóc thảm thiết, bởi vì nó vốn đã được tưới tẩm dòng cảm xúc thương yêu chăm sóc của người thân gồm mẹ, bà, vú nuôi, những người thương tưởng chăm sóc, vỗ về nó.

Khi dòng cảm xúc được vỗ về thì nó lại càng lấn lướt, bơm phồng, nỗi khổ niềm đau được trương phình lên. Trong khi đó, đứa bé con nhà nghèo khi ngã, đau đến tột cùng, nó cũng òa lên khóc. Nhưng trong giây lát thấy không ai nâng mình lên xoa dịuan ủi, nó tự đứng dậy tiếp tục đi.

Bản chất của cảm xúc cũng vậy. Ta tìm kiếm cái gì đó để trấn an, vỗ về, tạo ra mối liên kết liên hệ với nhau. Bản chất hạnh phúc liên minh là bản chất hạnh phúcđiều kiện. Nó tạo thêm các sự hệ lụylệ thuộc, không mang lại sự an lạc. Ngay trong thời điểm tính điều kiện của dòng cảm xúc có mặt, nó thiết lập ra nỗi bất an sâu sắc bên trong. Chính vì thế nhà Phật dạy phải xây dựng an lạc ngay từ đời sống của mình, không nương dựa. Để có được an vui lâu dài, con người phải đi, phải làm, phải tự giải quyết. Nhờ người khác chưa chắc họ đã sẵn lòng giúp đỡ.

Kinh Đại Bát Niết Bàn có một phẩm đề cập đến hạnh phúc an lạc của những bé thơ nhi. Gương mặt hồn nhiên của các em đã làm cho nhiều người lớn có cảm giác rất yên mến: dễ thương không tính toán, ưu tư, tranh chấp, hận thù. Những yếu tố tinh thần đó là bài học cho tất cả người lớn noi theo. Đức Phật dạy tất cả chúng ta hãy sống với niềm hạnh phúc đó. Điều gì làm cho trẻ thơ hồn nhiên? Đó là dòng cảm xúc tâm lý không phân biệt đối đãi; không phân chia trên dưới, cái bản ngã tôi và cái không phải của tôi, thân và những người không thuộc về thân, ranh giới giữa bạn và thù, mình và người, đúng và sai được thiết lập, được giải quyết trên cách thức thắng thua.

Hạnh phúc của chiến thắng chỉhạnh phúcđiều kiện. Nó được đắp đổi từ nhiều bất hạnh của những người thất bại. Do đó hồn nhiên là chất an lạc. Hồn nhiên là nền tảng để sống an vui hạnh phúc. Theo kinh điển nhà Phật, nỗi khổ

niềm đau gắn liền với dòng cảm xúc. Còn cảm xúc là còn khổ đau, ngay cả cảm xúc hạnh phúc cũng là một phương diện của khổ đau, đây là nền triết họctâm lý hiện đại khó chấp nhận. Nếu so sánh nhiệt lượng cao 1000C với nhiệt lượng thấp đến âm độ C, thì chúng ta chỉ gọi nó là nhiệt độ. Hạnh phúc con người có thể ví như 1000C, bất hạnh có thể là - 500C thì nó vẫn nằm trong nhiệt biểu của cảm xúc lên và xuống, hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện, môi trường, thái độ, khuynh hướng sống, phong tục tập quán, cá tính v.v…

Như Lai kết luận trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trẻ thơ không nhiều mơ mộng, nhiều tham vọng, không tính toán, hơn thua. Chính vì thế chúng được an vui hạnh phúc hơn người lớn. Bản chất của an lạc là một cái gì đó thông qua dòng cảm xúc, nó được chuyển hóa trọn vẹn.

KHÉP LẠI QUÁ KHỨ

Làm thế nào để dòng cảm xúc an lạc có mặt lâu dài và không bị lệ thuộc, không bị biến thiên theo tính điều kiện từ môi trường, nhà Phật dạy hãy sống với hiện tại, chặt đứt quá khứ. Trong khi đó con ngườithói quen hồi ức lại quá khứ, đặc biệt trong bối cảnh của thời hiện đại. Khoa học kỹ thuật phát triển nhiều chừng nào con người lại có cơ hội sống với quá khứ nhiều chừng đó. Trước đây chưa có máy chụp hình, máy quay phim, máy ghi âm v.v…, các phương tiện internet, đài truyền hình, truyền thanh, thì chuyện qua rồi chúng ta nhớ, kể lại cho người khác, họ có thể nhớ, có thể quên. Ngày nay hình ảnh được ghi giữ lại, nỗi khổ niềm đau theo đó được lưu giữ, không buông bỏ. Mỗi lần hồi ức lại, nó có cơ hội sống lần thứ hai, thứ ba trong dòng cảm xúc của mình. Trẻ thơ, theo kinh Đại Bát Niết Bàn không có đời sống trở về quá khứ.

Thông qua con đường vượt biên, ai đã từng đi hải ngoại

thì ký ức khổ đau về biến cố chính trị 1975 có cơ hội được thúc đẩy, được thổi lớn lên mỗi khi hồi tưởng về được và mất, lên voi xuống chó, thuận lợi và bất thuận lợi, bắt đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Nhiều người khi nhớ lại đã không dằn lòng được. Dòng cảm xúc chúng ta cứ bị trì, và đè nặng, không thể thoát khỏi. Quá khứ là một cái gì đó rất cần thiết cho các sử gia, nhưng không cần thiết cho hạnh phúc của con người. Quan điểm này được Như Lai xác định rất rõ. Các nhà khảo cổ học, sử học, nhân bản học, các nhà nghiên cứu cần về quá khứ, nhưng những con người cần an lạc hạnh phúc bỏ quá khứ nhiều chừng nào an lạc chừng đó.

Sẽ có ý kiến cho rằng nếu cắt đứt quá khứ làm sao có được hiện tại. Không ai phủ định sự liên hệ giữa quá khứhiện tại, nhưng đức Phật đã nói, hồi ức về quá khứ, chúng ta có cơ hội làm cho nỗi khổ niềm đau sống lại. Thực tại của sự sống lại đó chỉ là một ảo giác của cảm xúc hồi tưởng. Chẳng hạn, việc hồi tưởng đến một niềm vui, một thời vàng son mà mình đã từng có, lúc bấy giờ ta sẽ sống với ảo giác hạnh phúc trong một thời mà nó vĩnh viễn không bao giờ còn nữa. Bản chất của hạnh phúc cần thiết phải là những cái trong hiện tại. Bám víu vào cái vành, cái xoong, cái nồi, bất cứ một địa đạo của hạnh phúc nào đó, là chúng ta giam nhốt dòng cảm xúc của mình. Nó không có cơ hội để trở thành hiện tạivĩnh viễn, chúng ta luôn luôn là cái gì đó của ngày hôm qua.

Hãy thử liên tưởng hình ảnh một ly nước có rất nhiều cặn, bẩn. Quá khứ của ly nước có thể là một cái gì đó làm cho ly nước này không thể phục vụ cho việc uống của con người. Càng khuấy vào ly nước, cặn bẩn càng nổi lên, không thể uống được. Ta phải dừng lại để phần lớn các cặn bẩn lắng đọng dưới ly, và dùng một phương tiện khác để múc nước khỏi phần cặn bẩn này, uống một cách vệ sinh an toàn.

Như Lai dạy, chặt đứt tất cả những dây mơ rễ má của dòng cảm xúc quá khứ thì sự an lạc sẽ có mặt. Sự an lạc không phải là dòng cảm xúc lấy từ bên ngoài, từ thượng đế, từ sự hỗ trợ của những người thân mà chúng ta cần chuyển hóa từ bên trong cảm xúc của bản thân. Chặt đứt quá khứ là dòng cảm xúc của ta chuyển hóa được 80%. Trên thực tế, số phần trăm cảm xúc ngã về tương lai không nhiều bằng số lượng chúng ta chìm về quá khứ. Con người thường thất bại là vì ngủ quên trong chiến thắng, chiến thắng là gì, là một thành quả trong quá khứ. Cách ước vọng về tương lai là cách thức làm dòng cảm xúc của hạnh phúc phân biệt bị đốt cháy bởi những hy vọng, những niềm tin, những ước mơ, những thúc đẩy, mặc dù tất cả những cái đó đều có điều kiện, có giá trị nhất định. Nhưng nó đưa con người tới phía trước để biến ước mơ trở thành hiện thực.

THIẾT THỰC HIỆN TẠI

Kinh điển nhà Phật thường dùng hình ảnh con gà đẻ trứng để dạy chúng ta không tìm hạnh phúc bằng cách mơ ước một đàn gà. Đức Phật dạy hãy làm thế nào để được những quả trứng có trống. Quả trứng có trống thông qua sự ấp của gà mẹ hay ánh đèn sáng trong các khu công nghiệp nuôi gà, gà con có đủ sức chọc thủng vỏ chui ra ngoài, trở thành một mầm sống có ích. Mơ tưởng đàn gà chỉ mang lại sự sợ hãi, càng mơ càng hồi hộp, càng mơ càng sợ không đạt được. Như Lai dạy cứ gieo trồng, cứ tiến hành, cứ phục vụphương pháp, có lề lối thì hạnh phúc an lạc dần dần xuất hiện, có mặt đến đâu vững chãi đến đó.

Yếu tố của đời sống hiện tại là một trong những nghệ thuật để có được an lạc. Gắn liền với hạnh phúc về phương diện tâm lý học, đó là “ít muốn và biết đủ”. Thái độ này không phải là thái độ cầu an, an phận thủ thường mà là thái

độ nhân quả. Nhận thức sáng suốt rằng khi nỗ lực bằng tất cả nhiệt huyết, có phương pháp và khả năng của bản thân mà kết quả đạt đượcgiới hạn, thì chúng ta không cần phải buồn về quả không tốt này. Yếu tố nhân duyên tạo ra quả đó là một quy luật không có ai có thể can thiệp được. Hãy nhận thức rằng vì nhân ta gieo và duyên có mặt của nó tạo ra quả tương thích, ta cảm thấy vui hơn là tức tối rằng tại sao nó không được như ý muốn.

Dòng cảm xúcbiết đủ” mang lại an lạc cho con người. Nó ngược hoàn toàn với thái độ của những người cầu an. Người cầu an là người không muốn vận động, do đó kết quả của những gì thuộc về thành tựu sẽ vĩnh viễn không bao giờ có mặt với họ. Nhiều vị sau thời gian đi tu, đi chùa, trở nên không màng gì cả. Họ không làm, không phấn đấu, trở thành những người bi quanyếm thế. Nhà Phật có học thuyết tinh tấn, nghĩa là làm hoài làm mãi không ngừng, tái sinh ra làm tiếp; tu hoài tu mãi không ngừng, tu đến khi đạt được quả vị thì thôi; dấn thân hoài, dấn thân mãi; phục vụ hoài, phục vụ mãi cho đến khi không còn ai khổ đau thì thôi, tất cả đều gọi là tinh tấn. Vì vậy Như Lai không bao giờ dạy các học thuyết đối lập, phủ định lẫn nhau.

Ít muốn, biết đủ” không phải là thái độ của những người không có ước vọng cao, không có niềm tin lớn, không có những chí nguyện hào hùng, mà là cách thức chuyển hóa dòng cảm xúc khi kết quả diễn ra không như ý. Dòng cảm xúc của an vui hạnh phúc là một chuyển hóa làm lắng đọng tất cả những bợn nhơ của cảm xúc, dù tốt hay xấu, trong quá khứ. Chúng ta có mặt và sống trong thực tại thì sẽ đạt được sự an vui hạnh phúc lâu dài. Mỗi người đều có tiềm năng để khai thác dòng an lạc đó, biến nó trở thành một thực tại của bản thân, và do đó chúng ta có thể thực tập ở bất cứ nơi đâu.

GIAO THOA TÂM LINH

Trở về ngôi chùa, dù lớn hay nhỏ, trong không gian ấm cúng, ta sẽ hội tụ được đời sống tâm linh. Rất nhiều Phật tử nhà cao cửa rộng, phương tiện đầy đủ, có bàn thờ Phật trang nghiêm, nhưng không thể tạo ra một giao thoa tâm linhmọi người có thể tác động lẫn nhau, sinh hoạt tập thể như tại một ngôi chùa. Sự giao thoa tâm linh này như nguồn lực thúc đẩy tạo ra sự tinh tấn, sự đối chiếu với những bạn đồng tu giúp ta phấn đấu nhiều hơn. Chẳng hạn khi ngồi tụng niệm và quán, dòng cảm xúc buồn ngủ xuất hiện, ta liếc qua thấy những bạn đồng tu của mình tinh tấn, sự hối hận bản thân bắt đầu trỗi dậy nhắc bản thân phải phấn đấu khống chế và chiến thắng dòng cảm xúc buồn ngủ. Đó là giao thoa tâm linh. Nói cách khác, giao thoa tâm linh có thể tạo ra duyên khởi an vui hạnh phúc. Chính vì thế mà nhu cầu đến chùa, sinh hoạt ở chùa là một trong những cách thức mang lại an lạc hạnh.

Một ghi nhận đáng ca ngợitruyền thống cộng đồng Phật tử hải ngoại, đó là vào những ngày cuối tuần, cha, mẹ, vợ chồng, con cháu, anh em và những người thân nhân cùng nhau đến chùa. Hiện tượng đó rất hiếm ở Việt Nam. Rất may ảnh hưởng của nền văn hóasinh hoạt phương Tây, vì quá bận rộn với công việc nên nhiều người nhận thức được nhu cầu tâm linh là nhu cầu không thể thiếu. Họ đã dành một phần thời gian quý báu của mình để tạo ra một giao thoa tâm linh tại ngôi chùa. Hy vọng truyền thống tốt đẹp đó tiếp tục được giữ mãi và lưu truyền đến đời con cháu. Khi lớn lên, thế hệ con cháu sẽ có hai nền văn hóa khác nhau mà không hề mâu thuẫn nhau trong nhận thứccảm xúc. Một người có được hai nền văn hóa có thể trở thành một người có giá trị hai lần. Nó không hề cảm thấy dị ứng và xa lạ với nền văn hóa gốc mà cha mẹ, ông bà đã cưu mang, nên nó cũng không bao

giờ tách khỏi nền văn hóa của cha mẹ bằng cách cho rằng đó là những cái cổ hủ.

Giao thoa tâm linh, mặc dù đơn giản nhưng vẫn có một sức sống rất quan trọng tạo nguồn an lạc cho chúng ta.

Trở về vào ngày rằm tháng tư để làm đại lễ Phật Đản, chúng ta liên tưởng đến sự kiện an lành từ việc Đản Sanh của Như Lai với một số cách thức giải mã gắn liền với những biểu tượng triết lý của nền văn hóa Ấn Độ, để thông qua đó tìm ra những chất liệu sống, sống trong hiện tại, sống một cách hồn nhiên không tư lự, sống không hơn thua hận thù, sống một cách trải dài tâm trên lộ trình của hiện tại để đẩy lùi dòng cảm xúc quá khứ và do đó sự chuyển hóa bắt đầu có mặt. An lạc có mặt trong lòng thực tại của chuyển hóa. An lạc là một bản chất của chuyển hóa và sự chuyển hóa đó nằm ở dòng cảm xúc qua sự suy nghĩtuệ giác nhận thức của con người. Chính vì thế mà chúng ta có thể thực hànhmọi nơi.

Trong khi thực hành tại chùa thông qua những thời kinh, những khóa tu, sự hành trì, chúng ta có thể ứng dụng nó trong ngôi nhà của mình, trong các nơi sinh hoạt, thậm chí ở trên xe, trong nhà vệ sinh. Chuyển hóa là một thực tại diễn ra trên dòng cảm xúc của nhận thức, và do đó đừng ngại để cho sự chuyển hóa đó có mặt đem lại sự an vui hạnh phúc lâu dài. Vì bản chất của đời sống nằm ở an vui và hạnh phúc, nếu thiếu nó thì dù nhà cao cửa đẹp vẫn không có ý nghĩa. Muốn vậy thì tất cả những nỗi khổ niềm đau, những bất hạnh, những oan trái, những bất hòa trong gia đình, trong những người thân phải tìm cách để giải quyết. Giải quyết không phải với thái độ bất cần mà giải quyết bằng sự tha thứ, bằng sự hỷ xả.

Hai yếu tốtha thứ” và “hỷ xả” này sẽ là chất tẩy để cho dòng cảm xúc chuyển hóa trọn vẹn, không còn cợn bám của

khổ đau. Làm được điều đó là làm cho ý nghĩa của ngày Phật Đản trở nên quan trọng hơn, vì đạo Phậtđạo hành trì. Phải cố gắng làm, làm cho đến lúc nào chúng ta cảm thấy rằng những người mang lại nỗi khổ niềm đau không phải là kẻ thù của mình. Ta cám ơn họ vì họ đã tạo ra lửa thử vàng tâm linh cho ta, hận và thù sẽ tan biến, dòng cảm xúc an vui sẽ có mặt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2021(Xem: 17649)
23/07/2016(Xem: 18084)
05/06/2018(Xem: 14599)
20/05/2020(Xem: 9034)
19/09/2013(Xem: 28188)
02/12/2021(Xem: 5043)
30/03/2022(Xem: 5263)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.