Khuyên Người Niệm Phật

06/07/201112:00 SA(Xem: 75330)
Khuyên Người Niệm Phật

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT
Tác Giả: Cư sĩ Diệu Âm
Phật lịch năm 2547 / Dương lịch năm 2003

khuyennguoiniemphat


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

“Chân Thành – Thanh TịnhBình ĐẳngChánh GiácTừ Bi
Nhìn thấu – Buông Xuống – Tự TạiTùy Duyên – Niệm Phật”


Phát Nguyện Vãng Sanh

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung.
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu.
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô-Sanh.
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.

Văn Hồi Hướng

Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ.
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tức phát Bồ-đề tâm.
Tận thử nhất báo thân,
Đồng sanh Cực-lạc quốc.

Lời khai thị của Đại sư Ấn Quang.

Bất luận là người tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.

Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người như Bồ-tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.

Nếu quả có thể tu hành được như vậy thì nhất định được vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc Thế-giới.

 

Lời giới thiệu

Tôi hân hạnh nhận được một xấp thư của Phật tử Diệu Âm viết, những lá thư gửi cho gia đình, bà con, bạn bè…Tôi đã đọc và phát hiện ra những điều hay; sau cùng tôi vô cùng hoan hỉ nhận xét rằng đây không phải là những lá thư thường tình mà là những lời pháp rất hay, thích hợp, linh động, thực tế !…

Theo tôi thì những “lời thư pháp” này có thể giúp cho người phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh.

Tôi xin trang trọng giới thiệu cùng quý vị và mong tất cả quý vị hãy đọc kỹ những lời thư, đọc từng bài một, rất lợi ích cho chính mình, cho cha mẹ, cho gia đình

Hy vọng những lời thư đượm nhuần pháp Phật này có thể giúp cho quý vị thấy được phương cách để trở thành người con chí hiếu khi cha mẹ còn tại tiền; nếu song thân đã quá vãng, quý vị sẽ là người đại hiếu như Đại Mục-Kiền-Liên; gia đình của quý vị sẽ trở thành gương mẫu của đạo đức và hiếu hạnh, góp phần xây dựng xã hội an lạc, thái bình, thịnh vượng

Niệm Phật vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là con đường cứu cánh viên mãn, thành toàn hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của chư Phật vậy.

Nam-mô A-di-đà Phật.
Thích Thiện Huệ.

 

Thay lời tựa

Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độ hơn hết tất cả các hạnh khác”. Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì đời này hoặc đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-Sư Thích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện nam, tín nữ nào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chư vị Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chung, tâm trí không điên đảoquyết định được vãng sanh về thế giới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện: “…chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh về nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh Ta thề không thành Phật. Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịchphỉ báng chánh pháp”.

Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!

Tôi ngộ nhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên người niệm Phật cũng từ đó.

Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thư khuyên người niệm Phật. Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹ tôi, vô tình những lời này cảm hóa được song thân, anh chị em, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng… May mắn hơn, có người nghe những lời khuyên, niệm Phật và đã vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc.

Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thư này. Tôi thu thập những lời khuyên song thân, sửa chữa vài điểm sơ suất, cho in vào tập 1, phần còn lại, chúng tôi sẽ cho in vào tập 2.

Đây là những lời thư thực tế, tôi viết cho song thân, anh chị em, bà con, bạn bè… cho nên có một số chuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đề của những lời khuyên có tính tóm lược nội dung và để tiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đề tài diễn thuyết. Vì là những lá thư thực, cho nên không thể tránh được một số tên cũng đã xuất hiện song song, tất cả chỉ cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng sanh vô lượng vô biên, thành tâm cầu xin quý vị hoan hỷ để cho công đức này được tròn đầy viên mãn.

Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm như vậy. Nếu hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cố công lão thật niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ.

Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thể giúp ích được cho những vị hữu duyên thức ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật…

Tác Giả Diệu Âm (Úc Châu – Minh Trị)


Xem nội dung (PDF) KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT TẬP 1

Xem nội dung (PDF) KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT TẬP 2

Xem nội dung (PDF) KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT TẬP 3

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/05/2010(Xem: 110469)
23/09/2010(Xem: 71156)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.