Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

26/02/20233:00 SA(Xem: 5334)
Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa
Phật Thuyết
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM
THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
GIẢI DIỄN NGHĨA
TOÀN TẬP 3 QUYỂN 
Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng

Kinh Vô Lượng Thọ được xem là kinh bậc nhất của Tịnh Tông, nhưng rất tiếc kinh điển quí báu thù thắng này đã bị chìm lấp trong Đại Tạng Trung Hoa đến hơn ngàn năm! Theo thuyết giảng của Hòa Thượng thượng Tịnh hạ Không cũng như lời giới thiệu của Thượng tọa Thích Giác Toàn trong “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giản Chú Dịch Giải” (biên soạn: Pháp sư Tịnh Không; người dịch: Nguyên Trừng): từ đời Hán đến đời Tống, Kinh Vô Lượng Thọ tổng cộng có mười hai bản Hán dịch. Sau đời Tống Nguyên chỉ còn lại có năm bản Hán dịch gốc: 1. “Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh” do Chi- lâu-ca-sấm đời Hậu Hán dịch. 2. “A Di Đà Kinh” do Chi Khiêm đời Ngô (thời Tam Quốc dịch). 3. “Vô Lượng Thọ Kinh” do Khương Tăng Khải đời Tào Ngụy dịch. 4. “Vô Lượng Thọ Như Lai Hội” do Bồ Đề Lưu Chí đời Đường dịch. 5. “Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh” do Pháp Hiền đời Triệu Tống dịch. Theo chú giải của cụ Hoàng Niệm Tổ: Xét đến nguyên nhân, năm bản dịch gốc có nhiều chi tiết rộng, lược sai biệt khá lớn. Ví dụ về đại nguyện của đức Phật A Di Đà, trong hai bản dịch đời Đường và đời Ngụy có bốn mươi tám bản nguyện; nhưng hai bản dịch đời Ngô và Hán có hai mươi bốn, bản dịch đời Tống có ba mươi sáu bản nguyện, chứng tỏ các bản Hán dịch không phải dựa vào một Phạn bản duy nhất mà có nhiều Phạn bản khác nhau. Điều này cũng nói lên: Khi đức Phật còn tại thế giảng Kinh Vô Lượng Thọ không phải chỉ một lầnít nhất cũng phải năm, ba lần. Trong khi đó, những kinh khác Phật chỉ thuyết qua có một lần.

Năm 1883, Max Muller (người Đức) và Nam Điền Văn Hùng (người Nhật) cho xuất bản một Phạn bản Kinh Vô Lượng Thọ và Max Muller dịch ra Anh ngữ. Năm 1908, Nam Điền Văn Hùng dịch ra Nhật ngữ. Năm 1917, Địch Nguyên Vân Lai dựa theo một Phạn bản khác và một bản Tạng dịch của kinh được tìm thấy ở Nepal, đính chính Phạn bản đã công bố trước đó, rồi dịch ra Anh ngữ và Nhật ngữ.

Cũng theo chú giải của cụ Hoàng: Đối với kẻ sơ tâm học Phật, nếu chuyên trì một bản dịch thì khó bề hiểu rõ ý chỉ sâu xa. Nếu đọc cả năm bản càng gian nan! Vì vậy trước đây đa số bỏ kinh này, dồn sức vào nghiên cứu Kinh Di Đà. Đầu đời nhà Thanh, cư sĩ Bành Thiệu Thăng nói: “Kinh này ít được xiển dương thì quả thật do chúng ta thiếu cội lành”. Thật đúng như vậy! Thế nên, các đại cư sĩ Vương Nhật Hưu đời Tống, Bành Thiệu Thăng, Ngụy Thừa Quán đời Thanh đều vì hoằng dương kinh này mà mỗi vị trước sau soạn ra hội bổn và tiết bổn (hội bổn là bản hội tập các bản dịch hiện có; tiết bổn là chia bản kinh thành từng đoạn, đánh số, đặt tiểu đề).

Cư sĩ Vương Nhật Hưu đời Tống từng viết cuốn “Long thư Tịnh Độ Văn” được bốn biển khen ngợi, truyền tụng tới nay. Ông Vương khi lâm chung đứng ngay ngắn vãng sinh, đủ chứng minh cư sĩ thật là bậc hạnh giải đều ưu việt, là bậc tại gia, đại đức thù thắng hi hữu của Tịnh Tông Trung Hoa. Ông Vương tiếc nuối bảo điển bị bụi phủ, bèn hội tập bốn bản dịch các đời Hán, Ngụy, Ngô, Tống của Kinh Vô Lượng Thọ soạn thành một bản, đặt tên là Đại A Di Đà Kinh. Bản của ông Vương ra đời được cả nước khen ngợi là tiện lợi, được các tòng lâm lấy làm khóa bổn (kinh đọc tụng trong các thời khóa công phu hàng ngày) lưu truyền phổ biến còn hơn cả bản dịch gốc.

Càn Long Đại Tạng Kinh của Trung Hoa và Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng của Nhật đều thu thập bản hội tập của ông Vương vào Đại Tạng. Liên Trì Đại Sư nói: “Bản hội tập của ông Vương so với năm bản dịch thì giản dị, rõ ràng hiện đang phổ biến, lợi ích rất lớn”. Vì thế, trong “Di Đà Sớ Sao”, mỗi khi dẫn chứng Kinh Vô Lượng Thọ, đa phần ngài đều trích dẫn từ bản của ông Vương. Cận đại, Ấn Quang Đại Sư khi viết lời tựa cho lần tái bản bộ “Viên Trung Sao”, cũng khen bản của ông Vương là “Văn nghĩa tường tận, lưu thông khắp nơi”.

Tuy bản hội tập của ông có công rất lớn đối với Tịnh Tông, nhưng cũng có nhiều điểm sai sót. Ngọc trắng có vết, hiền giả xót xa! Liên Trì Đại Sư chê rằng: “Sao phần trước, viết thêm phần sau, phần lấy bỏ chưa trọn vẹn”. Bành Thiệu Thăng cư sĩ chê “lộn xộn, trái nghịch nhau, chẳng phù hợp với ý chỉ viên dung”.

Dựa vào lời phê của các bậc cổ đức, cụ Hoàng Niệm Tổ trộm nêu ra ba khuyết điểm của ông Vương:

- Một là bản hội tập của ông Vương chỉ dựa trên bốn bản, chưa dùng bản dịch đời Đường. Bản dịch đời Đường mang tên “Vô Lượng Thọ Như Lai Hội” trích từ Kinh Đại Bảo Tích do Đại sư Bồ Đề Lưu Chí dịch, lời văn có nhiều điểm áo diệu tinh yếu mà các bản dịch khác không có.

- Hai là phần lấy, phần bỏ chưa trọn vẹn: Chọn phần rườm rà, bỏ phần trọng yếu, biến sâu thành cạn. Chẳng hạn như Liên Trì Đại sư quở rằng: “Như ba bậc vãng sanh, bản dịch đời Ngụy đều nói là phát Bồ Đề Tâm, mà bản họ Vương chỉ nói là bậc Trung phát Bồ Đề tâm. Bậc Hạ bảo chẳng phát, bậc Thượng lại chẳng nói, thành ra cao thấp chẳng thứ tự. Vì vậy, bảo là chưa trọn vẹn”. Do câu trên, thấy rằng “bậc Thượng chẳng nói” là bỏ chỗ trọng yếu, “bậc hạ lại nói chẳng phát” chính là biến sâu thành cạn. Vì vậy, Liên Trì Đại Sư cùng ông Bành đều quở trách.

- Ba là tự ý thêm văn, nghiễm nhiên tự sáng tác. Họ Vương hay dùng lời văn mình sáng tác ra để diễn thuật nghĩa của bản gốc. Vì vậy, Liên Trì Đại Sư quở rằng: “Sao phần trước, thêm phần sau, chưa theo đúng phép dịch thuật”. Ngài trách ông Vương sao dẫn kinh văn nơi phần trước, rồi tiếp đó chép thêm lời văn ông tự soạn. Nếu đã là hội tập, cần phải dựa theo bản dịch gốc, muôn phần chẳng được dùng câu nào ngoài bản dịch gốc. Thấy được những khuyết điểm trên của họ Vương, không có nghĩa là chẳng nên hội tập, mà chỉ để thấy rằng hội bản của ông ta có nhiều tỳ vết. Cư sĩ Bành Thiệu Thăng cảm khái trước lỗi lầm của hội bản họ Vương, bèn dùng bản dịch đời Ngụy chia thành từng mục, tạo thành bản Kinh Vô Lượng Thọ thứ bảy, nhưng bản này chỉ là tiết bản của bản dịch đời Ngụy.

……
Xem thêm:
Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ
Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Như Hòa dịch






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.