Sơ Lược Về Pháp Môn Niệm Phật Trong Tu Tập Phật Giáo

03/04/20235:17 SA(Xem: 3589)
Sơ Lược Về Pháp Môn Niệm Phật Trong Tu Tập Phật Giáo
SƠ LƯỢC VỀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO
Trong giáo thuyết Phật giáo, mỗi vị Phật đều có Tịnh Độ riêng của Ngài. Trong Phật giáo có nhiều tịnh độ khác, như các cõi Nhẫn Tịnh Độ, Tinh Tấn Tịnh Độ, Trí Huệ Tịnh Độ, Đông Độ của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và A Súc Bệ Phật, vân vân. Trong giáo thuyết nhà Phật, Tịnh Độthế giới thanh tịnh không nằm trong sáu cõi luân hồi bởi vì một khi đã sanh vào cõi nước này, chắc chắn sẽ đạt thành chánh quả chứ không còn bị tái sanh vào cõi Ta Bà lần nào nữa. Dĩ nhiên, một khi đã thành Phật nơi cõi trang nghiêm Tịnh Độ, vị ấy sẽ vì lòng từ bi mẫn chúng mà thị hiện vào cảnh giới Ta Bà để dẫn dắt những chúng sanh khác đi đến giác ngộ. Tại sao người ta lại mong muốn tái sanh vào cảnh giới Tịnh Độ? Trong thế giới của loài người, hành giả thật tâm tu hành thường phải chịu nhiều chướng ngại; họ thường phải làm việc nhiều giờ và vì vậy có rất ít thời giờ tập trung tu tập; trong xã hội ấy lại có nhiều tội phạmthái độ hờn giận không ngớt; con người luôn lo lắng kiếm tiền để nuôi nấng gia đình, và còn nhiều những hình thức lôi kéo khác khiến cho hành giả không tập trung được vào tu tập. Mặc dầu Đức Phật đã tịch diệt trên 2.500 năm trước tại vùng Câu Thi Na của miền Bắc Ấn, nhưng giáo pháp mang đầy tình thương, trí tuệvô ưu của Ngài vẫn còn đây. Và đạo Phật vẫn tiếp tục là một tôn giáo vĩ đại đã giác ngộ nhân loại từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Chính Đức Phật có lần đã dạy: “Giống như biển cả, tuy mênh mông, nhưng chỉ có một vị, vị mặn; cũng như vậy, giáo lý của ta, tuy có nhiều mặt và bao la như đại dương nhưng chỉ có một vị, vị vô ưu của Niết Bàn.” Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một nơi chốn để cho chúng ta đi đến, mà nó chỉ là trạng thái của sự chấm dứt hoàn toàn mọi lo âu, thay đổi; trạng thái của sự an tịnh tuyệt đối, của sự không còn dục vọng lừa dối và đau khổ; cũng như sự diệt trừ hoàn toàn sự luân hồi sanh tử. Hành giả Tịnh Độ chơn thuần không xem Đức Phật có thể cứu rỗi cho mình thoát khỏi những tội lỗi cá nhân của chính chúng ta. Ngược lại, chúng ta nên xem Phật là bậc toàn giác, là vị cố vấn toàn trí, là đấng đã chứng ngộ và chỉ bày con đường giải thoát. Ngài dạy rõ nguyên nhânphương pháp chữa trị duy nhất nỗi khổ đau phiền não của con người. Ngài vạch ra con đường và chỉ dạy chúng ta làm cách nào để thoát khỏi những khổ đau phiền não nầy. Ngài là bậc Thầy hướng dẫn cho chúng ta. Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên: “Khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật,” hay là giác ngộ theo kinh Pháp Hoa, Phật tánh theo kinh Niết Bànthiên đường cực lạc theo kinh Vô Lượng Thọ. Nói tóm lại, hễ Hình Ngay thì Bóng Thẳng. Nếu bạn muốn gặt quả vị Phật, bạn phải gieo chủng tử Phật. Hình đẹp xấu thế nào, bóng hiện trong gương cũng như thế ấy, lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, biết được quả báo ba đời, làm lành được phước, làm dữ mang họa là chuyện đương nhiên. Người trí biết sửa đổi hình, kẻ dại luôn hờn với bóng. Trước cảnh nghịch cảnh thuận cảnh, hành giả Tịnh Độ chơn thuần đều an nhiên tự tại, chứ không oán trời trách đất. Ngược lại, hành giả phải dụng công niệm Phật cho đến khi vãng sanh Tịnh Độthành Phật quả tại đó. Hành giả Tịnh Độ nên luôn nhớ rằng trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thích Tôn có lời huyền ký như sau: “Đời tương lai, kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh Vô Lượng Thọ trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh nầy, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ.” Trong Kinh Đại Tập, Đức Thế Tôn đã bảo: “Trong thời mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo Pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi.”
Nên nhớ rằng Đức Phật là một nhân vật sống thật chứ không phải là huyền thoại. Ngài đã tùy căn cơhoàn cảnhgiáo hóa chúng sanh. Như trường hợp của bà hoàng hậu Vi Đề Hy thì ngài hướng dẫn cho bà cách niệm Phật tịnh tâm, cuối cùng giúp bà có cuộc sống an lạcgiải thoát hiện đời. Bên cạnh đó, những giáo pháp căn bản của pháp môn Niệm Phật cũng sẽ giúp chúng sinh thấy rõ tất cả mọi căn rễ của tội lỗi đến từ vô minh, vì vậy mà từ đó họ có thể triệt tiêu được những gì cần triệt tiêu. Ngày nay con đường khó khăn nhọc nhằn của trí tuệ trong đó hành giả phải tự tu luyện chính mình không còn có thể thực hiện được đối với nhiều người, nếu không phải đối với đa số, ngay cả đối với những người xuất gia. Trong tình huống này, con đường dễ dàng của đức tincon đường duy nhất mà người ta có thể đi theo. Ngay từ khoảng bốn trăm năm trước tây lịch, phong trào tu tập bằng con đường dễ dàng của đức tin đã có ưu thếẤn Độ, và đến đầu tây lịch thì nó đã đạt đến đỉnh cao. Và các trường phái Tịnh Độ vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cho mãi đến ngày hôm nay vì nó không chỉ chú trọng đến những phần tử tinh hoa mà nó còn là phương tiện hữu hiệu trợ giúp những người căn cơ cùn nhụt. Hành giả Tịnh Độ nên nhớ Phật giáo có tám mươi bốn ngàn pháp môn; nghĩa là có vô số pháp môn thực hành khác nhau. Con số tám mươi bốn ngàn là một con số biểu tượng, tiêu biểu cho vô số pháp môn của Phật. Tuy nhiên, chúng ta chọn pháp môn nào thích hợp với chúng ta nhất. Chúng ta không bao giờ bài bác bất cứ pháp môn nào khác. Mặc dù pháp môn khác không thích hợp với chúng ta, nó có thể thích hợp với khả năng của người khác. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng dầu pháp môn thực hành có khác nhau, nhưng tất cả đều đưa tới những mục đích như nhau là những hiểu biếttri kiến chân chánh, thanh tịnhgiác ngộ.
Người tu theo Phật nên luôn nhớ rằng trong các trân bảo, sinh mạng là hơn, nếu mạng mình còn là còn tất cả. Chỉ mong sao cho thân mạng nầy được sống còn, thì lo chi không có ngày gầy dựng nên cơ nghiệp. Tuy nhiên, vạn vật ở trên đời nếu đã có mang cái tướng hữu vi, tất phải có ngày bị hoại diệt. Đời người cũng thế, hễ có sanh là có tử; tuy nói trăm năm, nhưng mau như ánh chớp, thoáng qua tựa sương, như hoa hiện trong gương, như trăng lồng đáy nước, hơi thở mong manh, chứ nào có bền lâu? Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng khi sanh ra đã không mang theo một đồng, nên khi chết rồi cũng không cầm theo một chữ, suốt đời làm lụng khổ thân tích chứa của cải, rốt cuộc vô ích cho bản thân mình trước cái sanh lão bệnh tử. Sau khi chết di, của cải ấy liền trở qua tay người khác một cách phủ phàng. Lúc ấy không có một chút phước lành nào để cho thần thức nương cậy về kiếp sau, cho nên phải đọa vào tam đồ ác đạo. Cổ đức có dạy: “Thiên niên thiết mộc khai hoa dị, nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan.” Nghĩa là cây sắt ngàn năm mà nay nở hoa cũng chưa lấy làm kinh dị, chớ thân người một khi đã mất đi thì muôn kiếp cũng khó mà tái hồi. Vì thế, Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ những gì Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Được thân người, gặp Phật pháp, mà ta nở để cho thời gian luống qua vô ích, quả là uổng cho một kiếp người.”Cuối cùng, trong tu tập Phật giáo, hành giả Tịnh Độ chơn thuần không xem Đức Phật có thể cứu rỗi cho mình thoát khỏi những tội lỗi cá nhân của chính chúng ta. Ngược lại, chúng ta nên xem Phật là bậc toàn giác, là vị cố vấn toàn trí, là đấng đã chứng ngộ và chỉ bày con đường giải thoát. Ngài dạy rõ nguyên nhânphương pháp chữa trị duy nhất nỗi khổ đau phiền não của con người. Ngài vạch ra con đường và chỉ dạy chúng ta làm cách nào để thoát khỏi những khổ đau phiền não nầy. Ngài là bậc Thầy hướng dẫn cho chúng ta. Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên: “Khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.”

Mục Lục

(A)   Sơ Lược Về Tịnh Độ Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—A Summary of the Pure Land In Buddhisht Teachings (Vietnamese p.3/English p.91)
I.      Sơ Lược Về Tịnh Độ Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—A Summary of the Pure Land In Buddhist Teachings
II.     Triết Lý Của Tịnh Độ Tông—The Philosophy of the Pure Land
III.    Kinh Quán Vô Lượng Thọ—Amitayurdhyana Sutra
IV.    Ba Cửa Tịnh Độ—Three Methods in the Pure Land Cultivation
V.     Ba Mối Nghi Của Phật Tử Về Tịnh Độ—Three Doubts of Practitioners About the Pure Land
VI.    Bốn Sắc Thái Tín Ngưỡng Di Đà—Four Aspects of Amitabha Pietism
VII.Tâm Của Hành Giả Tu Tập Tịnh Độ—Pure Land Practitioners' Mind
(B) Pháp Môn Niệm Phật Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Dharma Door of Buddha Recitation In Buddhist Teachings (Vietnamese p.18/English p.109)
I.      Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Niệm Phật—Overview and Meanings of Buddha Recitation
II.     Niệm Phật Môn—The Door of Buddha Recitation
III.    Quán Tưởng Môn—The Door of Visualization
IV.    Mục Đích Niệm Phật—The Purpose of  Buddha Recitation
V.     Các Loại Niệm Phật—Categories of Buddha Recitation
VI.    Mười Loại Niệm Phật Trì Danh—Ten Variants in Oral Recitation
VII.  Mười Loại Niệm Phật Ký Số—Ten Recitation in One Breath
VIII. Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật—Forty-Eight Aspects of Buddha Recitation
IX. Các Loại Niệm Phật Khác—Other Kinds of Buddha Recitation
X.  Những Đặc Điểm Của Niệm Phật—Characteristics of Buddha Recitation
XI.    Tứ Đoạt & Tứ Hạnh Niệm Phật Môn—Four Realizations & Four Practices In Buddha Recitation Door
XII. Niệm Phật Và Trì Chú—Buddha Recitation and Mantra Recitation
XIII. Ba Tiêu Chuẩn Giúp Người Niệm Phật Củng Cố Lòng Tin—Three Guidelines to Consolidate One’s Faith
XIV. Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Không Được Nhứt Tâm Bất Loạn—Three Causes Which Practitioners of Buddha Recitation Cannot Achieve “One-Pointedness of Mind”
XV. Bảy Trường Hợp Khó Niệm Phật—Seven Circumstances That Are Difficult to Practice Buddha Recitation
XVI. Mười Loại Người Không Niệm Phật Được Lúc Lâm Chung—Ten Types of People Who Cannot Recite the Buddha’s Name at Near-Death Time
XVII. Niệm Phật Là Mở Cửa Đi Vào Cõi Tịnh Độ—To Recite Amitabha Buddha Is to Open the Entrance to the Pure Land
XVIII. Hộ Niệm Cho Người Sắp Lâm Chung—Supportive Recitation For Dying People
(C) Sơ Lược Về Vãng Sanh Tịnh Độ Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—A Summary of Gaining Rebirth to the Pureland In Buddhist Teachings (Vietnamese p.70/English p.178)
I.      Sơ Lược Về Vãng Sanh Tịnh Độ Trong Tịnh Độ Tông—A Summary of Gaining Rebirth to the Pureland In the Pure Land Sect
II.     Tịnh Độ & Vãng Sanh Tịnh Độ Theo Thiền Tông—Lands of Purity & Being Reborn in the Pure Land In the Zen Sect
III.    Tịnh Độ & Vãng Sanh Tịnh Độ Của Chư Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Lands of Purity & Being Reborn in the Pure Land In the Spirit of the Vimalakirti Sutra
Tài Liệu Tham Khảo—References 
Mục Lục—Table of Content  



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.