01 Pháp Hội

06/10/201012:00 SA(Xem: 17295)
01 Pháp Hội


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ GIẢNG THÍCH

Tỳ Kheo Thích Hằng Quang

Pháp Hội 

Hôm nay bầu trời ở ngoài mưa to như vậy, cũng chính là lúc phải giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ này. Mưa là biểu thị cho Phật Pháp thấm nhuận đến mọi loài chúng sanh, tùy mọi căn cơ mỗi người mà nhận lãnh được mùi vị của nó. Cây cỏ ở ngoài nhờ trận mưa này sinh tươi nảy nở, vì đã được trận mưa này tưới nhuận vào từng mỗi cây. Cây nhỏ thì hút ít một chút, cây lớn thời hút được nhiều một chút, tóm lại, mỗi mỗi loại cây bình đẵng đều được lợi ích, mà không loại nào mà không được thấm nhuần trận mưa pháp này.

Cũng vậy, hôm nay cơ duyên của chúng ta đã được chín mùi, nên nay mọi người đều về đây để tham dự Pháp hội mà không bị trận mưa lớn như thế làm trở ngại. Phật Pháp thật mầu nhiệm như là trận mưa này sẽ cho quí vị được lợi ích lớn. Lợi ích lớn như thế nào? Có phải là cho quí vị trúng lô tô, cho quí vị danh lợi thì gọi là lợi ích hay không?

Không như thế! Những thứ này không phải là điều lợi ích, mà người Phật tử chúng ta muốn tìm. Vậy là lợi ích gì? 

Chính là thoát vòng sanh tử, chứng Phật quả, quí vị nghĩ xem, điều này có phải là lợi ích lớn hay không? Đây mới thật là lợi ích lớn, mà không ai có thể cho quí vị được. Ngoài trừ đức Từ Phụ A Di Đà mà thôi. Chúng ta là những chúng sanh đang theo nghiệp sanh trong lục đạo luân hồi, chịu đủ mọi thứ khổ, trong đó đại khái là có bốn thứ khổ mà ai ai cũng đều biết đến.B ốn thứ khổ đó là: sanh, lão, bệnh và tử. Tất cả mọi người trong chúng ta, dù là người như thế nào thời cũng bị bốn thứ khổ này làm phiền muộn. Mà đức Phật A Di Đàthể diệt trừ được bọn chúng, thay vì phải chịu đào thai vào chỗ bất tịnh, thời Ngài giúp chúng ta biết chỗ thanh tịnh để mà sanh vào, chính là sanh ra từ hoa sen thanh khiết ở ao thất bảo bên Phương Tây. người có bịnh nhưng khi đến với Ngài thời những chúng sanh này sẽ được Ngài trị khỏi và vĩnh viễn không còn những thứ bịnh này nữa, mà giúp cho thân tâm của mọi người đều được an vui, không còn phiền muộn vì con ma bịnh này. Sống trong cõi đời này, ai ai cũng muốn mình được trường sanh bất tử, nhưng muốn thì muốn chớ thời gian không cho mọi người được toại nguyện, Chúng sẽ bảo:" chúng sanh này thật là đáng thương thay, biết có sự già chết mà không lo tìm ra phương thuốc để trị lành căn bệnh, mà cứ dậm một chỗ oán trách trời cao, mong được khỏi sự già nua, và được trường thọ v.v ... thật là trẻ thơ".

Thời gian sẽ không chờ chúng ta đâu, cho nên chúng ta hôm nay đến đây để học cách luyện tiên đơn để được trường sanh bất tử, chúng ta phải học với đức Phật A Di Đà, vì ngoài Ngài ra không ai có thể giảng nổi cái phương thuốc mà chúng ta đang cần học. Hôm nay tuy là trời mưa nhưng mọi người không bị cản trở mà về đây tham dự pháp hội, thời nên biết, thật là công đức vô lượng, và cũng chính quí vị có đủ thiện căn duyên với Phật Pháp. Hoặc trong đời quá khứ quí vị đã trồng được thiện căn nên nay mới có được như vậy.

Ngoài trời tuy mưa, nhưng mọi người vẫn vui vẻ mà đến đông đủ như vậy, nên biết chính là nhờ vào oai thần của Chư Phật, Bồ Tá và sực thu hút của bộ kinh này. Cho nên, phải để tâm thanh tịnh vào kinh văn mà suy ngẫm, đừng đến nơi này với mục đích khác. Đã đến rồi, thời phải để tâm thanh tịnh để chúng ta cùng tham quán đối thoại này. 

Hoặc trong đời quá khứ, chúng ta cũng đã phát tâm tin học pháp môn này rồi, nên nay cơ duyên đã chín mùi mới gặp lại, vì nếu như có một trong quí vị, ở vào đời trước không biết đến Pháp môn mầu nhiệm này, thì hôm nay quyết sẽ không thể biết đến được. Pháp môn Tịnh Độ này thật không thể nghĩ bàn được, là pháp môn mà chư Phật ba đời đều tán thán giảng thuyết cho chúng sanh. Cho nên nói pháp môn này, là diệu thuốc không thể nghĩ lường được. Thuốc đã có sẵn, chỉ cần chúng ta đem chúng uống là hết ngay. Dù cho phương thuốc có hay cách mấy mà người bịnh không chịu uống thời cũng trở thành vô ích, không có tác dụng gì. Cho nên hôm nay mọi người ở đây và những ai sẽ nghe được những gì tôi nói hôm nay, hãy cố gắng lên, đứng dậy cho vững để tự mình cầm lên chén thuốc vô giá, khó mà tìm được. 

Chư Bồ Tát vì muốn trang nghiêm cõi Phật của mình, muốn viên mãn bổn hạnh nguyện của mình, đều phát tâm tu theo và hồi hướng nguyện được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, để gặp Đức Từ Phụ A Di Đà ở phương tây. Vì chư vị đại bồ tát này biết rõ, chỉ có đức Phật A Di Đà mới hoàn thành được hạnh nguyện của họ mà thôi. Đại trí đại huệ như Ngài Văn Thù Sư Lợi, đại hạnh như Ngài Phổ Hiền v.v ... cũng nguyện vãng sanh về thế giới Cực Lạc A Di Đà. Chư Phật cũng đồng lời mà dạy hàng Bồ Tát rằng: nên phát nguyệnhồi hướng công đức của mình về thế giới Cực Lạc. Vì sao vậy? Vì một khi chúng ta được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, là chỉ có tiến tới quả vị Phật mà thôi, chớ không còn phải nhọc lòng lo lắng trải hằng sa kiếp trong vòng sanh tử, vì mạng người ở cõi ta bà này, không được thọ, vì không được thọ cho nên việc tu hành của chúng sẽ bị ràng buộc giới hạng bởi vòng sanh tử không thương, hoặc có người cả đời tu hành, nhưng chưa ra được cái vòng vô minh này, nên vẫn phải trôi lăn trong đường sanh tử; mà khi sanh thời đều quên hết những gì mà mình đã tu trong quá khứ, nếu thuật duyên ác từ bao kiếp đã chín mùi mà chúng ta không có đầy đủ trí huệ, oai lực để thắng bọn chúng, thời xem như công dã tràng. Mà thọ mạng của người ở thế giới Cực Lạc, lại vô lượng không thể tính đếm. Cho nên chư Phật đồng khuyên dạy chúng ta nên phát nguyện sanh về thế giới Cực Lạc, để tu hành sớm trở về với căn nhà vốn đã có của tất cả chúng sanh.

Cho nên, những ai muốn mình được thoát khỏi sự ràng buộc trong tam giới này, thời phải dụng công, dụng công như thế nào? Chính là niệm Phật hiệu, Nam Mô A Di Đà Phật, không cho nó rời khỏi tâm thời đều thành tựu, viên mãn cứu cánh. Khi niệm Phật việc căn bản trước tiêncần phải thực hành, phải tương ưng với bản nguyện của đức Phật, phải thành tâm sữa lỗi lầm của mình, niệm Phật là gì? Niệm Phật cũng chính là niệm với mọi loài chúng sanh, nghĩa là đối với tất cả mọi người đều xem họ như chư Phật, phải sanh tâm cung kính, làm đối với mọi gười với tâm bình đẳng không phân biệt, ngày ngày phải diệt tham sân si, Phát tâm lành tu giới định tuệ, thành tâmsửa lỗi lầm của mình và tha thiết trong một niệm đó là phải sám hối lỗi lầm, mình đã tạo trong quá khứ, và nguyện sẽ không làm những việc ác trong tương lai, niệm Phật như vậy thơì tất cả đều vãng sanh không còn nghi ngời gì nữa.

Người niệm Phật, phải biết mình đang niệm Phật, chớ đừng hữu khẩu mà tâm vô, thời không những niệm Phật không được lợi ích, mà còn làm cho chúng ta mỏi mệt thêm thôi. Pháp môn niệm Phậ là pháp môn tối diệu trong đời hiện tại, là phương thuốc nhiệm mầu để trị lành căn bịnh sanh tử của chúng ta, cho nên mọi người hãy vì sự sanh tử, mà phát tâm chơn tín, chí thànhsửa lỗi lầm của mình. Tu thì phải học, học thời phải hành, như vậy mới gọi mình là người Phật Tử được. Tu mà không học thời là tu mù, học mà không hành thời là tu xạo vậy. Kỳ thật cái tu này, chỉ vì danh lợi, ích kỷ tham lam của quí vị mà thôi, chớ thật không phải là người tu đạo, khao khát nguồn giải thoát của Như Lai, cho nên hãy cẩn thận, cẩn thận

Tôi gọi pháp môn này là pháp môn viên mãn bậc nhứt, vì chỉ có pháp môn này là Bình Đẳng, giúp hết mọi loại chúng sanh được viên mãn tánh thanh tịnh giác của họ, không luận là nam hay nữ, già trẻ, phàm phu hay là Đẳng Giác Bồ Tát v.v.... tuy nhiên cần phải dụng công chơn chánh, chớ không phải chỉ nhìn thấy được mà được viên mãn.

Cho nên, người Phật Tử chúng ta phải biết, mình là người niệm Phật. Phải biết tri túc, phải sửa lỗi của mình, vì chúng ta đang niệm Phật, niệm Phật tức là sẽ được thành Phật, nhưng muốn thành Phật thời phải học và làm theo những gì mà đức Phật đã làm. Phật là bực Giác Ngộ, không còn ba thứ độc, vì giác ngộ cho nên Phật được tự tại, còn chúng ta thì sao? Niệm Phật có giảm được tham sân si chút nào không? có được tự tại với cảnh trần không? Hay miệng thì niệm nhưng tham sân si thì vẫn còn. Niệm Phật không cần phải niệm nhiều, vì càng niệm mà không giảm ba thứ tâm này thì niệm nhiều để làm gì? Chỉ cần một niệm thôi, thời có thể làm cho trời long đất lở, biến Cõi Ta Bà này thành cõi Tịnh Độ của Chư Phật mười không hai không khác, vì sáu chữ đại hồng danh này có oai thần như vậy, cho nên mười Phương chư Phật đều đồng thanh ca ngợi Pháp môn này. Chỉ cần một niệm thôi, một niệm thôi! Thời quí vị có thể độ chúng sanh, mà không cần phải tụng kinh cầu siêu cho hương linh, chỉ cần một niệm chơn tâm, chí thành chuyên nhứt thì chỉ việc nói:" Này hỡi những chúng sanh đang thọ khổ trong sáu đường, ta nay sẽ vì các ngươi mà chuyên nhứt xưng sáu chữ hồng danhNam Mô A Di Đà Phật, vậy các ngươi hãy vãng sanh đi.". 

Quí vị nghĩ xem những chúng sanh này sẽ như thế nào? Vì vị thiện tri này phát lòng chơn thành như vậy, lại có chút công phu, vừa xưng sáu chữ sáu Nam Mô A Di Đà Phật. thời sáu cửa lậu môn, liền đóng kín, vì do sáu cửa lậu hoặc này không còn hiện hữu, nên ba đường sáu nẻo cũng phải tiêu tan, mà chỉ còn thấy có một cửa duy nhứt mà thôi. Đó chính là cửa vô lậu (Giải Thoát).

Cho nên, người tu đạo như chúng ta, trên đường tu học, không cần phải học nhiều. Mà chỉ cần học một chữ thôi. Đó là chữ gì? Chính là chữ Thật. Làm thật, nghĩ thật, nói thật đây là ba chìa khóa để chúng ta bước vào đại học. Đừng chỉ mới có học được bực tiểu học mà muốn lên đại học rồi, tuy là nhanh thiệt, nhưng chẳng lợi gì, chỉ uổng công phí sức mà thôi.

Pháp môn niệm Phật là chiếc thuyền Bát Nhã, có công năng chở và đưa hết mọi người trên thuyền, đến bờ giác ngộ, mà không bỏ sót lại một người vốn đã có mặt trên thuyền. Ngoài trừ là người đó không chơn tín, đang ngồi trên thuyền mà đầy ưu tư, vọng niệm, nghi ngờ và tự nhủ rằng: " không biết chiếc thuyền ta đang ngồi đây, có thể chịu đựng được sống biển mêng mông hay không? Nghĩ như vậy nên sanh tâm thối thất, hoặc có người đi được 100 dặm, hoặc 1000 dặm, liền nhảy xuống, bỏ cuộc hành trình tự do của mình. 

Đã gần cặp bến, mà tâm thối thất như vậy, cho nên không rời được sông mê, chịu trầm luân hết đời này sang đời khác. Chúng ta là người tu đạo, muốn thoát khỏi vòng vô minh thời phải nhờ đến sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Nếu không thời không có một chúng sanh trong hiện tại này được sự giải thoát chhơn chánh cả. Lời nói này có phải quá đáng không? Không đâu quí vị, hãy lấy tâm vô niệmtìm hiểu thời nó không phải là quá đáng đâu. Đừng cho mình là người tu thiền, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, v.v ... khi quí vị không mắc vào những tông phái này, thời sẽ hiểu rõ lời nói này không phải là quá đáng, tu thiền nếu chứng được trong đời hiện tại này, cao lắm cũng đến tứ thiền mà thôi, nói như vậy để giúp quí Phật Tử dễ hiễu, chớ không nên sanh tâm phân biệt, vì tất cả pháp đều bình đẳng, đừng chấp theo ý riêng của mình. Như vậy mới thật là hiểu được Pháp Môn niệm Phật mầu nhiệm như thế nào, cảnh giới của thiền như thế,chớ đừng chỉ biết nói suông.

Pháp môn niệm Phật cũng như bao pháp môn khác mà chính từ kim khẩu của đức Như Lai đã giảng dạy, nhưng pháp môn này cảnh giới được thời cao hơn những Pháp môn khác, đó chính Tha Lực của Phật vậy, giúp cho chúng ta có thể thoát vòng sanh tử trong kiếp này, nhưng cũng phải dụng công chớ không tự mà có được, quí Phật Tử, khi tu theo pháp tịnh độ này, không nên sanh tâm ỷ lại, mà cần phải trì danh hiệu Phật nhiếp ba độc, với tâm chí thành chơn tín, dụng công tu tập, sửa những tánh hư tật xấu của mình, thời đều được Đức Từ Phụ A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh về thế giới của Ngài, thoát vòng sanh tử, cắt đứt sợi trói buộc trong trăm ngàn ức kiếp đã cột chặt chúng ta, cho nên nói không niệm Phật thời nay thì không ai có thể giải thoát được. Vậy quí vị có hiểu ý tôi không? Đừng chấp vào lời nói mà sanh tâm giao động, thơì cũng chẳng phải là tịnh độ, cũng chẳng phải là thiền. 

Dù cho chúng ta tạo được nhiều phước đức, được sanh lên những tầng trời hưởng sự vui sướng ở đây.Vì vậy mà sanh tâm đấm nhiễm, chỉ biết hưởng thụ phước báo, quên đi việc tu hành tìm đường giải thoát, một ngày kia, phước báo đã hết thời cũng phải theo nghiệp lực của mình mà trôi lăn trong lục đạo

Cho nên người Phật Tử chúng ta hãy dụng công chơn chánh, chí thành mà nguyện sanh về thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, nên phát nguyện chỉ mong được sanh về thế giới của Ngài, ngoài ra không muốn sanh vào cõi trời nào, để mà hưởng phước báo hữu lậu ở đó. Muốn biết được mình được vãng sanh hay không, thời hãy tự hỏi lại chính mình có được vãng sanh hay không, chớ đừng chờ Phật đến, Nếu có, thời không cần phải lo, mọi việc đều không, Ba tâm thanh tịnh, vạn pháp không sanh, nhứt niệm vào Phật hiệu, thời không cần phải quan tâm, có được vãng sanh hay không vãng sanh. Chư Phật xưa nay vắng lặng như như bất động, lẻ nào lại gạt quí Phật Tử, mà lại tìm tòi trong đó? Vốn không có, đã không có, thời bận tâm để làm gì. Uống nước thời biết mình đang uống nước vậy! 

Hãy chí thành vậy!

Chúng ta hãy vì thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử này mà phát tâm tu hành, trì danh hiệu Phật, để có thể trực thẳng trời Tây ở kiếp này. Chớ không đợi đến lúc nào nữa, kiếp này được gặp Pháp môn tối diệu như vậy, mà còn đợi đến khi nào thì thật sự mới chịu dụng công? Kiếp người khó đặng, Phật Pháp lại càng khó nghe hơn, cho nên hãy cố gắng lên. 

Hành theo pháp môn nào đi nữa thời cũng có sự lợi ích của nó, vì có bao nhiêu loài chúng sanh thời hiện đủ bao vọng niệm từng mỗi hàm linh, cho nên Phật Thích Ca cũng dùng đủ phương tiện để dìu dắt mọi người. bất luận là tu theo pháp môn nào đi nữa, cũng cần phải ghi nhớ rằng; phải dụng công chơn chánh, thành tâm sữa lỗi , ngày đêm sáu thời lau chùi cho sạch ba thứ tâm, y giáo phụng hành, thời đều được viên mãn, dù cho là người tu thiền, tụng kinh, trì chú , niệm Phật v.v... mà muốn được sanh về thế vô sanh của đức Phật A Di Đà, nhứt tâm hồi hướng về thời điều được toại. Chớ không phải chỉ có người niệm Phật thời Phật mới rước, còn những người tu theo giáo pháp của Phật Thích Ca mà không thể sanh về thế giới đó. Giống như nước Úc chúng ta đang sống, nhiều cửa ngõ để vào, nhưng kỳ thật chỉ có một nước Úc mà thôi. Cho nên không nên sanh tâm phân biệt là mình tu pháp môn gì.

Chỉ cần thành tâm sửa lỗi lầm của mình mà tu theo những việc mà đức Thế Tôn đã dạy, mà hồi hướng vãng sanh, thời đều được thành tựu đại nguyện của mình. Đừng quan tâm là mình có được Đức Đại Từ Phụ đến rước hay không? Mà hãy hỏi lại mình, là có thành tâm muốn thoát vòng sanh tử mà đến hay không, và có chí nguyện bề vững hay không mà thôi. Trong 48 đại nguyện của đức Từ Phụ A Di Đà, điều nguyện thứ mười chín là: "Khi tôi thành Phật, chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Đề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước tôi, tới khi thọ chung, mà tôi chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thời tôi không ở ngôi Chánh Giác".

Qua lời nguyện trên, thời chúng ta biết đều chỉ có một mà thôi, Chúng sanh có bao nhiêu vọng tưởng thời Phật cũng có đủ phương tiện để giúp cho họ được viên mãn.

Tu các công đức là gì? Chính là lòng tin tưởng sâu thật của chúng ta (nếu không tin thì làm sao hành?). Phát Bồ Đề Tâm chính là hạnh, hành là sự thực hạnh chớ không phải chỉ biết nói bằng miệng mà thôi. Dốc lòng phát nguyện, chắc quí vị cũng rõ rồi, là phải nguyện sanh về thế giới đó? Cũng chính là sanh về với căn nhà vốn thuộc về mình. Không hai cũng khác. 

Chúng ta hôm nay đến đây là để học giáo lý của chư Phật, cho nên mọi người hãy dùng tâm thanh tịnh mà nghe, khi ngồi cũng phải theo quy cũ mà ngồi, vì chúng ta đến đây học Phật Pháp, chớ không phải học thuyết của Ma. Cho nên phải tuân theo quy cũ mà ngồi.

Khi vào ngồi, mọi người phải theo thứ tự mà ngồi, khi tôi giảng kinh bất luận là ở nơi nào, thời quí vị cũng phải như vậy, ai thọ giới trước thời ngồi trước, không luận là , già, trẻ, gái, trai, và cho đến người có quyền thế cao đi nữa cũng phải tuân theo. Bên trái là người chưa thọ giới của Phật, bên phải là người đã thọ năm giới, và chính giữ là người thọ giới Bồ Tát vậy. Khi vào đây đối trước tôn tượng Phật ,thời phải quên mình là ai, đừng ra vẻ mình là người trí thức trước đức tôn tượng Như Lai, toàn giác toàn trí. người có danh hoặc chức vụ khác nhau trong xã hội, nhưng đối trước tôn tượng đức Như Lai thì đều bình đẳng

Cho nên hãy quên đi mình là bác sĩ, kỷ sư từ đâu đến, cũng đừng cho mình là hàng tại gia, tôi là hàng xuất gia. Trước tôn tượng Phật mọi người đều là thính giả đều bình đẳng đến nghe Pháp. Được như vậy thời chúng ta mới có thể nhận được những lời dạy quí báu ở trong kinh. 

Chúng Tôi thường bảo rằng: Người đến đây để nghe giảng kinh, chính là đến đây để học cách trị lành căn bịnh tham sân si, của mọi ngươì. Nhưng lần này chúng ta đến đây không những là học cách trị lành căn bệnh tham, sân, si, mà còn học luôn cách trị lành căn bịnh trầm trọng, chính là vi khuẩn sanh tử bao đời mà chúng sanh trong tam giới này, phải bó tay.

Cho nên, đến nơi này rồi thời phải học được cách trị bịnh, Không học được nhiều thời cũng phải ít, chớ đừng khi ra về mà chẳng học được một phần nào, thời là uổng công, phí sức. Muốn học được cách này, không phải là chuyện khó, mà quí vị hãy tự hỏi với mình là mình có muốn học hay không?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/05/2010(Xem: 110043)
23/09/2010(Xem: 70667)
17/09/2023(Xem: 2234)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.