Chương Ba Bước Chân Thứ Ba Lên Đường Thực Hiện Việc Trở Về Sự Im Lặng: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Lên Đường Viễn Ly

17/12/201012:00 SA(Xem: 16223)
Chương Ba Bước Chân Thứ Ba Lên Đường Thực Hiện Việc Trở Về Sự Im Lặng: Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Lên Đường Viễn Ly
CHƯƠNG BA

BƯỚC CHÂN THỨ BA LÊN ĐƯỜNG THỰC HIỆN VIỆC TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG:
SỰ CHUYỂN ĐỘNG TOÀN DIỆN CỦA TÂM THỨC
LÊN ĐƯỜNG VIỄN LY

I. Thành phố Los AnGeles Và Những Thị Tứ Ngày Xưa Của Ấn Độ.
II. Hình Ảnh Về “Dáng Dấp Một Kẻ Lên Đường” Của Thi Hào Đức Rainer Maria Rilke Và Hình Bóng “Kẻ Lữ Hành Thiên Thu” Của Thi Hào Nhật Basho

“Tàn canh đêm, đức Phật thức dậy ngồi im lặng và dương mắt lên nhìn chăm chăm vào cả vũ trụ thế gian”
(Buddhaghosa, Sumangala Vilàsinì. 1-45)

I. THÀNH PHỐ LOS ANGELES VÀ NHỮNG THỊ TỨ NGÀY XƯA CỦA ẤN ĐỘ.
Năm tàn tháng tận những ngày cuối cùng trong năm, trời lạnh se sẽánh nắng vùng thị tứ Los Angeles ràng rạng vàng tươi trong suốt như cách đây trên hai ngàn năm trăm năm khi Người Đến Như Thế (Như Lai - Tathàgata) đang ngồi một mình lặng lẽ trong phòng trong vùng thị tứ Vaisàlì hay trong những thành phố khác như Sràvasti hoặc Ràgagriha ở tận bên kia đất trời Ấn Độ; thị tứ Los Angeles hiển nhiên không thể nào làm cho mình mường tượng được chút gì về thị tứ Vaisàlì tuyệt đẹp ngày xưa của Ấn Độ, một thị tứ mà trước kia ra đi, đứng trên đỉnh đồi ngó lại, Đức Phật đã nói lời giã biệt đầy xúc động thầm kín: “Ôi Vaisàlì, đây là lần cuối cùng ta nhìn mi”, đứng trên đỉnh đồi ngó lại, Vaisàlì lần cuối trước khi đi về Kusinagara để nhập Niết Bàn, đứng ngó nhìn ánh nắng vàng ửng sáng trên vùng thị tứ Vaisàlì, Đức Phật nói với Ànanda: “Đất trời Ấn Độ thật là lung linh màu sắc và sum suê rậm rạp trù phú, đời sống dân cư ở đây thực là dịu dàng dễ thương” (citram jambudvìpam, manoramam jivitam manusyà-nàm).

Thị tứ Los Angeles không phải là Vaisàlì hay Sràvasti, nhưng ánh sáng chiếu lên thành phố vùng Califomia ngày hôm nay cũng là ánh nắng vàng chiếu lên thành phố Vaisàlì cách đây trên hai ngàn năm trăm năm, cũng một thứ ánh sáng vàng rực không giống như xưa mà cũng không khác như xưa, lúc Người Đến Như Thế và Người Đi Như Thế (Tathàgata).

Buổi sáng hôm nay không khác buổi sáng khi xưa, mặt trời hôm nay cũng như mặt trời khi xưa, mặc dù mặt trời vẫn mới lạ mỗi ngày (Heraclitus), nhưng mỗi lần mặt trời vừa mọc lên thì “ánh sáng chiếu rực sáng lên toàn thể thế gian, giống như một vị Bồ Tát khi thành Phật thì đều dẫn vô số chúng sinh đến Niết Bàn” (Đại Bộ Bát Nhã Pancavimsati sàhasrikà).

Nếu chúng ta xoay chuyển cái nhìn của chúng ta vào tráì tim của vũ trụ theo nhịp thở của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka) thì tất cả mọi sự đều dung thông, dung nhiếp, viên dung tự tại vô ngại; thời giankhông gian, một thời gian là tất cả không gian, một không gian là tất cả không gian, tất cả thời gian là một không gian, tất cả không gian là một thời gian, Los Angeles là Vaisàlì, một buổi sáng cách đây trên hai ngàn năm trăm năm vẫn là buổi sáng hôm nay, và hiện nay Đức Phật vẫn còn đứng trên đỉnh đồi giả từ thị tứ một lần cuối: “Ôi Vaisàli, thôi ta nhìn mi lần cuối..."
 

II. HÌNH ẢNH VỀ “DÁNG DẤP MỘT KẺ LÊN ĐƯỜNG” của THI HÀO ĐỨC RAINER MARIA RILKE và HÌNH BÓNG “KẺ LỮ HÀNH THIÊN THU” của THI HÀO NHẬT BASHO

Hình ảnh Đức Phật đứng trên đồi cao quay nhìn lại Vaisàlì một lần cuối cũng giống như hình ảnh của đời người. Mỗi cái nhìn là thiên thu vĩnh biệt, mỗi bước chân là trùng khơi vạn lý, mỗi một giây phút trôi qua là tất cả thời gian không gian biến mất. Hình ảnh của người đi và lân la đứng trên đồi nhìn lại cũng là hình ảnh bất hủ của thi sĩ Đức Rilke: “dù mình có làm gì đi nữa trên cõi đời này thì mình vẫn có dáng dấp của một kẻ lên đường ?” (... “dass wir, was wir auch tun, in jener Haltung sind / von einem, welcher forgeht ?”). Mặc dù tất cả ngày tháng đều kéo nhau đi mất, nhưng như thi sĩ Nhật Basho thì “những ngày và những tháng đều là những kẻ lữ hành của Thiên Thu, và những năm tháng trôi qua thì cũng thế”. Tất cả đều đi mất, nhưng không hẳn là mất biệt luôn, vì sự lên đường bỏ đi ở đây là đi về Thiên Thu vạn đại, vì thế sự trôi chảy liên tục và sự giã biệt liên tiếp kia chỉ là sự trở về “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng Pháp Môn Thể” (Đại Thừa Khởi Tín Luận). Tiếng kêu của bầy ngựa vào thời Bồ Tát Mã Minh cách đây hai ngàn năm cũng là tiếng kêu của bầy ngựa ngày hôm nay trên những cánh đồng hoang khắp thế giới.

Mặt trời mọc, rồi mặt trời lặn rồi mặt trời vẫn còn đó; dù mai kia toàn cả thái dương hệ có tiêu diệt đi nữa thì rồi tỷ triệu thái dương hệ lại ra đời, rồi cứ thế tiếp tục những vòng tròn tròn ốc, và những núi đồi lại mọc lên, rồi những thành phố ra đời, và Đức Phật vẫn đứng trên đỉnh đồi quay nhìn lại: “ôi Vaisàlì, ta nhìn mi đây lần cuối...”

Trước khi lên đường ra đi lìa bỏ thế gian này Đức Phật chỉ nói đôi lời nhẹ nhàng như trên, nhưng đôi lời ấy đã làm chúng ta mơ mộng triền miên và tương tư không dứt; đôi lời ấy nói lên những gì thơ mộng cao đẹp nhất trần gian này và chiếu một luồng ánh sáng lộng lẫy rực ngời xuống cả mặt đất. Cái nhìn cuối cùng của Đức Phật, cái nhìn bao dung đầy thương yêu, đã biến đổi thành phố tục lụy Vaisàlì thành ra một cái gì khác hẳn vượt ra ngoài một địa danh tầm thường trên mặt đất; Vaisàlì đã chuyển hóatrở thành bất cứ nơi nào ta sống trên thế giới này, tất cả những thị tứ thành phố trên mặt đất này đều là một Vaisàlì tâm linhĐức Phật đã đi qua ba lần trong Hóa Thân, và ngày hôm nay Báo Thân vẫn đứng trên, đứng trên đỉnh đồi giã biệt trước khi trở về Pháp Thân bất sinh bất diệt.

Khi mỗi một thành phố là một Vaisàlì tâm linh thì bất cứ thành phố nào chúng ta đang sống cũng chính là nơi để chúng ta tự chứng thành Phật, và bất cứ ngáy nào cũng là ngày cuối cùng để chúng ta giã biệt Vaisàlì. Chúng ta chỉ thành Phật được khi chúng tacon người ở giữa thị tứ, không có cảnh Bồng lai thiên thai địa đàng nào là thuận cảnh để ta giải thoát được; chính tất cả Nghịch Cảnh của nơi ta đang sinh sống mới là nơi ta tự chuyển hóa tâm thức để nhập vào “Tự Chứng Thánh Trí” (Cảnh Giới Thánh Trí Tự Chứng, Kinh Lăng Già: “Svapratyàtmà ryainànatigocara”).

Nắng chiều bắt đầu lay động những hàng cây thốt nốt cao vút của thành phố, chiều nay Los Angeles không còn là một thành phố tạp nhạp của Mỹ quốc; Los Angeles đang chuyển hóa thành một cảnh giới khác, nơi cuối cùng của một kẻ lên đường trở về mây trắng.

Los Angeles, ngày 1-2-85 những ngày cuối năm Giáp Tý
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/05/2010(Xem: 110043)
23/09/2010(Xem: 70667)
17/09/2023(Xem: 2236)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.