Bạn Là Người Máy!

27/11/20149:47 CH(Xem: 3881)
Bạn Là Người Máy!
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Bạn Là Người Máy!

 

Có người đàn ông đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

–Ngồi Thiền là  gì?

Sư đáp:

–Ngồi Thiền có nghĩa là giữ nhất tâm bất động. Bạn có  tâm không?

–Vâng, dĩ nhiên, ai lại không có tâm.

–Thế nhưng, tôi nghĩ bạn không có tâm. Bạn chỉ là một xác thúi. Tại sao bạn kéo cái xác thúi này đi lòng vòng? Thật là quá tệ. Nếu bạn nói: “Tôi không phải là một xác thúi”, thì xin hãy cho tôi một lời chân thật từ đáy lòng của bạn.

Người đàn ông trả lời:

–Tôi.

–Tôi ư?

–Ông.

–“Tôi” là gì ? “Ông” là gì?

Thiền sinh cho biết:

–Đó là tất cả tôi có thể nói về chính tôi.

–Bạn nói “Tôi." Bạn nói "Ông." Nhưng “Tôi” và “Ông” chỉ là cái tên. Thực sự “Tôi” là gì ? “Ông” là gì? Ai là người nói lên những điều đó?

Người đàn ông không thể trả lời. Thiền sư tiếp:

–Vì vậy, tôi nói, bạn là một người máy! (Tiếng cười từ giảng đường.) Bạn đã có bao giờ xem phim Chiến Tranh giữa Các Vì Sao chưa? (Star Wars) Có một người máy trong bộ phim này có thể nói chuyện, cũng nói 'tôi' và 'ông'. Nó nói rất nhiều thứ, giống như bạn. Tuy nhiên, người máy này không có tâm trí. Vì vậy, tôi nghĩ rằng bạn cũng không có tâm trí.

–Nhưng tôi có tâm đây mà.

–Bạn có tâm ư? Vậy thì chỉ cho tôi xem thử.

Người đàn ông không thể trả lời. Thiền sư tiếp:

–Như vậy bạn không thể chỉ cái tâm cho tôi xem.

–Vâng, đó là bởi vì, ưm! tôi không biết thầy dạy điều gì.

–Giảng dạy về Thiền rất là đơn giản. Tông chỉ của chúng tôi là bạn phải khám phá ra tâm của bạn. Tâm của bạn ở đâu? (Sư chỉ vào chân ông ta.) Có phải nó ở đây không? (Chỉ vào bụng.) hay là đây? (Chỉ vào cánh tay.) Hoặc là cái này? (Chỉ vào đầu.) Hay là đây? Nó ở đâu?

 

Người đàn ông chỉ vào đầu mình. Thiền sư hỏi:

–Vậy tâm bao lớn? Màu gì? Hình dạng ra sao?

Ông ta đáp: “Rất lớn”.

Sư hỏi: “Lớn cở nào?” Thiền sư ra dấu những kích thước khác nhau với đôi bàn tay và dang rộng cánh tay của mình. "Nó lớn cở này? hay như vầy? hoặc bằng này? Lớn cở nào?"

 

Nhưng mỗi câu hỏi, người đàn ông chỉ trả lời: "Lớn hơn". Cuối cùng, người đàn ông dang dài cánh tay của mình ra như có thể rộng xa lớn lắm.

–Chỉ lớn cở đó thôi sao? Đó là một tâm rất nhỏ. Bạn cho đó là lớn, nhưng bạn không hiểu tâm của bạn. Lời bạn thốt ra đều không đúng sự thật. Tại sao bạn lại lừa dối tất cả mọi người? Sự hiểu biết chính xáccần thiết. (Cầm gậy Thiền đánh trên bàn hai lần.) Đó là tâm của tôi ! Được chứ?

 

Người đàn ông chỉ nhìn xuống sàn nhà. Sư tiếp:

–Bạn không hiểu điều đó phải không? Bạn vẫn nghĩ rằng, “Tôi có tâm." Rất sai lầm và không đúng sự thật. Nó là một sai lầm lớn. Nếu bạn giữ tâm này như vậy thì toàn bộ cuộc sống của bạn cũng là sai lầm. Bởi vì tâm là không tâm. (Cầm cây gậy của mình đưa ra.) Cái này là gì? Nó là một cây gậy, phải không? Nhưng cây gậy này không bao giờ nói: "Tôi là một cây gậy”. Chúng ta nói nó "cây gậy". Đặt tên cho nó là “cây gậy." Nhưng vật này không bao giờ nói: "Tên tôi là cây gậy." Tinh tú, mặt trời, mặt trăng cũng vậy, không bao giờ tự gọi mình là những thứ này. Mặt trời không bao giờ nói "Tôi là mặt trời." Mặt trăng không bao giờ nói "Tôi là mặt trăng.” Vì vậy, mặt trời thật, mặt trăng thật, ngôi sao thật, cây gậy thật, tâm thật, thực sự không có tên. Tất cả những cái tên được tạo ra bằng tư duy khái niệm (của con người, qua từng chủng tộc, từng quốc gia, từng ngôn ngữ).

 

Vì vậy, bạn phải hiểu, “tâm tôi là không tâm.” Đó là khóa học đầu tiên. Nếu bạn hiểu khóa học này, cho rằng được nhìn thấy "tâm" thì không đúng, và "không tâm” cũng là không đúng. Chúng tôi đã chỉ ra cho bạn thấy “tâm” như thế nào, nó chỉ là một cái tên gọi; nhưng nếu bạn dính mắc với lời nóichữ nghĩa, thì "không tâm" cũng là một cái tên.

 

Do đó, chúng tôi nói rằng bạn mở miệng đã là một sai lầm lớn, bởi vì "tâm", "không tâm" và mọi thứ khác được tạo ra bởi tư duy khái niệm. Nếu bạn cắt đứt mọi suy nghĩ, không có lời nóichữ nghĩa, tức là trở về cái tâm trước khi suy nghĩ của bạn. Nếu bạn giữ cái tâm trước khi suy nghĩ, thì tất cả mọi thứ và bạn trở thành một. Mặt trời, mặt trăng, tinh tú, cây gậy này, và tâm bạn tất cả – đã là một rồi, bởi vì trước khi suy nghĩbản thể uyên nguyên của bạn. Bản thể này, bản thể tinh tú, bản thể mặt trăng, bản thể vũ trụ cùng chung một bản thể. Đôi khi chúng tôi gọi đó là nguyên điểm. Nếu bạn đạt được nguyên điểm, sau đó bạn sẽ có được tất cả mọi thứ, bởi vì tất cả mọi thứ đã là của bạn. Bạn và vũ trụ không hai.

 

Bây giờ, bạn có hiểu tất cả những điều đó chưa? Nó rất khó, nhưng cũng không khó. Chỉ cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm. Giữ một tâm không–biết một trăm phần trăm-“Ta là gì?” Không–Biết ... Không chỉ đời này, mà những đời sau, đời sauđời sau nữa, cần phải giữ “tâm–cố gắng”. Khó hoặc dễ; Mê hay ngộ, không thành vấn đề. Chỉ có cố gắng. Nếu bạn có tâm cố gắng, thì không có cái tôi – của tôi – thuộc về tôi. Nhưng nếu bạn tạo ra cái tôi – của tôi – thuộc về tôi và bám giữ lấy nó, như thế bạn không thể tìm thấy Chánh Pháp, không thể tìm thấy Chân ngã, không thể tìm thấy được đường về. Vì vậy, buông xuống cái tôi – của tôi – thuộc về tôi, và chỉ cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm không thôi nghỉ. Tức thì, bạn sẽ đón nhận trọn vẹn tất cả mọi thứ. Điều đó rất quan trọng.

 

Người đàn ông cúi đầu xá bái và nói:

 

–Cảm ơn Sư phụ rất nhiều. 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 15522)
14/05/2011(Xem: 104579)
14/05/2011(Xem: 25732)
10/04/2011(Xem: 79844)
25/11/2010(Xem: 74680)
25/11/2010(Xem: 85915)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.