THIỀN TÔNG TRONG THỜI KỲ ĐẦU
Tác giả: Lã Trừng - CS. Định Huệ dịch
Những năm gần đây trong các tập san chuyên ngành nghiên cứu học thuật có nhiều bài nghiên cứu và phê phán liên quan đến tư tưởng Phat học đạt được thành quả mới. Có nhiều vấn đề đã được giải quyết song vẫn còn tồn tại một soố vấn đề, đặc biệt là các vấn đề thuộc Thiền tông trong thời kỳ đầu. Do vì mấy vị Thiền Sư trong thời kỳ ấy trước sau lập thuyết có sự thay đổi lớn và các tư liệu còn sót lại thì bị thất lạc, không được vẹn toàn, cho nên bây giờ muốn biết rõ triệt để tư tưởng của các Ngài thì thật là khó khăn. Vì thế có khá nhiều vấn đề còn phải chờ nghiên cứu. trong bài tôi chỉ đề xuất vài vấn đề trong phạm vi đó, nhưng đây cũng chỉ là quan điển cá nhân, tôi xin cống hiến cho quý độc giả tham khảo.
1. Mối quan hệ của tư tưởng Thiền tông trong thời kỳ đầu với kinh Lăng–già.
Thiền tông trong thời kỳ đầu, từ Tổ Đạt – Ma đến Thần Tú đều rất coi trọng kinh Lăng- già, thậm chí vì thế có thể gọi các Ngài Lăng- già sư. Theo sự ghi chép trong Tục Cao Tăng truyện của Đạo Tuyên, người thực tế khai sáng Thiền tông là Huệ Khả vì Huệ Khả trước khi gặp Tổ Đạt Ma đã nhờ vào sự thông minh của chính mình, đối với nghĩa học đang lưu hành vào thời ấy, đã có đạt đến chỗ độc đáo và nổi tiếng là người lỗi lạc. Vì thế, một khi Ngài gặp Đạt – ma được gợi ý thì Ngài càng tự tin hơn, rốt cuộc rõ ràng là Ngài đề xuất thuyết của bản kinh Lăng- già 4 quyển đối kháng với thuyết của kinh Lăng- già 10 quyển tân dịch đang lưu hành. Sau khi Tổ Đạt- ma tịch, Ngài Huệ Khả dùng biệb tài của mình trình bày tâm yếu của kinh này cho đồ chúng tăng tục, khiến cho cách giải thích đầy tính sáng tạo của Ngài về kinh Lăng- già được truyền khắp thiên hạ, do đó mà có nhiều thiền sư thường mang theo bên mình 4 quyển lăng – già. Những sự thật này chứng tỏ tư tưởng Thiền tông ở thời kỳ đầu là như thế và có quan hệ mật thiết với 4 quyển kinh lăng – già.
Nhưng, Ngài Huệ Khả giảng nói kinh Lăng- già là chuyên dựa và huyền lý mà chẳng câu nệ văn tự và cách giảng nói cũng tuỳ theo mõi lúc mà có thay đổi, đó là thay đổi cho hợp với người nghe,tuỳ duyên nên có khác ( về sau, hậu duệ của Huệ Khả là Pháp Xung cũng được truyền cho như vậy ). Đây hoàn toàn là một phương pháp giải thích tự do. Vì thế lúc ngài đến Nghiệp Đô ở miền bắc giảng thuyết thì bị những người trí thức chuộng văn học ở đấy khinh chê, rồi sanh ra lắm chuyện thị phi khiến cho Ngài phải bao nă điêu đứng, suốt đời vất vả. Nhưng phương pháp giảng kinh của Ngài khai sáng có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sau này. Họ đều giống như Ngài tự do tự tại dẫn cứ kinh điển, đến Thần Tú tổ chức pháp môn năm phương tiện lại càng phát triển đến cực điểm, tuỳ ý sử dụng kinh luận để giải thích pháp môn năm phương tiện ấy ( vì thế trong Viên Giác kinh Đại Sớ Sao của Tông Mật khi nói đến thiền phong của Thần Tú thì lấy phương tiện thông kinh làm tiêu đề )
Các trứ tác, soạn thuật của Huệ Khả hiện nay không còn, Ngài tự do giảng giải kinh như thế nào, khó có thể nêu thí dụ dẫn chứng. Nhưng, theo Lăng- già Sư Tư Ký thì bắt đầu từ vị Lăng – già sư đời thứ nhất là Cầu- na- bạt- đà- la đã đề xuất văn kinh “ Chư Phật tâm đệ nhất”. Câu này ( đời sau đổi thành “ Phật ngữ tâm vi tông” ) làm tông chỉ của một tông. Ban đầu câu nói này vốn chỉ pháp trọng yếu của Phật nói. Chữ tâm nầy là chữ tâm của hạch tâm ( cốt lõi ), như lời phụ chú của người dịch kinh. Nhưng các thiền sư lại chẳng hiểu như thế, vẫn tuỳ ý mượn dùng, cho chữ tâm này là chữ tâm của tâm linh. Đây là một thí dụ điển hình về sự tự do giảng kinh. Phương thức giảng thuyết của Huệ Khả đại khái cũng không khác mấy.
Ngoài ra, Huệ Khả giảng Lăng- già là lấy nhất thừa tông làm căn cứ, điều nầy bất đồng quan điểm với Đại thừa tông của Nhiếp luận. Nhất thừa rốt cuộc chỉ cho cái gì? Tôi cảm thấy Ngài Huệ Khả xem trọng Lăng- già là để mắt tại văn kinh giải thích rõ ràng ở điểm quan hệ của Phật tánh và nhân tâm ( tâm người ) ( đây có thể nói là Ngài đạ thọ nhận sự khải phát của pháp môn lý nhập “ tá giáo ngộ tông” ( nhờ kinh ngộ thiền ) của Tổ Đạt- ma).
Thuyết của Lăng- già xuất phát từ kinh thắng Man ( xem văn kinh quyển 4 ) mà bản dịch kinh Thắng Man lấy “ Nhất thừa phương tiện” làm nham đề, có thể coi kinhy này là tác Phật-hẩm đại biểu cho nhất thừa tông. Vì thế, Huệ Khả y theo nhất thừa tông giải thích Lăng- già, thực tế tức là dùng ý kinh Thắng Man làm khai thông. Kinh Thắng Man và Lăng- già đều do Cầu-na-bạt-đà-la phiên dịch, đối với sự nghiên cứu học tập hai kinh này, chính là môn học mới mẻ lưu hành ở phương Nam, Huệ Khả dùng kinh giải kinh, tự nhiên không phải không có lai lịch.
Cũng từ điểm một điểm này có thể hiểu được nguyên nhân Ngài Huệ Khả đề xuất lấy 4 quyển Lăng- già lập tông. Bản kinh Lăng- già 4 quyển và 10 quyển, nội dung có rộng hẹp bất đồng, không cần phải bàn. Nhưng chỗ phân kỳ căn bản của hai bản kinh ấy chính là một đoạn y cứ vào kinh Thắng man mà nói về Phật tánh. Bản 4 quyển, đoạn này đem Phật tánh và nhân tâm coi là một, cho rằng chẳng qua trên danh mục nói có khác mà thôi. ( Nói Phật tánh thì dùnh từ “ Như Lai tạng”, nói nhân tâm thì dùng từ “Tạng thức”, văn kinh kết hợp cả hai thành ra “ tên gọi tạng thừc của Như Lai tạng”). Còn bản 10 quyển thì hoàn toàn chẳng như vậy. Bản ấy đem hai thứ đó dứt khoát coi là hai việc, đã đặc biệt thêm một câu Như Lai tạng chẳng ở trong A Lại Da thức ( tên gọi khác của tạng thức ). Lại còn nói một lần nữa chúng là “hai pháp”. xuất phát từ điểm phân kỳ này, bản 4 quyển vốn chỉ nói có một tâm, một thứ tâm của tự tánh thanh tịnh, mà bản 10 quyển nói thành hai tâm : tâm tịnh và tâm nhiễm,ngoài ra những điều có liên quan đến lý luận cũng đều theo đây mà có thay đổi. Vì thế, Huệ khả nổi tiếng là người được Đạt- ma phó chúc, ắt cần phải dùng bản Lăng- già 4 quyển làm chỗ y cứ hành trì. Đây là có dụng ý vậy.
2. Thiền pháp của Tổ Đạt-ma.
Tư tưởng của Huệ Khả là do kết hợp với thiền pháp Đạt- ma mà truyền bá, vật thiền pháp của Đạt- ma như thế nào? Đây cũng là vấn đề chưa được giải quyết.
Theo tư liệu nguyên thỉ được bảo tồn trong tục Cao Tăng Truyện của Ngài Đạo Tuyên, Tổ Đạt- ma dạy người dùng bích quán để an tâm ( 16 quyển). Đạo Tuyên khen ngợi thiền Đạt- ma, là “ Đại thừa bích quán công nghiệp tối cao” ( quyển 20). Do đó, dùng hai chữ “ bích quán” có thể hiển thị đặc điểm thiền pháp của Đạt- ma. Điều này không có chút nghi vấn. Nhưng đối với bích quán thì từ xưa đến nay chưa thấy có một sự giải thích nào thỏa đáng. Thông thường hai chữ “ bích quán” được xem như dụng ngữ thí dụ, cho rằng lúc tu thiền “ ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách, khả dĩ vào đạo”. ( xem Thiền Tông Chư Thuyên Tập Đô Tự, quyển thượng của Tông Mật). Sự giải thích này không chính xác. Thông thường, thiền quán đều dùng sự vật sờ quán để đặt tên, bích quán lẽ ra phải là lấy “bích” (vách) làm sở quán. Theo tư liệu hiện nay có liên quan eến việc này, như nói định họccủa Đạt- ma được các thiền giả Nam Thiên Trúc trọng vọng, lại nói những người theo Đạt- ma học thiền, từ Huệ Khả trở về sau thường hành hạnh đầu đà. Những sự kiện này dễ khiến cho người ta nghĩ đến thiền pháp của Phật gia Ấn Độ lúc bấy giờ thật có sự phân chia Nam Bắc. Thiền pháp ở phương Nam chính là lấy hạnh đầu đà làm chuẩn bị, và lấy việc tu tập Địa biến xứ định ( đây là loại thiền quán tuỳ chỗ nơi mà khởi ra cảm giác đất) làm bài học đầu tiên để dạy người ( xem Giải Thoát Đạo Luận quyển 4 ).Tu tập “ Địa biến xứ” thường thường dùng màu đất tô vẽ thành hình tròn trên vách để làm đối tượng quán tưởng. Vật bích quán của Đạt- ma rất có thể có liên quan đến phương pháp này. Đến khi đại thừa ứng dụng tu tập “ Địa biến xứ” thì tiến lên một bước đồi hỏi người học và khái niệm “địa” cũng chẳng còn ở trong tâm, giống như là vô sở y mà tu tập (xem Du già Sư Địa quyển 36). Vì thế, Ngài Đạo Tuyên nói là “ minh tâm hư ký” và gọi đó là “ thu pháp hư tông”.
3. Đặc điểm tư tưởng thiền học của Hoàng Nhẫn và Thần Tú.
Thiền Tông vào thời kỳ đầu từ Đạo Tín qua Hoàng Nhẫn khai sáng pháp môn Đông Sơn, tư tưởng của Hoàng Nhẫn lại có sự thay đổi rất lớn. Sự thay đổi này thực tế như thế nào, cũng là một vấn đề cần phải được nghiên cứu. pháp môn Đông Sơn lấy nhất hạnh tam muội làm trung tâm, lấy giữ tự tâm là phương pháp. Những pháp này đều là qui mô do Đạo Tín khai sáng. Nhưng Hoàng Nhẫn lại đưa vào tư tưởng của Luận Khởi Tín để góp phần phát triển pháp môn này.
Luận Đại Thừa Khởi Tín là một bộ luận có quan hệ với chỉ quán rất thịnh hành vào thời ấy. Lậun này đưa nhất hạnh tam muội đến địa vị rất cao trong chỉ quán và làm cơ sở lý luận cho nó. Cái tự tâm trong Hoàng Nhẫn dạy phải giữ đó, thực tế cái tâm đạt đến chân như môn. Đây chính là áp dụng học thuyết của Luận Khởi Tín ( xem Tông Cảnh Lục quyển 97 ). Do đó, người được Tổ Hoàng Nhẫn truyền y bát là Tịnh Giác, trong bài tựa Lăng- già Sư Tư Ký, ông rõ ràng đề Xuất dùng tâm chân như môn của Luận Khởi Tín làm nguyên tắc tối cao để giảng giải thiền pháp, đồng thời năm môn phương tiện của Thần Tú cũng kiếp lập trên Luận Khởi Tín, như môn thứ nhất trình bày tong quát về pháp môn ly niệm của Phật thể ( xem Viên Giáv Kinh Đại Sớ Sao quyển 3 của Tông Mật).
Lý luận chủ yếu của Luận Khởi Tín, phần lớn đều hấp thu Lăng- già, điều này từ lâu đã được giới nghiên cứu học thuật công nhận. Tư tưởng của Hoàng Nhẫn, Thần Tú từ Lăng- già di chuyển đến Khởi Tín, dường như hết sức tự nhiên, không có vấn đề gì. Nhưng kinh Lăng- già mà Luận Khởi Tín y cứ chính là bản 10 quyển, chứ chẳng phải bản 4 quyển. Nói một cách khác, Luận Khởi Tín hoàn toàn sử dụng thuyết hai tâm nhiễm tịnh để tổ chức thành hệ thống lý luận, trên căn bản đã phủ nhận thuyến nhất tâm. Trước đó Huệ Khả, chẳng ngại gian nan kiên trì niềm tin của mình, nhất định dùng bản kinh Lăng- già 4 quyển để khai tông lập thuyết, nào ngờ truyền đến Hoàng Nhẫn, Thần Tú, miệng họ tuy nói là một mạch truyền thừa từ Huệ Khả xuống, nhưng thực chất tư tưởng thông qua Luận Khởi Tín đã vô hình trung hợp với bản kinh Lăng- già 10 quyển, khiến cho mặt mũi hoàn toàn khác. Tôn nghĩ là không nên xem thường thay đổi chuyển chiết này trong lúc nghiên cứu về đặc điểm tư tưởng Hoàng Nhẫn, Thần Tú.
4. Ý nghĩa của đốn tiệm.
Thần Tú có thể được coi là một người có thế lực hơn hết trong việc hoằng dương pháp môn Đông Sơn. Ngài dùng tư cách như thế đến với giai cấp thống trị thời bấy giờ và được họ coi trọng, nhờ đó Thiền Bắc tông cực thịnh một thời. Về sau, đồ đệ của Thiền nam Tông cực lực công kích thường thường tập trung vào một điểm “ pháp môn là tiệm”. Nhưng nói Thiền Bắc Tông chủ trương tiệm ngộ thì cũng không đúng hẳn, vì trong các văn hiến có liên quan đến Thần Tú thì Thần Tú cũng có nói “ngộ tại tu du” ( thời gian cực ngắn) và nói “ một niệm đốn siêu”... Dường như Thần Tú cũng theo con đường đốn ngộ, đâu thể nói là tiệm? Nói như thế thì đưa đến vấn đề được đặt ra là phải hiểu ý nghĩa của đốn tiệm như thế nào ?
Tôi cảm thấy đốn ngộ mà Thiền nam Tông đề cao chính là đường lối đơn đao trực nhập, trực liễu kiến tánh, còn Thần Tú thì dạy người phải vận dụng nhiều thứ phương tiện, Ngài chẳng những dẫn chứng nhiều kinh luận, chú trọng phân tích để là sự chuẩn xác cho lý luận. Ngoài ra, Ngài còn sử dụng phương pháp vấn đáp chỉ sự để hướng dẫn người học nhập môn. Như môn ly niệm thứ nhất trong năm môn phương tiện, đầu tiên dạy người học có cái nhìn bao quát, rồi dần dần dẫn tới vấn đề chính. Lại như môn thứ hai là “ khai trí huệ” cũng trước tiên rõ vào thân cây hỏi: “ có nghe chăng?” rồi mới nói “ nghe tiếng chẳng động tức là phát huệ...” những điều này đều chứng tỏ phương oháo chỉ dạy của Thần Tú quanh co khúc chiết. Đến sau, nói “ nhưng tâm nhập định, trụ tâm khán tịnh” thì lại thành cơ giới. Thiền Pháp của Bắc Tông do lãnh hội từng điểm như thế để cuối cùng hoát nhiên đại ngộ, mặc dù một cái ngộ ấy giống như là đốn siêu, nhưng từ trên đầu nguồn mà nói thì vẫn y như cũ là một loại từng bước thông suốt. Do đó, Thiền Nam Tông chỉ trích Thiền Bắc Tông là tiệm ngộ. Phân biệt đốn tiệm giữa hai tông Nam Băc, đại khái như thế.
Các vấn đề nêu trên, tôi chỉ có ý kiến bước đầu, nếu muốn giải quyết triệt để, còn phải đợi sự nghiên cứu của các bậc cao minh.
(Trích dịch từ Danh Gia Thuyết Thiền)Cs.Định Huệ (dịch).
(Tập san Suối Nguồn 14 (TVHQ))