Mục Lục

06/12/201012:00 SA(Xem: 16117)
Mục Lục


NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ

Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000



MỤC LỤC
Lời nói đầu
Dẫn nhập
Nhận những giáo lý
PHẦN MỘT: BẢN TÁNH CỦA GIẤC MỘNG
1 Giấc MộngThực Tại
2 Kinh Nghiệm Khởi Lên Như Thế Nào
Vô minh
Những Hành Động và Kết Quả : 
Nghiệp và những Dấu vết của Nghiệp
Nghiệp Tiêu Cực
Nghiệp Tích Cực
Giải thoát những Xúc Tình
Những Che Ám của Thức
Những Dấu Vết Nghiệp và Giấc Mộng
Sáu Cõi của Sanh Tử Luân Hồi
Cõi Địa Ngục
Cõi Quỷ Đói
Cõi Thú 
Cõi Người
Cõi Bán-Thiên
Cõi Thiên
Tại sao là Xúc Tình ‘Tiêu Cực” 
3 Thân Thể Năng Lực
Những Kinh Mạch và Khí Prana
Những Kinh Mạch (Tsa) 
Khí (Lung)
Khí Nghiệp
Ba Loại Khí Nghiệp
Khí Trí Huệ
Hoạt Động của Khí
Quân Bình Khí
Khí và Tâm Thức
Những Luân Xa 
Con Ngựa Mù, Người Cỡi Què
4 Tóm Tắt : Những Giấc Mộng Khởi Lên 
Như Thế Nào
5 Những Hình Ảnh từ Tantra Mẹ
Việc Dạy những Ẩn Dụ
PHẦN HAI : NHỮNG LOẠI VÀ NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG GIẤC MỘNG
1 Ba Loại Giấc Mộng
Những Giấc Mộng Sanh Tử
Những Giấc Mộng của sự Sáng Tỏ
Những Giấc Mộng Tịnh Quang
2 Những Sử Dụng Giấc Mộng
Kinh Nghiệm Trong Mộng
Hướng Dẫn và những Khuyên Nhủ
Dự Đoán
Những Giáo Lý trong Giấc Mộng
3 Khám Phá sự Thực Hành Chošd
4 Hai Mức Độ của sự Thực Hành
PHẦN BA: SỰ THỰC HÀNH YOGA GIẤC MỘNG
1 Cái Nhìn Thấy, Hành Động, Giấc Mộng, cái Chết
2 An Định : Samatha
Samatha cưỡng bách
Samatha tự nhiên
Samatha tối hậu
Những Chướng Ngại
Dao động
Hôn trầm
Giải Đãi 
3 Bốn Thực Hành Căn Bản
Một : Thay Đổi những Dấu Vết Nghiệp
Hai : Dẹp Bỏ Bám Nắm và Ghét Bỏ
Ba : Làm Mạnh Ý Định
Bốn : Trau Dồi Trí NhớNỗ Lực Hoan Hỷ
Kiên Trì
4 Chuẩn Bị cho Ban Đêm
Chín Hơi Thở Tịnh Hóa
Guru Yoga
Thực hành
Che Chở
5 Thực Hành Chính
Đem Tỉnh Giác vào Kinh Mạch Trung Ương
Tăng Cường Sự Sáng Tỏ
Làm Mạnh Sự Hiện Diện
Phát Triển sự Không Sợ Hãi
Tư Thế
Tập Chú Tâm Thức
Trình Tự
6 Sáng Sủa Minh Bạch
Phát Triển tính Linh Hoạt Mềm Dẻo
7 Những Chướng Ngại
Mê Vọng
Lỏng Lẻo
Tự Phóng Dật
Quên
Bốn Chướng Ngại theo Shardza Rinpoche
8 Kiểm SoátTôn Trọng những Giấc Mộng
9 Những Thực Hành Đơn Giản
Tâm Tỉnh Thức
Sửa Soạn cho Đêm
10 Hội Nhập
PHẦN BỐN: GIẤC NGỦ
1 Giấc Ngủ và Rơi Vào Giấc Ngủ
2 Ba Loại Giấc Ngủ
Giấc Ngủ của Vô Minh
Giấc Ngủ Sanh Tử
Giấc Ngủ Tịnh Quang
3 Thực Hành Giấc Ngủ và Thực Hành Giấc Mộng
PHẦN NĂM: SỰ THỰC HÀNH YOGA GIẤC NGỦ
1 Dakini Salgye Du Dalma
2 Thực Hành Sơ Bộ
3 Thực Hành Giấc Ngủ
Đi vào Giấc Ngủ
4 Tiglé 
5 Tiến Bộ
6 Những Chướng Ngại
7 Những Thực Hành Hỗ Trợ
Đạo Sư
Dakini
Hành xử
Cầu Nguyện
Làm Tan Biến
Triển Nở và Thu Rút
8 Hội Nhập
Hội Nhập của Tịnh Quang với Ba Độc
Hội Nhập với Những Chu Kỳ Thời Gian
Thống Nhất Bên Ngoài
Thống Nhất Bên Trong
Thống Nhất Bí Mật
Ba Sự Thống Nhất : Kết Luận
9 Sự Tương Tục
PHẦN SÁU: NHỮNG BỔ SUNG
1 Bối Cảnh
2 Tâm thức và Rigpa
Tâm thức Ý niệm
Tánh giác bất nhị : Rigpa
Rigpa Nền Tảng và Rigpa Con Đường 
3 Nền Tảng : Kunzhi
Tâm thứcvật chất
4 Biết
5 Nhận biết tánh Sáng Tỏtánh Không
Quân Bình
Phân Biện
6 Cái Ngã
7 Nghịch Lý của cái Ngã Vô Tự Tánh
Những Lời Cuối 
PHỤ LỤC : PHÁC HỌA VỀ NHỮNG THỰC HÀNH YOGA GIẤC MỘNG
Thuật Ngữ 
Cuốn sách này được đề tặng cho Namkhai Norbu Rinpoche, ngài đã là một nguồn cảm hứng lớn lao trong đời tôi, 
cả trong cách tôi chỉ dạy cho những người khác 
lẫn trong sự thực hành của chính tôi.

 

Lời nói đầu

Một câu nói nổi tiếngTây Tạng, “Người ta cần giải thích dòng phái và lịch sử để cắt đứt nghi ngờ về sự chính thống của giáo lý và sự trao truyền.” Bởi thế, tôi bắt đầu cuốn sách này với một câu chuyện ngắn về cuộc đời tôi.

Tôi sinh ra vừa sau khi cha mẹ tôi đi khỏi Tây Tạng. Những điều kiện sống khó khăn và cha mẹ tôi gởi tôi vào một trường nội trú Thiên Chúa giáo, nơi họ hy vọng tôi được chăm sóc. Cha tôi là một lama* Phật giáo, mẹ tôi là một người thực hành đạo Bošn*. Một thời gian sau, cha tôi qua đời. Cuối cùng mẹ tôi tái hôn với một người là lama đạo Bošn. Cả ông và mẹ tôi đều muốn tôi sống trong nền văn hóa của tôi, và khi tôi mười tuổi, tôi được nhận vào tu viện chánh của đạo Bošn ở Dolanji, Ấn Độ, và thọ giới thành một nhà sư.

Sau khi sống ở tu viện một thời gian, tôi được Lopon (Thầy trụ trì) Sangye Tenzin Rinpoche công nhậntái sanh của Khyungtul Rinpoche, một học giả, vị thầy, tác giảthiền sư nổi tiếng. Vị ấy được biết tiếng như một nhà chiêm tinh bậc thầy và nổi tiếng ở miền tây Tây Tạng và miền bắc Ấn Độ như một vị thuần hóa những ma quỷ và hồn linh hoang dã. Vị ấy cũng được quần chúng công nhận như là một nhà chữa bệnh với những khả năng huyền thuật. Một trong những người đỡ đầu của vị ấy là vua xứ Himachal ở bắc Ấn Độ. Nhà vua này và bà vợ, không có con, đã thỉnh Khyungtul Rinpoche chữa cho họ, và ngài đã làm được. Đứa con ấy bây giờ là Thủ Tướng của Himachal Pradesh, Virbhardur.

Khi tôi được mười ba tuổi, bổn sư từ ái của tôi, Lopon Sangye Tenzin, một người hiểu biếtchứng đắc sâu rộng, sửa soạn dạy một trong những giáo lý quan trọng và bí truyền nhất của cổ phái Nyingma và của đạo Bošn : Đại Toàn Thiện (Dzogchen), dòng khẩu truyền Zhang Zhung (Zhang Zhung Nyan Gyud*). Dù tôi còn nhỏ, cha ghẻ của tôi viếng thăm Lopon Rinpoche và xin cho tôi được chấp nhận học giáo lý, điều này sẽ diễn ra mỗi ngày trong suốt ba năm. Lopon từ ái chấp thuận, nhưng yêu cầu tôi, cùng với những học trò đến sau khác, phải kể cho ngài nghe một giấc mộng đêm hôm trước khi khóa học bắt đầu, để ngài xác định sự sẵn sàng của chúng tôi.

Một số học trò không nhớ giấc mộng nào, điều đó được xem là một dấu hiệu của chướng ngại. Lopon bắt họ phải bắt đầu với những thực hành tịnh hóa thích hợp và hỗn khóa học cho tới khi mỗi học trò đều có một giấc mộng. Những giấc mộng của những học trò khác được xem là những chỉ dẫn rằng họ cần làm những thực hành riêng biệt để tự sửa soạn học giáo lý – chẳng hạn, làm những thực hành để mạnh thêm sự nối kết với những hộ pháp.

Tôi mơ thấy một chiếc xe buýt chạy vòng quanh nhà của thầy tôi, dù thực ra không có con đường nào ở đấy cả. Trong giấc mộng, người lái xe buýt là bạn của tôi và tôi đứng cạnh nó, phân phát những cái vé cho những người trên xe. Những chiếc vé là những mảnh giấy có viết chữ A Tây Tạng lên đó. Lúc ấy là năm thứ hai hay thứ ba của tôi ở Dolanji, khi tôi mười ba tuổi, và khi ấy tôi chưa biết chữ A là một biểu hiện ý nghĩa chính yếu của những giáo lý Đại Toàn Thiện. Thầy tôi không hề nói gì về giấc mộng, đó là cách làm của thầy. Ngài bình luận chút ít về điều gì là tốt, nhưng tôi thì vui vẻ vì được chấp nhận học những giáo lý.

Trong những truyền thống Tây Tạng, thường là những giấc mộng của học trò được vị thầy dùng để xác định có thích hợp hay không cho học trò nhận một giáo lý riêng biệt. Dầu cho việc này xảy ra trước khi tôi bắt đầu nghiên cứuthực hành yoga giấc mộng, thì sự cố ấy cũng là sự bắt đầu quan tâm thích thú của tôi với những giấc mộng. Nó gây ấn tượng mạnh mẽ với tôi giấc mộng được đánh giá trong văn hóa Tây Tạng là lớn lao thế nào và thông tin từ vô thức thường có giá trị hơn thông tin từ ý thức như thế nào.

Sau ba năm học, gồm nhiều cuộc nhập thất thiền định với đồng bạn cũng như nhiều cuộc nhập thất một mình, tôi vào Trường Lý Luận thuộc Tu viện. Chương trình học thường kéo dài chín đến mười ba năm. Chúng tôi được học những môn như văn phạm, Sankrit, thơ, chiêm tinh, nghệ thuật và cũng học những môn riêng : ngữ nguyên học, vũ trụ học, kinh (sutra*), tantra* và Đại Toàn Thiện. Trong sự tu hànhtu viện, tôi được trình bày cho một số giáo lý và trao truyền về giấc mộng, cái quan trọng nhất căn cứ trên những bản văn của Zhang Zhung Nyan Gyud, Tantra Mẹ và của Shardza Rinpoche.

Tôi đã làm tốt trong việc tu hành và khi mười chín tuổi, tôi được mời bắt đầu dạy cho người. Cùng khoảng thời gian đó tôi viết và xuất bản một tóm tắt tiểu sử của Đức Shenrab Miwoche*, vị sáng lập đạo Bošn. Về sau tôi trở thành hiệu trưởng Trường Lý Luận và giữ chức vụ này trong bốn năm, và đã rất say mê trong việc hình thành và phát triển trường. Năm 1986, tôi nhận cấp bậc Geshe, cấp bậc cao nhất trong giáo dục tu viện của Tây Tạng.

Năm 1989, nhận lời mời của Hội Đại Toàn Thiện của Namkhai Norbu Rinpoche ở Ý, tôi du lịch qua Tây phương. Dù tôi không có chương trình giảng dạy, tôi được những thành viên của hội mời giảng. Một hôm tôi phân phối những mảnh giấy có viết chữ A Tây Tạng trên đó. Đúng vào lúc ấy giấc mộng từ mười lăm năm trước, trong đó tôi phân phát cũng tờ giấy như vậy cho người trên xe buýt trở lại với tôi. Chuyện này như thể đánh vào đầu tôi.

Tôi ở lại Tây phương và năm 1991 được học bổng của Rockefeller Fellowship để nghiên cứu tại Đại học Rice. Năm 1993, tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên của tôi ở Tây phương, Những Kỳ Diệu của Tâm Tự Nhiên (lời đề tựa của Đức Dalai Lama), trong đó tôi cố gắng trình bày những giáo lý Đại Toàn Thiện (Dzogchen) trong một cách thức trong sáng và giản dị. Năm 1994 tôi được cho một trợ cấp từ Quỹ Quốc Gia cho những Khoa Học Nhân Văn để theo đuổi nghiên cứu về những phương diện luận lý và triết lý của truyền thống Bošn, hợp tác với giáo sư Anna Klein, Trưởng khoa nghiên cứu Tôn giáo, ở Đại Học Rice.

Như thế mặt học giả của tôi đã tiếp tục biểu hiện, tuy nhiên thực hành luôn luôn quan trọng hơn, và suốt cả thời gian này tôi đã chuyên chú vào giấc mộngthực hành giấc mộng. Sự lưu tâm của tôi không chỉ về lý thuyết. Tôi đã tin sự minh triết của những giấc mộng, bị ảnh hưởng từ thời nhỏ tuổi bởi những kinh nghiệm giấc mộng của những vị thầy của tôi và của mẹ tôi và bởi sự sử dụng những giấc mộng trong truyền thống Bošn, và tôi đã thực hành yoga giấc mộng một cách mãnh liệt suốt mười năm qua. Mỗi đêm khi tôi vào giường, tôi cảm thấy tự do. Sự bận rộn của ban ngày chấm dứt. Một số đêm sự thực hành thành công và một số đêm thì không, và như thế cho đến khi sự thực hành rất tiến bộ. Tuy nhiên, gần như tôi đi ngủ mỗi đêm với ý định hoàn thành thực hành giấc mộng. Chính từ kinh nghiệm riêng của tôi với sự thực hành, cũng như từ ba bản văn tôi dẫn ra ở trên, mà những giáo lý trong sách này có được.

Những Yoga Tây Tạng về Giấc Mộng và Giấc Ngủ sinh ra từ những chỉ dạy miệng tôi đã đưa ra ở California và New Mexico vài năm trước. Nhiều cái không chính thức nhưng góp phần vào những giáo lý đã được giữ. Những chữ có đánh dấu hoa thị trong lần đầu xuất hiện có thể được tìm thấy trong thuật ngữ cuốn sách.

Yoga giấc mộng là một chỗ nương dựa hàng đầu trong việc phát triển sự thực hành của tôi và cái ấy đã đúng cho nhiều, rất nhiều đạo sư và yogi* của Tây Tạng. Thí dụ, tôi luôn luôn có ấn tượng với câu chuyện của Shardza Rinpoche, một đạo sư vĩ đại Tây Tạng, khi chết vào năm 1934, đã đạt được thân thể ánh sáng (jalus*), một dấu hiệu chứng đắc hoàn toàn. Trong đời ngài, ngài có nhiều học trò thành tựu, viết nhiều bản văn quan trọng, và làm việc cho lợi lạc của xứ sở ngài sống. Khó mà tưởng tượng làm thế nào ngài đã có năng xuất như vậy trong đời sống bên ngoài, hoàn tất nhiều nhiệm vụ và những kế hoạch lâu dàilợi lạc của những người khác, và còn có thể hoàn thành sự chứng đắc như vậy qua thực hành tâm linh. Ngài có thể làm như thế bởi vì ngài không phải là một người viết sách trong một phần của ngày, một vị thầy trong một phần khác, và một hành giả trong một vài giờ còn lại. Tất cả cuộc đời ngài là thực hành, dù ngồi thiền định, viết, dạy hay ngủ. Ngài viết rằng thực hành giấc mộng là quan trọng trung tâm trong hành trình tâm linh của ngài và không thể thiếu cho sự chứng đắc của ngài. Điều này cũng có thể là đúng với chúng ta.

 

Dẫn nhập

Chúng ta tiêu dùng một phần ba cuộc đời mình để ngủ. Bất kể chúng ta làm gì, những hành động của chúng ta là thiện hay bất thiện, dù chúng ta là những kẻ sát nhân hay những bậc thánh, tu sĩ hay kẻ phóng đãng, mỗi ngày đều chấm dứt như nhau. Chúng ta nhắm mắt và tan biến vào bóng tối. Chúng ta làm như vậy không có gì sợ hãi, ngay cả khi mọi sự mà chúng ta biết như là “cái tôi” biến mất. Sau một khoảng thời gian ngắn, những hình ảnh khởi lên và cảm thức về bản ngã cũng khởi lên với chúng. Chúng ta lại hiện hữu trong cái thế giới có vẻ vô biên của giấc mộng. Mỗi đêm chúng ta tham dự vào những cái huyền diệu sâu thẳm nhất ấy, chuyển từ một chiều kích của kinh nghiệm qua một chiều kích khác, mất cảm thức về cái ngã và lại tìm thấy nó, và tuy nhiên chúng ta coi mọi sự đó là dĩ nhiên. Chúng ta thức dậy buổi sáng và tiếp tục trong cuộc đời “thực”, nhưng trong một nghĩa nào, chúng ta vẫn đang tiếp tục ngủ và mộng. Những giáo lý nói với chúng ta rằng chúng ta có thể tiếp tục mãi mãi ở trong trạng thái mộng mị hư vọng này, ngày qua đêm, hay thức dậy với chân lý, với sự thật.

Khi chúng ta dấn thân vào những yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ, chúng ta trở nên thành phần của một dòng phái dài. Qua nhiều thế kỷ, những người đàn ông và đàn bà đã từng làm cùng những thực hành này, đương đầu với những nghi ngờchướng ngại như chúng ta, và đã nhận được những lợi lạcchúng ta có thể có. Nhiều lama cao cấp và nhiều yogi thành tựu đã lấy yoga giấc ngủ và yoga giấc mộng làm những thực hành hàng đầu, và qua chúng đã đạt đến chứng ngộ. Suy nghĩ về lịch sử này và nhớ lại những người đã hiến trọn đời mình cho những giáo lý – những tổ tiên tâm linh của chúng ta, họ truyền lại cho chúng ta những quả của sự thực hành của họ qua những giáo lý này – sẽ làm phát sanh niềm tinbiết ơn vào truyền thống.

Một số vị thầy Tây Tạng có thể cho là lạ lùng khi tôi dạy những thực hành này cho người Tây phương, những người chưa làm những thực hành sơ khởi nhất định hay chưa có những hiểu biết nhất định. Theo truyền thống những giáo lý được giữ gìn như những lời dạy bí mật, vừa như một biểu hiện của sự tôn kính vừa như một sự bảo vệ khỏi bị pha lỗng vì hiểu sai của những hành giả chưa được chuẩn bị. Chúng không bao giờ được dạy công khai hay ban cho một cách thoải mái, mà được giữ gìn cho những cá nhân đã sửa soạn để nhận lãnh chúng.

Những thực hành vẫn hiệu quảgiá trị như bao giờ, nhưng những điều kiện hoàn cảnh trong thế giới đã thay đổi, và thế nên tôi đang cố gắng làm một cái gì khác. Tôi hy vọng rằng bằng cách dạy cái gì có hiệu quả, một cách công khaiđơn giản, truyền thống sẽ được bảo tồn tốt hơn và nhiều người hơn sẽ có thể được lợi lạc từ đó. Nhưng quan trọng là phải tôn trọng những giáo lý, cả trong việc bảo vệ chúng lẫn trong việc làm tiến thêm sự thực hành của chúng ta. Xin hãy cố gắng nhận sự trao truyền trực tiếp những giáo lý này từ một vị thầy chính thức. Là tốt khi đọc những yoga này, nhưng tốt hơn nếu nhận sự trao truyền bằng miệng, nó tạo ra một nối kết mạnh mẽ hơn với dòng phái. Cũng như sẽ dễ dàng đương đầu với những chướng ngại trên con đường khi có một vị thầy kinh nghiệm có thể nhận dạy chúng và giúp đỡ cởi dẹp chúng. Đây là một điểm quan trọng chớ nên quên.

Cuộc đời làm người của chúng ta là quý giá. Chúng tathân tâm nguyên vẹn, với đầy đủ tiềm năng. Chúng ta có thể đã gặp những vị thầy và đã nhận những giáo lý, và chúng tacuộc đời tự do để theo con đường tâm linh. Chúng ta biết sự thực hành là thiết yếu cho hành trình tâm linh cũng như cho nguyện vọng giúp đỡ những người khác của chúng ta. Chúng ta cũng biết cuộc đời qua nhanh và cái chết thì chắc chắn, tuy nhiên trong cuộc sống bận rộn chúng ta thấy khó thực hành nhiều như chúng ta muốn. Có lẽ chúng ta thiền định một hay hai giờ một ngày, nhưng lại để hai mươi hai giờ kia tiêu mất trong phóng dật và lắc lư trên những ngọn sóng của sanh tử*. Thế mà luôn luôn có thì giờ để ngủ ; một phần ba cuộc đời chúng ta tiêu xài vào giấc ngủ có thể dùng để cho thực hành.

Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởngchúng ta ít bị sự cai trị bởi những lo toan và phóng dật thói quen. Chúng ta khai triển một sự hiện diện vững chắcsống động cho phép chúng ta chọn lựa khéo léo thiện xảo hơn những đáp ứng với bất cứ cái gì sanh khởi, những đáp ứng làm lợi lạc tốt nhất cho những người khác và chính cuộc hành trình tâm linh của chúng ta. Cuối cùng chúng ta khai triển một sự liên tục của tỉnh giác cho phép chúng ta duy trì tỉnh giác trọn vẹn trong giấc mộng cũng như trong đời sống lúc thức. Bấy giờ chúng ta có thể đáp ứng với những hiện tượng mộng theo những cách sáng tạotích cực và có thể hoàn thành những thực hành khác nhau trong trạng thái mộng. Khi chúng ta hoàn toàn phát triển khả năng này, chúng ta sẽ tìm thấy rằng chúng ta sống cuộc đời thức và mộng với thoải mái, tiện dụng, sáng tỏ và hân thưởng lớn hơn, và chúng ta cũng sẽ tự chuẩn bị để đạt đến giải thoát trong trạng thái trung ấm (bardo*) sau cái chết.

Những giáo lý cung cấp cho chúng ta nhiều phương pháp để cải thiện phẩm tính của đời sống bình thường. Điều ấy tốt, vì cuộc đời này thì quan trọng và xứng đáng. Nhưng luôn luôn sự sử dụng tối hậu những yoga này dẫn chúng ta đến giải thoát. Vì mục đích đó, cuốn sách này sẽ được hiểu như là một cẩm nang thực hành, một hướng dẫn vào những yoga của những truyền thống Phật giáo và Bošn Tây Tạng, chúng dùng những giấc mộng để đạt đến giải thoát khỏi mộng tưởng điên đảo của đời sống bình thường và dùng giấc ngủ để tỉnh dậy khỏi vô minh. Dùng cuốn sách theo lối này, bạn nên có một mối liên hệ nối kết với một vị thầy đạo hạnh. Bấy giờ, để làm vững chắc ổn định tâm thức, hãy làm những thực hành an định (samatha, TT : zhiné*) trong Phần Ba. Khi bạn cảm thấy sẵn sàng, hãy bắt đầu những thực hành sơ bộ và tiêu tốn một số thì giờ với chúng, hội nhập chúng vào đời sống bạn. Rồi hãy bắt đầu những thực hành căn bản.

Không có gì phải hấp tấp. Chúng ta đã lang thang, lặn lội trong những ảo tưởng của sanh tử từ thời vô thủy. Chỉ đọc cuốn sách khác về tâm linh và rồi quên nó thì chỉ thay đổi chút ít trong đời sống. Nhưng nếu chúng ta theo những thực hành này đến chỗ cuối cùng của chúng, chúng ta sẽ tỉnh dậy với bản tánh bổn nguyên của chúng ta, nó là tự thân giác ngộ.

Nếu chúng ta không thể giữ hiện diện trong giấc ngủ, nếu chúng ta mất mình mỗi đêm, chúng ta có cơ may nào để tỉnh thức khi cái chết đến ? Nếu chúng ta đi vào những giấc mộng của chúng ta và tương tác với những hình ảnh của tâm thức như thể chúng là thực, chúng ta không nên hy vọng được tự do trong trạng thái sau cái chết. Hãy nhìn vào kinh nghiệm của bạn trong những giấc mộng để biết bạn sẽ sống như thế nào trong cái chết. Hãy nhìn vào kinh nghiệm của bạn khi ngủ để khám phá bạn có được tỉnh thức hay chưa.

 

NHẬN NHỮNG GIÁO LÝ

Cách tốt nhất để nhận những giáo lý tâm linh truyền miệng hay được viết ra là “nghe, tóm kết và kinh nghiệm”, đó là, hiểu một cách trí thức cái được nói, tóm kết ý nghĩa của nó, và áp dụng nó trong thực hành. Nếu sự học được tiếp cận theo lối này, tiến trình học là liên tục và không ngừng, nhưng nếu nó dừng lại ở mức độ trí thức, nó có thể trở thành một rào cản cho thực hành.

Khi nghe hay nhận những giáo lý, người học trò tốt thì giống như một bức tường phủ keo : hạt cỏ ném vào đó đều dính vào đó. Một học trò dở thì giống như một bức tường khô : cái gì ném vào cũng rơi tuột xuống sàn. Khi những giáo lý đã nhận được, chúng cần phải không bị mất đi hay phung phí. Học trò cần phải giữ lại những giáo lý trong tâm thức mình, và làm việc với chúng. Những giáo lý không được thâm nhập với hiểu biết thì giống như những hạt cỏ ném vào bức tường khô ; chúng rớt xuống sàn và bị quên lãng.

Đi đến những kết luận về ý nghĩa của những giáo lý thì giống như bật đèn trong một phòng tối : cái bị che dấu trở nên sáng rõ. Nó là kinh nghiệm “a ha !” khi bậc công tắc lên và mọi sự được hiểu ra. Nó khác với cái hiểu ý niệm giản đơn ở chỗ nó là cái gì chúng ta biết hơn là cái gì chúng ta chỉ nghe. Thí dụ, nghe nói về những cái gối vàng và đỏ trong một buồng thì giống như có một cái hiểu trí thức về chúng, nhưng nếu chúng ta vào buồng khi tối, chúng ta không thể nói cái gối nào là màu gì. Tóm kết ý nghĩa thì giống như bật đèn lên : bấy giờ chúng ta trực tiếp biết màu đỏ và màu vàng. Giáo lý không còn là cái gì chúng ta chỉ có thể lập lại, nó là phần của chúng ta.

“Áp dụng trong thực hành” nghĩa là chuyển cái đã được hiểu một cách ý niệm – cái đã nhận được, suy nghĩ và làm thành ý nghĩa – thành ra kinh nghiệm trực tiếp. Tiến trình này tương tự với việc nếm muối. Muối có thể được nói đến, bản chất hóa học của nó được hiểu và vân vân, nhưng kinh nghiệm trực tiếp chỉ có khi nó được nếm. Kinh nghiệm ấy không thể nắm bắt một cách trí thức và không thể truyền đạt bằng lời. Nếu chúng ta cố gắng giải thích nó cho ai đó chưa hề nếm muối, họ sẽ không hiểu cái mà chúng ta đã kinh nghiệm. Nhưng khi chúng ta nói về nó cho người đã có kinh nghiệm, bấy giờ cả hai bên đều biết chuyện ấy là gì. Cũng như thế với những giáo lý. Cách nghiên cứu chúng là thế này : nghe hay đọc chúng, nghĩ về chúng, tóm kết ý nghĩa, và tìm thấy ý nghĩa trong kinh nghiệm trực tiếp.

Tây Tạng những da thuộc mới được phơi dưới ánh mặt trời và chà với bơ cho mềm hơn. Hành giả cũng như tấm da mới, bền và cứng với những quan điểm chật hẹp và ý niệm khô cứng. Giáo pháp thì giống như bơ, được chà qua thực hành, và mặt trời như kinh nghiệm trực tiếp ; khi cả hai được áp dụng hành giả trở nên mềm và dễ uốn nắn. Nhưng bơ cũng được cất trong các bao bằng da. Khi bơ được để trong một cái bao vài năm, da của cái bao trở thành cứng như gỗ và không biết bao nhiêu bơ mới để có thể làm mềm nó. Người nào để nhiều năm nghiên cứu những giáo lý, trở thành nhiều trí thức mà ít kinh nghiệm thực hành, thì giống da thuộc cứng ngắc ấy. Những giáo lý có thể làm mềm tấm da cứng của vô minh và sự bị quy định, nhưng khi chúng được cất vào trí óc và không được chà xát vào hành giả với thực hành và làm ấm với kinh nghiệm trực tiếp, người ấy có thể trở nên khô cứng trong cái hiểu trí thức. Bấy giờ những giáo lý mới sẽ không làm mềm dịu y, không thấm vào và thay đổi y. Chúng ta phải coi chừng không chất chứa những giáo lý như chỉ là cái hiểu ý niệm vì sợ rằng cái hiểu ý niệm trở thành một cản ngại cho trí huệ. Những giáo lý không phải là những ý tưởng để sưu tập, mà là con đường để đi theo.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109927)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :