Tại Sao Chúng Ta Lễ Lạy

29/09/201012:00 SA(Xem: 18818)
Tại Sao Chúng Ta Lễ Lạy

Tại sao chúng ta Lễ lạy?

1. Sự Tịnh hóa tánh Kiêu mạn

Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạyĐức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này. Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác, bận tâm với những thỏa mãn riêng tư và bản thân ta làm nhiều hành vi bất thiện.

Sự lễ lạy giúp cho ta nhận thức rằng có điều gì đó còn có ý nghĩa hơn bản thân ta. Theo phương cách này chúng ta tịnh hóa tánh kiêu mạn mà ta từng tích tập trong vô lượng kiếp khi suy nghĩ: “Ta đúng,” “Ta tốt hơn những người khác,” hay “Ta là người quan trọng nhất.” Trải qua vô lượng kiếp chúng ta đã phát triển sự kiêu mạnnguyên nhân của những hành động của ta và đã tích tập nghiệp là một nguồn mạch của những khổ đau và những vấn đề của ta. Mục đích của sự lễ lạy là để tịnh hóa nghiệp này và chuyển hóa tâm ta. Sự lễ lạy giúp ta nương tựa vào điều gì đó có ý nghĩa hơn sự kiêu mạnchấp ngã của ta. Theo cách này, nhờ sự tràn trề lòng xác tín và sùng mộ, chúng ta thoát khỏi mọi sự ta từng tích tập do tánh kiêu mạn

2. Sự Tịnh hóa Thân, Ngữ, và Tâm

Khi chúng ta lễ lạy ta tác động lên bình diện thân, ngữ, và tâm. Kết quả của việc thực hiện những lễ lạy là một sự tịnh hóa hết sức mạnh mẽ và triệt để. Sự thực hành này làm tan biến mọi điều bất tịnh, bất luận chúng thuộc loại nào, bởi chúng hoàn toàn được tích tập qua thân, khẩu, và tâm của chúng ta. Sự lễ lạy tịnh hóa tất cả ba bình diện. Qua phương diện vật lý (thân) của việc lễ lạy chúng ta tịnh hóa thân thể ta. Ta cúng dường thân ta cho Tam Bảo và tất cả chúng sinh, ước mong tất cả những nguyện ước của họ được hoàn thành. Nhờ việc lập lại thần chú quy yý nghĩa chúng ta gán cho nó, chúng ta tịnh hóa ngữ của ta. Nhờ sự xác tín nơi Tam Bảo ta phát triển thái độ giác ngộ và lòng sùng mộ. Bởi chúng ta tỉnh giác về những phẩm tính toàn hảo của sự quy y (nương tựa) và cúng dường mọi sự cho nó, những ngăn che trong tâm ta biến mất. Khi thân, ngữ, và tâm ta được tịnh hóa ta nhận thức rằng điều mà lúc đầu ta cho là thân ta thì thực sự là một hiển lộ của sự Giác ngộ, là lòng bi mẫn tích cực. Điều mà lúc đầu ta nghĩ là ngữ của ta thì thực sự là sự biểu lộ của sự Giác ngộ trên bình diện của sự hỉ lạc; tâm ta là bình diện chân lý của sự Giác ngộ. Chúng ta có thể nhận ra thực tại giác ngộ của thân, ngữ, và tâm ta - sự tràn đầy chân lý trí tuệ của chúng mà lúc ban đầu ta không ý thức được. Chúng ta nhận thức rằng thực hành này có thể dẫn dắt ta tới mục tiêu của ta là sự Giác ngộ, bởi ba bình diện biểu lộ trạng thái của một vị Phật xuất hiện tức thì sau khi ba bình diện của sự hiện hữu của ta – thân, ngữ, và tâm – được tịnh hóa. Chúng ta không phải kiếm tìm sự Giác ngộ ở nơi nào khác. Chúng ta không phải săn đuổi bất kỳ sự chứng ngộ viên mãn nào. Ba bình diện của sự Giác ngộ là những phẩm tính bẩm sinh chân thực của thân, ngữ, và tâm của chính ta. Trước đây ta đã không nhận ra điều đó. Sự lễ lạy giúp chúng ta khám phá ra nó.

3. Những Lợi ích Vật lý của việc Lễ lạy

Việc lễ lạy ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự quân bình và hài hòa trong thân thể ta. Những sự tắc nghẽn trong các kinh mạch năng lực của thân thể từ từ tan biến. Điều này giúp cho ta tránh được các bệnh tật, sự thiếu hụt năng lực, và những vấn đề khác. Tâm ta trở nên trong trẻo hơn, khả năng hiểu biết của ta tăng trưởng.

Trạng thái của Tâm trong khi Lễ lạy

Chúng ta nên lễ lạy với sự tràn trề lòng xác tín, hoan hỉđộng lực để làm lợi lạc cho người khác.

1. Sự xác tín

Chúng ta nên có sự xác tín nơi những phẩm tính toàn hảo của Tam Bảotin chắc rằng sự ban phước của Tam Bảo có thể giải trừ những ngăn che của tâm ta. Sự ban phước có thể xuất hiện và sự tịnh hóa có hiệu quả khi lòng xác tín của ta nơi thân, ngữ, và tâm gặp gỡ những phẩm tính chuyển hóa của thân giác ngộ, ngữ giác ngộtâm giác ngộ – những nguồn mạch của sự quy y. Nếu chúng ta không có sự xác tín và không thể mở lòng ra đối với Tam Bảo thì những sự lễ lạy sẽ chỉ là một trò phô diễn.

2. Động lực làm Lợi lạc Người khác

Khi chúng ta lễ lạy ta nên thấu hiểu rằng những thiện hạnh là suối nguồn hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Lễ lạy là một điển hình tốt đẹp của sự thật này. Khi ta thực hành với thân, ngữ và tâm ta, ta cúng dường năng lực của ta cho người khác khi ước muốn nó mang lại cho họ hạnh phúc. Ta nên hoan hỉ về sự thật này và thực hành lễ lạy với sự hỉ lạc.

 

Ba ni cô trên Quốc lộ Thanh Hải-Tây Tạng. Các cô đã lạy 600km và còn lạy150 km nữa thì tới Thánh Địa Lhasa (Tây Tạng

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110272)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…