Bồ Đề Tâm

04/10/201012:00 SA(Xem: 16146)
Bồ Đề Tâm

BỒ ĐỀ TÂM

NHỮNG LỜI DẠY VỀ 
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NHƯ CON ĐƯỜNG

Vị Thầy vĩ đại Padmakara là một lưu xuất của Đức Phật A Di Đà. Ngài đã tu hành trong vô số kinh điển Đại Thừa, Ngài thương yêu tất cả chúng sanh như người mẹ thương yêu đứa con duy nhất. Hành động luôn vì lợi ích của người khác, Ngài là người dẫn dắt cứu độ tất cả chúng sanh trong sinh tử luân hồi đến niết bàn. Không cần phải thỉnh cầu, Ngài đều ban những hướng dẫn cho tất cả những ai đã được thuần hóa. Được phú cho lòng đại bi, Ngài là vị Vua của tất cả Bồ Tát.

Khi Ngài ngụ trong Động Sư Tử Thành tại Monkha, tôi, Công Chúa Tsogyal của xứ Kharchen, đã phát bồ đề tâm, đặt hết tâm trí vào giác ngộ tối thượng. Dâng lên một mandala bằng chất liệu quý báu đến vị Thầy vĩ đại, tôi thỉnh cầu: Emaho! Đại sư, Ngài đã dạy phải trau dồi tình thương và lòng bi với mọi người, điều quan trọng duy nhất trong giáo lý Mahayana là tu hành trong bồ đề tâm. Vậy chúng con phải dấn thân vào tu hành bồ đề tâm như thế nào?

Vị Thầy trả lời: Này Tsogyal, nếu đi vào Đại Thừa (Mahayana) mà không rèn luyện bồ đề tâm, con sẽ rơi vào những thừa thấp. Thế nên, điều cốt lõi là đặt tâm vào sự giác ngộ tối hậunỗ lực tu hành cho ích lợi của người khác.

Vô số những giải nghĩa chi tiết về điều này đã ghi trong sutra và tantra của Đại thừa. Khi bồ đề tâm được giải nghĩa ngắn gọn theo những giáo lý này, nó được chia thành ba phần: tu hành bên ngoài, bên trong, và bí mật.

TU HÀNH BÊN NGOÀI VỀ BỒ ĐỀ TÂM

Công Chúa Tsogyal hỏi: Những phương pháp tu hành bên ngoài là gì?
Vị Thầy đáp: Có mười hai điểm cho sự tu hành bên ngoài.

1. Cốt tủy của việc tu hành trong bồ đề tâm.
2. Những phân chia của nó.
3. Định nghĩa.
4. Những đặc tính của hành giả.
5. Đối tượng để thệ nguyện.
6. Nghi lễ thọ thệ nguyện.
7. Lợi ích của tu hành.
8. Lý do tu hành.
9. Những thiếu sót của việc không tu hành.
10. Các giới luật.
11. Đường phân chia giữa mất và được nguyện.
12. Phương pháp phục hồi nguyện nếu bị tổn hại.

Bà hỏi: Thưa, Kính xin Ngài mô tả những điểm này.

1. CỐT TỦY.

Vị Thầy trả lời: Cốt tủy của việc phát bồ đề tâm là khát vọng đạt được giác ngộ vô thượng cùng với nguyện làm như vậy để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi sinh tử.

2. SỰ PHÂN CHIA

Kinh điển mô tả nhiều loại phân chia, nhưng tóm tắt có hai loại: bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hạnh. Bồ đề tâm nguyện là mong muốn làm lợi ích chúng sanh, nhưng chỉ một điều này thì không đủ. Điều quan trọng là thực sự dấn thân vào việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh.
Những người có thành kiến và tâm vị kỷ rất khó phát sinh được bồ đề tâm.

3. ĐỊNH NGHĨA

Định nghĩa bồ đề tâm là sự khơi dậy trong bản thân hành giả một thái độ vị tha mà trước đó chưa từng xuất hiện.
Những người không có sự tích lũy công đức thì không khơi dậy được thái độ này.

4. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA HÀNH GIẢ.

Người thực hiện tu hành bồ đề tâm phải có những đặc tính nhất định. Họ phải khao khát hướng đến giáo huấn Đại Thừa, không giống như Thanh Văn và Phật Độc Giác. Phù hợp với đại trí tuệ, họ hoàn toàn thoát khỏi sai lầm. Họ phải thọ quy y nơi vị Thầy và Tam Bảo và phải luôn cảm thấy thờ ơ đến những giáo huấn thấp hay sai lạc. Họ phải an địnhdịu dàng một cách tự nhiên.


Dân Tây Tạng thì thù địch với Giáo Pháp, những vị bộ trưởng thì tàn ác, nhà vua thì cả tin, chỉ có một số ít người dễ tiếp thu giáo lý Đại Thừa. Tsogyal, hãy thoát khỏi sự phân chia thù và bạn.

5. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng con thọ bồ đề tâm nguyện phải là người có nguyện Đại Thừa mà tâm Ngài tràn đầy tình thương và lòng bi. Ngài phải là một người không hành động vì lợi ích của Ngài dù chỉ trong một chốc lát và giữ gìn giới luật không vi phạm.

Trong thời buổi đen tối này, người ta sẽ rơi vào bàn tay của Mara (Ma vương) nếu không đi theo một vị thầy đủ phẩm tính.

6. NGHI LỄ

Nghi lễ thọ bồ đề tâm nguyện như sau. Sắp xếp bày biện nhiều phẩm vật cúng dường trước Tam Bảo vào ngày rằm hay mùng tám trong tháng và năm cát tường, hãy tỏ lòng tôn kính đến Tăng Đoàn. Dâng cúng một tiệc Ganachakra đến Yidam (Bổn Tôn riêng của hành giả). Làm nhiều cúng dường torma (bánh bột) đến chư dakini, hộ Pháp, và những tinh linh mạnh mẽ. Bố thí tất cả sở hữu của con để tích tụ công đức bao la.

Vào chiều cùng ngày, dâng cúng phí tổn lễ nhập dòng cho vị Thầy. Để tỏ lòng tôn kính vị Thầy, người đệ tử nên tích lũy công đức nhờ phương diện của bảy thanh tịnh.[16] 

Đặc biệt, con phải sám hối những hành động sai lầm như sau. Hãy quán tưởng chủng tự AH tại đỉnh đầu con, nhờ dòng ánh sáng chiếu ra từ chữ AH, khiến đem tất cả chúng sanh vào sự giác ngộ của chư Phật và cúng dường đến tất cả Đấng tôn quý. Nhờ phương tiện của ánh sáng thể nhập lại vào chủng tự AH, thấm nhập cam lồ thành tựu của tất cả các Đấng tôn quý rồi tan hòa vào thân, khẩu, ý của con, thiêu đốt mọi hành động sai lầm và che chướng của con. Quán tưởng như vậy và niệm âm AH 108 lần.

Hãy quán tưởng ánh sáng chiếu từ chữ HUM ở trung tâm của nguyện hữu tình nơi giữa ngực vị Thầy tan hòa vào thân, khẩu, ý của con, nhờ đó những hành động bất thiện của con được đốt sạch, hãy nghĩ như vậy rồi niệm âm HUM 108 lần.

Sau đó là sự sám hối bằng lời. Hãy nhớ lại tất cả những hành vi bất thiện đã tích lũy từ luân hồi vô thủy, niệm với sự ăn năn bài sám hối này:

Kim Cương Sư và tất cả chư Vidyadhara xin hãy lưu tâm đến con!
Tập hội Bổn Tôn,Yidam cùng với quyến thuộc của chư Phật hiền minh và phẫn nộ. Xin lưu tâm đến con 
Các Đấng Chiến Thắng trong mười phương cùng với con các Ngài, xin hãy lưu tâm đến con!
Các Bà mẹ Dakini bảo vệ giáo lý cùng với các Hộ Pháp, xin hãy lưu tâm đến con!
Trong sự hiện diện của các bậc xứng đáng được sùng kính. Con_____, ăn năn sám hối mọi nghiệp của hành động bất thiện đã tích lũy bởi năng lực của suy nghĩ sai lầm qua phương tiện của thân, khẩu, ý, qua sự vi phạm những hành động phi đạo đức và sai lầm, làm cho người khác vi phạm, hay tùy hỷ khi họ vi phạm, từ vô thủy cho đến hôm nay.

Sau đó kiên quyết không để hành động xấu gia tăng, lập lại bài khẩn cầu trên, kế tiếp đọc ba lần:

Đúng như các Đấng Như Lai và các con của Ngài trong quá khứ, nhờ đời sống hoàn thiện xiển minh con đường và các địa bồ tát, đã từ bỏ những hành động phi đạo đức và bất thiện, nên con_____ ngay từ giờ phút này cho đến khi đạt tới cốt tủy của giác ngộ con sẽ từ bỏ những hành vi bất thiện do suy nghĩ sai lầm. Con nguyện từ bây giờ trở đi sẽ kềm chế chúng.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 106837)
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.