CHƯƠNG TÁM
THIỀN QUÁN
1. Phát huy
tinh tấn rồi
Bồ Tát tu thiền quán ;
Người mà
tâm tán loạnBị giam chốn
buồn phiền.
Sống
ẩn dật2. Nhờ thân, tâm
xa lìaVới
cuộc đời trần thếBồ tát sống
ẩn dậtNên
tán loạn không sinh.
Thân sống
thoát ly3. Vì
luyến ái tự ngã
Vì
tham lợi tham danhNên
bám víu trần thế;
Hãy theo bậc
trí tuệQuán chiếu điều sau đây:
4. “Ai có tâm
vắng lặngVới
trí tuệ sáng suốtMới diệt được buồn phiền”
Vậy
cần phải bắt đầu
Bằng
tu tập an định;
Những vị đã
hoan hỷSống
ly cách thế gianTu theo
phương pháp này
Đã đạt tâm
an định.
Từ bỏ luyến ái5. Thân ta đã
giới hạnVậy ta đâu thể nào
Yêu người cũng hạn định
Dù
tái sinh ngàn lần
Cũng khó gặp người xưa.
6. Tìm không gặp, sẽ buồn
Không giữ được
chánh địnhNếu gặp, cũng
đau khổ Vì tâm tư sục sôi
Bao đòi hỏi thuở xưa.
7. Vì không thấy
thực tạiNên
con người lãng quên
Nỗi
sợ hãi địa ngục ;
Vì
luyến ái người yêu
Đành chịu tiếp khổ lụy.
8. Mãi bận bịu người thân
Đời
trôi qua vô nghĩaVì bè bạn không bền
Đành xa Pháp
vĩnh cửu.
9. Ai sống như người ngu
Số phận sẽ
tồi tànAi không sống giống họ
Họ không thèm
trọng vọngNhưng được
lợi ích gì
Khi thân cận kẻ ngu?
10. Phút trước còn là bạn
Phút sau thành địch thù
Vui cũng chuốc oán cừu
Khó
thỏa lòng nhân thế.
11. Ta khuyên họ điều phải
Họ giận, kéo ta lui
Nếu không nghe lời họ
Họ bừng bừng nổi sân
Và rơi vào ngõ ác.
12.
Ganh ghét người hơn mình
Cạnh tranh kẻ bằng mình
Khinh thị người thua mình
Được khen thì khoái trá
Bị chê lại
giận dữVới kẻ ngu như vậy
Làm bạn có ích chi?
13.
Giao du với kẻ ngu
Sẽ tự tâng bốc mình
Và hạ thấp người khác,
Ưa bàn chuyện
thế tụcNhững trò
vô ích này
Quanh quẩn với người ngu.
14. Những
giao du như vậy
Chỉ sản sinh
bất hạnhTốt hơn, sống
một mìnhTâm
hạnh phúc, sáng trong.
15. Hãy
lánh xa người ngu
Nếu gặp chỉ vui chào
Không phải để
thân mậtMà vì lòng
an nhiên.
16. Như ong lấy mật hoa
Tôi sống với
mọi ngườiVì
phục vụ chánh phápBình thản như trăng soi.
Từ bỏ lợi danh
17. “Ta
giàu có,
danh vọngAi cũng cầu cạnh ta »
Kẻ nào nghĩ như vậy
Sẽ sợ trước thần chết.
18. Vì tâm ý
lỗi lầm Không biết
chân hạnh phúcNên khoái lạc tầm cầu
Đều
biến thành đau khổGấp ngàn lần lớn hơn.
19. Do đó bậc
Hiền giảKhông vướng bận
tham ái ;
Tham ái gây lo sợ
Chúng đều đáng
buông bỏHãy giữ vững
thiền quán.
20. Nhiều người thật
giàu sangDanh vang khắp
thiên hạCuối cùng họ về đâu
Với những lợi danh ấy?
21- 22. Thiếu gì kẻ khinh tôi
Sao tôi vui được khen?
Thiếu gì kẻ khen tôi
Sao tôi buồn bị chê ?
Chúng sinh muốn đủ điều
Phật cũng không chiều nổi
Huống chi tôi ngu đần
Lo lắng làm sao được
Cho
trần thế đảo điên?
23. Kẻ nghèo họ khinh khi
Người giàu họ
nói xấu Bản chất tráo trở đó
Khiến tôi không thể gần.
24.
Đức Như Lai từng dạy
Người ngu không có bạn
Họ
thân thiện với ai
Đều chỉ vì
tư lợi.
25. Cỏ cây không nghĩ xấu
Cũng không khó
kết bạnÔi
chừng nào tôi được
Sống
an lành với chúng?
Sống nơi
hoang vắng26.
Chừng nào tôi
thảnh thơiĐến ở nơi am vắng
Dưới tàng cây, hang động
Không
lưu luyến trần gian.
27. Bao giờ tôi mới được
Đến những vùng nguyên sơ
Không ai giành làm chủ
Không nhà cửa,
tự do.
28. Bao giờ tôi mới được
Ở yên không
sợ hãiVỏn vẹn một
bình bát,
Một chiếc
áo cà saMà
kẻ trộm không thèm
Thậm chí không che thân
Đến, đi đều
tự tại.
29. Bao giờ tôi
đến gầnBãi tha ma đầy xác
Để
quán tưởng thân này
Chẳng khác nào xương kia
Tất cả đều
hoại diệt.
30.
Mai kia tôi chết đi
Thân tôi sẽ vữa nát
Hơi thối bốc nồng nàn
Khiến chó cũng tránh chê
31. Thân này, lúc đang sống
Thịt xương dính
với nhauLúc chết thì tan rã
Quyến thuộc nào khác chi.
32. Lúc sinh đã
một mìnhLúc chết vẫn
đơn độcThống khổ này ai chia
Thân quyến nào ích gì
Chỉ
cản trở tu tập.
33.
Lữ khách trên đường dài
Tạm trú nơi lữ quán
Người đi trong
luân hồiTạm trú trong
một đời.
34. Lúc nào tấm thân này
Chưa được bốn người khiêng
Chưa ai đưa tiễn khóc
Thì nên vào rừng tu.
35. Ở đó không người than
Cũng chẳng có
kẻ thùMột mình sống
ẩn dậtVới đời như đã chết
Không ai buồn đớn đau.
36. Chung quanh đều vắng vẻ
Chẳng ai phiền khóc than
Nên khi tưởng
niệm PhậtTâm tán loạn liền ngưng.
37. Hãy nên sống
ẩn dậtÍt bận, dễ
an lànhGiữa đồi nương
xinh đẹpTâm định tĩnh
khinh an.
Tâm sống
thoát ly38.
Buông bỏ mọi
lo âu Tâm sẽ được
chuyên chúTinh tấn tu thiền định
Chế ngự mọi
đảo điên.
Ái dục39.
Ái dục sinh ra họa
Cho đời này,
kiếp sauĐây tù tội chết chóc
Kia
địa ngục khổ sầu.
40. Cũng chỉ vì
ái dụcMà ngươi đã khẩn cầu
Bao ông tơ bà nguyệt
Xe chỉ kết
lương duyênHãy
xem xét thật kỹ
Điều ấy có nên không
Hay đem đến tiếng xấu?
41.
Tính mạng dù hiểm nguy
Gia tài dù khánh tận
Tất cả vì
ái dụcTất cả vì khoái lạc
Chỉ ôm được người đẹp
Là khoái chí tiêu hồn.
42. Kẻ ngươi ôm
ngày xưaCũng chỉ là bộ xương
Vô chủ, không
tự tính.
Nay chết hiện nguyên hình
Sao ngươi không ôm tiếp?
43. Mãi đến ngày lễ cưới
Người đẹp mới
ngẩng đầuNgươi kéo khăn che mặt
Mới thấy được khuôn trăng
Lúc chết quấn vải liệm
Ngươi thấy mặt ấy không?
44.
Dung mạo sau khăn che
Xưa làm
mê hoặc ngươi
Nay kên kên mở ra
Ngươi hãy ngắm kỹ đi!
Sao ngươi lại bỏ chạy?
45.
Ngày xưa ai lén nhìn
Ngươi
vội vàng che dấuNay kên kên mổ ăn
Hỡi kẻ ghen
nhan sắcSao không
bảo vệ đi?
46. Ngươi nhìn khối thịt vữa
Kên kên
tranh giành ăn:
Xưa kia ngươi nhọc công
Trang điểm bằng
vòng hoa,
Hương liệu và nữ trang.
47. Nhìn xương trắng
bất độngSao ngươi lại hãi kinh
Mà trước kia không sợ?
Sao không nghĩ rằng đó
Là
tử thi di chuyển!
48. Xưa nàng mặc xiêm y
Xinh đẹp làm ngươi thích
Nay xác thân trơ trụi
Ngươi có thích hay chăng
Mê chăng thây choàng áo?
49. Nước miếng và phân tiểu
Do
thức ăn sinh ra
Sao ngươi thích nước miếng
Mà lại ghê tởm phân?
50. Những kẻ
thương yêu nhau
Không thích gối nệm sạch
Vì thiếu hơi người tình
Từ
thân thể tỏa ra.
51. Kẻ mê nhục dục nói:
“Cái gối tuy mềm mại
Nhưng không thể tạo được
Giấc nồng đôi uyên ương”.
Họ giận cả cái gối!
52. Ngươi không ưa thứ bẩn
Sao lại ôm thân người
Có gân xương kết nối
Với
da thịt đắp lên?
53.
Thân thể ngươi không sạch
Ngươi chưa
hài lòng sao
Còn ham chi túi da
Không sạch của người khác?
54. Nếu bảo chỉ thích nhìn
Và
vuốt ve da thịt.
Sao ngươi không
vuốt veXác chết chẳng còn hồn?
55. Vậy ngươi thích cái gì
Là tâm người yêu chăng?
Tâm không thể sờ, thấy
Mọi thứ được cảm nhận
Qua tất cả
giác quan Đều không phải là tâm!
Vậy ôm ấp thân kia
Chẳng
nghĩa lý gì hết!
56.
Nếu không nhận thức được
Thân người khác không sạch
Đó chưa phải
lạ kỳNhưng chẳng
biết mình dơ
Mới thực là kỳ lạ.
57. Hỡi cái tâm suy đốn
Sao lại bỏ đóa sen
Vừa mới nở trong nắng
Để thích túi da dơ?
58. Ngươi không muốn sờ mó
Đất cát đầy
dơ bẩnSao ngươi muốn mó sờ
Tấm thân tiết đồ dơ?
59. Ngươi không thích
dơ bẩnTại sao ôm vào lòng
Tấm thân của người khác
Tiết đủ thứ không sạch?
60. Con dòi sống trong phân
Ngươi không thể
ưa thíchTại sao thích thân này
Đầy chất phế thải dơ?
61. Ngươi đã không ghê tởm
Thân không sạch của mình
Sao khát khao cơ thể
Không sạch của người khác?
62. Long não và gia vị
Gạo thơm,
thức ăn ngon
Từ miệng khạc nhổ ra
Làm đất bị
ô nhiễm.
63. Thân không sạch cũng vậy
Ai ai cũng tự thấy
Nếu lòng còn
nghi ngờHãy
đi vào nghĩa địa
Quan sát những thây chết.
64. Sao ngươi thích thân người
Mặc dù đã
ý thức Khi da bị lóc ra
Trông thật đáng kinh hãi!
65. Thân không
tự nhiên thơm
Ngát hương nhờ nước hoa
Chỉ vì mùi hương lạ
Mà đắm say thân nàng!
66.
Mùi hôi hám
tự nhiênKhông
kích thích lòng dụcKhông khiến mê
thân thểĐó là niềm
hạnh phúcBày chi chuyện
độc hạiXức dầu thơm lên thân!
67. Mùi hương trầm tỏa ngát
Can hệ gì đến thân?
Tại sao nhân mùi hương
Mà sinh lòng thích nàng?
68- 69. Thân người để
tự nhiênVới mặt, da trần trụi
Móng, tóc dài
lê thê,
Răng vàng khè lốm đốm
Thân
tự nhiên như thế
Trông
đáng sợ vô cùng !
Tại sao phải mệt nhọc
Bỏ công
săn sóc nó ?
Vậy khác chi mài gươm
Để tự giết bản thân!
Ôi! Đời đầy lũ điên
Lúc nào cũng hồ hởi
Tự
mê hoặc chính mình!
70. Thấy xương ngoài nghĩa địa
Lòng ngươi sinh khiếp sợ
Sao lại vui khi thấy
Những bộ xương
di chuyểnĐầy dãy khắp xóm làng.
71. Hơn nữa tấm thân này
Dầu
cho không được sạch
Phải trả tiền mới có
Đời này phải
phục dịchĐời sau càng khổ hơn
Trong các
cõi địa ngục.
72. Trẻ con không khả năng
Làm việc kiếm ra tiền
Nhờ đâu chúng hạnh phúc?
Lớn lên đời
trôi quaTrong công việc kiếm sống
Tuổi già đến bên chân
Sắc dục làm chi nữa?
73. Có kẻ tham nhục dục
Suốt ngày làm
kiệt sức,
Tối về nhà
mệt mỏiLăn ngủ say như chết.
74. Có kẻ vào quân đội
Khổ sầu xa
vợ conTháng năm lòng dằn vặt
Mong
đoàn tụ mỏi mòn.
75. Có kẻ vì
lợi lộcNgu si tự bán thân
Lợi lộc chưa hề thấy
Chỉ biết hầu hạ người.
76. Có một số bà vợ
Bán thân làm tôi tớ
Trên bước đường đi xa
Phải sinh đẻ
cấp báchDưới cây chốn rừng hoang.
77. Có kẻ tìm
vinh quangXông pha giữa chiến trường
Không màng đến
tính mạng,
Vì đi tìm
vinh quangMà gặp cảnh tù đày!
78. Vì
tham lam lợi danh
Nên thân bị tàn tật
Bị gươm đâm, tù đày
Hoặc giáo đâm, lửa đốt.
79. Hãy nên nhận rõ rằng
Tài sản là
bất hạnhVì nhọc nhằn
tom gópSợ mất phải giữ ôm
Vì say mê
tài sảnNên không có phút giây
Tâm giải thoát khổ đau .
80.
Tham dục sinh
phiền nãoKhoái ít, khổ đau nhiều
Khác chi bò kéo xe
Được thưởng cho nhúm cỏ.
81. Chỉ vì chút cảm khoái
- Mà
thú vật dễ đạt -
Nhưng người phải bôn ba
Đày đoạ thân, tâm mình!
82.- 83. Vì tấm thân bèo bọt
Mà chịu khổ
trường kỳRơi vào các
địa ngụcChịu số phận
hẩm hiu.
Trong khi chỉ
cố gắngChịu đựng một ít khổ
Vì công việc
tu hànhThì sẽ
thành Chánh giác.
So với hàng
Bồ TátKẻ
tham dục phải chịu
Khổ cực nặng nề hơn
Mà chẳng đạt
chánh quả.
84. Dù dao kiếm,
kẻ thùDù thuốc độc, vực sâu
Nếu so với
ái dụcKhông thể nguy hiểm bằng.
85. Nên
nhàm chán ái dụcLìa
tranh chấp, nhọc nhằn
Vui với cảnh ruộng đồng
Và
núi rừng an tịnh.
86. Đi bộ giữa gió rừng
Như được quạt êm mát
Thong dong trên phiến đá
Như sân
thượng cung vua
Dưới ánh trăng tịnh thanh
Mùi hương trầm ngan ngát
Nghĩ đến việc
giải thoátCho tất cả
chúng sinh.
87.
Tùy ý ở lâu mau
Trong căn nhà
hoang vắngHay tại một gốc cây
Hoặc trong những hang đá
Tâm không bận giữ của
An nhiên đi đó đây.
88.
Tự tại ở hay đi
Không vướng bận một ai
Đó là niềm
hạnh phúcMà ngay cả Vua Trời
Cũng không thể hưởng được.
Thiền quán89. Nhờ
quán chiếu lợi íchCủa
đời sống ẩn tích
Nên
vọng tưởng tiêu trừTập trung
tu thiền định :
Quán chiếu bình đẳng90. Trước hết nên
quán chiếuTôi với người
bình đẳng (15)
Ai ai cũng giống nhau
Đều tìm vui, tránh khổ
Vì vậy phải
bảo vệChúng sinh cũng như mình.
91. Thân gồm nhiều bộ phận
Nhưng khi
bảo vệ chúng
Tôi xem chúng như “một” ;
Cũng vậy với
chúng sinhTuy
phân biệt nhiều loài
Song
cùng chung sướng khổ
Nên xem chúng như “một”.
92. Dù cái khổ của tôi
Không hành thân kẻ khác
Nhưng vì yêu “cái Ta”
Nên thật khó kham nỗi.
93. Và cái khổ người khác
- Mà tôi không cảm nhận -
Nhưng vì yêu “cái Ta”
Nên họ cũng khó kham.
94. Phải trừ khổ cho người
Như trừ khổ cho tôi
Phải giúp đỡ người khác
Vì họ cũng như tôi
Đều cùng là
chúng sinh.
95. Tôi và người giống nhau
Đều mưu cầu
hạnh phúcVậy có gì khác biệt
Khi đều tìm hạnh phúc?
96. Tôi và người giống nhau
Đều sợ nguy, sợ khổ
Vậy vì
lý do nào
Khiến tôi chỉ cứu tôi
Mà không cứu người khác?
97. Đừng nói : “Không cứu người
Vì nỗi khổ của họ
Không
liên quan đến tôi,
Tại sao tôi
bảo vệVà
che chở cho họ?"
Cũng vậy, nỗi
đau khổCủa
thân thể kiếp sauSẽ không
hành hạ tôi
Nếu kiếp này tôi tu.
98. Nếu bảo rằng : “Kiếp sau
Thân tôi vẫn là tôi”
Điều ấy e không đúng
Vì thân lúc chết đi
Không phải thân tái sinh!
99. Bảo rằng: “Kẻ nào đau
Thì họ phải tự chữa”
Vậy khi chân bị đau
Tay không can hệ gì
Sao tay phải xoa chân?
100. Bảo: “Điều vừa
biện minhMặc dù
phi lý thật
Song bởi vì
chấp ngã Nên nó được sinh ra”.
Nhưng những gì
phi lýDù của ta hay người
Phải
cực lực trừ bỏ.
101.
Tràng hạt và đội quân (16)
Thật ra là
ảo tưởngCủa sự nối
liên tụcVà của sự
kết hợp.
Đau khổ cũng như vậy
Không ai là chủ thể
Của những sự khổ đau?
Vì vậy, ai là kẻ
Cảm nhận được khổ đau ?
102. Khổ đau không có chủ
Nó chẳng thuộc về ai.
Chỉ riêng tính khổ đau
Mới cần được
tiêu trừVậy cần chi
phân biệtGiữa tôi và kẻ khác?
103. - (Hỏi) “Nhưng
nếu không có ai
Là người gánh chịu khổ
Tại sao phải
diệt khổ ?”
(Đáp) Vì
chúng sinh bình đẳngNếu cấn phải
diệt khổTa phải diệt khắp nơi.
Nếu không thì không cả.
Không
thể diệt cho mình
Mà bỏ lơ người khác.
104. - (Hỏi) “Mở
lòng từ như vậy
Nỗi khổ chỉ to thêm
Vậy
từ bi làm chi! ”
(Đáp) Nỗi khổ dù to hơn
Vì
lòng từ mở rộng Song thấm thía gì đâu
So với khổ muôn loài.
105. Nếu một người chịu khổ
Để nhiều người khỏi khổ
Thì kẻ có
lòng từSẽ gánh trọn khổ ấy.
106.
Bồ tát Diệu Hoa Nguyệt (17)
Biết vua sắp hại mình
Dù vậy vẫn
hy sinhChấp nhận chịu
đau khổĐể
cứu khổ nhiều người.
107. Với tâm được
điều phụcNhờ tu hạnh
bình đẳngThấy
chúng sinh như mình
Bồ Tát vào
địa ngụcĐể
cứu độ chúng sinh Nhẹ nhàng như
thiên ngaSà xuống ao sen mát.
108.
Giải thoát cho riêng mình
Đâu có nghĩa gì lớn;
Giải thoát cho
chúng sinhBồ Tát đươc niềm vui
Dạt dào như biển cả.
109. Giúp người
được giải thoátBồ Tát không
kiêu căng Chuyên tâm làm công đứcKhông mong được đáp đền.
110. Tôi biết
bảo vệ mình
Trước bao sự nhục mạ
Vậy với
tâm từ bi
Tôi càng
bảo vệ người.
111. Tuy không là
thực thểSong nương theo tập quán
Nên ta đã
chấp nhậnTinh huyết của người khác (18)
Cấu tạo thành “cái Ta”.
Hoán vị giữa ta với người
112. Vậy tại sao không nhận
Thân người là thân ta?
Hoán đổi thân của mình
Thành ra thân của người
Đâu phải là chuyện khó?
113. Nếu thấy mình
xấu xaNgười là biển
công đứcThì nên tập thương người
Và
từ bỏ chấp ngã.
114. Ai cũng nhận tay chân
Là bộ phận
thân thểSao không
thừa nhận rằng
Chúng sinh là
thành phầnCủa
toàn bộ thế giới.
115.
Thói quen khiến ta nhận
Thân
vô ngã là “Ta”
Sao không tập
thói quen Xem người cũng là ta ?
116. Nhờ
thực hiện vô ngãTa sẽ không
kiêu căng,
Không
đợi chờ đền đáp
Khi làm lợi cho người.
117. Trước đớn đau
lo lắngTa biết
bảo vệ mình.
Vậy đối với
chúng sinhCũng phải luyện tâm ý
Biết
bảo vệ,
yêu thương.
118.
Vì vậy đấng
Bảo VệĐại Bi Quán thế ÂmĐã tặng
danh hiệu mình
Để giúp đỡ
chúng sinhTiêu trừ bao
sợ hãi.
119. Trước
nhiệm vụ khó khăn
Ta không nên trốn chạy
Với
thói quen như thế
Ta không sợ một ai
Dù
xưa kia nghe tên
Ta đã từng khiếp vía.
120. Ai muốn nhanh cứu mình
Và cứu nhanh người khác
Nên đổi người thành ta
Và đổi ta thành người
Đó là
bí quyết tốt.
121. Vì
yêu quí thân mình
Nên sợ bị nguy hiểm.
Thân là gốc sinh sợ
Sao không ghét nó đi?
122. Cũng chỉ vì thân này
Mà ta đã chống chọi
Với
đói khát, đau bệnh.
Dùng trăm phương nghìn kế
Bắt giết cá, chim, thú
Rình đường và cướp giựt.
123. Hoặc vì
cầu lợi danh
Nhẫn tâm giết
cha mẹTrộm tài vật
Tam BảoĐến nỗi bị đốt thiêu
Trong
địa ngục Vô gián124. Đã là kẻ
thông minhThì không thể
bảo vệVà cưng
dưỡng thân này
Phải xem nó là địch
Và hãy khinh khi nó.
125. Ai nghĩ rằng: “Nếu cho
Thì còn gì để ăn?”
Với lòng
ích kỷ ấy
Sẽ vào đường
ngạ quỷ;
Ai nghĩ rằng: “Ta ăn,
Vậy
bố thí gì đây?”
Với lòng thương người đó
Sẽ vào đường Vua Trời.
126. Vì mình mà hại người
Sẽ vào
cõi địa ngục;
Vì người mà chịu cực
Sẽ hưởng được
hạnh phúc.
127. Vì tham
địa vị cao
Nên
kiếp sau thấp hèn ;
Cầu cho người được trọng
Kiếp sau được
tôn sùng.
128. Sai người khác
phục dịchKiếp sau làm
tôi đòi ;
Hiến mình để
phụng sựKiếp sau được quan quyền.
129. Ai lo
hạnh phúc riêng
Sẽ khổ vì
ích kỷAi
sung sướng trên đời
Đều nhờ nghiệp
hy sinhĐem
hạnh phúc cho người.
130. Đâu cần
nói nhiều lời
Hãy nhìn sự khác biệt
Giữa người ngu, bậc thánh
Người ngu vì lợi riêng
Thánh nhân vì lợi người.
131. Không đổi vui của mình
Lấy khổ đau kẻ khác
Thì ta sẽ không thể
Thành tựu quả
Chánh giác,
Sẽ trôi trong
luân hồiVà mãi không an vui.
132. Tạm gác chuyện
đời sauNgay
trong đời hiện tạiLàm tôi tớ biếng lười
Thì không được
lợi lộcVì chủ không
trả công.
133. Kẻ
mê muội từ chối
Việc
giúp nhau tạo phúc
Lại chuyên làm khổ nhau
Nên chuốc lấy
tai ươngThật
vô cùng khủng khiếp.
134. Bao
bất hạnh ở đời
Như
thống khổ, hiểm nguy
Đều sinh từ
chấp ngã.
Vậy sao ta chấp ngã?
135. Nếu khư khư
chấp ngãThì không thoát được khổ
Như chưa tránh xa lửa
Có lúc bị đốt thiêu.
136. Để
xoa dịu khổ đau
Của tôi và của người
Tôi phải
hiến thân mình
Cho bao nhiêu kẻ khác
Và xem họ là tôi.
137. Này tâm ý ta ơi!,
Ngươi nên phải tin rằng
“Ta buộc ngươi với người”
Vậy ngươi chỉ được quyền
Nghĩ đến lợi cho người.
138. Mắt và các
giác quan Chúng đã thuộc về người
Mắt không còn nhìn thấy
Những lợi riêng cho tôi
Bàn tay này cũng vậy
Nó thuộc kẻ khác rồi
Nên không còn
hoạt độngLàm
lợi ích cho tôi.
139. Từ nay
thân thể này
Tôi hiến cho muôn loài
Hãy đem nó
sử dụng Vì
giải thoát chúng sinh.
140. Hãy chọn người thấp hơn
Rồi đặt tôi vào họ
Và đặt họ vào tôi.
Nhờ vậy tôi không ngại
Khi
tu tập thiền quán
Về
kiêu căng,
ghen ghét.
141. Hãy nghĩ như thế này (19) :
“Tôi không được
kính trọng“Tôi không giàu bằng người;
“Kẻ ấy được khen thưởng
“Còn tôi bị
chê trách“Kẻ ấy được
hạnh phúc“Còn tôi lại khổ sở.
142. “Tôi làm lụng nhọc nhằn
“Kẻ ấy sống
nhàn hạ“Tôi thân bại danh liệt
“Kẻ ấy được
tán dương.
143. “Ta phải làm gì đây
“Với kẻ bất tài ấy?
“Ai cũng có tài riêng.
“Đối với rất nhiều người
“Tôi còn kém thua họ
“Nhưng cũng hơn nhiều người.
144. “Sự
suy yếu giới luật“Và
kiến giải của tôi
“Phát sinh
từ ái dục
“Chứ
không sinh từ tôi.
“Nếu nó chữa giúp tôi
“Dù
đau đớn thế nào
“Tôi cũng sẵn sàng chịu.
145. “Với tôi nó [cái Ta] không chữa
“Sao lại khinh miệt tôi?
“Nó có nhiều
ưu điểm“Song lợi gì cho tôi?
146. “Nó không có
lòng từ“Đối với kẻ
xấu số“Đang kẹt trong đường ác.
“Hơn nữa nó
hãnh diện“Về
ưu điểm của mình
“Cao hơn bậc
hiền đức.
147. “Đối với kẻ
ngang hàng“Nó [cái Ta]
tìm cách lấn lướt
“Thậm chí bằng tranh cãi
“Để
nâng cao ưu điểm“Và
thắng lợi,
thanh danh.
148. “Tôi sẽ bằng mọi cách
“Tuyên dương khắp
thiên hạ“Tính
ưu việt của mình
“Và không cho ai biết
“Tính
ưu việt của nó.
149. “Tôi lại phải
che dấu “Những
lỗi lầm của mình
“Để tôi được
trọng vọng“Thế là tôi
giàu sang“Và được người
cung kính “Chứ không phải là nó.
150. “Tôi
hoàn toàn thoả mãn
“Vì nó bị khinh khi
“Bị
thế gian biếm ngạo
“Bị
phỉ báng đó đây.
151. “Bởi kẻ khốn cùng này
“Muốn so đọ với tôi
“Thử hỏi xem sắc đẹp
“Hay
trí tuệ,
hiểu biết“Dòng họ,
tài sản nó
“Làm sao bằng tôi được?”
152. “Mỗi khi nghe
mọi người“Ca tụng
ưu điểm tôi
“Tôi sướng ran cả người
“Vui dựng cả tóc gáy.
153. “Nếu nó còn
tài sản“Tôi sẽ dùng bạo lực
“Để chiếm đoạt tất cả.
“Nếu nó
phục dịch tôi
“Tôi cho nó đủ sống.
154. “Tôi phải đuổi nó khỏi
“Niềm
hạnh phúc an vui
“Và chất lên lưng nó
“Những nhọc nhằn của tôi.
“Nó phải bị chìm nổi
“Trong
sinh tử luân hồi“Vì nó hàng trăm lần
“Đã làm tôi thiệt hại“.
155. Hỡi này tâm ý ơi !
Trải qua vô số kiếp
Ngươi tầm cầu
tư lợiChịu bao nhiêu nhọc nhằn
Chỉ để gặt
đau khổ.
156. Hãy nhận lấy
lời khuyênHoán vị với người khác
Làm đúng theo
Phật phápTất được lợi
mai sau.
Lời Phật dạy không sai.
157. Nếu xưa tôi
tu tậpHoán đổi mình với người
Tất thành bậc
giác ngộKhông khổ như ngày nay.
158. Ngươi bám chặt
ý thứcRằng cái “Ta” kết tụ
Từ tinh huyết mẹ cha
Vậy ngươi cũng nên tập
Xem kẻ khác là ta.
159. Hãy như điệp viên lạ
Quan sát kỹ thân này
Thấy có gì
lợi íchHãy đem cho
chúng sinh.
160. Cái Ta luôn nghĩ rằng :
Ta tốt, họ
xấu xaHọ hèn, ta cao trọng
Ta làm, họ
ở khôngVì vậy với cái “Ta”
Hãy
hoàn toàn ghét nó.
161.
Cần phải đuổi cái “Ta”
Ra khỏi niềm
hạnh phúcVà trói chặt nó vào
Đau khổ của người khác.
Hãy canh chừng
cẩn mậtViệc mờ ám của nó.
162. Hãy đổ lên đầu nó
Mọi
lỗi lầm kẻ khác
Và khai trước
đức PhậtMọi
sai trái của nó
Dù nhỏ nhặt đến đâu.
163. Hãy dìm
tiếng tốt nó
Bằng cách
nâng cao lên
Tiếng tốt của người khác ;
Hãy bắt nó hầu hạ
Làm tôi tớ
chúng sinhĐáp ứng mọi nhu cầu.
164. Không vì vài hạnh tốt
Của “cái Ta”
lỗi lầmMà
vội vàng khen ngợi.
Nếu nó có hạnh tốt
Cũng đừng cho ai hay.
165.
Tóm lại,
cần phải đổ
Lên đầu của “cái Ta”
Tất cả những
phương hạiMà nó
mang đến người
166. Đừng cho nó quyền hành
Để thành kẻ lắm miệng
Hãy bắt nó e thẹn
Kín đáo và
rụt rèNhư cô dâu mới cưới.
167. “Phải làm như thế này”
“Phải đứng như thế kia”
“ Không được làm gì cả”
Phải khống chế “cái Ta“
Bằng cách đối xử ấy
Và nếu nó
vi phạmPhải
trừng phạt nó ngay.
168. Này tâm của tôi ơi!
Nếu ngươi không làm vậy
Như đã được
ủy thácThì sẽ bị
trừng trịVì bao nhiêu
lỗi lầmRốt cuộc nằm tại ngươi.
169. Ngươi muốn đi đâu đó?
Ngươi không thoát ta đâu!
Ta đập tan tành hết
Thói
kiêu ngạo của ngươi
Thời ngươi hủy hoại ta
Nay đã qua lâu rồi.
170. Ngươi hãy bỏ
hy vọngTìm lợi riêng cho mình
Ngươi đã bị bán rồi
Dù ngươi rất
tuyệt vọngCũng chẳng ai
quan tâm.
171. Nếu ta thiếu
thận trọngKhông bán ngươi cho người
Chắc chắn ngươi trao ta
Cho quỷ sứ
địa ngục.
Không
nghi ngờ gì nữa !
172. Đã bao nhiêu lần rồi
Ngươi bán ta cho chúng
Ta đã bị
hành hạ ;
Nay nhớ lại thù xưa
Ta quyết
tiêu diệt ngươi ;
Hỡi cái tâm
ích kỷChỉ biết làm
nô lệ Cho lợi riêng của mình!
173. Nếu ngươi muốn yêu ngươi
Và muốn
bảo vệ mình
Đừng chiều chuộng “cái Ta”
Đừng
che chở “cái Ta”.
Tổng kết174. Thân càng được
che chởNó càng nhỏng nhẽo hơn
Nó càng bị sa đọa.
175. Và nó càng sa đọa
Ái dục nó càng tăng
Cả
tài sản quả đất
Cũng không
thỏa mãn nó.
176. Ai ham đắm điều gì
Mà không thể có được
Thì chuốc lấy
thất vọng ;
Kẻ dứt hết cầu mong
Sẽ được phước
vô biên.
177. Hãy ngăn chận
phóng túngTrong
vấn đề hưởng lạc
Để
phục vụ thân xác.
Hãy mong cầu những gì
Mà ta không muốn nhận.
178. Thân xác này không sạch
Trông
đáng sợ làm sao !
Cuối cùng chết cứng đơ
Và
trở thành tro bụi.
Tại sao ôm giữ nó
Và xem nó là “Ta” ?
179. Dù sống hay là chết
“Bộ máy” này ích gì?
Nó khác gì cục đất?
Ôi
ý thức chấp “Ta”
Hãy diệt đi cho rồi !
180. Vì
phục dịch thân này,
Tôi chịu bao
đau khổ.
Dù bị ghét, được thương
Nó cũng như khúc gỗ.
Tôi cũng không được gì !
181. Dù
che chở thế nào
Hay vứt cho quạ ăn
Nó chẳng biết thương, ghét
Một tấm thân như thế
Thương mãi để làm chi?
182. Nó không hay, không biết
Khi nó bị
lăng nhụcSong tôi sôi tiết lên
Khi nó được tôn vinh
Thì tôi rất
hả dạVì ai tôi như thế?
183. Ai thương thân xác tôi
Kẻ ấy
trở thành bạn
Ai thương thân của họ
Sao không là bạn tôi?
184. Bởi thế, tôi
thản nhiênCống hiến thân xác này
Vì
sự nghiệp giải thoátCho tất cả
chúng sinh.
Từ nay tôi mang nó
Như là một công cụ
Dù nó đầy
lỗi lầm.
185.-186 Thôi đã đủ lắm rồi
Nếp sống kẻ
phàm phuNay theo chân
Hiền giảKhắc ghi lời
giáo huấnChánh niệm luôn
giữ gìnChống lại tính
dã dượiVà lừ đừ ngủ gật.
187. Để
chướng ngại tiêu trừTâm phải rời
tà kiếnTinh tấn luôn phát huy
Chuyên cần tu
chánh định.
CHƯƠNG IX
TRÍ TUỆDẪN NHẬP 1.
Đức Phật tuyên bố rằng
Các hạnh Ngài khuyên dạy
Đều đưa đến
trí tuệ.
Bồ Tát mong trừ khổ
Phải phát huy
trí tuệ.
HAI CHÂN LÝĐịnh nghĩa
2. Có hai loại
chân lýTương đối của
thế gian (20)
Và
chân lý tuyệt đối (21)
Tuyệt đối vượt
tương đối;
Đối tượng của
trí thứcKhông phải là
chân lý;
Nhưng
chân lý thế gian Được xem là
trí tuệ.
Trình độ nhận thức khác nhau
3.-4.
Tương ứng hai chân lýCũng có hai hạng người
“Thiền gia” và “người thường”
Thiền gia hay
bác bỏQuan niệm của người thường;
Thiền gia có hai cấp
“Thấp”, “cao” tuỳ
trí tuệ;
Thiền gia và người thường
Cả hai đều
công nhậnHiện hữu của các pháp
Nhưng người thường khẳng định
Các pháp là
chân lý;
Song
thiền gia quan niệmThế giới là
mộng ảoTất cả là
hiện tượngChúng không có
tự tínhNhưng vì muốn
giác ngộThiền gia phải
tu họcDùng chúng làm
phương tiệnĐể
dần dần tiến lên.
5. Người thường nhìn các pháp
Xem chúng là có thật;
Ngược lại, các
thiền giaXem chúng là
ảo tưởngĐó là sự khác biệt
Giữa
thiền gia, người thường.
Phản bác
lập trườngchấp vào
thật hữu 6. Theo
quy ước thế gianMọi đối tượng cảm nhận
Được
xem như có thật
Song dưới mắt
trí tuệThì
quy ước ấy sai
Như xem bẩn là sạch.
7. Để người
thường hiểu đạo
Phật
giảng pháp vô thường.
Nhưng trong mỗi
sát naPháp cũng không có thật.
- (Hỏi)
Phải chăng ý ấy nói
Pháp có trong thoảng chốc
Là
chân lý thế gian?
Điều này thật
mâu thuẫn [Đối với sự cảm nhận
Về
chân lý tuyệt đối].
8. (Đáp)
Mâu thuẫn ấy không có
Vì
thiền gia nhận thứcRằng
chân lý thế gianVốn không có
tự tínhMọi pháp đều
vô thườngCó đó liền tan biến
Khác
nhận thức người thường
Nếu không anh
mâu thuẫnVới
quan niệm thế gianKhi anh
đánh giá rằng
Nữ sắc không sạch sẽ
[Trong khi người
thế gianđánh giá họ là sạch]
9.- (Hỏi) Làm sao đạt
công đứcKhi thờ một vị Phật
Được
xem như ảo tưởng?
Và sẽ như thế nào
Đối với vị Phật thật?
(Đáp)
Cúng dường vị Phật thật
Sẽ có
công đức thật
Cúng dường vị Phật ảo
Sẽ có
công đức ảo.
- (Hỏi) Nếu như một
hữu tìnhĐược
xem như ảo tưởngLàm sao nó chết được?
Và có thể tái sinh?
10. (Đáp) Người ảo chỉ
tồn tạiCho đến khi
nhân duyênCòn
phối hợp đầy đủ.
Đâu vì sự
liên tục Của
nhân duyên kéo dài
Mà có thể khẳng định
Con người hiện hữu thật!
11. Khi giết hại người ảo
Không thể bị
tội lỗiVì họ thiếu tâm ý.
Song với một
hữu tìnhTrang bị tâm ý ảo
Thì tội phước phát sinh.
12.-13. – (Hỏi)
Thần chú và
ảo thuậtKhông thể có
công năngTạo tác ra tâm ảo!
(Đáp) Tâm ảo vốn đa dạng
Sinh từ nhiều loại duyên
Chỉ một duyên
đơn độcKhông thể sinh tất cả.
14.-15. - (Hỏi) Theo
chân lý tuyệt đốiThì tất cả
chúng sinhĐều ở trong
Niết BànVà chúng chỉ
luân hồi Theo
chân lý thế gian,
Vậy Phật cũng
luân hồi,
Như thế
ích lợi chi
Khi tu hạnh Bồ Tát?
(Đáp)
Chừng nào duyên chưa dứt
Ảo tưởng vẫn
tồn tại.
Khi duyên bị
gián đoạnThì
ảo tưởng không còn,
Nhưng Phật đã dứt sạch
Mọi
nhân duyên ảo tưởngNên không còn
luân hồi.
Phản bác
lập trường Duy ThứcDuy Thức (viết tắt: DT)
Trung Quán (viết tắt :TQ)
16. (TQ) Nếu
pháp không có thực (22)
Cả tâm ảo cũng không
Vậy ai biết được ảo?
(DT) Mặc dù pháp bên ngoài
Chỉ là
hiện tượng ảo
Song là
bóng dáng tâm
Nên vẫn
tồn tại riêng!
17. (TQ) Nếu ngay cả
tâm thứcVà
ảo tưởng là một
Vậy cái gì bị biết?
Đức Thế Tôn từng dạy
Tâm không thấy được tâm!
18. Cũng như một lưỡi gươm
Không thể tự chém mình.
Tâm không thể
quán tâm.
(DT) Tâm tự chiếu rọi tâm
Như
ánh đèn tự chiếu!
19. (TQ) Điều ví dụ này sai
Ánh đèn không tự sáng
Vì không bị tối che!
(DT) Màu xanh tự nó xanh
Như ngọc
lưu ly xanh
Không
lệ thuộc vật khác.
20.
Cũng thế ta
nhận thấyCó cái tùy
nhân duyênVà có cái độc lập!
(TQ) Ví dụ này cũng sai.
Màu xanh không
tự tánhXanh nhờ ngọc
lưu ly (làm duyên)
Nếu nó thiếu
nhân duyênKhông thể tự hóa xanh!
21. (DT) Nếu nói tâm tự biết
Thì cũng có thể nói
Ánh đèn tự chiếu sáng!
(TQ)
Ví như thừa nhận rằng
Ánh đèn tự chiếu sáng
Nhưng ai
biết điều ấy?
Ai nói tâm tự chiếu?
22.
Nếu không có đối tượng
Nhận biết tâm tự chiếu
Thì tâm chiếu hay không
Đều chẳng thành
vấn đề.
Giống như bàn
chuyện phiếm Về sắc đẹp bé gái
Của
phụ nữ vô sinh (23) !
23.-24.(DT) Nếu
tâm không hiện hữuLàm sao nhớ chuyện xưa?
(TQ) Ký ức được
xuất hiệnVì nhờ mối tương duyên
Với
cảnh vật bên ngoàiMà đã từng trải nghiệm
Như gấu nhiễm độc chuột (24) .
25. (DT) Người có tâm
siêu nhiên (25)
Thấy được tâm người khác
Chẳng lẽ họ không thấy
Tâm của mình hay sao?
(TQ) Mắt nhờ bôi
nước phépThấy kho tàng
dưới đấtNhưng mắt không thể thấy
Nước phép bôi trên mắt.
26. Trong
thế giới kinh nghiệmChúng tôi không phủ nhận
Những điều được
nhận biếtTừ
giác quan cảm thụ
Từ
lưu truyền đáng tin.
Song
chúng tôi bác bỏGiả định chúng là thật
Vì đó là
nguyên nhânTạo nên sự khổ đau.
27. Nếu các anh nghĩ rằng
Ảo tưởng chẳng khác tâm
Song
chúng tôi nhận xétChúng không thể giống nhau
Nếu
ảo tưởng thật có
Thì nó phải khác tâm
Nếu
ảo tưởng giống tâm
Nó đâu còn là nó.
28. (TQ) Dầu cảnh ảo
không thậtSong nó vẫn bị thấy
Dầu
tâm không thật có
[Theo
chân lý thế gian]
Tâm vẫn thấy cảnh ảo.
(DT)
Luân hồi của
hiện hữuPhải
dựa vào hiện thực[Tức là
dựa vào tâm]
Nếu không thì
luân hồiChẳng khác nào
hư không[Tức là không thể có
Tác dụng của
nghiệp quả].
29. (TQ) Làm sao cái không thực
[Như
luân hồi chẳng hạn]
Phải dựa nền tảng thật
Để có được
tác dụng[Tạo ra vật có thật]?
Như vậy theo các anh
Tâm không cần đối tượng
Vậy là tâm
độc lập.
30. Và nếu tâm
độc lậpVới tất cả đối tượng
Thì tất cả
chúng sinhĐều đã
thành Phật rồi.
Và nếu thật như vậy
Thì được
công đức gì
Khi chỉ có tâm thôi?
Phương pháp của
Trung Quán31. (Hỏi) Làm sao dứt
phiền nãoMột khi biết được rằng
Thế gian là
ảo tưởngGiống như người phù thủy
Say
mê một ảo nữ
Do mình tạo tác ra?
32. (Đáp) Trong
trường hợp như vậy
Người phù thủy chưa dứt
Sự
luyến ái đối tượng
Gán người mình tạo ra
Là
hữu thể thật sự.
Hơn nữa có
nhận thức Yếu ớt về
Tánh KhôngNên khi thấy ảo nữ
Liền khởi lên say mê.
33. Khi
tu tập Tánh KhôngĐến
trình độ kiên địnhSẽ trừ được cái thấy
Sự vật vốn thực có
Tu tập càng nhuần nhuyễn
Sẽ
nhận thức rõ rằng
Không pháp nào thực có
Thì
cuối cùng ý niệmVề
Tánh Không cũng tan.
34. Đến khi hết vấp phải
Bất cứ
hiện hữu nào
Mà có thể phủ nhận
Thì cái không-hiện-hữu
Cũng tan biến trong tâm.
35. Khi cái có, cái không
Không còn khởi trong tâm
Thì đâu còn cái gì
Có thể khởi lên nữa
Và tâm thật
thanh tịnh.
36. Cũng như
cây như ý (26)
Làm thoả mãn
ước vọng Của bao nhiêu
chúng sinhVì
lời nguyện của Phật
[Thuở tu hạnh
Bồ Tát]
Và
lòng thành chúng sinhMà thân
Phật ảnh hiện
[Để
giải thoát chúng sinh]
37. Có người
Bà La MônXây tháp chim đại bàng
[Để
giải trừ chất độc]
Dù ông chết
đã lâuXá lợi Garuda
Do ông đã
trì chúVẫn
tác dụng trị độc.
38. Lúc còn là
Bồ TátĐức Phật đã
thành tựuBao
hạnh nguyện bồ đềDù Ngài đã
nhập diệtNhưng
xá lợi của Ngài
Vẫn luôn luôn
tiếp tụcĐem lợi đến
chúng sinh.
39.- 40. (Hỏi) Thờ lạy tượng
vô triSao lại được công đức?
(Đáp) Theo
kinh điển đã dạy
Nơi
chân lý tương đối Hay
chân lý tương đốiCông đức của thờ lạy
Hoàn toàn giống như nhau
Dù với Phật
tại thếHay sau khi
nhập diệt.
MỤC ĐÍCH GIẢI THOÁT CỦA
TIỂU THỪA CŨNG
CẦN PHẢI CÓ
NHẬN THỨC VỀ
TÁNH KHÔNG TL:
Thắng LuậnTQ:
Trung Quán41. (TL) Nhờ tu
Tứ Diệu ĐếCũng đủ đạt
giải thoát Cần chi đến
trí tuệThấy rõ được Tánh Không?
(TQ) Kinh
Bát Nhã dạy rằng
Thiếu
tuệ giác Bát NhãThì không thể
giác ngộ Tính chân chánh của
Đại thừa42. (TL) Song
giáo lý Đại ThừaKhông do
Phật thuyết giảng
Nên không
đáng tin cậy.
(TQ) Vậy vì
lý do nào
Khiến
Tiểu Thừa đáng tin?
(TL) Vì tất cả hai phái
[
Tiểu Thừa và
Đại Thừa]
Đều
xác nhận như vậy.
(TQ)
Vậy thì lúc trước đây
Các anh chưa
chấp nhậnKhông lẽ
kinh điển ấy
Không phải lời Phật dạy?
43. (TL-
Thắng Luận) Chúng vẫn
đáng tin cậy
Vì chúng được
truyền thừaLiên tục không
gián đoạn.
(TQ)
Lý do các anh tin
Kinh điển của
Tiểu ThừaChẳng khác
chúng tôi tin
Kinh điển của
Đại Thừa;
Chúng cũng được các Tổ
Nối tiếp nhau
truyền thừaKhông bao giờ
gián đoạn;
Lại nữa theo các anh
Tất cả
kinh điển nào
Được hai phái
chấp nhậnCũng đều là
chân lý,
Vậy thì phải
chấp nhậnCả
kinh điển Vệ ĐàVà
kinh điển ngoại đạo.
44. (TL-Thắng Luận)
Kinh điển của
Đại ThừaThường hay bị tranh cãi
Vì vậy không
đáng tin.
(TQ) Vậy kinh của các anh
Cũng nên
từ bỏ luôn
Vì chúng bị
ngoại đạoVà nội phái tranh cãi.
Sự chưa trọn của
Tiểu Thừa45. Gốc rễ của
giáo lý Mà
đức Phật giảng dạy
Bắt nguồn từ
Niết Bàn Và
đời sống tu hànhCủa các vị
xuất gia[Đã sạch mọi
phiền não].
Điều này hiếm người đạt
Bởi vì tâm của họ
Còn
bám víu đối tượng (27)
46.- 47. (TL) Các bậc
A La HánDù không hiểu
Tánh KhôngCũng vẫn
được giải thoátVì đã diệt
phiền nãoNhờ tu
Tứ Diệu Đế.
(TQ) Dù
phiền não chấm dứtSong chắc gì hết khổ?
Nhiều vị vẫn thọ khổ
Do
nghiệp lực quả báoTừ
quá khứ vẫn còn
[Thông qua sự
lưu truyềnMà
chúng tôi được biết
Chính ngài
Mục Kiền LiênTuy thành
A La HánSong vẫn còn thọ khổ].
48. (TL-Thắng Luận) Ái sinh từ
cảm thọNhững
A La Hán ấy
Vẫn còn có
cảm thọTâm còn bám đối tượng
[Nên không đạt
Niết Bàn]
48. (TQ) Không
hiểu biết Tánh KhôngThì tâm bám sự vật
Tâm chỉ tạm lắng yên
Trong những khi
nhập địnhRồi
trở lại như trước.
Vậy muốn
chấm dứt khổ
Phải
tu quán Tánh Không.
Chớ sợ
Tánh KhôngCâu 49-52.: Bỏ (28)
53. (Hỏi) Vừa chấp vào
hiện hữuVừa
sợ hãi Tánh KhôngNên không thể
giác ngộVẫn nhận lấy
đau khổChìm đắm trong
luân hồi.
54. (Đáp) Sự phản bác như vậy
Thực không có căn cứ
Vậy không nên ngại ngần
Thiền quán về
Tánh Không.
55.
Tánh Không là liều thuốc
Dùng
đối trị Vô minhCủa
chướng ngại phiền nãoVà
chướng ngại hiểu biết (29)
Muốn đạt “Nhất Thiết Trí”
Phải
thiền quán Tánh Không.
56. (Phản bác)
Tánh Không gây
đau khổNó khiến tôi lo sợ.
(Đáp)
Tánh Không làm lắng dịu
Tất cả mọi khổ đau
Tại sao lại sợ nó?
57.
Chừng nào còn tin rằng
“Cái Ta” là có thật
Chừng ấy còn
sợ hãiVề cái này cái kia.
Nếu
nhận thức rõ rằng
"Cái Ta" không có thật
Vậy ai gánh nỗi sợ?
CHỨNG MINH VỀ
TÁNH KHÔNGChứng minh về sự
Vô ngã của một "Cái Ta" có thật
"Cái Ta" không phải
vật chất –
Phản bác lại
chủ nghĩa vật chất58-60. Răng, tóc, móng, máu xương
Đều không phải là "Ta"
Mủ, đờm, nước miếng, mỡ
Nước tiểu, phân, thịt, gân
Hơi nóng,
chín lỗ hổng …
Và tất cả sáu thức
Cũng không phải là “Ta”
Ngã cũng không phải là
tinh thần –
Phản bác phái
Số Luận (30)
61. (TQ) Nếu
nhĩ thức là “Ta”
Thì luôn nghe
âm thanh (31)
Cả lúc nó
vắng mặt[Vì các anh cho rằng
"Cái Ta" là
vĩnh cửu]
Nếu đối tượng cái biết (32)
Không còn có mặt nữa
Làm sao có cái biết?
Vậy vì
lý do nào
Gọi đó là nhĩ thức?
62. Nếu xem rằng cái biết
Là những gì không biết
Thì gỗ cũng phải biết
Vậy có thể khẳng định
Nếu không có quan hệ
Với đối tượng nào đó
Thì không có cái biết.
63. (
Số Luận) Vì lẽ nào "Cái Ta"
Khi thấy biết màu sắc
Lại không nghe âm thanh?
(TQ) Tại sao cùng một lúc
Thấy được mà không nghe?
(
Số Luận) Vì
âm thanh lúc ấyKhông có mối quan hệ.
(TQ) Như
vậy thì "Cái Ta"
Không phải là nhỉ thức.
64. Cái mà
bản tánh nó
Vốn thâu nhận
âm thanhSao lại thấy hình sắc?
(
Số Luận) Cùng một người đàn ông
Có thể xem là cha
Vừa cũng xem là con.
(TQ) Như thế là
giả danhTheo
chân lý tuyệt đốiKhông thể nào như vậy.
65. Bởi vì theo các anh
Thực tại là ba đức (33)
Từ bi, mê, bóng tối
Đã tạo ra vật thể
Chẳng là cha hay con
Cả ba không sẵn có
Tính chất nghe
âm thanh.
66. (
Số Luận) Cũng như một
diễn viênĐóng nhiều vai thay đổi
Tánh thâu nhận
âm thanhCó thể chuyển thành ra
Tánh
nhận thấy hình sắc.
(TQ) Thường thay đổi
tính chấtThì không thể vĩnh hằng.
Vậy điều anh nói rằng
Trong cùng một cái ta
[Hay trong một
diễn viên]
Chứa đựng nhiều
tính chấtLà điều chưa từng có.
67. Nếu tánh chất đổi khác
Thì không thực có được.
Vây xin anh chỉ giúp
Thực tánh nó là gì?
Bản chất nó là gì?
(Thường Luận)
Đó chính là tánh biết (32)
(TQ) Nếu thức là
bản chấtThì
chúng sinh như nhau
Cùng một thứ độc nhất!
68. Vã lại mọi
chúng sinhHữu tâm hay
vô tâmĐều như nhau là “Một” (34)
Vì
bản chất hiện hữuCủa chúng đều giống nhau.
Nếu hình thái khác biệt
[Các tánh nghe, thấy, ngửi…]
Được xem là không thực
Thì nền tảng của nó ["cái Ta"]
Làm sao có thực được.
Phản bác phái Thường Luận
69. Hơn nữa cái
vô tâmCũng không phải là “Ta”
Vì nó không hay biết
Như khúc gỗ
vô tri.
(Thường Luận)
Dầu
bản chất vô triSong khi kết với tâm
Liền có ngay
nhận thức.
(TQ) Điều này thật
vô lýVì khi không có tâm
Nhận thức cũng bị diệt.
70. Nếu "Cái Ta" không đổi
Thì tâm giúp được gì
Cho "Cái Ta" như thế?
Nếu xem cái
bất động,
Không
nhận thức là “Ta”
Vậy thì hư không kia
Cũng phải xem là “Ta”!
Không cần có "Cái Ta" cũng có
được
nhân quả của
công đức71. (Thường Luận) Nhưng không có "cái Ta"
Thì không có
liên hệ Giữa nhân và quả được.
Vì khi làm xong việc
Kẻ tạo nghiệp ("cái Ta") không còn
Vậy ai nhận quả đây?
72. (TQ) Tạo nghiệp và nhận quả
Thuộc
hiện hữu khác nhau
[
Năm Uẩn (35) của đời này
Là kẻ đã tạo nghiệp
Và
năm Uẩn đời sauLà người nhận
quả báo]
Anh bảo có "cái Ta" (có Ngã)
Song không ai nhận quả
Tôi bảo không có “Ta” (
Vô Ngã)
Và không ai tạo nghiệp
Cũng không ai nhận quả
Vậy
tranh luận "cái Ta"
Chỉ là một việc thừa.
73. (Thường Luận) [Như trong kinh có nói]
Ai đã tạo ra nghiệp
Thì phải nhận
quả báo.
(TQ) Theo lời Phật đã dạy
Trong một dòng
tương tục[Của
đời sống một người]
Thì ai làm nấy chịu
[Vì muốn ngăn người ấy
Chối bỏ
luật nhân quả]
Chứ Phật không phải dạy
"Cái Ta" là vĩnh hằng.
74.
Ý niệm của
quá khứCũng như của tương lai
Đều không phải là “Ta”
Vì chúng không có thực
Nhưng
ý niệm hiện tạiCũng không phải là “Ta”.
Ví dù nó là “Ta”
Nghĩ xong nó biến mất
Và “Ta” cũng mất luôn.
75.
Ví như thân cây chuối
Khi bẹ bị lột hết
Nó không
hiện hữu nữa.
"Cái Ta" chẳng khác hơn
Khi bị phân tích kỹ
Thì không thấy nó đâu
Vậy nó
không thật có.
[Không thể nào
tìm thấy"Cái Ta" trong
năm Uẩn]
Không có “Cái Ta” cũng có thể
phát triễn được
tâm từ bi
76. - (Hỏi) Nếu
chúng sinh không thực
Vậy
xót thương ai đây?
(TQ) Đó là những
chúng sinhĐược nêu từ
mê lầmCủa
chân lý thế gian.
Tuy chúng không có thật
Song là đối tượng tốt
Của
mục đích tu tập[Để đạt quả
Bồ Tát].
77. - (Hỏi) Nếu
chúng sinh không thậtVậy thì ai là người
Theo đuổi mục đích ấy?
(Đáp) [Theo
chân lý tuyệt đối]
Thực không có
chúng sinh.
Tất cả mọi
nỗ lựcĐều
dựa trên si mê.
[Theo
chân lý tương đối]
Ta không nên khước từ
Sự mê
mục đích ấy
[Tức tu hạnh
Bồ Tát]
Vì muốn dứt khổ đau.
78. Phát sinh từ
si mê Nên
bám víu "cái Ta". (27)
Ý thức chấp “Ta” tăng
Là
nguyên nhân khổ đau
Vậy phải
trừ diệt nó.
Do đó cách tốt nhất
Là
tu quán Vô ngã.
Chứng minh về tính
Vô ngã của
vạn pháp thông qua Bốn Niệm
Xứ: thân, thọ, tâm, pháp
Về thân
Tranh luận với trường phái Thường Luận
79.-80. Thân không phải là chân
Đùi, vế, eo, lưng, bụng
Thân không phải là tay
Ngực, nách, vai, cổ, đầu…
Vậy thứ nào là thân?
81. Nói thân là tất cả
[Thì không thể đúng được]
Vì mỗi một bộ phận
Đều ở
vị trí riêng.
Còn cái
thân độc lập
Thì nằm ở chỗ nào?
82. (Với
Tiểu Thừa)
Nếu thân xem là “Một”
Nằm riêng trong mỗi phần
Vậy có bao nhiêu phần
Phải có bấy nhiêu thân.
83.
Vậy thì thân không nằm
Bên ngoài hay bên trong
[Của tất cả bộ phận]
Song lìa các bộ phận
Tâm cũng không
hiện hữu.
[Vậy các anh hãy chỉ]
Thân
hiện hữu cách nào?
84.
Thân thể không thực có
Vì
cấu tạo đặc biệtNên lầm nhận có thân
[
Ví như đầu, mình, chân …]
Như trong tối lầm nhận
Cây cột là hình người.
85.
Chừng nào duyên còn hợp
Cột vẫn trông như người.
Bao lâu mà tay chân
Đầu mình… còn tập hợp
Chừng ấy còn
nhận lầmĐó chính là thân người.
86. Và bàn chân là gì?
Là tập hợp các ngón
Mỗi một ngón là gì
Nếu không là các lóng?
87. Chẻ lóng
chân thành bụi
Rồi chẻ mãi không ngừng
Nhỏ tựa như
hư không Vậy tìm đâu lóng chân?
88. Bởi vậy muôn
hình sắcKhác nào bóng chiêm bao!
Ai là bậc có trí
Không thể
bám víu chúng
Thân còn không có thật
Huống chi sự
phân biệt Giữa đàn ông, đàn bà.
Về cảm nhận (
cảm thọ)
89. (TQ) Nếu
đau đớn có thật
Sao nó không
hành hạMột kẻ đang sướng vui?
Nếu thú vui có thật
[Như các món
ăn ngon]
Sao không gây
thích thú Cho kẻ đang u sầu?
90. Nếu bảo rằng
cảm giácKhổ vui vẫn
tồn tạiSong không thể
nhận raKhi chúng bị lấn áp
Bởi
cảm giác mạnh hơn.
Nhưng đâu là
cảm giác Khi không cảm nhận được?
91. (Đáp) Vẫn cảm nhận được chứ!
Vì trong khi đang vui
Khổ vẫn còn
tồn tạiTrong
trạng thái cực yếu
[Vì khổ bị lấn áp
Bởi cái vui mạnh hơn].
(TQ) Vậy cái khổ cực yếu
Không thể gọi là khổ
Bởi vì một
cảm giácKhông thể cùng một lúc
Vừa khổ cũng vừa vui.
92. [Theo một
quan niệm khác]
Khổ không thể
xuất hiệnKhi
cảm giác đối lập (vui)
Đang
xuất hiện trong tâm.
Điều này cũng
sai lầmVì đó là
ảo tưởng (36)
[Xem khổ chưa
hiện hữuCũng là một
cảm giác]
93. Để
trừ khử ảo tưởngCần trao dồi
trí tuệĐể thấy “tánh không thực”
Của tất cả sự vật.
Vì vậy các
Thiền giaLuôn tự
nuôi dưỡng mình
Bằng
nhập định quán xét
Về
ảo tưởng cảm nhận.
94.
Giác quan và đối tượng (37)
Khi chúng xúc chạm nhau
Sẽ sinh ra cảm nhận (
cảm thọ)
Nếu chúng có khoảng cách
Làm sao chúng chạm nhau?
Nếu không có khoảng cách
Ắt chúng phải là một.
Như
vậy thì cái nào
Gặp gỡ với cái nào?
95. Các
hạt bụi cực nhỏ (38)
Không thể chia nhỏ nữa,
Khép kín và đồng dạng
Không thể xuyên nhập nhau.
Vì không xuyên nhập nhau
Nên không thể
hoà hợpNếu không có
hòa hợpThì không có cảm nhận.
96. Nếu vị nào thấy có
Hai vật hết chia được
Mà xuyên nhập
với nhauLàm ơn chỉ cho xem!
97.
Nhận thức vốn vô hình
Không thể nào kết nối
Với đối tượng
vật chất.
Càng không thể nối kết
Với tất cả
giác quanNhư phân tích bên trên (39)
Vậy những gì
thành tựuThông qua sự tập hợp
Đều không thể có thật.
Cũng không có sự vật
Của tổ hợp
vi trầnVì chúng không thực có. (40)
98. Xúc chạm không có thật
Thì
cảm giác tìm đâu?
Cảm giác không thật có
Thì tội gì hành thân
Để tìm cầu khoái lạc?
Vậy ai chịu đau khổ?
Cái gì gây khổ đau?
99. Không có người cảm nhận
Cảm giác cũng không nốt
Đứng
trước cảnh ngộ này
Ôi hỡi lòng
tham áiSao không tan biến đi?
100. Ta thấy và cảm được
Vì tất cả đối tượng
Và tâm giao tiếp nhau
[Trong tổng hợp
nhân duyên]
Mà
biến thành cảm giácChúng đều
không thật có
Như ảo ảnh cơn mơ.
101.
Cảm giác trong
quá khứ[Mà ta
hồi tưởng lại]
Và
cảm giác tương lai
[Mà ta đang mong cầu]
Đều là sự nhớ tưởng
Chúng không phải
cảm giácCó được nhờ trải nghiệm
Hơn nữa chính
cảm giácKhông thể tự trải nghiệm
Cũng như mọi đối tượng
Cũng không thể nào có
Kinh nghiệm của
cảm giác.
102. Thế nên không có người
Trải nghiệm những
cảm giácVà không
cảm giác nào
Có thể xem thật có.
Vậy cái nhóm
năm Uẩn Không thể là "Cái Ta".
Vậy sao có
cảm giácKhoái lạc hay đau khổ?
Về tâm
103.
Tâm không nằm trong mắt
Không nằm trong đối tượng
Hay giữa hai thứ ấy
Tâm không thể
tìm thấyTrong thân hay ngoài thân
Hay bất cứ nơi nào.
104.
Tâm không phải là thân
Cũng không phải khác thân
Nó cũng không
hòa hợpHoặc khác biệt với thân
Tâm không là gì hết,
Hoàn toàn không thực có
Vậy
bản chất chúng sinhVốn đã là
Niết Bàn.
105. Nếu
nhận thức đã có
Trước đối tượng của nó
Vậy nó
dựa vào đâu
Để có thể phát sinh?
Nếu
nhận thức phát sinh
Cùng lúc với đối tượng
Như
vậy thì cả hai
Dựa vào đâu để sinh?
106. Nếu sinh sau đối tượng
Nhận thức dựa vào đâu
Để có thể khởi sinh?
[Vì đối tượng không còn].
Về pháp (đối tượng)
107. Qua sự phân tích trên
Thì tất cả sự vật
Đều không thực khởi sinh.
(Hỏi) Nếu sự vật
không sinhThì
chân lý thế gianCũng không thể có được.
Song tại sao lại có
Cả hai loại
chân lý[Là
chân lý thế gianVà
chân lý tuyệt đốiTheo
truyền thống Trung Quán?]
Vậy
chân lý thế gianCó phải được sinh từ
Chân lý thế gian khác?
[Tức là được
nhận thức Đã có sẵn tạo ra?]
Vậy làm sao
chúng sinhCó
thể đạt Niết Bàn?.
108. (TQ Đáp) Sự
nhận xét như vậy
Phát xuất từ
suy nghĩCủa người chưa
giác ngộMột
chân lý thế gian Không thể
độc lập có;
Một sự vật nào đó
Nếu nó là hệ quả
Của một chuỗi
nhân duyênThì
chân lý thế gianCó mặt ngay tức khắc.
Không có
nhân quả ấy
Thì
chân lý thế gianCũng không
thể hiện hữu.
109. (Phản bác) Bởi vì tâm
nhận xétVà vật bị
nhận xétĐều
lệ thuộc lẫn nhau.
(TQ) Quả thực đúng như vậy
Đó là
nhận xét chung
Thế gian ai cũng biết
110. Nếu dùng một
nhận xétĐể
tiếp tục nhận xétCái đã được
nhận xétThì quá trình
nhận xétKhông bao giờ
chấm dứt.
111. Nếu đối tượng
nhận xétKhông còn cơ sở nào
Cho
nhận xét tiếp theo[Vì nó thật trống rỗng]
Thì cái tâm
nhận xétKhông còn nương vào đâu
Để có thể
tồn tại[Vì hết sạch đối tượng]
Tâm cũng
không sinh nữa
Đây chính là
Niết Bàn.
112. Nếu ai chủ trương rằng (41)
Vật và tâm có thật
Sẽ gặp
tình trạng rối:
Nếu đối tượng thật có
Nhờ nương vào
nhận thứcVậy thì bằng cách nào
Để
nhận thức có thật?
113. Hoặc
nhận thức có thật
Nhờ nương cái nó biết
Vậy thì bằng cách nào
Cái được biết có thật?
Và nếu như cả hai
Nương nhau để mà có
Thì chúng
không thật có.
114.
Ví như người không con
Không được gọi là cha
Và con từ đâu sinh
Nếu không có người cha?
Cũng vậy, tâm và vật
Không
hiện hữu độc lập.
115. (DT) Mầm phát sinh từ hạt.
Nhờ mầm mà thấy hạt
Tại sao
không chấp nhận
Nhận thức là có thực
Vì nó được phát sinh
Từ sự vật được biết?
116. (TQ) Có thể
chấp nhận rằng
Sự
hiện hữu của hạt
Được biết nhờ thấy mầm;
Nhưng mà nhờ cái gì
Để có thể biết rằng
Nhận thức là thực có
Thông qua sự hay biết
Từ cái bị nhận thức?
Chứng minh bằng
biện luậnVới 4 vị thế
Sự vật không thể tự sinh
nếu không có
nguyên nhân117. Thuyết
Vô nhân (42) chủ trương
Tất cả mọi sự vật
Tự
sinh không cần nhân.
(TQ) Qua
tri giác ta biết
Thế giới được hình thành
Từ nhiều nhân khác nhau
Như sen từ hoa, cọng ...
118. (Hỏi) Cái gì đã tạo ra
Sự khác biệt của nhân?
(TQ) Đó là sự khác biệt
Của các nhân trước nữa.
(Hỏi) Tại sao
nhân sinh quả?
(TQ) Qua
năng lực nhân trước.
Sự vật không được sinh ra từ
một
nguyên nhân vĩnh cửu- không từ Trời - phản bác phái Thường Luận
119. Thuyết Thường Luận (43) chủ trương
Tất cả mọi sự vật
Đều do Trời sinh ra.
(TQ) Nếu Trời là
nguyên nhânSáng tạo ra sự vật
Vậy vị ấy là ai?
120. (Thường Luận) Chính là năm
Đại chủng (44)
(TQ) Vậy đâu cần
chứng minhSự
hiện hữu của Trời
Và đâu cần mệt nhọc
Để
tìm cách đặt tên
Năm
Đại chủng là Trời!
121. Hơn nữa năm
Đại chủngVô thường và
bất động,
Không cần được
quan tâm,
Không
linh thiêng, không sạch
Trời đâu phải như thế?
122.
Hư không cũng
bất độngNên không phải là Trời
Cũng không phải Tự ngã.
Nếu
như bảo rằng Trời
Không thể nghĩ bàn được
Vậy nói đến làm chi
[Sự
sáng tạo của Trời]?
(Hỏi) 123. Trời
sáng tạo những gì?
(TL Đáp) Ngài tạo ra Tự ngã
[Tức "Cái Ta" vĩnh hằng],
Tạo quả đất,
Đại chủng(TQ)
Sáng tạo Tự ngã ư?
-
Theo như các anh nói
Đại chủng là vĩnh hằng
Vậy đâu cần tạo ra!
Sáng tạo Đại chủng ư?
- Chúng đều
vĩnh cửu mà!
Sáng tạo nhận thức ư?
-
Nhận thức được phát sinh
Thông qua các đối tượng!
Sáng tạo vui, khổ ư?
- Chúng đều là kết quả
Của
nghiệp lành, nghiệp dữ!
Vậy Trời tạo gì nữa?
124. Nếu tất cả
nguyên nhânKhông có sự bắt đầu
Thì làm sao kết quả
Có sự bắt đầu được?
125. Nếu sinh nhờ duyên hợp
Thì duyên là
nguyên nhân Chứ không phải là Trời
Nhân duyên phối hợp đủ
Thì sự vật sinh ra;
Không có
phối hợp ấy
Sự vật sẽ không thành
Dù có Trời hay không.
126. Nếu sự vật sinh ra
Không do ý của Trời
Thì Trời đâu có quyền!
Nếu do ý của Trời
Thì Trời
lệ thuộc ý!
Vậy không có vị Trời
Độc lập và
sáng tạo.
- Không từ
vi trần (nguyên tử)
127. Những ai chủ trương rằng
Vi trần là
nguyên nhân Mãi mãi tạo muôn vật.
Vi trần không thực có
Nên đã bị
bác bỏ (39)
- Không từ
vật chất tối sơ
vĩnh cửu - Phản bác phái
Số Luận128.
Số Luận chủ trương rằng
Chủ thể của
vạn vật Chính là sự
quân bìnhCủa ba đức nguyên thỉ
Đó là
lòng từ bi,
Say mê và bóng tối;
Khi chúng mất cân bằng
Thì
thế giới được sinh (33)
129. (TQ) Một vật nếu thực có
Thì không thể
cùng lúcCó cả ba
bản tính;
Ba đức không thực có
Bằng không thì mỗi đức
Phải gồm đủ cả ba.
130. Ba đức đã không thực
Thì cái gì được tạo
[Như
âm thanh,
hình sắc]
Sẽ không được nghe thấy;
Hơn nữa vật
vô triNhư quần áo chẳng hạn
Không thể có vui, khổ.
131.- (
Số Luận) Phải các anh nói rằng
Bản chất vật
vô tri[Ví dụ như quần áo]
Là
nguyên nhân vui, khổ?
(TQ Đáp)
Chúng tôi đã
dẫn chứngLà chúng không có thực
Nên đã
chỉ trích rồi;
Hơn nữa theo các anh
Khoái lạc là
nguyên nhânCủa áo quần
vô triChứ đâu phải áo quần
Là
nguyên nhân khoái lạc?
132.
Thực ra thì khoái lạc
Cũng sinh từ áo quần
Vì
nếu không có chúng
Cũng chẳng có khoái lạc
Vả lại nào ai thấy
Khoái lạc là
trường tồn.
133. Nếu khoái lạc
trường tồnSao không cảm nhận mãi?
Nếu bảo nó
lúc ấyỞ
trạng thái cực yếu
Vậy vì
lý do nào
Có lúc mạnh lúc yếu?
134. Nếu
trạng thái khoái lạc
Chuyển mạnh sang thành yếu
Vậy hai
trạng thái ấy
Đương nhiên là
vô thường;
Sao không
thừa nhận đi
Vạn vật là vô thường?
135. - (
Số Luận) Mặc dù các
trạng tháiYếu mạnh đều
vô thườngSong
bản chất khoái lạc
Vốn thật là vĩnh hằng.
(TQ) Dù ở
trạng thái nào
Chúng vẫn là khoái lạc
Trạng thái đã
vô thườngNên khoái lạc
vô thường.
136.
Theo như các anh nói
Từ cái toàn rỗng không
Chẳng thể sinh gì cả
Thế mà lại
chấp nhậnCác
trạng thái mạnh yếu
Tiềm ẩn trong khoái lạc
Nếu quả có trong nhân
Thì hoá ra ăn cơm
Có khác gì ăn phân.
137. Và các anh nên mua
Hạt bông vải mà mặc
Thay vì mua vải vóc.
- (
Số luận) Vì
thế gian si mêNên không thể
nhận thấyY phục trong bông vải
[Tức quả nằm trong nhân].
(TQ) Và ngay cả những kẻ
Nhận mình thấy
chân lýCũng có
thái độ ấy.
138. Ngay cả người
thế gianCũng có
nhận thức này
Qua
nhận thức như vậy
Nên thấy quả trong nhân
Nếu cái thấy họ sai
Thì những gì thấy biết
Đều là không thực có.
139. - (
Số Luận) Vậy theo
phái Trung QuánThì tất cả
nhận thứcDắt dẫn đến
trí tuệĐều
vô giá trị sao?
Như
vậy thì Tánh KhôngCủa tất cả sự vật
Đương nhiên cũng là sai!
140. (TQ) Nếu
như không hiểu được
Một sự vật là sai
Thì không thể suy ra
Cái sai ở chỗ nào;
Vì vậy khi biết được
Cái sai nằm ở đâu
Thì cái sai
rành rành.
141.
Ví như người
nằm mộngThấy đứa con mình chết
[Mà y vốn không con]
Thì
ý nghĩ con chết
Ngăn chận được
ý nghĩRằng con mình còn sống
Dù là điều ấy sai.
142. [
Tóm lại] phân tích trên
Đã trình bày rõ rằng
Mọi sự vật
hiện hữuĐều phải có
nhân duyênVà bên trong mỗi duyên
Hay tập hợp của duyên
Đều
hoàn toàn trống rỗng.
[Những gì] ngoài
nhân duyênKhông đến từ đâu cả
Không ở cũng không đi.
Biện luận về sự phát sinh qua “duyên”
143. Vật sinh từ
ảo tưởngHoặc sinh từ nhân duyên?
[Lúc sinh] từ đâu đến?
[Lúc diệt] đi về đâu?
Đó là điều phải xét.
144. Đủ duyên chúng
xuất hiệnHết duyên chúng rã tan
Thực tại là giả tạo
Như bóng hiện trong gương
Vậy thứ gì chân thật?
Bác thuyết Hữu Nhân và
Vô Nhân-
Biện luận về sự phát sinh của Hữu và Vô -
145. Một vật nếu thực có
Thì cần gì đến nhân
Nếu nó không thực có
Cần nhân để làm gì?
146. Dù với muôn triệu nhân
Cũng không thể
biến đổiCái không thành cái có.
147. Nếu một vật
hiện hữuĐang ở
trạng thái không (Vô)
Vậy lúc nào thành có (Hữu)?
Cái không chẳng thể mất
Nếu cái có
không sinh.
148. Cái có không
xuất hiệnVì cái không chẳng mất.
Mọi
chúng sinh cũng vậy
Không thể có hai tính
Vừa có lại vừa không.
149. Bởi vậy diệt hay sinh
Không hề có
thực chất Cũng vậy, toàn
thế giớiRốt ráo không sinh diệt.
150. Với
sự quán sát kỹ
Thì bao nhiêu số phận
Chỉ là những
ảo ảnhChẳng khác bóng
chiêm baoTương tự như cây chuối
Không hề có
cốt lõi;
Bởi vậy trong
Tánh KhôngKhông có sự khác biệt
Giữa những kẻ đã vào
Hay chưa vào
Niết Bàn.
TỔNG KẾT VÀ
LỜI KHUYÊN CUỐI CÙNG151.
Vậy thì trong
Tánh KhôngSự vật không thực có
Vậy có gì để mất?
Nào ai được khen, chê?
Người nào
kính lễ tôi?
Kẻ nào khinh miệt tôi?
152. Ai vui và ai khổ?
Ai kẻ trọng, người khinh?
Hãy phân tích
thực tính Còn ai là kẻ tham
Còn gì để mà tham?
153.
Quán sát kỹ
nhân gianThì ai là hữu tình?
Ai chết và ai sinh?
Ai là người đã sống?
Ai là mẹ, là cha
Và ai là bè bạn?
154. [Hỡi người tìm
sự thật]
Hãy cùng tôi nhận chân
Sự vật như
hư khôngTất cả đều trống rỗng
Vì mưu cầu
hạnh phúcNên lâm cảnh
tranh giànhChuốc buồn vui
tán loạn.
155. Do khoái lạc đòi hỏi
Nên tạo ra
nghiệp ácPhải
trải qua tháng ngày
Đầy
lo âu,
thất vọngHành hạ, giết hại nhau!
157. Đôi khi sinh cõi lành (45)
Hưởng thụ nhiều
lạc thúRồi đến khi nhắm mắt
Nhận số phận
hẩm hiuTràn đầy bao
thống khổ.
157-158. Hố thẳm của đoạ đày
Nhan nhản trong cuộc sống
Rơi vào khó thoát ra.
Nhưng đang trong
luân hồiLàm sao
tránh khỏi nó?
159. Hơn nữa sự
mê chấpVề sự vật thực có
Lại luôn luôn trái ngược
Với sự hiểu
Tánh Không;
Nếu trong
cuộc đời này
Tôi không thể thấu đạt
Về
chân lý tuyệt đốiThì tôi phải
tiếp tụcChìm đắm biển luân hồi.
161. Cuộc
sinh tồn đời này
Dẫy đầy bao khủng khiếp
Như biển khổ
mênh mông;
Sức người lại quá yếu,
Mạng sống ngắn,
mong manhĐua chen sống vội vã
Lo chăm sóc
thân thểMệt nhọc vì mưu sinh
Chịu
đói khát,
suy yếuQuanh quẩn chuyện ngủ, ăn;
Hứng bao điều
bất hạnhGiao du kẻ ngu đần
Vô nghĩa ngày tháng trôi
Rất khó tìm giờ giấc
Để
suy nghĩ thực tạiVậy tìm đâu phương thức
Ngăn chận tâm tán loạn?
162. Đây
Ma vương rình rập
Xô ta vào
bất hạnhKia nẻo tà dọc ngang
Thật khó hòng thắng vượt.
163. Không dễ sinh cõi phước (45)
Gặp Phật càng hiếm hoi
Sóng thần của
phiền nãoLàm sao cản ngăn đây?
Ôi
triền miên khổ đau !
164.-165. Đáng thương thay
chúng sinhLăn lộn trong sóng khổ
Mà không hề hay biết
Như người
tu khổ hạnhNhúng người vào nước lạnh
Hoặc lao vào lửa nóng
Dù
vô cùng khổ đau
Song nghĩ là an vui!
166. Có kẻ nghĩ rằng mình
Không bao giờ già chết
Song họ sẽ chóng gặp
Khi Thần Chết đứng bên
Và Thần Chết lấy mạng.
166.
Chừng nào tôi
dập tắtLửa khổ đốt
chúng sinhBằng trận mưa
công đứcTrút xuống từ tầng mây
Phước lành tôi tích lũy?
167.
Chừng nào tôi có thể
Trình bày về
Tánh KhôngVề
tích lũy công đứcCho tất cả
chúng sinhBỏ
quan niệm sai lầmLà
vạn vật thực có?
CHƯƠNG X
HỒI HƯỚNG
1.
Công đức do viết luận
„Nhập
Bồ Tát Hạnh“ này
Xin
hồi hướng chúng sinhMong tất cả bước vào
Con đường của
Bồ Tát.
2. Nguyện nhờ
công đức này
Mà tất cả
chúng sinhĐang chịu bao đau bệnh
Hành hạ thân và tâm
Được an vui
vô tận.
3. Nguyện họ luôn
hạnh phúcSuốt
sinh tử luân hồi.
Nguyện họ luôn
an lạcNhư chư vị
Bồ Tát.
4. Nguyện
chúng sinh khắp nơi
Đang ở trong
địa ngụcĐược niềm vui
cực lạc Cõi Sukhavati.
5. Nguyện kẻ bị run rét
Trong
địa ngục giá băng
Đều được hơi sưởi ấm;
Nguyện
chúng sinh nóng nực
Trong
địa ngục đốt nung
Được mây lành
Bồ TátGiáng mưa làm dịu mát
6. Nguyện rừng lá gươm đao
Thành vườn hoa
tráng lệ;
Nguyện cây cành giáo mác
Biến thành cây như ý[Làm thoả mãn
ước mơ].
7. Nguyện
địa ngục thành vườn
Với hồ sen tỏa hương
Với
thiên nga, nhạn, hạc
Hát ca vui rộn ràng.
8. Nguyện
địa ngục đốt nung
Biến thành kho
châu ngọc;
Nguyện cho nền sắt nóng
Thành
thủy tinh lung linh ;
Nguyện
địa ngục xay nghiền
Thành điện đền
thờ Phật.
9. Nguyện mưa đá núi lửa
Biến thành trận mưa hoa ;
Nguyện chiến trường gươm giáo
Thành
lễ hội tung hoa.
10. Nguyện
chúng sinh chìm nổi
Trong dòng sông
địa ngụcNước nóng bỏng sục sôi
Nấu
tiêu tan thịt da
Xương lòi ra trắng hếu
Nhờ
công đức của tôi
Được sinh lên
cõi trờiSông Madukini.
11. Nguyện
ngục tốt Diêm VươngVà kên kên, chim quạ
Hình dáng thật dữ dằn
Trong bóng đen thâm u
Bỗng nhiên tan biến hết;
Chúng ngẩng lên hỏi nhau
“Ánh sáng
kỳ diệu này
Từ đâu chiếu rọi đến?”
Và tất cả bỗng thấy
Bồ Tát Kim Cương ThủUy nghiêm đứng trên không.
Nhờ
năng lực hoan hỷRửa sạch hết
lỗi lầmChúng cùng bay theo Ngài.
12. Nguyện
tội nhân địa ngụcGặp được mưa
hoa senChan hoà với
nước thơmRơi xuống rưới tắt lửa
Liền
hân hoan, khoan khoái.
Các
tội nhân tự hỏi
“Ai đã làm thế này?”.
Chúng ngẩng nhìn
hư khôngThấy
Bồ Tát Quan ÂmTay cầm
hoa sen vẫy.
Chúng
vô cùng cảm phụcNhận
hạnh phúc bất ngờ.
13. Nguyện
hữu tình địa ngụcVui thấy Đức
Văn Thù.
Chúng lớn
tiếng gọi nhau:
“Bạn ơi! Mau lại đây
Chiêm ngưỡng Đức
Văn ThùNgài đến cứu
chúng ta !
Ngài
Văn Thù Đồng TửTrong
hào quang tỏa rạng
Đã
phát tâm Bồ ĐềCó
năng lực diệt khổVà đưa đến an vui.
Ngài với
tâm từ bi
Triệt để cứu muôn loài“.
14. "Bạn ơi! Hãy nhìn kia
Dưới gót sen của Ngài
Vương miện trăm vị Trời
Đang cúi xuống
đảnh lễTiếng
Thiên nữ ca ngợi Mê ly khắp điện đền
Mưa hoa rắc đầu Ngài
Mắt Ngài óng từ bi”
Bao
tội nhân địa ngụcĐều
đứng dậy reo hò.
15. Nguyện
chúng sinh địa ngụcNhờ
công đức của tôi
Thấy
Phổ Hiền Bồ TátHoá hiện vầng mây lành
Trút mưa thơm dịu mát
Khiến chúng đều
hân hoan.
16. Nguyện tất cả
chúng sinhLià
sợ hãi,
đau đớnNhư tại châu Kuru.
17. Nguyện loài vật hết sợ
Cảnh
ăn thịt lẫn nhau
Nguyện cho loài
ngạ quỷ An vui như những người
Ở Bắc
Câu Lưu Châu.
18. Nguyện Đức
Quán Thế ÂmRưới nước
cam lồ mãi
Khiến
ngạ quỷ no ấmTắm được dòng sữa mát.
19. Nguyện kẻ mù được thấy
Nguyện người điếc được nghe
Nguyện các bà mang thai
Sinh nở không
đau đớnNhư Hoàng Hậu Ma-gia.
20. Nguyện người trần thân trụi
Áo cơm có đầy đủ
Được những gì
cần thiếtCho cuộc sống yên bình.
21. Nguyện người đau thoát bệnh
Tù nhân được
tự doKẻ yếu được mạnh ra
Mọi người thương mến nhau.
22. Nguyện người sợ hết sợ
Người trói được tháo dây
Người yếu được mạnh lên
Nguyện người người nhớ đến
Giúp nhau làm
việc thiện.
23. Nguyện cho khách lữ hành
Đến đâu cũng
an lànhNguyện cho người buôn bán
Thu
lợi nhuận dễ dàng.
24. Nguyện những kẻ đi thuyền
Đạt được nhiều
mục tiêuThuyền
bình an cập bến
Đoàn tụ cùng
thân quyến.
25.
Nguyện hành khách
lạc đườngMay gặp đoàn đi buôn
Thoát lo sợ bị cướp
Hay
thú dữ cọp beo
Hành trình được xuôi thuận.
26. Nguyện
chư Thiên,
Thánh ThầnHộ trì kẻ
bệnh hoạnKẻ say sưa, cùng bấn
Người già yếu, trẻ thơ
Kẻ
ngu si,
quẫn trí.
27. Nguyện
chúng sinh thoát khỏi Tám
hoàn cảnh hiện hữuKhông thuận cho việc tu (46)
Nguyện họ đủ
đức tinĐủ
từ bi,
trí tuệHoàn hảo trong
hình tướngThuần thục cách hành xử
Nhớ lại được đời trước.
28. Nguyện
chúng sinh có được
Những kho tàng
vô tậnLà
hư không,
tự doNguyện họ sống
hoà hợpKhông
tuyệt vọng,
lệ thuộc.
29. Nguyện
chúng sinh yếu đuốiĐược
trở thành mạnh mẽ;
Nguyện
khất sĩ tiều tụyĐược đẹp tươi
vô cùng.
30. Nguyện tất cả
thiếu nữ Được
trở thành nam nhi;
Nguyện kẻ
địa vị thấp
Đạt được địa vị cao
Không thành kẻ
kiêu mạn.
31. Nguyện tất cả
chúng sinhNhờ
phước đức của tôi
Mà dứt sạch điều ác
Luôn thích làm điều lành.
32. Nguyện tất cả
chúng sinh Không lìa tâm
Bồ TátHiến thân cho
giải thoátThường được
Phật gia hộ
Không vướng bẫy
ma vương.
33. Nguyện tất cả
hữu tình Được sống lâu
vô tậnLuôn luôn được
hạnh phúcChữ “chết’ không hề nghe .
34. Nguyện
mười phương thế giớiĐầy rừng
cây như ýVang
diệu âm thuyết phápCủa chư Phật,
Bồ tát.
35. Nguyện toàn cõi địa cầu
Không
gồ ghề sỏi đá
Bằng phẳng như lòng tay
Dịu êm đầy ngọc báu.
36. Nguyện
pháp hội Bồ TátMở ra khắp nơi nơi
Điểm trang cho mặt đất
Bằng
hào quang các ngài.
37. Nguyện tất cả
chúng sinhNghe pháp âm
vi diệuVang bất tận từ rừng
Từ chim muông, ánh sáng
Từ trời rộng
mênh mông.
38. Nguyện
chúng sinh kề cận
Chư Phật và
Bồ TátVới
lễ vật cúng dườngNhiều như mây bốn phương
Dâng lên đấng
đạo sư.
39. Nguyện
chúng sinh được mưa
Rơi xuống đúng thời vụ
Mùa màng được
sung túc;
Nguyện
thế giới giàu sangVua quan đều
chính trực.
40. Nguyện thuốc thang
công hiệuNguyện
thần chú ứng linh
Nguyện quỷ ma, phù thủy
Đều
phát tâm từ bi.
41. Nguyện tất cả
chúng sinhKhông gặp điều
bất hạnhBị
tội lỗi, đau bệnh
Bị
đàn áp khinh khi
Không còn tâm
độc ác.
42. Nguyện
tu viện, chùa chiền
Tu học được hưng thịnh
Tăng chúng sống
vững bềnMọi việc đều
thành tựu.
43. Nguyện tăng sĩ siêng tu
Đạt trí tuệ càng nhiều
Thích
giữ gìn giới luậtDiệt trừ sạch
tán loạnTâm trí được
khinh an.
44. Nguyện cho các
ni côKhông
tranh chấp lẫn nhau
Thu lợi từ
giáo pháp ;
Nguyện những vị
khất sĩLuôn đầy đủ
giới hạnh.
45. Nguyện người bị
phạm giớiBiết
ăn năn sám hốiNguyện họ sinh cõi lành
Không còn
phạm giới thêm.
46. Nguyện những vị
xuất giaHọc rộng và
uyên thâmĐược tặng phẩm,
bố thíĐược tâm ý sạch trong
Vang
mười phương tiếng tốt.
47. Nguyện
chúng sinh không khổ
Và không gặp
gian nanVì
số kiếp tồi tànVới thân người
duy nhất Trở thành bậc
Chánh giác.
48. Nguyện tất cả
chúng sinhLuôn
cúng dường chư Phật
Được
hạnh phúc khôn lường
Nhờ phước Phật
vô biên.
49. Nguyện
Bồ Tát hoàn thành Ước nguyện cứu thế gian;
Nguyện tất cả
chúng sinh Được chư Phật,
Bồ TátXót thương và
cứu độ.
50. Nguyện cho hàng
Độc Giác,
Và
Thanh Văn an lạcLuôn luôn được Trời, người,
A Tu La cúng dường.
51. [
Cuối cùng] Nguyện cho tôi
Nhận được sự
gia hộcủa
Văn Thù Bồ TátNhớ lại những đời trước.
Nguyện
đời nào cũng tu
Để chứng
Cực Hỷ Địa (47)
52. Nguyện suốt mọi
thời gian Định lực đều
duy trì;
Nguyện
đời đời kiếp kiếpCó được chốn
thanh tịnh Để
thuận lợi tu hành.
53. Nguyện khi tìm học Pháp
Đều được Đức
Văn Thù Giải ngộ những
chướng ngạiVà được ngài
hộ trì.
54. Nguyện như Đức
Văn ThùĐi khắp mọi chân trời
Làm lợi cho
chúng sinhTôi mong được như ngài.
55. Ngày nào
hư không còn
Ngày nào quả đất còn
Ngày đó tôi
tiếp tụcDiệt khổ của trần gian.
56. Nguyện
đau khổ chúng sinhChín muồi nơi thân tôi;
Nguyện
phước đức Bồ TátMãi mãi đem
hạnh phúcĐến tất cả
chúng sinh.
57. Nguyện
giáo pháp Như LaiLà
linh dược duy nhất Trừ
đau khổ thế gianĐược
trường tồn,
ca ngợiĐược xuyển dương,
hộ trì.
58. Nay tôi xin
kính lễĐức
Văn Thù Sư LợiNhờ
ân đức của ngài
Mà tâm tôi hướng thiện;
Kính lễ thiện tri thứcNhờ
ân đức các vị
Mà tâm tôi lớn lên.
***
CHÚ THÍCH :
(01) Phật: Trong Luận „ Nhập Hạnh Bồ Tát“, ngài Santideva đã dùng nhiều
danh hiệu khác nhau để thay cho
danh hiệu „Phật“, ví dụ như:
đức Thế Tôn, bậc Chiến Thắng,
đức Như Lai, bậc
Đạo Sư,
Hiền Giả v..v..
(02) Những vị
Thừa Kế đức Phật bao gồm những vị
thừa kế lời Phật dạy như hàng
Thanh Văn,
Độc Giác Phật và những vị
thừa kế tâm của Phật như hàng
Bồ tát.
(03) Các nơi
Bồ tát ở: Là những nơi chốn và địa điểm sống và
tu tập của
Bồ tát Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhàrtha Gautama) trước khi
giác ngộ thành vị Phật
lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
(04)
Tam Bảo:
gồm có Phật, Pháp và Tăng
(05)
Phạm Thiên: Là một hình thái
hiện hữu của
thế giới các vị Trời
tối thượng(06) Ba
ruộng phước (
Phước điền): Là những vị mà
Phật tử nên
cúng dường để được
phước đức lớn cho đời này và
đời sau. Thứ nhất là
cúng dường Phật,
Pháp Tăng (Kỉnh điền). Thứ hai là
cúng dường cha mẹ (
Ân điền). Thứ ba là
cúng dường những kẻ
nghèo khó (
Bi điền)
(07) Pháp cạn, sâu: Chỉ cho
Tiểu Thừa và
Đại Thừa(08)
Chú thuật Mật tông: Đó là những câu
tụng niệm có
âm thanh chứa đựng một
sức mạnh huyền bí của
vũ trụ hay của
Phật tính với
công năng ủng hộ kẻ tu niệm
(09) Kinh Ba Phần: Là kinh
gồm có ba phần:
sám hối,
phát nguyện và
hồi hướng(10) Truyện Cát
Trường Sinh: Trong
Kinh Hoa Nghiêm(11)
Nữ thần Durga: Là
Nữ thần của Đạo Karnapa, Nam
Ấn Độ(12) Đổi
vị trí cho nhau: Là một trong những
phương tiện giúp đỡ
tu tập, được
miêu tả rõ trong Chương 8, từ câu 90-100 và từ câu 101-139
(13)
Hoá sinh trong lòng sen: Đây là cảnh
hóa sinh tại cõi
Cực Lạc của
đức Phật A Di Đà(14) Chiến công trọn thành: Tức là
đạt được sự
giác ngộ,
thành Phật và truyền dạy
giáo lý (
Chuyển Pháp Luân)
(15) Xem chương VII, câu 16
(16) Xem chương IX, câu 73
(17)
Bồ tát Diệu Hoa Nguyệt (Supuspacandra):
Mặc dầu biết vua Curadatta rất
ác độc, song vẫn
cương quyết thuyết pháp vì lợi ích cho
chúng sinh và đã bị vua
hành hạ.
(18) Tinh huyết của
cha mẹ(19) Từ câu 141 đến câu 154 (trong ngoặt kép): Nơi đây ngài Santideva đã tự đặt mình vào
địa vị của một người khác rồi hướng về „cái Ta“ (ngã) mà nói
(20)
Chân lý thế gian: Còn gọi là
tục đế,
chân lý tương đối,
chân lý bao phủ
(21)
Chân lý tuyệt đối: Còn gọi là
chân đế,
thắng nghĩa đế(22) Đây là cuộc
tranh luận giữa
Tôn giả Santideva (
Trung Quán) và phái
Duy Thức.
Duy thức chủ trương rằng mỗi sự vật và
hiện tượng bên ngoài đều là
ảo tưởng. Chúng không có thật mà chỉ là
bóng dáng của tâm. Chỉ có tâm mới
hiện hữu thật sự
(23)
Phụ nữ vô sinh: Là
phụ nữ không thể nào sinh con được.
Vì vậy sự
bàn luận về sắc đẹp của đứa con gái của một
phụ nữ vô sinh chỉ là chuyện
vui đùa(24) Đây là ví dụ về một con gấu bị chuột cắn làm độc. Gấu ngủ suốt
mùa đông. Đến
mùa xuân, khi nghe
tiếng sấm nó
tỉnh dậy và
cảm thấy đau đớn mới nhớ lại đã bị chuột cắn. Ký ức của
con người cũng
tương tự như vậy
(25) Tâm
siêu nhiên =
Tha tâm thông(26) Nơi đây
Tôn giả Santideva phản bác lại phái
Tiểu thừa đã
quan niệm rằng sau khi
đức Phật nhập Niết Bàn thì Ngài không còn làm
lợi ích cho
chúng sanh được nữa.
(27)
Bám víu đối tượng hay sự vật =
chấp pháp.
Bám víu cái Ta =
Chấp ngã(28) Theo Prajanàkarumati thì các câu 50, 51 và 52 là những câu đã được
tác giả khác từ ngoài đưa vào
(29)
Chướng ngại hiểu biết =
Sở tri chướng(30)
Số luận (Samkhya) là một
học thuyết phi
Phật giáo do Rishi Kapila
thành lập vào thời cổ
Ấn Độ, tin rằng mọi
hiện tượng - trừ cái ngã
trường cửu bất biến - được tạo thành từ một
thần ngã Prakrti hay là
thực chất tối sơ thấm khắp mọi sự. Khi
tiếp xúc với
thực chất này thì một loạt những biểu hiện như
tri thức,
cảm quan và đối tượng
cảm giác phát xuất từ đấy và được cái ngã
cảm thọ.
Thực chất tối sơ là một chất liệu
trường cửu,
phổ biến tạo nên mọi sự và là
bản chất của các pháp trong
thế giới kinh nghiệm. Ngã là nguyên
lý tâm bất biến trở nên
liên kết với ngoại giới do sự đồng nhất
sai lầm của nó với biểu hiện của
thực chất tối sơ. (Theo:
Thích Nữ Trí Hải: Nhập
Bồ Tát Hạnh, Trang nhà
Quảng Đức, Chương 9:
Trí Tuệ, câu 60). Xem thêm
Tìm hiểu sáu phái
Triết học Ấn Độ, Thích
Mãn Giác, 2002, Trang nhà
Quảng Đức.
(31)
Âm thanh: Là đối tượng của sự nghe =
Trần cảnh(32) Cái biết, Tánh biết=
nhận thức(33) Ba đức (nguyên lý) tối sơ của
Số luận là: rajah, sattwa và tamah.
Tùy theo dịch gỉa mà có nhiều cách dịch khác nhau. Cách dịch ở đây dựa theo E. Steinkellner với ba
thuật ngữ: Güte, Leidenschaft và Finsternis (Santideva: Eintritt in das Leben zur Erleuchtung - Bodhicarỳavatàra. Eugen Diederichs Verlag, 1981, trang 125.)
Thích Nữ Trí Hải dịch là: ưu, hỷ, ám. Sách đã dẫn, câu 64
Thích Trí Siêu dịch là
thanh tịnh, tạo tác
u mê (Thích Trí Siêu:
Bồ Tát Hạnh, Trang Nhà
Quảng Đức, chương 9:
Trí huệ, câu 64)
(34) “Một”: Theo
Trung Quán, một sự vật có thật (có
tự tính) còn được gọi là “Một”. Tự nó là nó, không do nhiều
điều kiện khác (
nhân duyên khác)
phối hợp mà thành
(35)
Năm Uẩn:
Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
(36)
Ảo tưởng: Được sinh ra từ tưởng tượng, từ
tà kiến hoặc do
chấp trước(37)
Giác quan = Căn: tai mắt, mũi, lưỡi thân
Đối tượng: ví dụ như sự vật = Trần: như
âm thanh, màu sắc,
mùi vị,
va chạm(38)
Hạt bụi cực nhỏ =
vi trần hoặc
cực vi trần và
lân hư trần, nhỏ đến mức dường
như không có gì cả
(39)
Xem lại các câu 86 – 88 của chương chín
(40)
Xem lại các câu 58 – 88 của chương chín
(41) Phản bác phái
Hữu Bộ. Phái này
quan niệm rằng tâm và vật là hai
thực thể khác biệt
(42) Phái
Vô Nhân: Phái này chủ trương rằng tất cả các
pháp không do nhân gì sinh ra, họ bảo: “Mọi sự vật như
mặt trời mọc, nước chảy xuống núi, hạt đậu tròn, gai nhọn và lông đuôi con công … không do ai làm ra cả, chúng
tự nhiên sinh (
Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 116)
(43) Thường Luận: Phái này tin rằng mọi sự do thần
Tự Tại Thiên sinh ra. Vị này có năm đức là
thiêng liêng,
trong sạch,
đáng kính,
trường cửu, độc nhất và là
sáng tạo chủ của mọi sự (
Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 118)
(44)
Bốn Đại chủng:
gồm có đất, nước, lửa, không khí và
không gian(45) Cõi lành, Cõi phước = Bát
phước sanh xứ: Tám cõi nhờ có
phước đức mà được sinh đến đó,
gồm có cõi người giàu sang,
cõi trời bốn vị
Thiên Vương,
cõi trời Đao-lỵ,
cõi trời Dạ-Ma,
cõi trời Đâu-Suất,
cõi trời Hoá-Lạc,
cõi trời Tha-Hoá và
cõi trời Phạm Thiên (Theo Đoàn Trung Còn:
Phật học Từ điển, Saigon 1966, tập I, trang 243)
(46) Tám
hoàn cảnh xấu (
Bát nạn): Tám
cảnh ngộ ngăn chận sự
tu học để được
giác ngộ,
gồm có Địa ngục,
Ngạ quỷ,
Súc sanh, Châu
Uất đan việt (Châu Bắc-cu-lư) người ở châu này
sung sướng mãi nên
tu học không được, cảnh
trời Trường thọ (
Vô tưởng thiên), nơi đây không có
tâm tưởng nên không
tu học được, đui, điếc, câm,
Thế trí biện thông (ỷ mình
thông minh biện bác theo
thế sự mà không lo
tu học, trước Phật và sau Phật, hai thời này không có sự bành trướng của
đạo Phật nên không thể
tu học (Đoàn Trung Còn, sđd, tr. 235)
(47)
Cực Hỷ Địa:
Sơ Địa của
Bồ TátLinks: Về Ngài
Tịch Thiên http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T184.htm
http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T185.htm
http://www.quangduc.com/BoTat/index.html
http://www.namsebangdzo.com/category_s/2418.htm
http://www.kagyu-asia.com/t_bodhicaryavatara.html
Sàntideva
(
Tôn giả Tịch Thiên)
Bodhicaryàvatàra
NHẬP HẠNH
BỒ TÁTViệt dịch: Nguyên Hiển
Hiệu đính: Lê Triều Phương
Liên LạcTuệ Quang Wisdom Light Foundation
PO Box 91748
Henderson, NV 89009, USA
(702)564-9186
Email: info@daitangvietnam.com
WEBSITE: WWW.DAITANGVIETNAM.COM
Ấn bàn điện tử, Xuân 2009
Chịu
trách nhiệm ấn bản điện tử lần 2 : Nguyên Định (2/2009).
Xin
hồi hướng công đức đến hương linh
đạo hữu TS Lê Văn Tâm, pd. Nguyên Thái, bút hiệu Lê Triều Phương, nguyên giáo sư
Đại học Göttingen (CHLB Đức),
mãn phần ngày 12/06/2008 tại Gò Vấp,
Việt Nam, hưởng thọ 70 tuổi.
Người gửi: Nguyên Định