Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật Thừa Hành Động

18/11/201012:00 SA(Xem: 19056)
Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật Thừa Hành Động

TỔNG QUAN
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động

 

Trong những lớp thấp của Mật thừa, hai cấp độ của con đường được liên hệ đến, một cách kỹ thuật gọi là Du-già với các biểu tượng và Du-già không có biểu tượng.[1]

Theo một quan điểm khác, Mật thừa Hành Động trình bày những con đường của nó trong dạng thức của những phương pháp để hiện thực hóa thân Phật, khẩu Phật và tâm thức của Phật quả. Con đường để hiện thực hóa thân Phật được giải thích trong nội dung của việc quán tưởng bổn tôn. Con đường để hiện thực hóa lời nói được diễn giải trong dạng thức của hai loại trì tụng mật chú mantra – một thì thầm một cách thật sự và loại kia là được trì tụng trong trí óc. Con đường cho việc hiện thực hóa tâm thức của vị Phật dược giải thích trong khuôn khổ của điều được gọi một cách kỹ thuật là ‘sự tập trung vốn là điều ban cho giải thoát vào lúc chấm dứt âm thinh’. Loại tập trung này đòi hỏi như một sự chuẩn bị, giữ định tâm [2] trong lửa và giữ định tâm trong âm thanh.

Hiện Thực Hóa Thân Phật

Việc Mật thừa Hành Động có kết hợp chặt chẽ hay không một sự thực tập về việc phát khởi chính mình thành bổn tôn là một điểm mà các đại sư có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng thực tập sinh thông thường của Mật thừa Hành Động không cần phải phát khởi chính họ thành bổn tôn. Thiền quán của họ được hạn chế một cách đơn giản đến sự quán tưởng bổn tôn trong sự hiện diện của họ. Nhưng những thực tập sinh chính yếu của Mật thừa Hành Động là những người có thể thật sự phát sinh chính họ thành những bổn tôn và là những người quán tưởng bổn tôn như một căn bản như thế.

 

tongquan-13
Bổn tôn Quán Thế Âm Bồ-tát bốn tay (Quan Âm Tứ Thủ)

Bổn Tôn Du-già

Quán tưởng một bổn tôn như Quán Thế Âm chẳng hạn, hay bổn tôn du-già, như được giải thích trong một Mật thừa Hành Động và cho những thực tập sinh chính của Mật thừa ấy, có thể được diễn tả trong sáu tầng bậc: bổn tôn tính Không, bổn tôn Mật mật chú, bổn tôn chủng tự, bổn tôn thủ ấn, và bổn tôn biểu tượng.

Thiền quán về bổn tôn tính Không liên hệ đến sự thiền quán trên tính Không của chính tự ngã của hành giả và tự thể của bổn tôn – quán chiếu trên căn bản chung trong dạng thức về bản chất Không của họ.

Nói một cách tổng quát, như trong Tứ Bách Kệ Tụng Thánh Thiên giải thích, theo quan điểm của bản chất tối hậu, không có sự khác biệt về bất cứ điều gì giữa những hiện tượng – tất cả chúng là giống nhau trong điều là chúng thiếu vắng một sự tồn tại tự tính. Từ quan điểm cơ bản, chúng có cùng một mùi vị; do thế, điều đó nói về việc vô số trở nên một mùi vị. Và mặc dù tất cả chúng có cùng bản tính Không, nhưng trên mức độ quy ước thế gian, các hiện tượng có nhiều sự biểu hiện khác nhau, do thế nó nói về vô số từ sự đồng nhất này.

Với thiền quán trên Bổn tôn mật chú, quý vị quán tưởng âm vang của mật chú sinh khởi từ trạng thái Không, bản tính tối hậu của tự ngã của chính hành giả và của bổn tôn. Đây không phải là hình thể của các mẫu tự, chỉ là âm thinh của bổn tôn mật chú vang vọng. Duy trì sự quán chiếu này là bước thứ hai, thiền quán trên mật chú hay âm thinh của bổn tôn.

Trong sự thiền quán trên bổn tôn chủng tự, hành giả quán tưởng những âm tiết của mật chú tự vang âm phát khởi trong hình tướng của những chủng tự trên một đĩa mặt trăng trắng, trong chính hành giả.

Tiếp theo, hành giả quán tưởng các chủng tự của mật chú được phát khởi thành sắc tướng thật sự của bổn tôn, mà đấy là thiền quán trên bổn tôn sắc tướng.

Thiền quán trên bổn tôn thủ ấn xảy ra khi hành giả đã khởi hiện trong sắc tướng của bổn tôn, tiến hành những thế xếp tay đặc biệt, vốn là trường hợp của dòng Liên Hoa[3] [Hoa Sen] được thực thi tại tim.

Cuối cùng, thiền quán trên bổn tôn biểu tượng hay ký tượng là sự quán tưởng trên đỉnh của đầu, cổ họng, và tim của hành giả được đánh dấu một cách tôn kính bởi các âm tiết OM AH HUM và thỉnh những bậc trí huệ đi vào thân thể hành giả

tongquan-14
Các chữ Tạng Từ trên xuống Om Ah Hum
Om màu trắng, Ah màu đỏ và Hum màu xanh

[1] Theo trình bày của đức Dalai Lama trong The world of Tibetan Buddhism thì trong bối cảnh thiền hay du-già có nhấn mạnh đến tu tập về tính Không được xem là thiền hay du-già không có biểu tượng và ngược lại nếu nó không phảitu tập đó lên tính Không thì nó là thiền hay du-già có biểu tượng.

“The World of Tibetan Buddhism: An Overview of Its Philosophy and Practice”. P123. Dalai Lama. Thupten Jinpa Trans. Wisdom. 1995. ISBN: 0861710975.

[2] Các thuật ngữ như “calm abiding”, “concentrate abiding” trong bài giảng này dùng trong cùng một ý nghĩatrạng thái định tâm, tức là trạng thái tâm hoàn toàn vắng bặt các hôn trầm (mê ngủ) và trạo cữ (phấn khích) trong lúc thiền hay nói gọn hơn là hành giả hoàn toàn tập trung vào đối tượng thiền và không còn bất kỳ xao lãng nào. Thuật ngữ cổ điển còn gọi là “chỉ”.

[3] Dòng Liên Hoa đại diện bởi đức Phật A-di-đà. Theo Mật thừa Bổn Tôn Du-già thì đây biểu tượng cho khẩu.

"Buddha-FamilyTraits (Buddha Families) and Aspects of Experience”. The Berzin Archives. <http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level2_basic_theory/buddha_family_traits.htm>. Truy cập 02/09/2010. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Aryadeva>. Truy cập 2/09/2010.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109934)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :