● Tara – Suối Nguồn Gia Trì An Lạc Đại Giải Thoát (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Giảng Pháp Và Truyền Quán Đỉnh Lục Độ Mẫu Tara Tại Chùa Hương Ngày 09.01.2009)

22/05/201212:00 SA(Xem: 9218)
● Tara – Suối Nguồn Gia Trì An Lạc Đại Giải Thoát (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Giảng Pháp Và Truyền Quán Đỉnh Lục Độ Mẫu Tara Tại Chùa Hương Ngày 09.01.2009)

MANDALA - SỰ HỢP NHẤT CỦA TỪ BITRÍ TUỆ
THEO QUAN KIẾN KIM CƯƠNG THỪA
Giáo Pháp Từ Chuyến Viếng Thăm Việt Nam 2010
của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2011

Tara – Suối nguồn Gia trì An lạc Đại Giải thoát 
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
giảng pháp và truyền quán đỉnh Lục Độ Mẫu Tara tại Chùa Hương ngày 09.01.2009)



gyalwang_drukpa_xii-1Tôi tỏ lòng hoan hỷ được gặp lại chư Đại đức Tăng Ni và quý Phật tử tại đây. Tôi nhớ năm ngoái khi tới đây trời cũng mưa nhẹ và năm nay cũng vậy. Tôi nghĩ đây là điềm cát tường và nương ân đức gia trì của dòng Truyền thừa, điều này có liên hệ tới Rồng thiêng.

Cho dù có thể chỗ ngồi của chúng ta không được thoải mái lắm, một vài người trong chúng ta có thể đã bị ướt và hơi khó chịu, song chúng ta cần trân trọng điều này vì đây là sự gia trì của các Bậc Trì giữ Truyền thừa, được truyền từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tới bậc Căn bản Thượng sư của chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là từ hôm nay trở đi, chúng ta cần phải nỗ lực tinh tiến, tu tập Giáo Pháp Truyền thừa nhiều hơn để phát triển lòng từ bi, phát triển tình yêu thương tới muôn loài hữu tình, cho tới khi chúng ta đạt được giải thoát tối thượng.

Để khỏi mất nhiều thời gian của các bạn, theo đúng lịch trình, ngày hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bằng khóa lễ Hỏa tịnh, khóa lễ cúng dường Puja. Puja tiếng Phạn có nghĩa là cúng dường. Như vậy là chúng ta sẽ nhờ khói thiêng để cúng dường tới chư Thiên, chư Bách thần Hộ pháp, các thần linh quanh vùng và mọi chư Thiên trên khắp thế giới, đặc biệt là các thần linhlân cận quanh đây, ở Việt Nam cũng như ở tại sơn động Hương Tích này. Chúng ta sẽ cúng dường tới các Bách thần, Hộ pháp để cảm tạ họ, cảm ơn các ngài đã tạo điều kiện để tất cả chúng ta vân tập nơi đây mà không gặp trở ngại nào.

Chúng ta đã thực hành xong khóa lễ Hỏa tịnh vì lợi ích của hết thảy chúng sinhđặc biệt là để cúng dường Bách thần, Hộ pháp quanh vùng. Các ngài là những Hộ pháp vô cùng quan trọng. Chúng ta cần biết trân trọngtôn kính các ngài vì chúng ta sẽ cùng sinh tồn với các ngài mãi mãi, từ thời ông bà tổ tiên chúng ta cho tới ngày nay, và cả thế hệ con cháu của chúng ta sau này cũng vậy. Chúng ta phải nương nhờ vào các ngài, vì vậy biết tôn trọng các ngài sẽ rất lợi lạc cho chúng ta, không chỉ trên phương diện Phật Pháp cho mà còn cho cuộc sống thường nhật. Vì vậy, vừa rồi chúng ta thực hành lễ cúng vì tất cả mọi người ở đây cũng như cho toàn thể nhân dân Việt Namvì lợi ích của tất cả Phật tử.

Sau đây chúng ta sẽ thực hành lễ cúng dường Tara, và chúng ta sẽ thực hành lễ quán đỉnh Tara một cách ngắn gọn.

phatmau-tara

Hóa thân Phật mẫu Tara

 Thông thường khóa lễ cúng dường này sẽ được nối tiếp bằng một lễ quán đỉnh, cho phép thực hành, gần giống như lễ quán đỉnhchúng ta đã thực hành ngày hôm qua. Nhưng lần này là buổi lễ đặc biệt quán đỉnh pháp tu Lục Độ Mẫu. Sau đây chúng ta sẽ thực hành khóa lễ, song trước hết cần phải hiểu rằng từ Tara theo tiếng Phạn có nghĩa là Giải thoát. Sự giải thoát hiển thị trong hình tướng của một vị Phật hiện thân tướng nữ, mà chúng ta gọi là Bản tôn Lục độ Phật mẫu Tara. Deivi có nghĩa là Phật hiện thân tướng nữ, Phật hiện thân tướng nam được gọi là Deiva còn Phật hiện thân tướng nữ là Deivi, Tara Deivi. Tara chính là Pháp tướng nữ của Đức Phật. Trong Kim Cương Thừa chúng ta có cả Phật thân nam và Phật thân nữ. Giải thoát có nghĩa là giải thoát khỏi sự đau khổ và nhân của đau khổ. Bằng cách thực hành trì niệm chân ngôn Tara, chúng ta có thể tự giải thoát cho mình khỏi bất cứ chướng ngại nào.

Để khai triển được năng lực của Đức Tara, các bạn cần phải thực hành. Các bạn cần phải thực hành Tara để có thể ân hưởng sự gia trì từ Đức Tara hướng tới hạnh phúc giác ngộ. Khi thực hành các bạn cần thực hiện ba điều: thứ nhất là phải quán tưởng. Quán tưởng là một kỹ thuật vô cùng quan trọng. Thứ hai, các bạn cần có tâm chí thành, và thứ ba là các bạn phải có động cơ thanh tịnh vì lợi ích giác ngộ của hết thảy chúng sinh.

Quán tưởngvô cùng quan trọng. Các bạn có thể dùng một tấm ảnh của Lục Độ Mẫu. Các bạn cần quán tưởng Lục Độ Mẫu hiện thân trước mặt mình, cho dù quán ảnh đó có rõ ràng hay không cũng được, miễn là các bạn có quán tưởng. Sau đó các bạn phải thiền định về hình ảnh đó. Đúng ra các bạn sẽ phải quán tưởng hình ảnh đó thật sắc nét, rõ ràngsinh động, song lúc đầu có thể điều đó sẽ khó khăn. Vì vậy, các bạn cần phải thực tập thật nhiều lần và dần dần các bạn sẽ có thể quán tưởng hình ảnh Bản tôn một cách rõ nét và sinh động.

Có nhiều người trong số các bạn chắc đã có mặt trong buổi lễ ngày hôm qua, khi tôi nói rằng sau công phu thực hành quán tưởng, sau nhiều năm thực hành, dần dần các bạn có thể chuyển hóa những hình ảnh đó thành hình tướng của chính mình, các bạn có thể chuyển hóa một phần tự thân mình là Bản tôn. Chính vì thế mà quán tưởng rất quan trọng. Qua đó bạn có thể chuyển hóa cuộc sống của mình thành cuộc sống của Đức Phật. Đây là trải nghiệm của rất nhiều hành giả, không chỉ ở Tây Tạng mà còn trên khắp thế giới. Chính vì thế mà Phật Pháp đã có thể được thực hành phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới. Rất nhiều người đã chứng nghiệm việc có thể chuyển hóa phàm thân của mình thành thân Phật. Do đó đối với những ai muốn trở thành hành giả tu tập theo pháp môn Truyền thừa, các bạn nhất thiết phải thực hành trì tụng nghi quỹ Lục Độ Mẫu, song song với việc thực hành nghi quỹ Đức Quan Thế Âm Bồ Tátchúng ta đã thực hiện ngày hôm qua. 

Trong việc thực hành Giáo Pháp của Đức Phật, điều quan trọng là phải có tâm chí thành. Hành giả cần có tâm chí thành giống như xe cần có động cơ vậy. Cho dù là xe có nhãn hiệu gì, xe tốt hay xe xấu, song động cơ của xe vẫn là thứ quan trọng nhất. Năng lực gia trì đến từ việc trì tụng Lục Độ Mẫu cũng vậy, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm chí thành. 

Bàn về tâm chí thành, đây không phải là một điều gì đó Đức Phật bắt buộc bạn phải tin theo. Đó nhất định không phải là một sự bắt buộc; mà dựa vào sự hiểu biết của từng người. Đức Phật đã nhiều lần dạy rằng bạn cần phải tự phát triển trí tuệ hiểu biết của chính mình. Điều này không thể là một thứ gì đó bạn phải tin theo vì tôi bảo bạn như vậy, như thế không thể được, bạn cần phải tự mình tìm hiểu về điều đó. Đây là một điểm rất quan trọng.

Người ta vẫn nói “Lòng tin ở Thượng đế”, song chúng ta không nói như vậy. Chúng ta cũng không nói “Lòng tin vào Phật” mà chúng ta nhắc tới “Tâm chí thành”. Đó là một sự hiểu biết tự nguyện. Đó không phải là một điều bị bắt buộc, không do ai đó bảo bạn phải tin, thực sự tâm chí thành không phải như vậy. Tâm chí thành phải xuất phát từ trải nghiệm tự thân của bạn.

Với sự tu tập thực hành nghiêm túc thì những phẩm hạnh của Lục Độ Mẫu sẽ được chứng nghiệm toàn vẹn trong chính bạn, chính bạn sẽ phải tự thân chứng nghiệm điều này. Chúng ta không thể chỉ nói “Phải, điều đó đã được chứng nghiệmchúng ta phải tin theo”. Không phải như vậy! Chúng ta phải biết chắc chắn một trăm phần trăm và điều quan trọng là chính bạn phải chứng nghiệm điều đó. Bạn sẽ không dựa vào sự chứng nghiệm của mười n gười, mười ngàn người hay một triệu người. Như thế vẫn chưa đủ mà bạn phải tự mình chứng nghiệm những lợi ích của pháp tu Lục Độ Mẫu, và tới khi đó bạn mới có thể có được tâm chí thành bền vững đối với Đức Lục Độ Mẫu.

Nhân đây tôi xin chia sẻ một câu chuyện. Một đệ tử của tôi trước kia không may mắc phải một căn bệnh nan y. Anh ta là người có lòng tín tâm rất sâu sắc và cũng là hành giảkinh nghiệm thực hành pháp tu Lục Độ Mẫu. Chúng tôi đã hướng đạo cho anh ta thực hành pháp Lục Độ Mẫu, pháp mà chúng ta vừa cử hành cách đây mười lăm phút, và thực hành khóa lễ trì tụng đó một triệu lần. Anh ta đã nhất tâm làm theo và cùng với sự thực hành, căn bệnh nan y cũng biến mất. Các bác sĩ không thể nào tin được vào điều đã xảy ra, song cũng không thể tìm ra được một lời giải thích nào cho điều đó. Họ chẳng thể giải thích và cũng chẳng thể tin theo, vì vậy họ chẳng phát biểu gì về điều này. Đây chỉ là một trong rất nhiều thí dụ về sự chứng nghiệm mà tôi có thể kể với các bạn.

Vì thế mà hôm nay chúng tôi cử hành nghi thức quán đỉnh Lục Độ Phật Mẫu. Quán đỉnh là một nghi thức ban gia trì, cho phép hành giả thực hành một nghi quỹ nào đó. Các bạn sẽ nhận được sự gia trì từ Thượng sư để được phép thực hành. Thông thường, tôi không cử hành khóa lễ quán đỉnh này cho cộng đồng vì đôi khi tôi không tin rằng mọi người sẽ thực hành một cách nghiêm cẩntinh tấn. Nếu những người tới dự không có tâm chí thành, tức là không có tín tâm đối với Phật Pháp, thì chẳng cần thiết phải tham dự lễ quán đỉnh này làm gì. Chính vì thế mà tôi thường không cử hành nghi thức quán đỉnh này. Nhưng tới Việt Nam lần này, tôi thấy mọi ngườitín tâm rất sâu sắc, với những người đã cất công tới đây để hạnh ngộ tôi thì chắc chắn họ đã sẵn sàng để thực hành chính Pháp, chính vì thế mà tôi sẵn sàng và hoan hỉ ban truyền quán đỉnh này.

Có một suy nghĩ khác nữa thôi thúc tôi làm điều này. Sau một vài thế hệ hoặc có khi chỉ một thế hệ nữa, biết đâu lớp hậu sinh của chúng ta sẽ không có được tâm chí thành như bây giờ. Nếu thế thì tại sao chúng ta lại phải chờ đợi? Chúng ta đã có đủ phúc duyên cùng vân tập tại đây ngày hôm nay để đón nhận quán đỉnh, như vậy là nhân duyên đã hội đủ và không quá muộn. Có thể là hơi muộn song như thế cũng tốt hơn là quá muộn.

chúng taPhật tử theo Phật, Pháp, Tăng, chúng ta có được một giải pháp tối ưu để loại bỏ mọi chướng ngại, rất nhiều loại chướng ngại. Nhưng nếu chúng ta không thực hànhchúng ta cứ ngồi chờ cho chướng ngại tới thì khi chúng xảy ra, nhất định chúng ta sẽ phải đối mặt và hứng chịu vô số khổ đau. Bởi vậy chúng ta phải tìm cách loại bỏ chúng. Nếu đã có tâm chí thành thì tại sao chúng ta không bắt đầu thực hành luôn.

Khi giảng về đạo Phật, Đức Phật đã nhiều lần dậy rằng Phật Pháp không nên được coi là một tôn giáo. Trong số các bạn có thể có những người không thích tôn giáo lắm. Ví dụ như bản thân tôi, tôi không tán thành lắm những người thiếu nền tảng tâm linh nhưng lại quá sùng đạo và chỉ theo khuynh hướng cuồng nhiệt tôn giáo thuần túy. Điều đó vô cùng cứng nhắc, bảo thủcuồng tín. Như vậy không tốt vì lẽ ra tín ngưỡng phải giúp cho bạn sống cởi mở hơn với mọi người và chung sống hòa hợp với cộng đồng; song bạn lại trở thành người quá bảo thủ và tạo ra rất nhiều rắc rối không cần thiết. Bản thân tôi cũng phản đối khuynh hướng tôn giáo kiểu như vậy. Ngược lại, với những người có tín ngưỡngniềm tin tâm linh mãnh liệt thì tôn giáo lại là biểu trưng của tâm linh và điều đó lại không tệ. Tuy nhiên đối với đạo Phật, tôn giáo chỉ là thứ yếu mà thôi! Những lời dạy của Phật, như Đức Phật đã giảng, đều là những điều có liên hệ mật thiết tới cuộc sống và việc bạn nên định hướng cho cuộc sống của mình như thế nào.

Đúng là chúng ta có chùa chiền, có chuông tượng và có cộng đồng Tăng già. Chúng ta có những hình ảnh để quán tưởng như Lục Độ Phật Mẫu hay Quan Thế Âm Bồ Tát, song những điều đó không có nghĩa rằng chúng ta là một tôn giáo. Học thuyết tôn giáo là điều hoàn toàn khác! Những người theo tôn giáo tin rằng thế giới được tạo ra bởi một một Đấng Sáng tạo, trong khi những Phật tử chúng ta lại không tin vào điều đó. Đây chính là điều mà tôi muốn nói đến!

Là những Phật tử, chúng ta đều biết Đức Phật đã dạy trong Giáo Pháp rằng Thế giới được tạo ra nhờ Nghiệp, và không phải vì bất cứ điều gì khác ngoài Nghiệp. Chúng ta cần phải hiểu ra điều này: Thế giới hoàn toàn không phải do Đức Phật sáng tạo ra. Đức Phật được tôn kính tuyệt đối, song Ngài không phải là “Đấng Sáng tạo ra thế giới.” Chính Nghiệp tạo ra mọi thứ; không chỉ thế giới bên ngoài như núi sông, thung lũng… mà còn bao gồm cả những gì chúng ta đang trải nghiệm hay đang phải trải qua: nỗi khổ, niềm vui và tất cả mọi trải nghiệm khác.

Chúng ta đang hạnh phúc, vậy ai mang lại cho chúng ta hạnh phúc? Hạnh phúc xuất phát từ Tâm chúng ta chứ không phải từ bất kỳ đối tượng nào khác bên ngoài. Cho dù chúng tacảm giác rằng niềm hạnh phúc do một người khác mang lại, thì nói cho cùng chính chúng ta mới là người đang trải nghiệm Hạnh phúc. Điều đó cũng đúng với những sầu khổchúng ta đang trải qua! Chúng ta trải nghiệm sự khổ đau; đây không phải là cảm giác do người khác hay do thứ gì khác bên ngoài mang lại. Cảm giác đó xuất phát từ chính Bạn. Vì thế nên đó là Nghiêp của bản thân bạn. Đó là điều mà Đức Phật đã giảng dạy!

Chẳng hạn như tất cả các bạn ở đây, ngồi trên sàn đất và chờ đợi hàng giờ đồng hồ để được đón nhận quán đỉnh, suốt từ sáng cho tới tận bây giờ, các bạn đã chờ đợi tôi, song các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để chờ đợi, các bạn cảm thấy vui vẻ, các bạn có thể vượt qua những vất vả mệt nhọc và tất cả loại khó khăn khác, bao gồm cả việc ngồi trên sàn đất cứng cũng không hề quản ngại. Chính vì các bạn đã chuẩn bị vững vàng về tinh thần nên mọi thứ đều ổn thỏa cả. Song nếu các bạn không cảm thấy hoan hỉ hay tâm bạn chưa được chuẩn bị sẵn sàng thì mọi chuyện không thể nào bình an được. Điều đó có nghĩa là Tâm của các bạn mới chính là thứ sẽ quyết định mọi thứ. Tất cả mọi điều đều do tâm tạo, đều phụ thuộc vào nghiệp. Vì vậy nếu suy xét một cách tường tận thì việc các bạn có thấy hoan hỉ hay không hoàn toàn không phải do người khác mang lại.

Tương tự như thế, tôi cũng có thể chuẩn bị sẵn giường thật êm và cho phép các bạn ngủ trên chiếc giường rất tiện nghiêm ái đó, hoặc ăn những món ăn tuyệt ngon trong lúc các bạn chờ đợi tôi, song nếu tâm các bạn không được chuẩn bị sẵn sàng, thì sẽ chẳng bao giờ các bạn cảm thấy hoan hỉ hay thấy cảm kích vì điều đó. Chính vì vậy mà tâm các bạn cần phải được chuẩn bị sẵn sàng. Cho dù là Đức Chúa hay Đức Phậtban cho các bạn bất cứ những gì khiến cho các bạn hạnh phúc thì các bạn cũng sẽ không hạnh phúc. Hạnh phúc nhất định phải xuất phát từ trong Tâm, ngay cả Đức Phật cũng không thể mang đến bất cứ hạnh phúc nào cho các bạn.

Những gì tôi được chứng kiến ở đây cho tôi thấy tâm các bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng, các bạn đã sẵn sàng thọ nhận quán đỉnh này cho dù có phải ngồi trên nền đất cứng đến bao nhiêu, bất kể có khó khăn đến mức nào, các bạn cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua và đón nhận Pháp cũng như vô cùng nhiệt thành muốn thực hành pháp tu Lục Độ Mẫu. Chính vì thế mà với tư cách là một bậc Thầy, tôi cảm thấy vô cùng hoan hỉ, hạnh phúc và được khích lệ khi chứng kiến những điều này.

 Thực hành Tara không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi các bạn lại sử dụng một thứ ngôn ngữ khác. Việc thực hành rất khó khăn, thế nhưng vừa rồi khi cùng trì tụng các bạn đã làm rất tốt. Chính điều đó cũng khiến cho tôi biết được các bạn rất nhiệt thành đối với việc thực hành. Đây quả là một sự khích lệ lớn lao!

Tôi nghĩ giờ đây cũng là thời điểm viên mãn tâm nguyện của cố Thượng tọa Thích Viên Thành. Tuy giờ này Ngài đã thị tịch nhưng tâm nguyện của Ngài mong nguyện phát triển Truyền thừa ở xứ sở này vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình, đặc biệtchúng hữu tình tại Việt Nam.

Các bạn có thể thấy có rất nhiều khóa lễ thực hành trong dòng Truyền thừa của chúng ta hay trong Kim Cương Thừa, song các bạn không nhất thiết phải thực hành đủ mọi khóa lễ. Các bạn chỉ cần nhất tâm thực hành Lục Độ Mẫuthực hành Quan Thế Âm cũng đã có thể thành tựu việc phát triển tâm từ bi. Chỉ hai pháp thực hành này cũng đã rất đủ rồi! Những pháp thực hành khác đều đã bao gồm trong pháp thực hành Lục Độ MẫuQuan Thế Âm.

Pháp quán đỉnh này cho phép các bạn được quán tưởng tự thân chính là Đức Lục Độ Phật Mẫu. Bây giờ chúng ta một lần nữa được gia trì để được trì tụng thần chú “Om Tare Tutare Ture Soaha”. Tất cả các bạn phải quán tưởng Bậc thượng sư chính là Lục Độ Mẫu và mười chữ chủng tử trong thần chú “Om Tare Tuttare Ture Soha” phóng chiếu từ tim và kim khẩu của Ngài, dung nhập vào thân thể của bạn qua miệng và ban gia trì cho toàn thân bạn. Cùng với việc quán tưởng, bạn cần phải trì tụng theo tôi. Đồng thời với việc quán tưởng rất rõ ràng, sắc nét các hình ảnh đó, tất cả chúng ta sẽ cùng trì tụng câu thần chú này hai mươi mốt lần.

Rồi sau đó tôi cho phép các bạn thiền định Mahamudra hay trí tuệ tính không của đức Lục Độ Mẫu. Tâm các bạn cần phải an trụ trong cảnh giới tĩnh lặng, vắng bặt mọi vọng tưởng, hãy để tâm thật tĩnh lặng mà không nghĩ ngợi về bất cứ điều gì. Hãy xả bỏ mọi thứ!

Giờ đã muộn rồi, chúng tôi sẽ cử Chư tăng ni xuống nơi các bạn để ban gia trì quán đỉnh. Các nghi thức chính của khóa lễ đã kết thúc, xong các bạn vẫn cần phải nhận nước cam lồ gia trì. Nước cam lồ trong bình mà các bạn thấy ở đây chính là quán đỉnh Thân của Đức Lục Độ Mẫu. Nước cam lồ tiếp theochúng tôi sẽ mang tới bằng sữa hoặc nước quả là để tịnh hóa Khẩu nghiệp, rồi kế tới là bức hình hoa sen sẽ được đặt vào tay các bạn và để lên trái tim, chính là sự gia trì Trí tuệ. Sau đây sự gia trì về Thân sẽ được Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche và Kunga Rinpoche đích thân ban tới các bạn. Toàn bộ các nghi thức này là để bảo hộ sự gia trì mà các bạn vừa ân hưởng, các bạn cần phải hiểu những điều này khi đón nhận ân phúc đó.

 

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2011(Xem: 15614)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.