Khoá Tu Phowa tiếng Việt, Thái Lan 2015, Dupsing Rinpoche

27/07/20154:06 SA(Xem: 6039)
Khoá Tu Phowa tiếng Việt, Thái Lan 2015, Dupsing Rinpoche

blank
  

Pháp Tu Phowa

Phowa là một pháp tu Kim Cang Thừa, được gọi là pháp thực hành sự chết tỉnh thức, hay còn gọi là: "chuyển di tâm thức vào giờ phút cận tử nghiệp” Phowa là con đường nhanh chóng để đạt tới giải thoát khỏi luân hồi.

Phowa bao hàm tất cả các pháp tu khác nhằm đạt tới giải thoát (khỏi khổ đau của luân hồi). Có nhiều pháp tu Phowa, tên của Pháp Phowa lần này là: “Ngọn cỏ đứng thẳng”

Nhờ Pháp Phowa, vào lúc lâm chung, với phương tiện thiện xảo, chúng ta chuyển di tâm thức ngay lập tức qua luân xa đỉnh đầu, tới cõi tịnh độ của Đức Phật Adi Đà, cõi Tịnh Độ của cực lạc bang Dewachen.

Dịch giả Marpa Lotsawa:

“Từ giờ trở đi, nếu con tu họcthực hành phowa hết lần này đến lần khác

vậy khi, vào thời điểm của cái chết đến, con sẽ không sợ hãi.

Khi con đã quen với pháp thực hành phowa, thì vào giây phút lâm chung, con sẽ có đầy đủ tự tin…”

Dzongsar Khuyentse Rinpoche:

“Nếu ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng vẫn mua bảo hiểm. Tại sao ta lại không học một vài điều về cái chết và cách hành xử khi biết chắc chắn giờ phút đó sẽ đến…”

Dupsing Rinpoche:

Dupsing Rinpoche là một bậc thầy hướng dẫn thực hành, thầy đã hoàn thành khoá tu mật thất 3 năm 3 tháng với Sharab Gyalsent Rinpoche và  tốt nghiệp với bằng thạc sỹ của trường đại học Cambridge.

Ngày 27 tháng 5 đến ngày 10 tháng 8 năm 2002, Rinpoche đã tham dự một khoá tu đặc biệt tại Dhagpo Kundreul Ling ở Pháp cùng với Đức Cao Quý Gyalwa Karmapa Trinley Thaye Dorje, Gyaltrul Rinpoche va Nendo Rinpoche do bậc thầy kinh nghiệm Khenchen Trinley Paljor Rinpoche hướng dẫn. Khenchen Rinpoche đã truyền “6 Pháp Du Già của Naropa”

Rinpoche tu học và nhận pháp với các bậc thầy khác  như là Shangpa Rinpoche, Sharma Rinpoche, Đức Dalai Lama, Trusik Rinpoche, Bokar Rinpoche…

Từ năm 2002 trở đi, Rinpoche đã thường xuyên tới thăm các nước Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước châu Á khác ( trên 50 nước/ thành phố mỗi năm), thầy giảng dạy giáo pháp của Đức Phật Thích ca Mâu Ni, nguồn gốc của những hạnh phúc tạm thời và lâu dài.

Rinpoche thường nói như vầy với các học trò : “ Nếu các con hạnh phúc, thì ta cũng hạnh phúc”

Để đọc thêm về thầy, mời quý vị tra cứu:

http://dupsing.org

Chương Trình tu học Phowa

Địa Điểm: khu nghỉ dưỡng gần sân bay Dongmuong Bangkok.

Thời Gian: Từ trưa ngày 9 đến tối ngày 15 tháng 10

Phí tu học:

Phí phổ thông: 5000 Bath (~150$)

Phí nhà tài trợ: 7000 Bath (~200$)

Phí trên đã bao gồm toàn bộ các chi phí khoá tu như tài liệu học, tiền phòng và tiền ăn trong 7 ngày ở nơi tu học. Khi quý vị đóng góp theo phí nhà tài trợ, số tiền của quý vị sẽ được dùng để giúp đỡ các học viên Việt Nam có nguồn tài chính eo hẹp sang tham dự khoá tu.

Học viên cần được tài trợ xin hãy liên lạc với ban tổ chức để được trợ giúp.

email Hà Phương: lemmuns@gmail.com

Đăng ký tham dự khoá tu:

Tiếng Việt:

Hà Phương

email: lemmuns@gmail.com

Tiếng Anh:

Jinpa

email: events@dharma-elearning.net

Các chi phí khác:

Học viên tham dự khoá tu xin hãy mau chóng book vé máy bay sang Bangkok, các hãng máy bay giá rẻ bao gồm: airasia, jetstar và vietjet air. Ban tổ chức sẽ gửi xe đón đoàn Việt Nam sang tham dự khoá tu.

Các chi phí khác như cúng dường hoa Bàn Phật, cúng dường Tsok, cúng dường thầy Dupsing và thầy thị giả  hoàn toàn trên tinh thần tuỳ hỷ cúng dường.

BÀI ĐỌC THÊM:
Tạng Thư Sống Chết
Tử Thư Tây Tạng
Lời Vàng Của Thầy Tôi

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/07/2016(Xem: 5290)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.