Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới

01/07/20225:15 SA(Xem: 6339)
Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới
THÍCH VIÊN LÝ
TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
QUYỂN I 
Bodhi Wisdom DN Publishing
tong quan lich su phat giao the gioi (2)

Một cách phổ quát, lịch sử được hiểu là nghiên cứu  về quá khứ với tất cả những lựa chọnsự kiện phức  tạp của nó mà đối tượng chủ yếu là con người và xã  hội. Mục tiêu nghiên cứu không chỉ giới hạn trong một  phạm trù hay lĩnh vực nào đó mà còn bao hàm tất cả xã hội loài người qua nhiều góc cạnh và bối cảnh lịch  sử mang nhiều hình thức khác nhau. Bản thân của lịch  sử không gì khác hơn chính là sự thật, một tổng hợp  về nhiều câu chuyện sinh động, do nhiều người thuộc  nhiều thế hệ mô tả bằng nhiều phương pháp qua cách  đánh giá khách quan hoặc chủ quan đôi lúc mâu thuẫn,  xung đột…  

Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà  mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc  ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi  đi từ nhiều kiếp quá khứ. Chính thế, khi đặt bút để viết  về lịch sử Phật giáo Thế giới chúng tôi đã hết sức đắn  đo vì sự giới hạn về thời gian trước bao nhiêu trọng  trách cần phải hoàn tất. Thế nhưng, do nhu cầu tìm  hiểu bằng chính tầm nhìn của mình nhằm rút ra những bài học giá trị hầu soi sáng cho các hành hoạt qua tấm  gương lịch sử dù xấu hay tốt, đúng hay sai, thành hay  bại, hưng thịnh hay suy thoái, thái bình hay biến loạn…  tất thảy đều là những bài học giá trị cần chiêm nghiệm  và chiêm nghiệm một cách nghiêm túc, cẩn trọng. Đó  là lý do tại sao chúng tôi đã đầu tư thời gian cho bộ Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới được in thành ba tập này. 

Trải qua nhiều năm, khi tham dự các diễn đàn quốc  tế về nhân quyền cũng như vận động cho tự do và dân  chủ tại nhiều quốc hội của những quốc gia, trong đó  có quốc hội Hoa Kỳ, Âu Châu và Liên Hợp Quốc, đặc  biệt sau khi làm cố vấn cho Tổ chức Liên Hữu Phật  Giáo Thế Giới (WFB), tôi đã có ý nghĩcần phải viết  tên của các nhân vật, tổ chức và địa danh bằng chính  ngôn ngữ bản địa và phiên âm theo mẫu tự Latinh, vì  như thế sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nhận diện một  cách nhanh chóng các địa danh, tên gọi v.v… thay vì  phải mất thì giờ để tra cứu xem “Cựu Kim Sơn” hay  “Hoa Thịnh Đốn” là thành phố nào và ở đâu, là ví dụ điển hình. 

Hiện nay, tại một số nước Phật giáo mới du nhập  với thời gian chưa lâu, nguồn tài liệu để tra cứu tương  đối khan hiếm, chính vì vậychúng tôi chỉ viết một  cách tổng quát, tuy nhiên, khi tìm được những dữ liệu  liên hệ, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm trong khả năng có thể. 

Mùa An Cư năm 2014 

TK Thích Viên Lý

MỤC LỤC
LỜI TỰA
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
I. Tổng Quan Xã Hội Ấn Độ Thời Cổ Đại
1. Bối Cảnh Địa Lý và Chính Trị 11
2. Hệ Thống Giai Cấp 13
3. Phong Trào Sa-Môn (Sramana Movements) 15
II. Đấng Khai Sáng Đạo Phật 16
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Thị Hiện Đản Sanh 17
2. Thời Điểm Đản Sanh Và Gia Thế Của Đức Phật 17
3. Những Mốc Điểm Quan Trọng Trong Cuộc Đời 
 Thái Tử Siddhartha 18
3.1. Thời Gian Trong Hoàng Cung 18
3.2. Xuất Gia Tầm Đạo 19
3.3. Thành Đạo 21
3.4. Đức Phật Hóa Đạo Lần Đầu Tiên 25
 a. Thành Lập Tăng Đoàn 25
 b. Quá Trình Hóa Độ 25
3.5. Mười Đệ Tử Lớn Của Đức Phật 29
3.6. Về Thăm Hoàng Gia Và Quê Hương 29
3.7. Thành Lập Giáo Đoàn Ni 30
3.8. Chế Định Giới Luật 33
3.9. Bốn Mươi Lăm Mùa An Cư Của Đức Phật 34
3.10. Chương Trình Hành Đạo Mỗi Ngày 36
3.11. Các Pháp Hội Lớn Do Đức Phật Thuyết Giảng 38
3.12. Đức Phật Chuẩn Bị Thị Hiện Niết Bàn 39
3.13. Đức Phật Thị Hiện Nhập Niết Bàn 40
3.14. Lưu Bố Xá Lợi 41
III. Thời Kỳ Sau Đức Phật Thị Tịch
1. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần I 42
1.1. Nguyên Nhân Kết Tập Kinh Điển 42
1.2. Địa Điểm Đại Hội Kiết Tập 44
1.3. Hai sự kiện quan trọng nhất trong Đại Hội Kết Tập Thứ I 45
1.4. Khởi Nguyên Của Luật Tạng 49
1.4.1. Kinh Tạng Khởi Nguyên 50
2. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ II 51
2.1. Nguyên Nhân Triệu Tập Đại Hội 51
2.2. Địa Điểm Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ II 52
2.3. Kết Quả Đại Hội Kết Tập 55
2.4. Những Nguyên Nhân Dẫn Tới Phân Chia 55
3. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ III 58
3.1. Nguyên Nhân Triệu Tập Đại Hội 58
3.2. Địa Điểm Đại Hội Kết Tập 61
3.3. Kết Quả Đại Hội 62
4. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ IV 63
4.1. Phật Giáo Trong Thời Kỳ Vua Kanishka 
 (Ca Nị Sắc Ca), Đầu Thế Kỷ Thứ II 65
4.2. P.G Sau Thời kỳ Đ.H Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ IV 70
5. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ V và Thứ VI 
 Tại Miến Điện 73
IV. Những Yếu Tố Chính Trị Và Kinh Tế Liên Quan 
 Tới Sự Phát Triển Của Đạo Phật 77
V. Đời Sống Tu Viện Và Nền Giáo Dục Phật Giáo 79
VI. Bốn Thời Kỳ Quan Trọng Của Lịch Sử Phật Giáo 83
1. Thời Kỳ Phật Giáo Sơ Khai 83
2. Thời Kỳ Thứ Hai Là Thời Kỳ Lý Giải Và Khai Triển 
 Những Giáo Lý Của Đức Phật 88
3. Thời Kỳ Thứ Ba Là Thời Gian Phát Triển Của Tông Phái 
 Đại Chúng Bộ Còn Được Gọi Là Tông Phái “Đại Thừa” 89
4. Thời Kỳ Thứ Tư Là Thời Gian Phát Triển Của Mật Tông 92
VII. Sự Suy Vong Và Triển Vọng Hồi Sinh Của 
 Phật GiáoẤn Độ 93
1. Những Nguyên Nhân Khiến Phật Giáo Ấn-Độ Suy Vong 94
1.1. Bắt Đầu Gặp Khó Khăn 95
1.2. Những Ảnh Hưởng Từ Bên Trong Ấn-Độ Khiến Cho 
 Phật Giáo Suy Vong 95
1.3. Ảnh Hưởng Từ Sự Sụp Đổ Của Đế Quốc Harsha Vardana 96
1.4. Tình Trạng Của Phật Giáo Ở Miền Nam Ấn Độ 97
1.5. Tổ Long Thọ (thế kỷ thứ I - II) 97
1.6. Triều Đại Đế Quốc Pala 100
 1.7. Mất Sự Ủng Hộ Của Giới Cai Trị 101
1.8. Đặc Tính Phổ Biến Quốc Tế Của Phật Giáo 101
1.9. Những Ảnh Hưởng Từ Bên Ngoài Ấn-Độ Khiến Cho 
 Phật Giáo Suy Vong 101
1.9.1. Những Cuộc Xâm Lăng Của Các Bộ Tộc Du Mục 
 Trung Á Và Các Đạo Quân Hồi Giáo 101
1.9.2. Muhammad Bin Qasim 102
1.9.3. Tiểu Vương Mahmud Xứ Ghazna 102
1.9.4. Muhammad Xứ Ghor 102
1.9.5. Lãnh Chúa Timur Còn Có Tên Là Tamarlane 103
2. Nguyên Nhân Suy Vong Không Phải Vì Thua Kém 
 Tôn Giáo Khác 103
3. Phật Giáo Ấn Độ Ở Thế Kỷ XIX Bắt Đầu Hồi Sinh 103
4. Những Nỗ Lực ... Phục Hồi Phật GiáoẤn Độ 104
5. Ảnh Hưởng Của Đức Dalai Lama 14 105
6. Công Trạng Của Ngài Anagarika Dharmapala 106
7. Ảnh Hưởng Của Hội Thông Thiên Học 107
8. Những Công Đức của TS Bhimrao Ramji Ambedkar 108
VIII. Sự Nghiệp Của A Dục Vương (Asoka) 
 Đối Với Phật Giáo 112
1. Mở Đầu Sự Nghiệp Truyền Bá Phật Pháp Ở Những 
 Quốc Gia Ngoài Ấn Độ 115
2. Chính Sách Cai Trị Theo Phật Giáo Của Đại Đế Asoka 118
3. Không Thiên Vị Tôn Giáo 120
4. Tạo Phúc Lợi Cho Dân Chúng 122
5. Địa Vị Của Vua Asoka Trong Lịch Sử Thế Giới 124
6. Những Thạch Trụ Của Vua Asoka 125
6.1. Biểu Tượng Quốc Huy Và Quốc Kỳ Ấn-Độ 126
6.2. Biểu Tượng Hoa SenSư Tử Trên Thạch Trụ 127
6.3. Chữ Khắc Trên Cột Trụ 128
6.4. Nội Dung Chỉ Dụ Đáng Kể Nhất 132
6.4.1 Chỉ Dụ khắc trên Bia Đá Lớn Số 13 132
6.4.2 Chỉ dụ trên Bia Đá Lớn Số 14 133
6.4.3 Chỉ Dụ Trên Bia Đá Kalinga 134
6.4.5. Những Quan Niệm Về Đạo Đức 135
 Hành Động Chân Chánh 135
 Từ Bi Đối Với Tù Nhân 136
 Coi Trọng Đời Sống Của Thú Vật 137
6.4.6. Những Chỉ Dụ Về Tôn Giáo 138
 Tinh Thần Bao Dung Tôn Giáo 139
6.4.7. Phúc Lợi Cho Tha Nhân 139
 Điều Trị Y Khoa: 139
 Trồng Cây Và Đào Giếng Bên Lề Đường: 140
 Viên Chức Đặc Trách Tín Ngưỡng: 140
6.4.8. Vua Asoka Tin Tưởng Vào Kiếp Sau 141
7. Phân Tích “Pháp” Của Vua Asoka 142
8. Đề Tài Tranh Luận 145
9. Kết Luận 147
IX. Các Thánh Địa Phật Giáo Tại Ấn Độ
1. Thánh Địa Lumbini (Lâm-Tỳ-Ni) 148
 Phật Tử U Thant Khởi Xướng Kế Hoạch Trùng Tu 
 Lâm-Tỳ-Ni 151
 Các Vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Đã Đến 
 Thăm Viếng Lâm-Tỳ-Ni 152
Đồ Án Quy Mô Của Kiến Trúc Sư Kenzo Tange 156
 2. Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng 158
3. Thánh Địa Lộc Uyển Nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân 166
Đại Bảo Tháp Dhamek 169
 Thạch Trụ Của Vua Asoka Ở Sarnath 170
Tu Viện Mulgandha-Kuti Vihara, Nơi Đức Phật An Cư
Lần Đầu Tiên Trong Mùa Mưa 171
Những Ngôi Chùa Thời Hiện Đại Ở Sarnath
 Chùa Nhật Bản Ở Sarnath 172
 Chùa Phật-Giáo Thái Lan Ở Sarnath 173
 Chùa Tông Nyingma của Phật-Giáo Tây Tạng 174
 Chùa Đại Lộc Của Phật-Giáo Việt Nam Gần Sarnath 175
4. Thánh Địa Câu-Thi-Na Nơi Đức Phật Nhập Niết-Bàn 176
 Kinh Đại Bát Niết Bàn 180
5. Đại Bảo Tháp Sanchi 185
6. Nalanda – Đại Học Phật Giáo Đầu Tiên Trên Thế Giới 187
 Nalanda Trong Triều Đại Gupta 188
 Trường Ốc 188
 Bị Tiêu Hủy Hoàn Toàn 190
 Khai Quật Khảo Cổ 192
 Một Số Nhân Vật Lịch Sử Nổi Tiếng Tiêu Biểu 
 Có Liên Hệ Với Học Viện Nalanda 193
Địa Điểm Du Lịch Và Chiêm Bái Của Phật Tử 194
 Một Số Hình Ảnh Khuôn Viên Đại Học Nalanda 195
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO NEPAL
1. Bối Cảnh Lịch Sử Và Địa Lý 201
2. Thành Phần Tôn Giáo 203
3. Vương Quốc Nepal 203
4. Vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepal nơi Đản Sanh Của Đức Phật 205
5. Vua Asoka Tới Chiêm Bái Nơi Đản Sinh của Đức Phật 206
6. Phật Giáo Thời Kỳ Tiền Lichchavi 207
7. Phật Giáo Trong Thời Kỳ Licchavi (400-750) 208
8. Phật Giáo Trong Thời Kỳ Licchavi (600-1200) 210
9. Phật Giáo Trong Triều Đại Malla (1200-1769) 211
10. Phật Giáo Trong Triều Đại Shah (1769-1846) 211
11. Phật Giáo Trong Triều Đại Rana (1846-1951) 211
12. Triều Đại Shah (1951-2006) 212
13. Di Sản Thế Giới Của UNESCO 212
14. Sự Dung Hòa Giữa Phật Giáo Và Ấn Giáo Ở Nepal 215
15. Những Liên Hệ Giữa Nepal Và Ấn-Độ 217
16. Ảnh Hưởng Của Tây Tạng 219
17. Tông Phái Phật Giáo Newar Ở Nepal 221
18. Bảo Tồn Kinh Điển Phạn Ngữ 222
19. Thung Lũng Kathmandu Với Những Di Sản Thế Giới 223
 Chùa Boudhanath 224
 Chùa Swayambhunath 225
 18 Ngôi Chùa Và Đền Thờ Ở Thành Phố Patan 226
 Chùa Mahaboudha 227
 Chùa Thế Giới Hòa Bình Ở Pokhara 228
 Tu Viện Kopan 230
 Kết Luận 232
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TÍCH LAN 
1. Bối Cảnh Địa Lý Và Lịch Sử 237
2. Thành Phần Tôn Giáo 238
3. Lịch Sử Phật Giáo Tích Lan 238
4. Thời kỳ Anuradhapura 241
5. Thời Kỳ Polonnaruwa 242
6. Vương Triều Và Phật Giáo 243
7. Phật Giáo Đại Thừa Tại Tích Lan 243
8. Các Nhà Hành Hương Trung Hoa 244
9. Thảm Họa Bà La Môn 247
10. Tăng Đoàn Tích LanLịch Sử Lâu Dài Nhất 248
11. Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni Ở Tích-Lan 249
12. Thời Kỳ Thuộc Địa 250
13. Phong Trào Phục Hưng Phật Giáo Ở Tích-Lan 251
14. Đế Quốc Anh Đến Cai Trị Và Chấm Dứt Chế Độ
 Quân Chủ Của Sri Lanka 254
15. Phật Giáo Sri Lanka Trong Tiền Bán Thế Kỷ XX 255
16. Đại Lễ Kỷ Niệm 2500 Năm Sau Khi Đức Phật 
 Nhập Niết Bàn 258
17. Phật Giáo Thời Hiện Đại 259
Kết Luận 261
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO BHUTAN
1. Bối Cảnh Địa Lý Và Lịch Sử 265
2. Sơ Lược về Lịch Sử Phật Giáo Bhutan 269
3. Tổ Chức Giáo Dục Phật Giáo 271
4. Trung Tâm Phật Giáo Đảm Nhiệm Giáo Dục Phật tử 271
5. Phật Giáo Bhutan Từ Đầu Thế Kỷ XX 273
6. Vị Vua Khai Quốc Ugyen Wangchuck 274
7. Quốc Vương Thứ Nhì Jigme Wangchuck 275
8. Quốc Vương Thứ Ba Jigme Dorji Wangchuck 275
9. Quốc Vương Thứ Tư Jigme Singye Wangchuck 276
536 THÍCH VIÊN LÝ • TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI • QUYỂN I
10. Đương Kim Quốc Vương Jigme Khesar Namgyel 
 Wangchuck 277
11. Truyền Thống Bao Dung Tôn Giáo 280
12. Quốc Vương Bhutan Khởi Xướng Khái Niệm 
 “Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia” 282
13. Thế Giới Bắt Đầu Theo Gương Bhutan Để
 Bảo Vệ Môi Trường 286
14. Những Lời Phát Biểu Liên Quan Tới GNH 288
15. Tu Viện Linh Thiêng 289
 Kết Luận 291
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THÁI LAN
1. Bối Cảnh Địa Lý Và Lịch Sử 295
2. Lịch Sử Phật Giáo Thái Lan 296
2.1. Lịch Sử Dân Tộc Thái 296
3. Thời Gian Phật Giáo Du Nhập Vào Thái Lan 298
4. Thời Kỳ Phật Giáo Đại Thừa Du Nhập Thái Lan 304
5. Thời Kỳ Phật Giáo Miến Điện Du Nhập Vào Thái Lan 307
6. Thời Kỳ Phật Giáo Tích Lan Du Nhập Vào Thái Lan 308
7. Thời Kỳ Từ Thế Kỷ XIII Đến Thế Kỷ XIX 311
8. Thái Lan Có Hai Hệ Phái Phật Giáo Chính Yếu 311
9. Phật Giáo Thái Lan Thời Kỳ Cận ĐạiHiện Đại 311
10. Vua Mongkut (Rama IV) 313
11. Vua Bhumibol Adulyadej (Rama IX) 314
12. Ba Nguồn Ảnh Hưởng Chính Yếu Đối Với 
 Phật Giáo Thái Lan 316
12.1. Nguồn Ảnh Hưởng Thứ I 316
12.2. Nguồn Ảnh Hưởng Thứ II 317
12.3. Nguồn Ảnh Hưởng Thứ III 317
13. Những Liên Hệ Với Chính Phủ 317
14. Thọ GiớiXuất Gia Ngắn Hạn 318
15. Địa Vị Của Nữ Giới 320
16. Vấn Đề Giáo Dục 320
16.1. Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalaya 321
16.2. Đại học Mahamakut hay MBU 321
16.3. Đại học Phật giáo Thế giới (WBU) 321
16.4. Đại học Mahapanya Vidayalai 323
17. Hệ Thống Tổ Chức Phật Giáo 324
 Danh Sách Các Đức Tăng Thống Thái Lan 328
18. Các Lễ Hội Quan Trọng 331
19. Một Số Tín Ngưỡng Dân Gian 333
 Kết Luận 333
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC 337
1. Phật Giáo Thời Hậu Hán (後漢) 343
1.1. Phật Giáo Du Nhập Vào Trung Quốc 344
2. Phật Giáo Suy Yếu Sau Triều Đại Hán (漢朝) 349
3. Phật Giáo Thời Ngụy Tấn 351
4. Phật Giáo Thời Nam Bắc Triều 353
5. Phật Giáo Thời Tùy 361
6. Phật Giáo Thời Đường 365
7. Phật Giáo Thời Ngũ Đại Thập Quốc 369
8. Phật Giáo Thời Bắc Tống 371
9. Phật Giáo Thời Nam Tống 373
10. Phật Giáo Thời Liêu-Kim 376
11. Phật Giáo Triều Nguyên 380
12. Phật Giáo Thời Minh 383
13. Phật Giáo Thời Thanh 386
14. Phật Giáo Thời Trung Hoa Dân Quốc 389
15. Phật Giáo Thời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 393
15.1. Cơ Cấu Tổ Chức Phật Giáo 399
Kết Luận 403
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN
PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN 409
1. Thời Kỳ Nhà Trịnh 412
2. Thời Kỳ Nhà Thanh 414
3. Thời Kỳ Nhật Thuộc 416
4. Thời Kỳ Phục Hồi 420
5. Tứ Đại Danh Sơn Của Phật Giáo Đài Loan 425
5.1. Cao Hùng Phật Quang Sơn - Đại Sư Tinh Vân 427
5.2. Kim Sơn - Pháp Cổ Sơn - Th.sư Thích Thánh Nghiêm 433
5.3. Bộ Lí Trung Đài Thiền Tự - Hòa Thượng Duy Giác 437
5.4. Hoa Liên Từ Tế - Ni Trưởng Thích Nữ Chứng Nghiêm 439
5.5. Đạo Sư Ấn Thuận (印順) 442
I. Thượng Biến - Kinh Luận Giảng Ký Tất Cả 7 Cuốn 443
II. Trung Biến Gồm Có 6 Cuốn 444
III. Hạ Biến Gồm Có 12 Cuốn 444
Những Cuốn Sách Khác 444
Kết Luận 445
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN
1. Bối Cảnh Địa Lý Và Lịch Sử 449
2. Lịch Sử Lâu Dài Của Phật Giáo Miến Điện 450
3. Phật Giáo Ở Miền Nam Miến Điện Từ Thế Kỷ Thứ V 
 Tới Thế Kỷ XI 451
4. Phật Giáo Thượng Tọa Bộ Ở Miến Điện 452
5. Công Đức Của Thầy Tỳ-Kheo Shin Arahan 453
6. Vua Anawratha Tìm Kiếm Tam Tạng Kinh Điển 454
7. Vương Quốc Pagan Phát Triển Trước Khi Bị Quân 
 Mông Cổ Xâm Lăng 457
8. Vua Kyanzitta Củng Cố Phật Giáo Nam Tông 458
9. Tình Thân Hữu Giữa Miến Điện Và Sri Lanka 461
10. Vương quốc Mon Chấn Hưng Tăng Già Miến Điện 462
11. Ảnh Hưởng Chính Trị của Tăng-Đoàn trong 
 Lịch Sử Miến Điện 462
12. Vi Diệu Pháp Được Phật Tử Miến Điện Coi Trọng 464
13. Vi Diệu Pháp: Nền Tảng Của Thiền Nội Quán 466
14. Những Công Đức Của Vua Mindon 467
15. Vua Mindon Triệu Tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển 
 Ở Mandalay 471
16. Pg Trong Thời Miến Điện Bị Đế Quốc Anh Cai Trị 472
17. Hai Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo Thứ Năm 
 Và Thứ Sáu Ở Miến Điện 473
17.1. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo Thứ V 473
17.2. Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo Lần Thứ VI 476
17.3. Thời Gian Đại Hội Kết Tập 477
17.4. Kết Quả Đại Hội Kết Tập Kinh Điển 478
17.5. Quỹ Hội Đoàn Đạo Pháp In Tam Tạng Kinh Của 
 Đại Hội Kết Tập Thứ VI 479
18. Phật Giáo Miến Điện Trong Thời Độc Lập 481
19. Phật Giáo Miến Điện Dưới Thời Chính Phủ Quân Nhân 482
20. Sự Dấn Thân Của Chư Tăng Miến Điện 483
21. Các Vị Đại Trưởng Lão Tam Tạng Phật Giáo Miến Điện 486
22. Một Số Tự Viện Tiêu Biểu Tại Miến Điện 490
23. Kết Luận 494
*
Sách & Tài Liệu Tham Khảo 497
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.