Giữa Một Thời Gian Nan Trần Khải

25/10/201012:00 SA(Xem: 33655)
Giữa Một Thời Gian Nan Trần Khải

GIỮA MỘT THỜI GIAN NAN
Trần Khải

“…không thấy người dân Tây Tạng bên các đồng cỏ nhiều nữa, mà chỉ thấy qua mắt du khách là những người ven xa lộ, đứng hay ngồi trầm buồn trước các căn nhà kích thước và sơn màu y hệt nhau, dưới lá cờ đỏ…”

dalailama-01212340Giữa một thế giới hỗn loạn, đi tìm một hòa bình nội tâm... Đó là chủ đề một bài nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Chicago, Ill., hôm cuối tuần qua. Những đề tài này thực sự không phảỉ chuyện trừu tượng phức tạp hay lý thuyết cao xa, nhưng đó là những gì rất gần và rất thật với ngài. Bởi vì không thời nào hỗn loạn như thời này, không nơi nào gian nan bằng xứ tuyết Tây Tạng của ngài, và không công việc nào cao quý như việc thiết lập một trật tự hòa bình nội tâm như ngài đang làm.

Không chỉ là chuyện cuả Tây Tạng, thực sự còn là chuyện của tất cả chúng ta, những người đang chia sẻ định mệnh lưu vong như ngài, và cũng thâm cảm với ngài về số phận của người chạy trốn làn sóng cộng sản.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói hôm cuối tuần trên bản tin NBC5, lời rất cận nhân tình, “Bất kể mọi gian nan khó khăn, nhiều trở ngại, bạn hãy cứ giữ niềm hy vọng hay với lòng lạc quan, với lòng can đảm, với tự tin. Rồi thì, bạn sẽ là một người hạnh phúc.”

Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, vị hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, nói trên sân cỏ Chicago với hơn 11,000 người như thế, thì hàng trăm ngàn dân Tây Tạng đã, và đang nhận lệnh phải dời bỏ các ngôi nhà đang ở, để dọn sang các ngôi nhà mới phảỉ xây lên.

Giã từ thảo nguyên 

Di dời hàng trăm ngàn dân mà cả thế giới không nghe tăm hơi gì, vì không tờ báo nào, hay đài nào nói về chuyện này, cho tới khi một phóng viên quốc tế vào thăm với hình thức du khách mới được nghe chuyện trực tiếp... Chỉ có các chế độ cộng sản mới thực hiện được những công trình khổng lồ như thế, và dù hàng trăm ngàn người oán than nhưng thế giới vẫn thấy lặng như tờ... Không có một tiếng nói ngoài luồng nào được đưa ra...

Bản tin của phóng viên Tim Johnson trên hệ thống truyền thông McClatchy Newspapers hôm 6-5-2007 đã kể về tình hình chính phủ Trung Quốc ra lệnh di dời 250,000 dân Tây Tạng, tức gần một phần mười (1/10) tổng dân số Tây Tạng, từ các xóm nông thôn rải rác về “các làng xã hội chủ nghĩa” tân lập, buộc dân Tây Tạng phảỉ xây các khu nhà mới, phần lớn là chi phí tự lo liệu và bất cần sự đồng thuận.

Dự án này đã có từ một năm nay, có tên gọi là “chương trình gia cư tiện nghi”, và mục đích nói là để hiện đại hóa vùng đất Tây Tạng, mà Trung Quốc kiểm soát từ năm 1950.

Nhà nước nói là các khu gia cư mới dọc trên các đường chính, đôi khi chỉ cách nhà cũ có một dặm, sẽ cho phép nông dân và người nuôi gia súc tiếp cận với trường học và việc làm, cũng như sẽ có chăm sóc y tế và vệ sinh.

Nhưng mục tiêu lớn hơn lại là xóa sổ một ký ức của dân Tây Tạng nơi một vùng đất mà ngôn ngữ, văn hóa đều dị biệt với các vùng khác của Trung Quốc. Đặc biệt là để xóa sổ hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tâm thức người Tây Tạng. Trong khi đó, mỗi ngày đều có hàng ngàn người dân Hán tộc lên Tây Tạng, và trong đó nhiều người ở lại luôn vùng đất mà họ được nhà nước tạo nhiều ưu đãi hơn là dân Tây Tạng bản xứ.

Chương trình di dời này còn nhằm làm lại hình ảnh Tây Tạng cho đậm đà bản sắc Trung Hoa, và lại càng khẩn cấp hơn, với Thế Vận Bắc Kinh 2008 đang tới gần. Nhà nước Bắc Kinh tính rằng vào mùa Thế Vận, sẽ có thêm nhiều chục ngàn du khách quốc tế tiện đường lên thăm Tây Tạng

Phố xá đìu hiu 

Phóng viên Tim Johnson ghi nhận rằng trong khi chính phủ Trung Quốc bơm tiền ào ạt vào các dự án xây cầu, đường, dinh thự tại Tây Tạng, thúc đẩy kinh tế địa phương, duy trì đông đảo hiện diện quân sự, gắn thêm hàng loạt máy ảnh và gài điềm chỉ viên, mật báo viên khắp các ngả đường, kể cả tại các tu viện Tây Tạng, thì chương trình di dời 250,000 dân Tây Tạng lại cố ý không cho nhắc tới công khai ở đâu cả. 

Trong khi báo chí và các đài truyền hình nhà nước ghi nhận Tây Tạng là xứ của “nụ cười chói sáng trên các khuôn mặt nông dân và người nuôi gia súc... hạnh phúc vì tốc độ hiện đại hóa Tây Tạng”, thì không một dòng chữ nào nói về việc cưỡng bách di dời khổng lồ này.

Lần đầu tiên người ta nghe về chương trình di dời khối dân này là từ lời báo động của Hội Quan Sát Nhân Quyền Human Right Watch, trụ sở chính ở New York, ghi lời người dân Tây Tạng kể lại sau khi vượt biên, trèo qua ngọn núi Hy Mã Lạp Sơn để vào xứ Nepal. 
Các phóng viên quốc tế bị hạn chế gắt gao theo các quy định nhằm không cho họ đi lên Tây Tạng, ngoaị trừ các chuyến đi một năm một lần do các viên chức Bộ Ngoại Giao CSTQ hướng dẫn, và phóng viên quốc tế thì lo sợ bị trục xuất nếu phỏng vấn dân địa phương mà không có hiện diện của cán bộ giám sát.

Phóng viên Tim Johnson thực hiện bản tin này là qua ngụy trang làm du khách, và nhận thấy rằng các khu tân định cư đều kiến trúc y hệt nhau, những căn nhà dọc theo ven lộ với các khoảng cách đều nhau. Các khu định cư có khác biệt về lớn nhỏ tùy mức độ đông dân hay ít, nhưng hầu hết là thiết kế thành các thị trấn. Cờ đỏ TQ bay trên mỗi căn nhà.

Hiện đại hoá hay là… Xoá 

Các nhân chứng HRW kể lại về các gian nan của họ. Nông dân Tây Tạng phải vay tiền nhiều ngàn đô la để chi trả cho các căn nhà mới này, giá trung bình 6,000 đô la mỗi căn, mặc dù thu nhập miền quê hàng năm chỉ khoảng 320 đô la một năm. Nghĩa là, hàng trăm ngàn dân Tây Tạng di dời phải mang nợ chính phủ Bắc Kinh suốt đời.

Căn cước Tây Tạng kể như bị xóa sổ rồi. Người ta không thấy người dân Tây Tạng bên các đồng cỏ nhiều nữa, mà chỉ thấy qua mắt du khách là những người ven xa lộ, đứng hay ngồi trầm buồn trước các căn nhà kích thước và sơn màu y hệt nhau, dưới lá cờ đỏ CSTQ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần kể về một vị sư già, sau khi bị nhà nước CSTQ giam tù 20 năm, đã vượt biên trốn sang Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi vị sư già này, rằng trong 20 năm tù kia, nhà sư lo sợ điều gì nhất. Vị sư già trả lời, rằng trong 20 năm trong tù lúc nào cũng chỉ lo sợ có mỗi một điều: chỉ sợ rằng mình mất đi Bồ Đề Tâm, chỉ sợ có khi nào khởi lên lòng oán giận các cai tù, chỉ sợ có khi nào lòng mình khởi lên căm thù... Chỉ sợ lòng mình không giữ được từ bi, nhẫn nhục...

Đúng vậy, thật là một thời gian nan, cho cả các vị sư. Và cho cả người dân. Dù tại Tây Tạng hay tại Việt Nam
Cực kỳ gian nan.

Trần Khải


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.