Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Tại Thái Lan

04/12/201312:00 SA(Xem: 12932)
Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Tại Thái Lan

TỔ CHỨC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TẠI THÁI LAN 
Nguyên tác: Buddhism in Contemporary Thailand 
HT. Thích Thiện Tâm dịch

phat_giao_thai_lan_1-contentHiện nay tại Thái Lan có hai chi phái đều thuộc hệ phái Phật giáoTheravada, đó là chi phái Maha Nikaya và chi phái Dhammayut Nikaya. Đến nay chi phái Maha Nikaya là phái lớn có dấu tích là phái truyền thừa trực tiếp đến việc thành lập Giáo Hội Phật giáo Thái Lan xuất phát ban đầu do Tăng đoàn Phật giáo Lanka truyền sang vào thời kỳ Sukhothai; chi phái Dhammayut thì do Hoàng tử H.R.HMongkut thành lập năm 1833, về sau ngài lên ngôi kế vị Vua cha; chi phái này nhỏ hơn phái Mahanikaya, dành riêng cho những vị nghiêm trì giới luật. Cả hai chi phái đều chịu sự chỉ đạo chung của Hội đồng Tăng Già Tối cao của Giáo HộiĐức Tăng Thống, do đó những hình thức canh tân biệt truyền trong nội bộ các chi phái hiện nay phần nào được giảm đi đáng kể.

Ở các thế kỷ trước, Giáo Hội Phật giáo Thái Lan chịu sự quản lý của Sắc luật Giáo Hội được ban hành lần đầu tiên vào năm 1902, Sắc luật thứ hai của Giáo Hội ban hành năm 1941, và Sắc luật của Giáo Hội hiện nay được ban hành vào năm 1962 và đã được tu chính vào năm 1992. Có hai chi phái được luật pháp công nhận đều thuộc hệ phái Phật Giáo Đại thừa từ Trung QuốcViệt Nam truyền sang, hai chi phái nầy cùng hoạt động với hệ phái Phật Giáo Theravada (gồm hai chi phái Maha Nikaya và Dhammayut đã nói trên). Cả hai hệ phái đều đặt dưới sự lãnh đạo chung của Đức Tăng Thống (Sangharaja) do Quốc vương ban chiếu chỉ sắc phong thông qua đề xuất của hệ phái Theravada; Đức Tăng Thống theo qui định tại vị suốt đời; giúp việc cho Đức Tăng Thống có Hội đồng Tăng già Tối cao (Mahathera Samakhom)cử ra một Ban thường trực gồm 8 vị ủy viên và một Hội Đồng Trị Sự gồm 12 vị ủy viên do Đức Tăng Thống bổ nhiệm.

Đứng đầu Hội đồng Tăng Tối cao của Giáo HộiĐức Tăng Thống, ngài có nhiệm vụquyền hạn ban hành sắc luật của Giáo Hội, phê chuẩn ban hành các điều lệ, nội quy và bổ nhiệm các thành viên quản lý điều hành Giáo Hội do hai các hệ phái đề cử. Công tác quản lý điều hành Giáo Hội được giao cho một Văn phòng Phật giáo Quốc gia phụ trách, văn phòng này đảm nhiệm vai trò của một Ban thư ký Hội đồng Tăng già Tối cao của Giáo Hội. Văn phòng Phật giáo Quốc giatrách nhiệm liên lạc và điều phối nhằm đạt hiệu quả cao nhất mọi hoạt động Phật sự của Giáo Hội với Nhà nước. Văn phòng này còn có nhiệm vụ chăm sóc chư tăng và các chùa trên cả nước khi có nhu cầu cần đến sự tài trợ từ ngân sách nhà nước và trợ cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách chính phủ cho những tăng sĩ đảm đương công tác hành chánh phục vụ giáo hội.



phat_giao_thai_lan_2-contentTheo qui định, Giáo hội Thái Lan được tổ chức rất qui củ. Hằng ngàn tự viện và khoảng 300 ngàn vị sư ( tỳ kheo và sadi) đặt dưới sự quản lý tập trung của Giáo Hội, luôn luôn được Nhà nước tôn trọng và hỗ trợ. Trong Giáo hội có sự thống nhất về Tăng sự, Giáo dụcNghi lễ. Với một hệ thống lãnh đạoquản lý tập trung, mọi hoạt động của Giáo hội luôn được sự giám sát chặt chẽ ; kỷ luật, kỷ cương được bảo đãm duy trì; bên cạnh đó còn có một kênh truyền thông liên lạc của chính quyền từ trung ương đến cơ sở khắp các tỉnh thành trên cả nước có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi và giám sát mọi hoạt động của Phật giáo để kịp thời hổ trợ giúp đở. Từ thực tế này, chứng minh rằng, bao giờ tổ chức Giáo hội Phật giáo được sự hợp tác chặc chẽ của chính quyền nhà nước các cấp, thì lúc bấy giờ Phật giáocơ duyên thuận lợi được duy trì và phát triên bền vững và nhờ vậy Giáo Hội mới thực hiện xuất sắc vai trò của Phật giáo trong sự nghiệp đoàn kết nhân dân và công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, việc quản lí Giáo hội quá phụ thuộc vào một cơ chế lãnh đạo tập trung như thế, xét ra, lắm lúc khó có thể thỏa mãn kịp thời yêu cầu khẩn thiết và thích ứng với hòan cảnh xã hội đang nhanh chóng đổi thay.

Hiện nay Phật giáo Thái Lan đang cần có một sắc luật đổi mới của Giáo Hội, một sắc luật nhằm cải cách Giáo hội đang được dự thảo và đem ra thảo luận. Cơ chế quản lý điều hành chung của Gíao hội sẽ được thay đổi theo cơ chế chấp hành được gọi là Cơ chế Đại chúng (Mahaganissra).

* Trích phát biểu của ngài Hòa thượng GS.TS Thepsophon Dhammakosajarn, Viện trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Thai Lan, đọc trong hội nghị Quốc tế các quốc gia theo hệ phái Theravada tại Srilanka ngày 15/01/2003
HT Thiện Tâm dịch
Nguyên tác: Buddhism in Contemporary Thailand
(Phật giáo Nguyên thủy số 10)

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.