Tám Lý Do Chúng Ta Thương Yêu Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trong Ngày Sinh Nhật Của Ngài

07/07/20163:05 SA(Xem: 5910)
Tám Lý Do Chúng Ta Thương Yêu Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trong Ngày Sinh Nhật Của Ngài

TÁM LÝ DO CHÚNG TA THƯƠNG YÊU ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA,
TRONG NGÀY SINH NHẬT CỦA NGÀI 
Terry Turner - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -
Source-Nguồn: www.goodnewsnetwork.org - Bài Đăng Ngày: 6/7/2015

(8 Things We Love About The Dalai Lama On His 80th Birthday - Terry Turner - Posted: Jul 6, 2015)

 

dalai lama birthdayLỜI NGƯỜI CHUYỂN NGỮ:

Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh ngày 6/7/1935. Tác giả Terry Turner đăng bài viết nầy vào ngày sinh nhật thứ 80 của ngài, tức là ngày 6/7/2015. Như thế, ngày 6/7/2016 là ngày sinh nhật thứ 81 của ngài.

Hôm nay là ngày sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và ngài ăn mừng sinh nhật bằng 3-ngày hội nghị, trọng tâm nói về Lòng Từ Bi. Đức Đạt Lai Lạt Ma xử dụng ba ngày nầy để thuyết trình về đề tài giáo dục, về sự sáng tạo, và về sự biến đổi khí hậu.

Những buổi lễ hội bắt đầu vào ngày Chủ Nhật ở tỉnh Anaheim, tiểu bang California, với một hội đồng gồm có những người nổi tiếng, thí dụ như các diễn viên Hollywood Sharon Stone, và George Lopez, cũng như Shirin Ebadi, người Ba Tư (Iran) đoạt giải Nobel Hòa Bình.

Từ ngữ Tây Tạng "Lạt Ma" (lama) có nghĩa là một vị đạo sư, là một danh hiệu thích hợp cho một người đàn ông đã dành trọn cuộc đời ngài, giảng dạy cho chúng ta cách sống hạnh phúc. Để chúc mừng ngày sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi muốn nói đến tám lý do chúng ta thương yêu vị đạo sư sống hạnh phúc nầy.

1. KHI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THẮNG GIẢI NOBEL HÒA BÌNH, NGÀI NÓI RẰNG NGÀI KHÔNG CÓ GÌ KHÁC BIỆT VỚI MỌI NGƯỜI

Trong bài phát biểu nhận giải của ngài năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, "Không cần biết chúng ta từ nơi nào đến, chúng ta đều có căn bản giống nhau, vì chúng ta đều là con người. Chúng ta đều đi tìm hạnh phúc, và chúng ta không muốn bị đau khổ. Chúng ta đều có các nhu cầu căn bản giống nhau, và cùng có mối quan tâm như nhau. Tất cả mọi người đều muốn có tự do, và đều muốn có quyền quyết định vận mệnh của chính mình, và của dân tộc mình." 

2. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÓ SỰ ĐAM MÊ VỀ KHOA HỌC

Từ lâu lắm rồi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quan tâm đến khoa học. Ngay từ hồi còn bé, ngài đã tự học để sửa chữa những máy móc bị hư hỏng, từ các chiếc xe hơi cho tới những cái đồng hồ, và các máy chiếu phim. Vào tháng Chín, 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma có bài nói chuyện về thần kinh học của con người, và các chi tiết phức-tạp khác-biệt giữa tâm và cơ thể, đã khiến ngài trở thành một người hỗ trợ trong nhóm thành lập ra Trung Tâm Stanford, Nơi Nghiên Cứu Về Lòng Từ Bi Và Lòng Vị Tha.

3. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI RẰNG MỘT NGƯỜI ĐẠO ĐỨC, KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CÓ NIỀM TIN VÀO TÔN GIÁO

Vào năm 2009, trong buổi lễ khai mạc tại Trung Tâm Đạt Lai Lạt Ma, Về Các Giá Trị Đạo Đức Và Sự Chuyển Hóa, ở trong khuôn viên trường Đại Học MIT, ngài kêu gọi các giáo sư giảng dạy về đạo đức, và lòng từ bi, mà không dựa vào niềm tin tôn giáo

4. CÁC BÀI GIẢNG DẠY CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÓ ĐIỂM CHÍNH YẾULÒNG TỪ BI

Vào ngày Chủ Nhật ở Anaheim, ngài nói với các khán giả đang tu họp, là trong ngày sinh nhật 80 tuổi của ngài, điều ngài mong muốn duy nhấtmọi người thể hiện lòng từ bi của mình đối với người khác. Cuốn phim từ bài giảng của ngài về lòng từ bi, đã được đăng trên trang Facebook của ngài.   

5. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HIỂU BIẾT VỀ "SỨC MẠNH TRONG LỜI CHÀO HỎI ALOHA CỦA NGƯỜI HẠ-UY-DI (HAWAII)"

Đức Đạt Lai Lạt Ma mang thông điệp về hòa bình, cùng với lòng từ bi - và tính hài hước, có dấu ấn riêng biệt của ngài - đến Hạ-Uy-Di (Hawaii) vào tháng Tư, 2012, để kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa hai nền văn hóa. Tương tự như truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, nền văn hóa nguyên thủy của người Hạ-Uy-Di có phẩm chất tâm linh tự nhiên, và riêng biệt - và từ ngữ "Aloha" có ý nghĩa nhiều hơn là lời chào hỏi.  

6. HẦU NHƯ, CHÚNG TA LUÔN NHÌN THẤY ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA MỈM CƯỜI VỚI MỌI NGƯỜI

Thật ra, ngài là đồng tác giả cho một cuốn sách bán chạy nhất Hoa Kỳ, cuốn sách giải thích làm thế nào để chúng ta sống có hạnh phúc. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng "mọi hành động trong đời sống của chúng ta đều hướng tới mục đíchhạnh phúc." Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc chỉ bày cho chúng ta cách đối phó mỗi ngày với sự lo lắng, với sự bất an, với sự giận dữ, và với sự chán nản - và làm cách nào để chúng ta mỉm cười với mọi người thường xuyên hơn. 

7. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KHÔNG SỢ HÃI, KHI ĐỀ NGHỊ NHỮNG CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN "TÂM BÌNH AN"

Trong buổi nói chuyện ở Thủ Đô Hoa Kỳ vào tháng Bảy, 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị một kế hoạch để đạt đến mục tiêu là mang lại hòa bình cho thế giới, chúng ta hãy bắt đầu ở mức độ cá nhân, và nhờ các cảm xúc của lòng từ bi, mà mỗi người tìm thấy tâm bình an của chính mình.

8. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÙNG LÀM VIỆC VỚI CÁC LÃNH TỤ HỒI GIÁO, ĐỂ BÀN VỀ CHỦ NGHĨA TÔN GIÁO CỰC ĐOAN

Ngài đã phải thay đổi lịch trình bình thường của ngài, mà thông thường phải dự bị, và sắp xếp trước đó bảy năm, để chấp nhận một lời mời từ một cộng đồng Hồi Giáo vào tháng Tư, 2006, để thảo luận cách giảm thiểu chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, để kỷ niệm sự thống nhất, và để tố cáo sự bất khoan dung trong tôn giáo.

Source-Nguồn: http://www.goodnewsnetwork.org/8-things-we-love-about-the-dalai-lama-on-his-80th-birthday/

 

8 Things We Love About The Dalai Lama On His 80th Birthday
Terry Turner - Posted: Jul 6, 2015 - Source-Nguồn: www.goodnewsnetwork.org

 

Today is the Dalai Lama’s 80th birthday, and he’s celebrating it with a three-day forum centered around compassion. His Holiness is using the three days to lecture on education, creativity and climate change.

The festivities kicked off Sunday in Anaheim, California, with a star-studded assembly that included Hollywood actors Sharon Stone and George Lopez as well as Nobel Peace Prize winner Shirin Ebadi of Iran.

The Tibetan word “lama” means guru, a fitting title for the man who has dedicated his life to teaching us how to be happy. In honor of his 80th birthday, we’re bringing you eight more reasons to love this guru of happiness.

1. WHEN HE WON THE NOBEL PEACE PRIZE, HE SAID HE’S NO DIFFERENT FROM ANYONE ELSE

In his acceptance speech in 1989, the Dalai Lama said, “No matter what part of the world we come from, we are all basically the same human beings. We all seek happiness and try to avoid suffering. We have the same basic human needs and is concerns. All of us human beings want freedom and the right to determine our own destiny as individuals and as peoples.”

2. HE HAS A PASSION FOR SCIENCE

The Dalai Lama has long had an interest in science. As a child he taught himself to fix broken machines, from cars to clocks and movie projectors. He spoke in September, 2010 about human neurology and the intricate distinctions between mind and body that led him to be a founding benefactor for Stanford’s Center for Compassion and Altruism Research.

3. HE SAYS YOU DON’T HAVE TO BE RELIGIOUS TO BE ETHICAL

At the 2009 opening of the Dalai Lama Center for Ethics and Transformative Values on the MIT campus, he urged professors to teach ethics and compassion without a basis in religious belief.

4. COMPASSION IS AT THE CORE OF HIS TEACHINGS

He told the audience gathered in Anaheim Sunday, the only thing he wanted for his 80th birthday was that people exercise compassion toward one another. This video from his lecture on compassion was posted to His Holiness’ Facebook page.

5. HE LEARNED “THE POWER OF ALOHA”

The Dalai Lama brought his message of peace and compassion — and his trademark humor — to Hawaii in April, 2012, celebrating the coming together of two native cultures. Similar to the Tibetan Buddhist tradition, the indigenous culture of Hawaii has its own inherent spirituality – and “Aloha” means more than hello.

6. NEARLY EVERY TIME YOU SEE HIM, HE’S SMILING

The Dalai Lama actually co-wrote a best-selling book to explain how we, too can be happy. He says that “the very motion of our life is towards happiness.” The Art of Happiness shows us how to cope with day-to-day anxiety, insecurity, anger, and discouragement– and how to smile more often.

7. HE’S NOT AFRAID TO ASK FOR DIRECTIONS TO “INNER PEACE”

Speaking at the U.S. Capitol in July, 2011, the Dalai Lama suggested a roadmap to world peace that begins at an individual level, with each one finding inner peace by feeling compassion.

8. HE’S WORKED WITH MUSLIM LEADERS TO ADDRESS RELIGIOUS EXTREMISM

He broke his regular schedule, normally planned seven years in advance, and accepted an invitation from the Muslim community in April, 2006, to discuss how to mitigate religious extremism, to celebrate unity and denounce religious intolerance.



Đọc thêm:
Chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.