Nhà Sư Tây Tạng Vượt Bờ Tôn Giáo

29/07/20169:51 SA(Xem: 7765)
Nhà Sư Tây Tạng Vượt Bờ Tôn Giáo

NHÀ SƯ TÂY TẠNG VƯỢT BỜ TÔN GIÁO
Nguyên Giác

Dai su Chetsang Rinpoche tham Chua Tay Tang Binh Duong   thang 8_2015Bản tin sau đây viết về nhà sưdanh hiệu tôn quý His Holiness Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche, người hiện là Trưởng phái của dòng tu Drikung Kagyu, bản thân là cháu nội của vị Tể Tướng Tây Tạng có tên là Tsarong Dazang Dramdul (1888–1959), thường được học giới gọi tắt là  Tể Tướng Tsarong -- Minister Tsarong. Vị Tể Tướng Tsarong là cố vấn thân cận nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 (1876-1933) và là Tư Lệnh Quân Lực Tây Tạng khi quốc gia này chưa mất vào tay Trung Quốc. Tể Tướng Tsarong bị Hồng Quân TQ bắt vào tháng 3-1959, sau đó chết trong tù ở Lhasa. Tể Tướng Tsarong sinh thời đã đón nhận nhà sư Minh Tịnh Nhẫn Tế (1888-1951) từ Việt Nam sang trú ngụ và lưu học (1936-1937) tại nhà khách Tể Tướng.  

Một số anh chị em đệ tử dòng Drikung (trong đó có người là thành viên của Viet Nalanda) có cơ duyên với ngài Chetsang Rinpoche, cháu nội Tể Tướng Tsarong, đã cung thỉnh ngài tới thăm Chùa Tây Tạng Bình Dương hồi tháng 8/2015, nơi còn lưu giữ hình ảnh và áo mũ tỳ khuu Tây Tạng của Sư Ông Nhẫn Tế.

Sau đây là bản dịch bản tin “Tibetan monk who went beyond religion” (Nhà sư Tây Tạng, người bước qua bờ tôn giáo) của phóng viên Balan Moses, đăng trên báo The Malay Mail Online ngày 18-7-2016.

oOo

Drikung Kyabgon Chetsang 2KUALA LUMPUR, ngày 19-7-2016 ― Một vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng lưu vong đang thay đổi khuôn mặt tôn giáo xưa cổ này với một nghị trình đầy năng lực nhằm cải thiện đời sống và môi trường của những người mà vị sư này vẫn thường trực cầu nguyện cho.

Drikung Kyabgon Chetsang, người thiết lập dòng tu Drikung Kagyu lưu vong ở thị trấn Dehra Dun, Ấn Độ, sau khi đào tỵ ra khỏi quê nhà Tây Tạng năm 1975, đã đẩy những luống cày để tăng tốc cho Phật giáo đáp ứng nhu cầu thế kỷ 21.

Ngài đã khởi động một phong trào trồng trọt được quốc tế biết  với tên gọi Go Green & Go Organic (Sống Màu Xanh & Sống Hữu Cơ) tại thị trấn Ladakh, Kashmir (nơi còn gọi là Little Tibet, Tây Tạng Nhỏ), xuyên qua đó ngài hy vọng ngưng nạn hâm nóng địa cầu và ngăn cản tác hại đó bằng chương trình phủ màu xanh lên mặt đất.

Nhà sư kiêm đại sứ Đối Tác Vùng Núi Toàn Cầu Liên Hiệp Quốc (the United Nations Global Mountain Partnership ambassador) nói, “Quý vị phải cầu nguyện, nhưng quý vị cũng phải bước ra thế giới để biến đổi những cuộc đời xuyên qua phương pháp thực dụng để người dân hưởng lợi trong những cách thực dụng,” trong một cuộc phỏng vấn dài 45 phút hôm qua tại nơi nhà sư ngôn ngữ từ ái này bày tỏ một gắn bó với những người bên ngoài tu viện.

Nhà sư sắp 71 tuổi đã trở thành một “nhà cách mạng tôn giáo” với sức năng động mới trong đó sẽ làm Phật giáo gắn kết hơn với các Phật tử -- và những người tôn giáo khác. 

“Tôi bước vào chuyện này khởi sự khi tôi nhận ra từ nhiều năm trước rằng một dòng sông nước chảy tràn bờ trong nhiều năm đã cạn dần tới mức trở thành một dòng suối chúng ta có thể nhảy qua được,” nhà sư nói về một hiện tượng thiên nhiên như thể không tin được.

Đối với nhà sư Chetsang Rinpoche, đó là những gì xa thật xa so với những dòng sông chảy tràn ngập thời trẻ của ngài.

Thế rồi tiếp sau đó, lúc khác trong năm, là “mây tuôn xuống” mưa kinh hoàng trên những dân làng chưa quen với các trận lụt cuốn trôi cả các căn nhà của họ.

Thới tiết quá độ làm nhà sư nhận ra rằng cần có hành động khẩn cấp để ngừa trước sự tệ hại thêm của hiện tượng thiên nhiên.

Chính thời điểm đó, nhà sư nhận thêm cương vị người bảo vệ môi trường tại thị trấn đó và cả ở hải ngoại, nhường vai trò giảng dạy Phật pháp cho các nhà sư trẻ hơn, trong khi ngài đi khắp thế giới kêu gọi bảo vệ môi trường với nhiệt tâm tôn giáo.

Nhà sư trong bộ y màu vàng và đỏ, Trưởng phái một dòng tu có từ năm 1179, nói, “Tôi làm một số việc làm vì hòa bình và môi trường. Mọi người cũng phải làm như thế, bất kể tôn giáo nào, bất kể biên giới lãnh thổ nào hay bất cứ gì khác,” trong khi tôi phỏng vấn ngài trong một căn phòng khách sạn ở lầu 10 ở Kuala Lumpur.

Không khí lại quá nóng đối với một nhà sư đã quen với thời tiết lạnh gần đóng băng.

Nhà sư lứa tuổi thất thập này vừa trở về từ chuyến đi mệt nhọc tới Penang và Alor Star bên cạnh việc tham dự các sự kiện trong nghị trình ở Kuala Lumpur, trông không thấy vẻ mệt mỏi, mới là ngạc  nhiên.

Nhà sư này bước tới để xem xét nút vặn máy điều hòa không khí gắn nơi tường, cho thấy sự đơn giản của nhà sư này tới mức tận cùng.

Nhà sư Chetsang có vài điều tốt đẹp nói về chính phủ Ấn Độ, nơi đã bao cấp cho người dân công việc  phủ xanh môi trường.

Nhà sư này bây giờ tích cực kêu gọi trồng loại cây có tên là Sea Buck Thorn – loại cây sẽ giúp tăng kinh tế địa phương vì được dùng làm dược thảo và mỹ phẩm.

Nhà sư Chetsang Rinpoche, trưởng thành gần rặng núi Hy Mã Lạp Sơn nơi cao nhất thế giới, lo ngại vì ngày càng giảm lượng tuyết rơi ở vùng núi này (ít hơn 15% so với 30 năm trước).

Nhà sư nói, “Hâm nóng địa cầu đã ảnh hưởng thấy rõ ở Hy Mã Lạp Sơn. Tôi hiểu rằng những tảng băng lớn đã trôi về sông Yangtze ở Trung Quốc.”

Nhà sư cũng giỏi tiếng Quan thoại, nhưng ngài nói bằng tiếng Anh mà ngài đã học trong khi làm việc ở các tiệm thức ăn nhanh tại Hoa Kỳ trong thời trẻ của ngài, nói về những ‘tháp băng’ (các tảng băng nhân tạo) mà ngài và các nhà bảo vệ môi trường thiết lập trong suốt mùa đông để cung cấp nước cần thiết khi vào mùa xuân.

Nhà sư nói, “Chúng tôi thiết lập một hệ thống nơi nước mang xuống từ trên cao tới một dòng sông sẽ trở thành các tảng băng nơi thấp hơn để sẽ  trở thành nước dẫn thủy nhập điền khi thời tiết ấm lại.”

Chính phủ Thụy Sĩ muốn ngài giúp làm một hệ thống tương tự để giữ băng nơi đất nước này cũng cần có thêm nước cung cấp một thời gian trong năm.

Nhà sư nói, “Nhóm kỹ sư của chúng tôi tới Thụy Sĩ sau đó trong năm để chỉ về cách làm những tháp băng.”

Tâm nhìn xanh của ngài đã ảnh hưởng tới dân địa phương và các nhà sư dưới quyền ngài thế nào?

Khi còn trẻ đã ưa chơi bóng đá, cũng bơi rất nhiều những khi có thể trong khi đi lại để giữ thể lực, bên cạnh việc tập thể dục, nhà sư đã tổ chức một loạt các buổi họp với cộng đồng hồi 3 năm trước để cùng cứu môi trường.

“Tôi đã gặp các nhà sư ở các tu viện, các trường học và các viên chức chính phủ cùng với nhiều người khác, để lôi kéo mọi người vào dự án xanh,” nhà sư nói rằng cách trồng hữu cơ ngài đề ra đã được nông dân áp dụng.

Nhà sư cũng  nhiệt tâm với những cuộc đối thoại liên tôn vì “tất cả các tôn giáo phải làm việc vì hòa bình.”

“Sẽ không còn biên giới nữa, và sẽ không còn cổng rào giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Tất cả chúng ta – những người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo phải học về các tôn giáo khác. Làm cách nào chúng ta làm việc với nhau nếu chúng ta không biết lẫn nhau?”

Những gì chờ đợi trước mặt đối với nhà sư xông xáo kiêm người bảo vệ môi trường, người không có bao nhiêu thì giờ để làm việc ở Ladakh trước khi lên phi cơ để thực hiện các nhiệm vụ khác trên thế giới?

Nhà sư Chetsang Rinpoche có chương trình 10 năm “nếu tôi sống thọ như thế” trong đó có kế hoạch huấn luyện thế hệ kế tiếp để giữ các vai trò này.

Nhà sư rất là khác biệt này đã sẵn sàng tiếp tục để lại dấu ấn của ngài trên thế giới của Phật giáoxã hội nói chung với lòng đại từ bi cho nhân loại.

Nguyên văn: https://sg.news.yahoo.com/tibetan-monk-went-beyond-religion-012400335.html?soc_src=social-sh&soc_trk=fb







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.