Lá Bài Phật Giáo Tại Trung Quốc

28/05/20191:02 SA(Xem: 6359)
Lá Bài Phật Giáo Tại Trung Quốc

LÁ BÀI PHẬT GIÁO TẠI TRUNG QUỐC
(CHINE: ENJEU DU BOUDDHISME)  
Hoang Phong chuyển ngữ

 

            Trong lá thư tháng Năm 2019 của Viện Nghiên cứu Phật học (Institut d' Études Bouddhiques) tại Pháp, ngoài các mục thường lệ về nghiên cứu, thuyết trình, giảng dạy, giới thiệu sách báo mới, trong phần tin tức còn có một bài liên quan đến tình trạng Phật giáo tại Trung quốc: "Lá bài Phật giáo tại Trung quốc" (Chine: l' enjeu du Bouddhisme). Dưới đây là phần lược dịch và nếu cần tra cứu bản gốc của tài liệu này thì xin quý độc giả ghé vào trang mạng của Viện Nghiên cứu Phật học:

https://bouddhismes.net/index.php?option=com_content&view=article&id=197:chine-l-enjeu-du-bouddhisme&catid=12&Itemid=128

           

Xi-Jinping--panchen-lama
Tập Cận Bình và Lạt Ma Panchen

Nhiều khoản tiền đầu tư quan trọng trong kế hoạch thực hiện "Các con đường Tơ lụa mới" được dành để phát triển các nơi hành hương quan trọng nhất của Phật giáo nằm dọc theo các con đường này. Trong khi đó bên trong lãnh thổ Trung quốc thì chiến dịch chống lại tín ngưỡng - từ Phật giáo, Ki-tô giáo cho đến Lão giáo... - ngày càng gia tăng khốc liệt, khiến người ta không sao tránh khỏi liên tưởng đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa trước đây. Nhiều chùa chiền bị đóng cửa hoặc san bằng, các pho tượng tôn giáo bị đập phá. Nhiều ngôi chùa và nhà thờ bị trưng dụng làm nơi trình diễn văn nghệ ngợi ca các "phẩm tính căn bản của xã hội chủ nghĩa", và cũng là để ngăn cản các buổi hành lễ tôn giáo tại các nơi này. Mục đích của chính sách này chủ yếu nhắm vào Phật giáo Tây Tạng, gồm những người tu tập cùng các thể chế lâu đời của Phật giáo này...     

            Theo Emmanuel Lincot người sáng lậpđiều hành Phân khoa nghiên cứu về Trung quốc hiện đại (Études Chinoises Contemporaines) thuộc Viện Ki-tô giáo Paris (Institut Catholique de Paris) thì "chủ trương (phát triển các nơi hành hương tại Ấn độ) trên đây là để làm sống lại sự kết nối lâu đời [trong lịch sử] giữa Trung quốcẤn độ (qua mối dây của tín ngưỡng Phật giáo), thế nhưng thật ra phía sau thì lại che dấu nhiều dụng ý. Chủ trương trên đây là do chính Tập Cận Bình phát động vào tháng Năm 2015, trong dịp tiếp đón thủ tướng Ấn độ Narenda Modi viếng thăm Trung quốc, khi cả hai cùng đứng dưới chân Tháp Đại Nhạn (còn gọi là Chùa Đại Nhạn/Big Wild Goose Pagoda, do nữ hoàng Võ Tắc Thiên xây dựng năm 704) tại Tây An (Xi'an). Theo tôi (xin nhắc lại: tôi ở đây là Emmanuel Lincot khảo cứu gia tại Viện Ki-tô giáo Paris) nếu dựa vào các sự kiện xảy ra từ trước thì chủ tâm trên đây [của Tập Cận Bình] báo hiệu một sự bành trướng ảnh hưởng đầy tham vọng của Trung quốc đối với Phật giáo hải ngoại, và đồng thời cũng là cách mở đường khiến những người hành hương Trung quốc lộ diện để dễ bề kiểm soát họ. Qua góc nhìn đó thì văn hóa cũng như tôn giáo chỉ là các con cờ của một chiến lược tổng thể về chính trị mà thôi. Mặt khác chính quyền Bắc Kinh cũng tích cực thúc đẩy chiêu bài "quốc hữu hóa" các tôn giáo ngoại lai với mục đích biến chúng trở thành các "tín ngưỡng" của quốc gia mình (Khổng giáoLão giáo là các tín ngưỡng của Trung quốc, phát sinh và hình thành tại Trung quốc. Phật giáo, Tin lành, Ki-tô giáo La-mã... là các tín ngưỡng ngoại laiTrung quốc muốn "thuần hóa" và "tô điểm" thêm cho chúng các màu sắc và nghi lễ phù hợp với người Trung quốc hầu biến chúng thành những tín ngưỡng của mình. Thật ra nếu mở rộng tầm nhìn xa hơn ngược về lịch sử thì ngay từ những thế kỷ đầu tiên thì khi Phật giáo mới được đưa vào Trung quốc cũng đã phải thích nghi với nền văn hóavăn minh lâu đời của đế quốc này, và do đó đã bị biến đổi nặng nề, tách xa với Giáo Huấn của Đức Phật. Tiếc thay Phật giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như ngày nay đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung quốc, nhất là qua kinh sách Hán ngữ và các hình thức sinh hoạt đại chúng). Một khảo cứu gia đại học (gốc Trung quốc, lưu ngụ tại Pháp) là Je Zhe ( /Cấp Triết) trong một quyển sách xuất bản gần đây mang tựa " Tính cách hiện đại hóa và giai đoạn hóa của tôn giáo - Phật giáo Chan ngày nay qua góc nhìn Xã hội học" (Religion, modernité et temporalité. Une sociologie du Bouddhisme Chan contemporain, CNRS, 2016)" đã chứng minh hùng hồn cho các sự kiện trên đây" [các lời phát biểu này là của Emmanuel Lincot trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng Atlantico].

            Bitter Winter (Mùa Đông Cay Đắng) một tập san trên mạng chuyên nghiên cứu về tự do tôn giáonhân quyền tại Trung quốc, thường xuyên đưa tin về tình trạng tàn phá chùa chiền và đàn áp Phật giáo, nhất là đối với Phật giáoTâyTạng!

            Ngày 19 tháng Ba 2019, chính quyền Trung quốc cảnh giác thêm một lần nữa về việc người thừa kế Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV... Trong khi đó thì chính Ngài trong một cuộc phỏng vấn, lại xác nhận là người thừa kế mình sau này sẽ sinh ra trên đất Ấn, hoặc cũng có thể là dòng truyền thừa Đạt-lai Lạt-ma sẽ chấm dứt với sự ra đi của mình. Người xướng ngôn viên của Bộ Ngoại giao [Trung quốc] là Geng Shuang (耿爽/Cảnh Sáng) thì lại cho biết"Thể chế quy định việc tái sinh của các vị Đạt-lai Lạt-ma đã tồn tại từ nhiều trăm năm, phải được tôn trọng đúng theo luật phápquy chế Trung quốc, cùng các nghi thức tôn giáo và tập tục đã được quy định từ lâu trong lịch sử [...]. Chính quyền Trung quốc chủ trương chính sách tự do tín ngưỡng. Chúng tôi đã từng đưa ra các quy luật về tín ngưỡng cùng các quy tắc liên quan đến việc tái sinh trong Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi sẽ tôn trọng và bảo toàn việc thực thi đó..."

            Tiếc thay bàn tay áp đặt của chính quyền trung ương [của Trung quốc] đối với Phật giáo Tây Tạng nào có phải chỉ loanh quanh trong việc tranh cãi về sự tái sinh của các vị lãnh đạo đâu! Bên trong toàn "vùng tự trị" (tức là xứ Tây Tạng trước đây), những người Tây Tạng nghèo đói nếu muốn được [chính phủ] trợ cấp thì phải từ bỏ Phật giáo !

 

Tài liệu xem thêm

            Bài viết trên đây còn đưa ra thêm các tài liệu khác về vấn đề "pháp nạn" trên đây tại Trung quốc. Thật vậy không phải đây là lần đầu tiên pháp nạn xảy ra tại Trung quốc. Trên dòng lịch của đế quốc này Phật giáo đã nhiều lần bị ngược đãi, khủng khiếp nhất là vào thế kỷ thứ IX dưới thời nhà Đường, sau khi Phật giáo đã góp phần đưa nền văn minh Trung quốc lên chỗ tột đỉnh.

1- Trang mạng Buddhistdoor (tiếng Anh): Bắc kinh phủ nhận sự xác định của Đức Đạt-lai Lạt-ma về sự tái sinh sau này của Ngài trên đất Ấn (Beijing Rejects Dalai Lama’s Assertion that Next Incarnation May Be Born in India)

(https://www.buddhistdoor.net/news/beijing-rejects-dalai-lamas-assertion-that-next-incarnation-may-be-born-in-india)

2- Trang mạng Atlantico (tiếng Pháp): Trung quốc: cuộc chiến tranh dành sự tái sinh của Đạt-lai Lạt-ma sắp bùng nổ (Chine: la bataille pour le contrôle de la réincarnation de l’âme du Dalaï lama approche)

(ttps://www.atlantico.fr/decryptage/3564570/chine--la-bataille-pour-le-controle-de-la-reincarnation-de-l-ame-du-dalai-lama-approche-emmanuel-lincot)

3- Trang mạng Bitter Winter (tiếng Anh và Pháp): gồm nhiều bài:

a)  Cuộc chiến chống lại Phật giáo đang hoành hành (La guerre contre le Bouddhisme continue de faire rage/The War on Buddhism Continues to Escalate).

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/guerre-contre-bouddhisme-continue-de-faire-rage/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/the-war-on-buddhism-continues-to-escalate/

b) Chính quyền lợi dụng việc trợ cấp xã hội để chống lại những người theo Phật giáo Tây Tạng (Les autorités recourent à l'aide sociale contre les bouddhistes tibétains/Authorities Use Welfare Payments Against Tibetan Buddhists)
tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/aide-sociale-utilisee-contre-les-bouddhistes-tibetains/ 
tiếng Anh: https://bitterwinter.org/welfare-payments-used-against-tibetan-buddhists/

c) Đảng Cộng Sản Trung quốc ép buộc các nơi thờ phụng mang tính cách tín ngưỡng phải tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ (Le PCC impose des spectacles culturels sur les sites religieux/CCP Demands Cultural Performances at Religious Sites - Video)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/pcc-impose-spectacles-culturels-sur-sites-religieux/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/ccp-demands-cultural-performances-at-religious-sites/

d) Tại Trung quốc chùa chiền bắt buộc phải thờ phụng vị lãnh tụ chính trị Mao Trạch Đông

(Chine: les temples sont forcés d'adorer le dirigeant politique Mao Zedong/Statue of Mao Placed in Temples - Video)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/chine-temples-forces-dadorer-dirigeant-politique-mao-zedong/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/statues-of-mao-placed-in-temples/

e) Các pho tượng Phật giáo biến mất khắp nơi tại Trung quốc (Des statues bouddhistes disparaissent à travers toute la Chine/Buddhist Statues Disappearing Throughout China)

tiếng Pháp: https://fr.bitterwinter.org/statues-bouddhistes-disparaissent-a-travers-toute-la-chine/

tiếng Anh: https://bitterwinter.org/buddhist-statues-disappearing-throughout-china/

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 23.05.19

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.