Tây Tạng vẫn đau khổ vì những sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, không thể tưởng tượng

21/06/20193:28 CH(Xem: 2359)
Tây Tạng vẫn đau khổ vì những sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, không thể tưởng tượng

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

 Tây Tạng vẫn đau khổ vì 

những sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, không thể tưởng tượng

 

TÔI TIẾP TỤC DÂNG NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TÔI, đảnh lễ tất cả những người đàn ông và đàn bà can đảm ở Tây Tạng, những người chịu vô vàn thử thách và hy sinh thân mạng của họ cho vấn đề của dân tộc chúng tôi. Tôi bày tỏ lòng đoàn kết với những người Tây Tạng, những người đang chịu đựng đàn áp và đối xử tàn ác. Tôi chào mừng cả những người Tây Tạng ở trong nước và ngoại quốc, những người ủng hộ vấn đề của chúng tôi, và tất cả những người bảo vệ công lý.

Trong sáu thập niên, người Tây Tạng khắp Tây Tạng, được biết với cái tên Chokha Sum (kể cả những tỉnh U-Tsang, Kham, và Amdo)đã bị áp  lực phải sống liên tục trong tình trạng sợ hãiđe dọa và nghi ngờ, đối tượng để Trung Cộng trấn áp. Tuy thế, dân tộc Tây Tạng đã có thể duy trì niềm tin tôn giáo của họ, dân tộc tính vững chắc, và văn hóa đặc thù của họ, trong khi vẫn giữ lòng ngưỡng mộ lâu đời của họ cho tự do tồn tại. Tôi ngưỡng mộ lớn lao cho những phẩm chất này trong dân tộc chúng tôi và cho lòng can đảm bất khuất của họ. Họ làm cho tôi cảm thấy tự hào và toại nguyện vô cùng.

Nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ, và cá nhân khắp thế giớitrung thành với lý tưởng hòa bình và công lý, đã kiên trì ủng hộ cho vấn đề Tây Tạng. Trong mấy năm gần đây, các chính phủ và dân tộc của nhiều quốc gia đã thực hiện những động thái quan trọng biểu lộ sự đoàn kết của họ một cách rõ ràng, và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến họ.

Vấn nạn rất phức tạp của Tây Tạng liên hệ với những chủ đề khác như chính trị, xã hộinhân quyềntôn giáovăn hóa, dân tộc tính, kinh tế, và môi trường thiên nhiên. Đó là tại sao một sự tiếp cận toàn cầu phải được chấp nhận và thực hiện để giải quyết nó bằng việc đưa vào sự quan tâm của tất cả mọi phía liên hệ hơn là chỉ một nhóm đơn lẻ. Cho nên chúng tôi đã kiên định trong cuộc đấu tranh của chúng tôiủng hộ cho một chính sách lợi ích hổ tương của Trung Đạo, và chúng tôi đã thực hiện những nổ lực bền bĩ để đưa vào thực hành trong mấy năm nay.

Từ 2002, những đại diện của tôi đã tiến hành sáu buổi đàm phán với đối tác của họ ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để tiếp cận những vấn đề quan trọng này. Những buổi thảo luận toàn diện này đã giúp để xoa dịu những nghi ngờ nào đó và giúp chúng tôi giải thích những nguyện vọng của chúng tôiTuy nhiên, khi đi đến kết thúc, không có kết quả cụ thể nào. Trong mấy năm sau cùng này, Tây Tạng đã trải nghiệm một sự gia tăng đàn áp tàn bạo. Mặc cho những sự kiện bất hạnh này, quyết tâm và chí nguyệncủa tôi là theo đuổi chính sách Trung Đạo và tiến hành đối thoại với chính quyền Trung Cộng duy trìkhông đổi.

Một mối quan tâm lớn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là nó thiếu tính hợp pháp ở Tây TạngPhương pháp tốt nhất mà chính quyền Trung Cộng có thể sử dụng để làm mạnh vị thế của họ ở Tây Tạng phải là theo đuổi một chính sách có thể làm hài lòng người Tây Tạng và chiếm được lòng tin của họ. Nếu chúng tôi có thể hòa giải với người Trung Cộng bằng việc đi đến một thỏa thuận, thế thì như tôi đã tuyên bố nhiều lần, tôi sẽ cố gắng để hổ trợ dân tộc Tây Tạng cho việc ấy.

Ở Tây Tạng hiện tạido bởi vô số hành động được tiến hành mà không có tầm nhìn xa về phần của chính quyền Trung Cộng, môi trường tự nhiên bị tổn hại nghiêm trọng. Hơn thế nữa, do bởi chính sách di chuyển cư dân, nhân số không phải Tây Tạng đã gia tăng ồ ạt, làm giả thiểu người Tây Tạng bản địathành một dân tộc thiểu số tầm thường ngay chính trên quê hương của họ. Điều gì nữangôn ngữ, phong tục, và truyền thống Tây Tạng, vốn phản chiếu bản chất và đặc tính chân thật của dân tộc chúng tôi, đang trên tiến trình biến mất. Kết quả là người Tây Tạng thấy họ dần dần bị đồng hóa thành vào trong dân số của Trung Hoa.

Ở Tây Tạng, việc đàn áp tiếp tục với nhiều vi phạm trắng trợn, không thể tưởng tượng về nhân quyền, phủ nhận tự do tôn giáo, và chính trị hóa tôn giáo. Tất cả những việc này xuất phát từ việc thiếu tôn trọng dân tộc Tây Tạng của chính quyền Bắc Kinh. Đây là những chướng ngại quan trọng mà chính quyền Trung Cộng đang thiết lập phương pháp cho chính sách thống nhất đất nước của họ. Những chính sách này tách rời người Tây Tạng khỏi người Hán. Đó là tại sao tôi kêu gọi chính quyền Bắc Kinh chấm dứt chính sách này ngay lập tức.

Mặc dù những khu vực cư trú của người Tây Tạng được mệnh danh là những vùng tự trị, quận tự trị, làng tự trị, nhưng chúng tự trị trên danh nghĩa và trong thực tế chúng không thụ hưởng bất cứ thứ gì tự trị. Trái lại, chúng được cai trị bởi những người không biết gì về hoàn cảnh khu vực và bị thống trị bởi những gì mà Mao Trách Đông gọi là “chủ nghĩa dân tộc đại Hán”. Trong thực tế, những vùng được gọi là tự trị không được ban cho bất cứ lợi ích gì rõ ràng với sự quan tâm về dân tộc tính. Đây là những chính sách sai lầm, không tương ứng với thực tế, làm nên vô vàn tổn hại, không chỉ về những dân tộc tính khác biệt, mà cũng về sự thống nhất và ổn định của quốc gia Trung Hoa. Thật quan trọng cho chính quyền Bắc Kinh để tuân theo khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, “hãy tìm kiếm sự thật căn cứ trên các sự kiện,” đúng nghĩa của nó.

Chính quyền Trung Cộng chỉ trích kịch liệt tôi khi tôi đưa lên vấn đề lợi ích của dân tộc Tây Tạng trước cộng đồng quốc tế. Cho đến khi chúng tôi tìm ra một giải pháp lợi ích hổ tương, thì tôi có trách nhiệmđạo đức và lịch sử để tiếp tục phát biểu một cách tự do nhân danh cho tất cả những người Tây Tạng. Trong bất cứ trường hợp nào, mọi người biết rằng tôi đã về hưu bán phần vì đội ngũ lãnh đạo mới của cộng đồng Tây Tạng lưu vong đã được bầu cử tự do.

Trung Hoa đang phát triển và đang trở thành một cường quốc, cảm ơn cho tiến trình kinh tế quan trọng. Chúng ta hoan nghênh điều này với một tâm tích cực, hơn nữa đó là cơ hội cho Trung Hoa đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Thế giới đang chờ đợi với nhẫn nại để thấy những lãnh đạo Trung Cộng ngày nay sẽ áp dụng những khái niệm của họ về “xã hội hòa hiệp” và “phát triển hòa bình” như họ binh vực như thế nào. Phải có tiến trình trong việc tôn trọng luật pháp, trong sự minh bạch, và trong tự do ngôn luận và báo chí. Vì Trung Hoa là một đất nước với nhiều dân tộc, họ cũng nên được hưởng những quyền bình đẳng và tự do để bảo vệ bản sắc dân tộc tương ứng. đó là một điều kiện cho sự ổn định của quốc gia.

Ngày 6 tháng Ba, 2008, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố, “Sự ổn định của Tây Tạng liên quan đến sự ổn định của đất nước, và sự an ninh của Tây Tạng liên quan đến sự an ninh của quốc gia.” Ông thêm rằng chính quyền Trung Hoa nên bảo đảm sự cát tường của những người Tây Tạng và cải thiện những hành động của nó đối với tôn giáo và những nhóm thiểu số, trong khi duy trì sự hòa hiệp và ổn định của xã hộiTuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tương hợp với thực tế và chúng tôi yêu cầu nó được áp dụng.

Năm 2008, dân tộc Trung Hoa tự hào và nôn nóng chờ đợi khai mạc thế vận hội Olympic. Ngay từ đầu tôi ủng hộ ý tưởng Trung Hoa tổ chức thế vận hội. Vì một sự kiện thể thao quốc tế như vậy, đặc biệt là Olympic, đưa những nguyên tắc của tự do bày tỏ, bình đẳng và hữu nghị ngay phía trước. Trung Hoa nên chứng minh tính hiếu khách của họ bằng việc ban cho những quyền tự do này. Trong việc gửi đi những vận động viên, tôi cảm thấy rằng cộng đồng quốc tế nên nhắc nhở nhiệm vụ của Trung Hoa. Vài quốc hội, các cá nhân, và những tổ chức phi chính phủ khắp thế giới đã đưa ra nhiều sáng kiến, nhấn mạnh cơ may của vận hội này đã cho Trung Hoa khởi đầu một sự thay đổi tích cực. Thế vận hội không nghi ngờ gì nữa đã có một tác động lớn lao trong tâm trí của mọi người trong cộng đồng người Hoa. Cho nên thế giới nên tìm những phương cách để hành động một cách hăng hái nhằm để ủng hộ sự thay đổi tích cực ở Trung Hoa, ngay cả sau khi chấm dứt Thế vận hội.

Tôi muốn bày tỏ sự tự hào của tôi và chấp nhận về sự chân thànhcan đảm, và quyết tâm của dân tộc Tây Tạng ở Tây Tạng đã biểu lộ.  Tôi khuyến khích một cách năng động người Tây Tạng tiếp tục hành động một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp. Tôi thúc giục tất cả mọi dân tộc thiểu số ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, kể cả người Tây Tạng, có thể hưởng thụ những quyền hợp pháp của họ.

Tôi cũng muốn cảm ơn chính phủ và nhân dân Ấn Độ đặc biệt tiếp tục sự hổ trợ vô song của họ cho người tị nạn Tây Tạng và vấn đề Tây Tạng, và để biểu lộ lòng biết ơn của tôi với tất cả mọi chính phủ và tất cả mọi dân tộc đã tiếp tục ủng hộ cho vấn đề của chúng tôi.

Với lời cầu nguyện của tôi cho sự cát tường của mọi chúng sanh.

***

Những vấn đề được giải thích trong bài phát biểu này vào ngày 10 tháng Ba, 2008, cũng giống với những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tố cáo từ lúc Trung Cộng mới bắt đầu xâm chiếm Tây Tạng. Chúng đã trở nên ngày càng nguy hiểm tệ hại hơn qua năm tháng, và mặc cho sự hổ trợ của công luận quốc tế, hệ thống kềm kẹp của Trung Cộng kiểm soát đã không dừng lại.

Với mong ước đối thoại và đàm phán đã được trình bày bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều dịp – chẳng hạn như bài phát biểu trong chuyến du hành Đài Loan vào tháng Hai 1997, khi ngài thừa nhận rằng “cuộc đấu tranh của người Tây Tạng không hướng đến chống lại người Hoa hay Trung Hoa, nhưng trong một tinh thần chân thật của hòa giải và thỏa hiệp.”

Trung Cộng đã đáp lại những tuyên bố này bằng việc ban hành một lời kêu gọi đấu tranh bằng mọi cách có thể chống lại “cuộc vận động quốc tế của bè lũ Đạt Lai.” Trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ sáu tháng sau đó, vào tháng Mười 1997, Chủ tịch Trung Cộng, Giang Trạch Dân, đã tuyên bố tại Harvard: “Đức Đạt Lai Lạt Ma nên thừa nhận một cách công khai rằng Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và ông nên từ bỏ nền độc lập của Tây Tạng và chấm dứt mọi hành động hổ trợ trong việc tách rời nó khỏi mẫu quốc.”

Hai năm sau đó, vào năm 1999, trong một cuộc viếng thăm chính thức Pháp quốc, chủ tịch Trung Cộng lại lập lại những tuyên bố này, thêm rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nên thừa nhận rằng Đài Loan là “một tỉnh của Trung Hoa.” Và trong thông điệp hàng năm vào tháng Ba cùng năm, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã tuyên bố rằng Trung Cộng đã trở nên cứng rắn trong vị thế của họ khi bước vào những thảo luận với ngài.

Nếu nhằm để tiến tới trong đối thoại, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rất nhiều lần từ 1987 biểu lộ sự sẳn sàngcủa ngài để từ bỏ sự độc lập của Tây Tạng để ủng hộ cho vị thế của một khu tự trị thật sự cùng ở chungtrong Trung Hoa, đó không có nghĩa là ngài đang viết lại lịch sử của xứ sở ngài và thừa nhận sự dối trárằng Tây Tạng là một tỉnh cổ xưa của Trung Hoa.

Công luận quốc tế - đã biểu lộ ở trình độ cao nhất bằng thẩm quyền đạo đức của giải Nobel Hòa Bình – đã tiếp tục khuyến nghị Trung Cộng chấp nhận cánh tay đưa ra bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng áp lựcnày chỉ chọc giận những cán bộ của Trung Cộng, những người bày tỏ sự bực tức gia tăng của họ bằng một sự đàn áp nghiêm trọng hơn bao giờ hết ở Tây Tạng. Cuộc đối thoại Hoa – Tạng đã bị gián đoạntrong năm 1993 và không được nối lại cho đến 2002, khi một phái đoàn của Đức Đạt Lai Lạt Ma đi Trung Hoa và Tây Tạng với mục tiêu tái lập lại một sự tiếp xúc trực tiếp. Về sau, một sự trao đổi sâu sắc hơn giữa hai bên đã không xảy ra cho đến năm 2004.

Trong lời phát biểu chính thức vào ngày 10 tháng Ba, 2005, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, “tôi muốn một lần nữa tái bảo đảm với những người cầm quyền Trung Cộng rằng: khi tôi vẫn còn có trách nhiệmcho vấn đề Tây Tạngchúng tôi sẽ vẫn duy trì chí nguyện với con đường Trung đạo, vốn không đòi hỏi cho sự độc lập của Tây Tạng.” Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ sự lạc quan của ngài cho sự cải thiện dần dầnnhững sự trao đổi giữa những sứ giả của ngài và những người đối tác Trung Cộng của họ.

Tháng Bảy 2005, một cuộc gặp gở tại tòa đại sứ Trung Cộng ở Berne, Thụy Sĩ, đã gợi lên nhiều hy vọngkhi phái đoàn Trung Cộng cam đoan với những người Tây Tạng rằng Đảng Cộng Sản tán thành “tầm quan trọng rất lớn của những mối quan hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma.” Sau đó, vào tháng Hai 2006 và một lần nữa vào tháng Bảy 2007, trong những cuộc gặp gỡ mới ở Bắc Kinh, cả hai bên đều tuyên bố rằng họ đã xem lại những điều kiện cần thiết để giải quyết những bất đồng. Những sứ giả Tây Tạng đã nhấn mạnh tính cấp bách trong việc đối diện với những vấn đề căn bản, trong khi trình bày lòng mong ướccủa Đức Đạt Lai Lạt Ma được thực hiện một chuyến hành hương ở Trung Hoa.

Những cuộc đàm phán này là dài nhất và hứa hẹn nhất từ trước đến nay. Đó là tại sao, trong bài phát biểu vào ngày 10 tháng Ba, 2008, trong khi hối tiếc rằng những cuộc thảo luận đã chưa có những kết quả cụ thể nào, và rằng Bắc Kinh đã kiên trì trong cuộc chiến xâm lược nhân khẩu và sự vi phạm những quyền con người ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vui thích với tuyên bố của chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định rằng chính quyền Trung Cộng sẽ bảo đảm “sự cát tường của người Tây Tạng và cải thiệnnhững hành động của nó đối với tôn giáo và những nhóm thiểu số, trong khi duy trì sự ổn định và hòa hiệp xã hội.”

Nhưng trong những ngày tiếp theo đó, Lhasa đã nổi lên trong bạo động.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.