Thư Viện Hoa Sen

Ngài Pháp Sư Tịnh Không

27/07/20221:02 SA(Xem: 9461)
Ngài Pháp Sư Tịnh Không

NGÀI PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Biên Soạn: THÍCH ĐỒNG BỔN
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Pháp Sư Tịnh Không - Thích Đồng Bổn

Thế gian khối bảo (Ngọc báu thế gian) - Nhận thức lão pháp sư (Làm quen với lão pháp sư) Tại sao cần đọc quyển sách này? Hoa tộc truyền thế chi bảo ấn tỉ (Khổng Mạnh nhân nghĩa trung thứ,  Đại Thừa chân thành từ bi)

Ngày nay, con người hiện đại tiếp nhận nền giáo dục phương Tây còn truyền thống giáo dục của Trung Quốc thì bỏ đi không màng đến. Cái gốc của nền giáo dục truyền thống là đạo hiếu. Không học “Đệ tử quy”, không hiếu thuận cha mẹ, cái gốc của nền văn hóa Trung Quốc vì thế mà bị hủy hoại, nền văn hóa của dân tộc này cũng theo đó mà mất đi. Trong lịch sử, trái đất đã từng xuất hiện bốn nền văn minh cổ, trong đó ba nền văn minh đã mất đi, chỉ còn nền văn minh của Trung Quốc là còn tồn tại. Trong thời đại này của chúng ta nếu không ra sức cứu vớt nền văn minh ấy thì nó cũng sẽ theo đó mà diệt vong, đó cũng là một vấn đề lớn trong thời đạichúng ta sinh ra.  Chúng ta có thể cứu được Phật pháp, thì văn hóa truyền thống cũng cứu được, đó là một việc công đức vô lượng vô biên, nó giúp cho thế giới này hưng thịnh ngàn năm. Nếu như chúng ta không thể cứu được, thì thế giới này sẽ giống như lời dự báo của người phương Tây, sẽ có một ngày tận thế, cả thế giới sẽ hủy diệt. Bởi trong truyền thống văn hóa Trung Quốc Nho Đạo Thích là hi vọng và tiền đồ của cả nhân loại. Niềm hi vọng này nếu không còn, thế giới loài người tự nhiên sẽ diệt vong. Cho nên, chúng ta - những con người của thời đại ngày nay có một mối quan hệ to lớn với sự tồn vong của trái đất này. Ngày nay con người cần có một sự giác ngộ thật sự, nhưng người giác ngộ thật sự không nhiều. Những người giác ngộ này còn cần phải đồng tâm hiệp lực, hợp tác lẫn nhau để cứu vớt địa cầu.

Cứu vớt địa cầu cần những gì? Tiến sĩ người Anh Toynbee (Arnold J. Toynbee) nói, cần có hai yếu tốhọc thuyết Khổng Mạnh của Trung QuốcPhật pháp đại thừa mới có thể cứu vớt địa cầu. Trong học thuyết Khổng Mạnh chủ yếu là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, còn trong Phật pháp đại thừa thì chính là sự chân thành, đức từ bithực hiện Tịnh Nghiệp Tam Phước, Ngũ Giới, Thập Thiện, Lục Hòa, Lục Độ bao nhiêu đó cũng đã đủ, chúng có thể giúp chúng sanh giác ngộ, giúp mọi người hồi đầu. Cần có người có đại phước đức, đại trí tuệ thật sự mới có thể cứu được địa cầu. Phước đức trí huệ của chúng ta không đủ. Chúng ta biết rất rõ rằng tại sao xã hội ngày nay lại rơi vào hoàn cảnh thế này, làm sao để hóa giải, làm sao để xây dựng lại, chúng ta cũng biết cách để làm chẳng qua là do phước báo không đủ. Con người ngày nay không tin Phật pháp, không tin thánh hiền, không tin cha mẹ, thậm chí đối với bản thân mình còn không tin tưởng, càng không tin vào nhân quả. Họ không nhìn thấy thì nhất định không tin. Nhất định phải để họ nhìn thấy thật sự, cái thấy ấy chính là một tấm gương để họ nhìn vào. Phải tìm ra một tiểu khu, tiểu trấn, hay một thành thị nhỏ thật sự làm được, để mọi người thấy được thì họ mới thức tỉnh. Chúng ta cần thực hiện điều này. Người thật sự giác ngộ ngày nay không nhiều, trong số người ít ỏi đó, nhất định phải có sự tập trung về nhân lực, vật lực, tài lực mới có thể làm nên một tấm gương cho người đời noi theo.  (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)

Nam mô A-di-đà Phật

(Thích Tịnh Không)

Thượng Tịnh Hạ Không lão pháp sư:  một vị lãnh tụ tôn giáo thế giới, một bậc cao tăng đồng thời là một nhà giáo dục vĩ đại, một nhà hoạt động, xúc tiến cho nền hòa bình nhân loại, Nhất đại tông sư trong sự nghiệp giáo dục văn hóa truyền thống Trung Hoa ở các nơi trên thế giới. (hình Ngài cầm tích trượng)

Đời người cần có một vị thầy tốt

世不可一日無師 Thế bất khả nhất nhật vô sư (Thế gian không thể một ngày không có thầy)
族不可一日無師 Tộc bất khả nhất nhật vô sư (Dân tộc không thể một ngày không có thầy)
國不可一日無師 Quốc bất khả nhất nhật vô sư (Quốc gia không thể một ngày không có thầy)
家世不可一日無師 Gia bất khả nhất nhật vô sư (Gia đình không thể một ngày không có thầy)
人不可一日無師 Nhân bất khả nhất nhật vô sư (Con người không thể một ngày không có thầy)

 

ÁI TÂM BIẾN PHÁP GIỚITHIỆN Ý MÃN NHÂN GIAN 

愛心遍法界,善意滿人間)

Các bạn đồng học tôn kính: xin chào mọi người! Những năm gần đây, chúng ta đem tình thương gửi đến toàn thế giới, khẳng định tính người vốn là lương thiện (nhân sinh bổn thiện), người người đều có Phật tánh. Kì vọng mọi người đều biết tự yêu lấy mình, yêu người, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu thế giới, yêu chúng sanh. Ái, xuất phát từ tâm, lấy sự cảm thọ chân tâm làm nghĩa. Sự cảm thọ chân thành chính là ái (tình yêu thương). Chân thành bao dung hư không, nhân ái bao trùm sa giới, thực hiện tại nhân gian chính là thực hiện như đệ tử quy, thực hiện trong Phật pháp chính là thập thiện nghiệp đạo. Cho nên, từ bi biến pháp giới, thiện ý mãn sa bà. Tức là thập thiện nghiệp đạo bao trùm cả pháp giới, đệ tử quy giáo dục khắp ta bà. Ái chính là thực hiện viên mãn thập thiện nghiệp đạo, cũng là di sản văn minh thế giới. Ái chính là thực hiện viên mãn đệ tử quy, cũng là truyền thừa kinh nghiệmtrí tuệ của nhân loại. Ái chính là chân tâm, chân tánh, chân như, pháp tánh.

Ái chính là bổn tánh, bổn thiện, thuần tịnh, thuần thiện. Ái chính là chân lý, chân đế, sinh mệnh, vĩnh hằng. Ái chính là thần thánh, thượng đế, chân chủ, thánh linh. Ái (Tình yêu thương) sinh thànhdưỡng dục nên vạn vật trong vũ trụ, không một thứ gì không được sinh ra và lớn lên từ lòng yêu thương. Ái là căn nguyên của vạn phước, vạn năng, vạn đức. Nhất thiết Phật Thánh sở chứng sở đắc, tức thị tự ái Nhất thiết Phật Thánh sở giáo sở hóa, tức thị ái tha (chính là thực hiện thập thiện nghiệpđệ tử quy) Tất cả sự giáo hóa của thánh hiền, chính là sự giáo dục mẫu mực trong thập thiện nghiệp đạo và đệ tử quy, chúng xuất phát từ tình yêu chân thành. Tam tai là quả, tam độc là nhân. Thủy tai là quả, tham dục là nhân. Hỏa tai là quả, sân hoạn là nhân.

Phong tai là quả, ngu si là nhân. Địa chấn là quả, ngạo mạn là nhân. Cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si Tâm bình khí hóa, tai nạn tự tức Tâm thương yêu chân thành, không tạp xen điều bất thiện, người người hành thiện, nhà nhà an vui, tự nhiên sẽ không khởi tam tai chư nạn.

Tam học (giới định tuệ) tăng thượng, nhân ái lễ nhượng, thiên hạ hòa thuận, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, tự nhiên bách phước tề tựu, thiên tường vân tập. Đấy là hiệu quả viên mãn của nền giáo dục nhân ái của các bậc thánh hiền. Chân tánh của ta cũng tự nhiên hiển phát.

Nguyện cho việc học tập và nhận biết đệ tử quy cùng thập thiện nghiệp đạo của tôi được thập phần viên mãn. Lấy đó để hóa giải tất cả tai nạn, tất cả xung đột, đối lập, mâu thuẫn; tu hành đại pháp!

Kính chúc Chư ác mạc tác, tuế tuế bình an, chúng thiện phụng hành, niên niên như ý

Thích Tịnh Không kính hiến

Nguyên đán 2005

Địa cầu ngày nay nhiều tai nạn là bởi do tâm người bất thiện. Người phương Tây vứt bỏ tôn giáo, người phương Đông đánh mất lời dạy của thánh hiền. Thánh hiềntôn giáo là hai đại biểu cho cái thiện, khi triển khai kinh điển không lúc nào là không dạy bạn chớ nên làm điều bất thiện. Thiện căn có thể sinh ra tất cả điều thiện, hiếu thân chính là thiện căn, thành kính chính là thiện căn. Con người có ba thiện căn này thì vạn thiện đều sẽ sinh ra. Chúng ta đều dạy đạo hiếu cho người nước ngoài, Phật pháp Đại Thừa càng khiến bạn nhận thức rằng tất cả mọi ngườichúng tamột thể, tâm bao trùm thái hư, lượng khắp cả sa giới. Tôi yêu người thân của tôi, tất cả mọi người đều là người nhà, là thân thuộc, chỉ có thầm lượng như vậy mới có thể bao dung mọi tôn giáo, tộc quần (dân tộc) và tất cả nhân loại. (Sư phụ Thượng nhân pháp ngữ)

(Toàn thế giới một quyển nói về cuộc đời và các hình ảnh (họa truyện) về sư phụ cuối cùng đã ra đời, đại chúng xem như kinh Phật bái đọc)

LỜI TỰA

(sự cống hiến của một bậc thầy trong tám mươi tám năm qua)

Nhìn lại lịch sử nhân loại, mỗi lần đến những bước ngoặc lịch sử luôn xuất hiện một bậc hiền triết, vĩ nhân. Người ấy như một ngọn đèn sáng soi rọi trong biển khổ tăm tối, như người mang lại cho nhân loại phương hướng và hi vọng khi chơi vơi, vô trợ trong sinh tử. Bậc hiền triết ấy dùng tình thương vô hạn và tâm lượng quảng đại, trí tuệ viên mãn cũng như hành động của bản thân mà xả kỉ vị nhân, hóa giải mọi kiếp nạn của thế giới, dẫn dắt nhân loại bước ra khỏi tăm tối. Nếu như không có bậc hiền triết ấy xuất hiện, thì nhân gian sớm đã trở thành tù ngục. Giống như cổ nhân từng xưng tán Khổng tử rằng: “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ”. Lại nói, thế giới nhân loại ngày nay đang đến gần tới biên duyên của sự tồn vong đoạn tuyệt, những điều khủng bố, tai họa, tà ác, phóng túng, thống khổ, mê loạn cứ diễn ra với mức độ trước nay chưa từng có. Thế nhưng ngọn minh đăng cứu thế đang ở nơi đâu, mọi người khổ công tìm kiếm mà không gặp. Tập tranh này được ra đời với hi vọng giúp cho người khắp thiên hạ bất luận là tín ngưỡng gì, thân phận thế nào cũng đều bình tâm hòa khí mà nghiêm túc duyệt đọc, tin rằng độc giả sẽ cảm nhận được ngọn minh đăng cứu khổ cứu nạn, từ bi lân mẫn nhân loại đang ở trên tay của mình.

Ở vùng ngoại ô xa xôi xứ Cảng Thơm (Hongkong), có một cõi Tịnh Độ được bao bọc bởi một quẩn thể núi non, nơi đó đang hiện diện một bậc cao tăng đại đức đã tám mươi chín tuổi, Ngài là một bậc lãnh tụ tôn giáo thế giới - lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không. Ngoài việc tiếp kiến các vị khách đến từ các nơi trên thế giới, mỗi ngày Ngài đều dành ra bốn tiếng dồng hồ để giảng kinh dạy học nơi phòng thu, xưa nay chưa từng gián đoạn. Nội dung dạy học là kinh “Vô Lượng Thọ”. Một bộ kinh tối trọng yếu của tông Tịnh Độ. Đến năm nay đã trải qua mười bốn lần tuyên giảng. Tuy là kinh Phật, nhưng kinh giáo mà Lão pháp sư giảng có thể viên dung vạn pháp, bao trùm hết tất cả, người lấy trọng tâmtam giáo Nho Thích Đạo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, thông qua vệ tinh và mạng internet để truyền bá khắp thế giới. Theo sự thống kê chưa đầy đủ, toàn cầu ít nhất đã có hơn ba trăm triệu khán thính giả đang theo dõi việc giảng kinh dạy học của lão pháp sư. Trong lòng của trăm vạn đại chúng, Ngài như là hóa thân của Phật đà vào thời đại ngày nay, vì tất cả khổ nạn của chúng sanh mà khai thị giáo hóa không biết mệt mỏi, khiến người trong thiên hạ phá mê khai ngộ. Cho nên, người ngày nay tán thán rằng: “Thiên bất sinh lão pháp sư, trường dạ như vạn cổ”.  Nếu như đại chúng không nhận ra được lợi ích chân thật thì không thể nào phát ra lời tán thán tận đáy lòng như thế. Càng cảm động hơn chính là Phật giáo quả thật không phải là mê tín, mà là một nền giáo dục thần thánh của Phật đà. Nho, Thích, Đạo tam gia là nền giáo dục của thánh hiền, cấu thành nên trọng tâm của nền văn minh Trung Hoa vĩ đại, trải qua thiên vạn năm cho đến ngày nay chúng đã trở thành một bảo vật của Hoa tộc, mạch máu của dân tộc. Nhưng hiện nay khắp thế giới không lấy nền giáo dục của thánh hiền làm thầy chỉ đạo, không lấy mạch máu truyền thống ấy làm linh hồn, nhà đã sắp không phải là nhà, nước đã sắp không là nước, lòng người đọa lạc, tư tình túng dục, thị phi điên đảo, thiện ác bất phân, chúng chiêu cảm nên thiên tai nhân họa không ngừng xảy ra ở các nơi, nước nhà ô trược giang sơn tan vỡ, trời đất tăm tối, lòng người bất định, u ám một màu. Ngay tại thời khắc ấy, hằng ngày lão pháp sư vẫn không ngừng giảng kinh dạy học cho toàn thế giới, thật giống như một ngọn đèn cứu thế, giơ cao và chiếu khắp nhân gian từ vùng đất Hoa Hạ của chúng ta. Lão pháp sư là người Trung Quốc của chúng ta, thật thân thiết và tự hào biết bao. Điều mà mỗi ngày lão pháp sư giảng dạy, mỗi việc Người làm chính là tinh thần truyền thống của Trung Quốc, như: “Tồn hảo tâm, thuyết hảo thoại, hành hảo sự, tác hảo nhân”. Với sự giáo dục tốt đẹp ấy, trước mắt toàn thế giới chỉ có một mình đất nước chúng ta còn có, nó khiến cho người dân trong nước càng thêm tin tưởng, cho nên chúng ta càng có trách nhiệm, nghĩa vụ để người khắp trong thiên hạ đều biết đến công tác giáo dục của lão pháp sư. Đó không phải là phát minh của một nhà, cũng không phải là sáng tạo của một học thuyết, học phái, mà là chân lý nhân sinh vũ trụ đã tồn tại ngàn năm vạn thế của cổ thánh tiên hiền. Hoa tộc của chúng ta đã tương truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay, không tách rời khỏi vận mệnh quốc gia dân tộc giây phút nào. Nhận thức lão pháp sư, càng là để người trong thiên hạ hiểu và thực hành năng lượng chân chánh này. Trong lòng có tín ngưỡng thì cuộc sống có điểm tựa, quốc giachánh đạo. Phàm là người trong nước, phàm là người Hoa trong thiên hạ, ngay tại thời loạn thế trôi nổi bất định cần suy nghĩ kĩ mà phản tỉnh. Nên nhận lấy tổ tông mình mà quay về với Hoa tộc tử tôn.  Ngày nay, mục đích duy nhất của việc phổ cập nền giáo dục thánh hiền chính là giáo dục tốt con người, chỉ có giáo dục tốt, con người mới khôi phục lại lương tâm, ngàn nhà vạn hộ mới hòa thuận thương yêu nhau, quốc gia dân tộc mới thái bình an định, giấc mộng Trung Quốcphục hưng dân tộc mới trở thành hiện thực. Vấn đề hiện nay chính là nền giáo dục của cổ thánh tiên hiền đã đoạn tuyệt hơn một trăm năm, người khắp thế giới đối với nền giáo dục ấy tương đối lạ lẫm, kết quả dẫn đến việc hỗn loạn trong tiêu chuẩn về thiện ác, thị phi, đẹp xấu, trí tuệngu si, tạo nên vô số tai nạn, đối diện với mối họa khôn lường. Nhận thức lại nền giáo dục của thánh hiền đã trở thành một việc lớn quan trọng hàng đầu. Ý nghĩa của tập tranh này cũng chính là vì thế, đấy quả thật là điều trước nay chưa từng có.

Ngày nay, không chỉ người Hoa mà khắp thiên hạ tất cả mọi người đều có đại phước báo. Chúng sanh gặp được nhân duyên thù thắng ngàn năm khó gặp. Nên biết rằng tính ngược lại đến năm 1958, lão pháp sư đã giảng kinh dạy học hết 57 năm chưa từng gián đoạn. Đó là một việc hiếm có trong lịch sử nhân loại. Thế giới công nhận rằng Đức Phật Thích-ca-mâu-ni thuyết pháp vào thời cổ xứ Ấn Độ hết 49 năm là thời gian giảng kinh dạy học lâu nhất. Lão pháp sưđệ tử của Phật, đã vượt qua được thầy của mình, thật là hậu sanh khả úy. Người không những vượt qua về thời gian, mà còn về không gian nữa, bởi vệ tinh và sóng truyền hình đã giúp việc dạy học của Người đến với mọi nơi trên toàn thế giới. Cho nên nói lão pháp sư là một nhà giáo dục cừ khôi nhất lịch sử nhân loại, đó không phải là lời tán thán quá mức. Kinh Phật nói: “Tòng minh sư thọ giới, chuyên tín bất phạm”, đó mới là đại đạo cát tường, hạnh phúc. Mà gặp được minh sư lại không thừa nhận, không tin tưởng thì há chẳng là việc tổn thất to lớn nhất đời đấy sao? Nên biết rằng, đời người cần có một vị thầy tốt.

Đại chúng đều biết, lão pháp sư không phải là một nhân vật cổ xưa trong lịch sử, Ngài vẫn sống bên cạnh chúng ta ngày nay, chỉ cần mở ra kênh truyền hình giảng kinh dạy học hay đăng nhập vào các trang mạng thì Ngài lập tức xuất hiện trước mắt chúng ta. Chỉ cần tín thọ phụng hành, nghiêm túc tu học, mỗi một người, mỗi một gia đình cho đến cả một dân tộc, cả thế giới đều sẽ thay đổi từ đây, chuyển nguy thành an. Cho nên tập tranh này, không phải là một sự kết thúc mà là một sự khởi đầu. Bởi nó càng giống như là một quyển sách hướng dẫn của nên giáo dục thánh hiền, dạy ta bỏ ác hành thiện, giúp ta tin tưởng khắp thiên hạ, tử tôn đời sau, vô số người sẽ thay đổi vận mệnh nhờ vào tập sách này, tâm tưởng sự thành, hạnh phúc mỹ mãn, đăng đường nhập thất, thành thánh thành hiền.

Cổ nhân cảm thán thánh nhân: “Ngưỡng chi di cao, tán chi di kiên” (仰之彌高,鑚之彌堅). Với tư cách là người biên tập quyển sách chúng tôi rất đồng cảm đối với một bậc hiền triết vạn thế khó gặp này, trí tuệ của Người, cảnh giới của Người, đức từ bi của Người, tâm lượng, tầm nhìn, học thức của Người thật khó mà đo lường bởi hàng phàm phu, càng không thể gói gọn trong một quyển sách mà ghi lại một cách viên mãn. Bởi giới hạn về số trang của tập sách, trong số hàng vạn hình ảnhkinh giáo như biển rộng của Người, chúng tôi đã cố gắng tuyển chọn, tận lực mở ra cánh cửa của nền giáo dục thánh hiền, lượt thuật ân đức giáo dục một đời của lão pháp sư. “Tám mươi tám năm bao thăng trầm, một lòng tận lực độ chúng sinh” (八十八載雲和月,殫精竭慮救蒼生 bát thập bát tải vân hòa nguyệt, đàn tinh kiệt lự cứu thương sanh). Nay đã hình thành nên một tập sách trên tay độc giả, tập sách đã chuyên chở cả một đời từ tâm, một điềm cát tường của đất nước, một vật báu của thế giới, tin rằng quý độc giả sẽ cảm ngộ được đại ân, đại đức, xúc động tận đáy lòng, đời này kiếp này thật không biết lấy gì để báo đáp.

Từ cựu nghinh tân, cuối năm giáp ngọ 2015

Biên giả tác lễ kính bạch

 

 

MỤC LỤC

TỪ QUANG PHÁP ẢNH  15

BÁT THẬP  BÁT TẢI VÂN HÒA NGUYỆT  122

ĐỨC BỊ HOÀN VŨ  244

TĂNG TÁN TĂNG  603 VÔ LƯỢNG THỌ  666

pdf_download_2
Pháp Sư Tịnh Không - Thích Đồng Bổn


 

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: