Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

03/02/20211:00 SA(Xem: 3465)
Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

 

Lời giới thiệu

Đạo Phật vốn du nhập vào nước Nga khá sớm, từ những năm đầu thế kỷ mười bảy. Có lẽ đạo Phật du nhập qua cửa ngõ vùng Siberia, Những nước cộng hòa thuộc liên bang Nga như: Buryatia, Kalmykia, Tuva.., là những nước rất sùng đạo Phật, thậm chí còn cón thể coi như quốc giáo. Đạo Phật ở Nga được xem như là một tôn giáo truyền thống, một di sản văn hóa lịch sử. Ngày nay đạo Phật truyền bá rộng rãiphổ biến ở nước Nga. Tôi có kết bạn với một cô Phật tử người Nga, ban đầu cô ấy là một tín đồ chính thống giáo, nhưng sau khi đọc một ít tài liệu khái quát về Phật giáo và cô ấy đã thay đổi, theo lời cô ấy thì” Một sự hoan hỷ và truyền cảm như trỗi dậy từ trong tiềm thức”. Cô ấy bày tỏ cảm tưởng trên trang cá nhân về quá trình đến với đạo Phật và sự lợi ích của Phật pháp đối với cô ấy Tôi nhận thấy hấp dẫn nên dịch sang tiếng Việt để tặng những bạn không đọc được tiếng Anh, nguyên bản cô viết bằng hai ngôn ngữ Nga và Anh. Đạo Phật ở Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Lào… hay ở các nước Âu – Mỹ thì chúng ta chẳng lạ gì, nhưng nói đạo Phật ở Nga chắc có không ít người ngạc nhiên, quả đúng như vậy, đạo Phật đã đến với nước Nga đã bốn thế kỷ rồi, phần lớn theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Mông Cổ… Gần đây có thêm những đạo tràng tu tập theo truyền thống Thái Lan và nam truyền. Cô Natalia Petrunina là một Phật tử tu học theo truyền thống này

 

NATALIA PETRUNINA –
MỘT NỮ PHẬT TỬ NGƯỜI NGA

 

Natalia Petrunina 01
Natalia Petrunina

Cho đến hôm nay là tròn năm năm tôi đã tu tập thực hành thiền và tôi rất hoan hỷ với sự kiện này.Tôi muốn chia sẻ đường lối học Phật pháp ( với các bạn hữu duyên). Lúc ban đầu tôi đã từng không nghĩ rằng những chỉ dạy của đức Phật sẽ in dấu ấn thât sâu cuộc đời tôi.

Tôi nhớ có lần đã gõ trên trang Yandex” Phật giáo và những chỉ dạy của đức Phật là cái quái gì vậy?”và khi tôi đọc vài hàng chữ về đạo Phật, môt vài khái niệm tổng quát và sau đó tôi cảm nhận rằng hầu hết đây là những chỉ dẫn tuyệt vờidĩ nhiên là những chỉ dạy ấy đã đi vào cuộc đời tôi và điều đầu tiên tôi cảm nhận là tự trong tiềm thức, tại thời điểm này, tôi vẫn là một tín đồ thiên chúa chính thống, trong hai năm rưỡi cuối cùng tôi vẫn tham gia hoạt động trong đời sống của nhà thờ chính thống giáo. Tôi có mặt ở nhà thờ một cách thường lệ và tiếp nhận của cộng đồng. Tôi đọc kinh cầu nguyện rất nhiều, tôi thêu những biểu tượng của chính thống giáo bằng những hạt cườm và dĩ nhiên là tôi tuân theo những điều răn dạy luân lý tâm linh, những điều răn của kinh thánh. Ở nhà thờ tôi đã cảm nhận được sự yên tĩnh và an hòa tuyệt vời nhưng tôi vẫn có rất nhiều những câu hỏi về tính chất chính thốngcuối cùng thì cái gì sẽ dẫn dắt tôi đến với tâm linh một cách chính xác nhất?



“Tôi sẽ làm cái gì để cho trái tim được cảm nhận tốt nhất”? (lúc đó tôi vẫn tin rằng linh hồn tồn tại vĩnh viễn, không bao giờ thay đổi), chỉ cầu nguyện thôi ư? Tôi có thể làm được gì cho bản thân?tin ở thượng đế? Vì sao tín đồ thiên chúa không chấp nhận có kiếp quá khứ? vv… vì vậy tôi đã đọc những chỉ dạy của đức Phật, tôi đã đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, có biết bao nhiêu là sự tương ứng phù hợp với thế giới quan trong tôi, bao nhiêu là tin tưởng từ những lời dạy đã truyền cảm hứng cho tôi và tôi đã mong muốn thực tập những chỉ dạy ấy biết bao, và đấy là lý do tại sao tôi cố gắng thử thực hành thiền, sau đó chỉ duy nhất một từ “ thử”.

Tôi nhớ lại khi ở nhà một mình, tôi lên youtube  để tìm những video với chủ đềThực hành thiền như thế nào?”Và nó chỉ dẫn cách tiến hành ngồi riêng một mình trong tư thế hoa sen (kiết già toàn phần), ngồi thiền trong hai mươi phút mà không có chú ý đến bất cứ một tiêu điểm đặc biệt nào, chỉ đơn giản ngồi và chấp nhận thực tế như thế. Tôi sắp xếp thời gian và ngồi mỗi lần hai mươi phút, hoàn toàn tự nhiên mà không có bất cứ vấn đề đặc biệt nào với tôi. Tôi nhận ra rằng bạn không phải chỉ thiền định một lần và sau đó tôi hành thiền một cách đều đặn ít nhất là một năm.

Lúc mới bắt đầu chỉ tập năm phút, dần dần tăng thêm thời gian, sau đó thì tôi mới học được cách thiền định đúng đắn. Tôi đã bắt đầu đọc tốt hơn về văn hóa và chỉ dạy của đức Phật. Sau đó tôi gặp được những pháp hữu. Tôi quy y tam bảo, quay về nương tựa Phật pháp tăng thông qua ba khóa tu thiền, chương trình của tôi vượt xa giới hạn. Tôi tham gia vào việc xây dựng một tu viện Phật giáo và như thế trong năm cho đến tận bây giờ, không chỉ là thường xuyên thiền định, những chỉ dạy tốt đẹp của đức Phật đã trở nên vững chắc trong đời tôi.

Dịch Việt: Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 01/2021

Natalia Petruninameditation




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.