Thư Viện Hoa Sen

Bí ẩn sau bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy

10/06/20213:19 CH(Xem: 6152)
Bí ẩn sau bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy
BÍ ẨN SAU BỨC TƯỢNG PHẬT BAMIYAN
BỊ TALIBAN PHÁ HỦY

(Thanh Tâm)

Trước khi bị Taliban phá hủy, hai bức tượng Phật Bamiyan, Afghanistan - di tích này từng được coi là hai pho tượng Phật đứng lớn nhất trên thế giới, một bức cao 53m, một bức cao 38m, được khắc sâu vào vách sa thạch ở Bamiyan (Afghanistan) vào thế kỷ thứ 5.

Hai tượng Phật 1.500 năm tuổi đã bị phá hủy như thế nào? 

tượng Phật Bamiyan 1Hình hai bức tượng Phật tại Bamiyan vẽ bởi Alexander Burnes năm 1832. Ảnh: Wikipedia.

Chúng ta có thể nhận thấy nhiều công trình kiến trúc vô giá, trong đó nhiều công trình đã được UNESCO công nhận là si sản thế giới, đã bị con người tàn phá tại Syria, Afghanistan, Iraq, Libya... 

Tháng 3.2001, phiến quân Hồi giáo cực đoan -  Taliban đã dùng thuốc nổ đánh sập cả hai pho tượng Phật cổ trước sự bất lực của cả thế giới

Hai pho tượng Phật cổ đó được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, miền Trung Afghanistan từ năm 507 đến 554, một bức tượng cao 53 m, còn một bức cao 38 m.

Hai pho tượng này là biểu tượng cho phong cách điêu khắc pha trộn cổ điển của nghệ thuật Gandhara (nền nghệ thuật được trộn lẫn giữa sự tinh tế của phương Tây và nét hài hòa của phương Đông, đặc biệt là nghệ thuật Phật giáo). 

Ngay khi nắm quyền kiểm soát thung lũng Bamiyan năm 1997, Abdul Wahed, một chỉ huy cao cấp của Taliban, đã gửi thông báo rằng trước sau gì họ cũng sẽ phá hủy các tượng Phật. Ngày 2.3.2001, lãnh đạo Taliban Mullah Mohammed Omar ra lệnh đặt chất nổ vào 2 pho tượng để phản đối việc quốc tế viện trợ tiền bạc để duy tu, bảo trì 2 bức tượng quý trong khi dân chúng Afghanistan đói khổ.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Omar nói: “Tôi không muốn tiêu diệt các tượng Phật ở Bamiyan nhưng sau khi một số người nước ngoài đến gặp tôi và cho biết họ muốn tiến hành công việc sửa chữa chúng do hư hại vì mưa gió tôi thật sự bị sốc. Tôi nghĩ họ thật nhẫn tâm khi chẳng quan tâm đến những người Afghanistan đang chết đói mà lại lo cho các bức tượng Phật, một đối tượng không có sự sống. Điều này là cực kỳ tồi tệ và tôi đã ra lệnh phá hủy chúng”.

tượng Phật Bamiyan 2Tượng Phật tại Bamiyan trước (1963) và sau khi bị Talisban phá hủy (2008). Ảnh: Wikipedia.

Ban đầu, các binh lính Taliban đã dùng súng phòng không và cả pháo binh nã liên tục vào 2 bức tượng gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng không thể phá hủy hoàn toàn.

Sau đó, Taliban phải đặt mìn chống tăng phía dưới chân tượng tạo lỗ hổng, sau đó các chiến binh đu mình trên vách núi để đặt mìn vào các lỗ hổng trên thân tượng. Cuối cùng, một tên lửa được sử dụng để phá hủy hoàn toàn phần đầu tượng. Khi pho tượng Phật hoàn toàn bị phá huỷ, Taliban tổ chức ăn mừng. Chúng bắn súng chỉ thiên, nhảy múa ca hát và thịt 9 con bò để làm lễ hiến tế.

Tổng giám đốc UNESCO lúc đó là Koichiro Matsuura đã gọi sự hủy diệt này là: “Một tội ác chống lại nền văn hóa của cả loài người. Thật khả ố để tàn phá lạnh lùng và tính toán các tài sản văn hóa đó - những di sản của người dân Afghanistan và thực tế là của toàn thể nhân loại”.

Những điều bí ẩn bên trong tượng Phật

tượng Phật Bamiyan 3Các nhà khoa học đã tìm thấy các bức tranh sơn dầu lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia.

tượng Phật Bamiyan 4Bản kinh Phật trên lá bối 2.000 năm tuổi tìm thấy tại Bamiyan, Afghanistan. Ảnh: Ông Siam Saenkhat cung cấp.

Một phát hiện quan trọng khác được tìm thấy trong hang động là một bản kinh Phật gốc tiếng Phạn pratītyasamutpāda Sutra. Đây là một văn tự cổ về kinh Phật được in trên vỏ cây bạch dương. Kỳ thú nữa là trong một tay nải có chứa ba chuỗi tràng hạt bằng gốm, một con dấu bằng đất sét, một tấm kim loại nhỏ có hoa văn hình chim và hoa.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ đã tìm hiểu được cách người xưa kỳ công chạm khắc bức tượng, bước đầu các công nhân đã chạm sơ bộ hai pho tượng Phật vào vách đá. Sau đó, những người thợ đã phủ một lớp hỗn hợp được làm từ bùn, rơm và lông đuôi ngựa đắp thành trang phục rồi tô màu. Tượng Phật lớn được sơn bằng cánh kiến đỏ, còn tượng Phật nhỏ được sơn bằng nhiều chất liệu màu.

tượng Phật Bamiyan 5Đứng từ xa nhìn lại cũng dễ dàng thấy hình ảnh bức tượng Phật chứng tỏ sự to lớn của bức tượng này.

Cả hai bức tượng đều có tổng cộng khoảng 3.000 miếng vữa trát bên ngoài cùng với các chốt bằng gỗ, dây thừng quấn quanh pho tượng để giữ chắc phần đắp trát. Khí hậu khô hanh ở Afghanistan và độ sâu của hốc đá đã bảo vệ tốt pho tượng và giúp bảo quản phần mộc của công trình.

Năm 2008, các nhà khảo cổ đã khai quật một điểm ở gần vị trí tượng Phật với hy vọng tìm kiếm một bức tượng Phật huyền thoại khổng lồ mà họ tin là đang ở đâu đó quanh khu vực này. Bức tượng khổng lồ được cho là cao 300m, được đề cập đến trong một văn tự cổ.

Sau khi hai pho tượng khổng lồ tại Bamiyan bị phá huỷ thì chính quyền Taliban cũng bị diệt vong và người ta đã tin rằng đấy là sự trừng phạt dành cho phiến quân Taliban.

Cam kết khôi phục lại các bức tượng
Chính phủ Nhật Bản, Thụy Sĩ cùng nhiều quốc gia khác đã cam kết xây dựng lại các bức tượng Phật bị Taliban phá hủy.
Tháng 5.2002, một bức tượng Phật gần giống với bức tượng ở Bamiyan được chạm khắc trên ngọn núi ở Sri Lanka. Từ mùa hè năm 2006, chính phủ Afghanistan đã quyết định xây lại các bức tượng nhưng chưa thống nhất thời điểm.
Để chờ quyết định, UNESCO đã tài trợ dự án 1,3 triệu USD để thu thập, phân loại các khối đất sét, thạch cao và những tảng đá hàng tấn của các bức tượng bị vỡ vụn. Tháng 3.2011, tại Paris (Pháp), nhóm chuyên gia UNESCO đã có cuộc thảo luận về số phận 2 bức tượng ở Bamiyan. Theo tính toán, các mảnh vỡ của tượng Phật sẽ được ráp nối lại bằng việc sử dụng hợp chất silicon. Tuy nhiên, nhà hoạt động nhân quyền Abdullah Hamadi cho rằng nên giữ nguyên dấu vết di tích bị tàn phá để công chúng thấy rõ sự cuồng tín của Taliban.




Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: