Robert Chalmers (1858-1938)

27/03/201112:00 SA(Xem: 10623)
Robert Chalmers (1858-1938)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT. Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

ROBERT CHALMERS (1858-1938)

robert_chalmersSinh ngày 18-08-1858 tại Anh quốc, Robert Chalmers:

- Tốt nghiệp Tiến Sĩ Văn Chương (D. Litt.) tại Đại học Oxford (miền trung nam nước Anh).

- Hội viên trường Oriel College (thành lập năm 1326 thuộc đại học Oxford).

- Hội viên Bảo Tàng Viện Anh quốc (Trustee of the Brit- ish Museum).

- Hội viên Hàn Lâm Viện Anh quốc (Fellow of the British Academy).

- Chủ tịch Hội Hoàng Gia Á Châu (President of the Roy- al Asiatic Society).

Robert Chalmers là con trai độc nhất của ông John và bà Juliet Chalmers. Khi còn nhỏ, ông được gia đình gửi đến học trường City of London. Năm 1877, ông ghi tên nhập học trường Oriel College. Đầu tiên ông chọn học môn cổ điển (classics); sau ông bỏ ngành cổ điển, chọn khoa học làm môn chính và môn phụ là sinh vật học (biology). Có lần ông định đổi sang học ngành bác sĩ y khoa (medicine).

Năm 1822, ông đỗ đầu trong kỳ thi vào trường Hành Chánh Dân Sự Cao Cấp (Higher Administrative Division of Civil Service) để học ngành tài chính (Treasury). Ông tiến rất nhanh, xuất sắc về các môn kế toán và thống kê. Năm 1903, ông nhận giữ chức vụ Phó Thư Ký (Assistant-Secretary) và sau đó Trưởng Phòng Kế Toán (Accountant-General) ở Bộ Hải Quân. Năm 1907, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch suốt 4 năm ở Sở Thuế Vụ Nội Thương (Board of Inland Revenue) tại Anh quốc. Robert Chalmers lập gia đình lần đầu tiên năm 1888 với Maud Mary, con gái ông J.G. Forde Piggott. Bà này qua đời năm 1923 có được với Chalmers ba người con, hai trai một gái. Hai người con trai, một gia nhập quân đội, và người kia làm luật sư. Cả hai đều hy sinh trong trận thế chiến thứ nhất năm 1915. Năm 1935, R. Chalmers tái kết hôn với Iris Florence, con gái của ông John Biles và là quả phụ của giáo sư R. Latta. Nhưng lần thứ hai lập gia đình này, R Chalmers không có người con nào.

Nghiên Cứu Phật Giáo Qua Thánh Ngữ Pali Trong Thời Gian Làm Thống Đốc Xứ Tích Lan

Một trong những lý do khiến R. Chalmers muốn đến Tích Lan (Sri Lanka) - nơi có nhiều chư Tăng, học giả thông suốt tiếng Pali, là vì ông thích nghiên cứu thánh ngữ này khi ông còn theo học tại trường Hành Chánh, như trong một đoạn thư viết dưới đây của ông H. Butterfield, tổng thư ký trường Pe- terhouse College (thành lập năm 1824 thuộc Đại học Cam- bridge, Anh quốc) cho biết:

Tôi còn nhớ R. Chalmers có lần đã bảo với tôi rằng khi ông làm công chức ở ngành Hành Chính, ông cảm thấy ông có khả năng để học hỏi thêm một cổ ngữ, nên ông đã chọn Pali là thứ tiếng mà ông nghĩ rằng ông có thể nghiên cứu”.

Hơn nữa, trước khi đến nhận chức Thống Đốc xứ Tích Lan (Governor of Ceylon) từ năm 1913 đến 1916, R. Chalm- ers đã theo học Pali nhiều năm với giáo sư Rhys Davids (1843-1922) tại Anh quốc, và ông ta cũng đã bắt đầu phiên dịch các kinh điển Phật Giáo từ Pali ra Anh văn.

Thực vậy, trong thời gianTích Lan, R. Chalmers đã tỏ ra là một nhà ngữ học Pali uyên bác khiến các học giả, chư Tăng Tích Lan bấy giờ rất khâm phục. Có lần ông được mời chủ tọa buổi lể phát thưởng tại trường đại học Đông Phương (Vidyodaya Pirivena) ở Colombo (thủ đô Tích Lan); chư Tăng Tích Lan tưởng R. Charlmers không thể nói rành tiếng Pali, nên họ đã yêu cầu ông trong buổi lễ phát biểu bằng Anh văn, và sẽ có người dịch ra tiếng Sinhalese (Tích Lan). Nhưng R. Chalmers đã từ chối bảo rằng ông có thể nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Pali. Và, trong suốn hơn nửa giờ, trước đông đảo quần chúng, chư Tăng Tích Lan, R. Chalm- ers đã phát biểu tiếng Pali trôi chảy, rõ ràng từng chữ, với câu kết luận khiến mọi người hiện diện hôm đó vô cùng ngạc nhiênthán phục: “Tôi cầu mong Thánh ngữ Pali sẽ được mãi mãi phát triển tại đảo Tích Lan” (May this noble Pali Language ever flourish in Lanka).

Tại Tích Lan, R. Chalmers tiếp tục công trình nghiên cứu Phật Giáo qua cổ ngữ Pali. Theo bà Rhys Davids (1858- 1942) cho biết, trong thời gian ở đây, ông ta đã chuẩn bị cho ấn hành (phiên âm Pali theo mẫu tự La Tinh) tập Papanca- Sùdani, chú giải về Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), với sự cộng tác của các học giả, chư Tăng Tích Lan bấy giờ, nhất là Thượng Tọa Ramalàne Dhammàràna. Trong thư đề ngày 25-06-1915 do bí thư của R. Chalmers ký thay ông ta để phúc đáp cho T.T. Dhammàràna có đoạn viết như sau:

Tôi đã trình bày sự việc với ông thống đốc (R. Chalm-ers) về lời thỉnh cầu ghi trong thư của Thượng Tọa đề ngày 24 tháng 6 vừa qua, việc Thượng Tọa muốn gặp ông thống đốc để thảo luận về công tác hoàn tất và cho ấn hành cuốn Papanca-Sùdani mà ông R. Chalmers đã mong đợi từ lâu, tôi kính xin trả lời để Thượng Tọa rõ là hiện nay ông Thống Đốc chưa có thì giờ, nhưng ông ta rất mong được gặp, tham khảo ý kiến với Thượng Tọa trong công trình phiên dịch này vào một ngày khác thuận tiện, mà tôi sẽ thông báo cho Thượng Tọa biết sau”.

Những Đóng Góp Của R. Chalmers Cho Nền Phật Học Tây Phương

a) Tham gia Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Phật Giáo Pali và Ban Dịch Thuật toàn bộ Kinh Bổn Sanh (Jataka)

Sau khi về hưu, R. Chalmers được mời làm giáo sư dạy ở trường Peterhouse College, và tại đây ông tiếp tục nghiên cứu cả hai cổ ngữ Sanskrit (Phạn) và Pali. Dưới sự hướng dẫn, khuyến khích của Tiến Sĩ Rhy Davids (1842-1922), R. Chalmers đã tham gia Hội Phiên dịch Kinh Tạng Pali (The Pali Text Society) tại Luân Đôn, và Ban Dịch Thuật gồm nhiều học giả do giáo sư E.B. Cowell (1826-1903) thành lập tại Cambridge (Anh quốc) để dịch toàn bộ Kinh Bổn Sanh (Jatakas) gồm 550 mẩu chuyện tiền thân của đức Phật từ Pali ra Anh văn.

b) Công trình phiên âm, dịch thuật Kinh tạng Pali

Dưới đây là những bộ kinh do R. Chalmers đã phiên âm Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali):

- 1896-1898: Tập II, Majjhima Nikàya (Trung bộ Kinh) thuộc Kinh tạng (Sutta Pitaka).

- 1899-1902: Tập III, Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh) thuộc Kinh tạng.

R. Chalmers cũng đã dịch từ nguyên bản Pali ra Anh văn các bộ kinh:

- 1895: Tập (Vol.) I, Stories of Buddha’s Former Births (Jatakas), gồm 150 mẩu chuyện Tiền thân của đức Phật, trong Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) thuộc Kinh Tạng. Tập này được xuất bản trong toàn bộ 6 tập (Vols.) dưới sự chủ biên của học giả E.B. Cowell.

- 1926: Tập I, Further Dialogues of the Buddha (Majj-hima Nikàya), Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1927: Tập II, Further Dialogues of the Buddha (Majj-hima Nikàya), Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1932: Woven CAdences (Sutta Nipàta), Kinh Tập hay “Những bài Pháp sưu tập” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) thuộc Kinh Tạng.

Tập này gồm 300 trang do Đại học Harvard tại Boston (Hoa Kỳ) xuất bản cuốn thứ 37 trong bộ “Đông Phương Học” (Harvard Oriental Series).

R. Chalmers qua đời năm 1938 tại Anh quốc, hưởng thọ 80 tuổi. Trước khi mất, ông đã hiến tặng toàn bộ thư viện gồm nhiều kinh sách Pali giá trị của ông cho bà I. B. Horner, một học giả Pali lúc ấy đang làm quản thủ thư viện tại trường Newnham College, thuộc đại học Cambridge; và sau này bà được bầu làm chủ tịch “Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali” (The Pali Text Society) tại Luân Đôn từ năm 1959-1981.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.