Nói Về Đạo Phật Phát Triển Hay Lụi Tàn? - Nhất Nam Cư Sỹ.

04/10/201012:00 SA(Xem: 24778)
Nói Về Đạo Phật Phát Triển Hay Lụi Tàn? - Nhất Nam Cư Sỹ.

NÓI VỀ ĐẠO PHẬT PHÁT TRIỂN HAY LỤI TÀN?
Nhất Nam Cư sỹ

Thưa các quý bạn đồng tu! Nếu như báo Đàn Chim Việt không nói đến vấn đề Đạo Phật thì tôi sẽ không có ý kiến gì mà để nhập vào trang mạng Phật giáo, nhưng khi đọc bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn đăng trên báo này và một số báo khác với nhan đề: “Đạo Phật lụi tàn hay khởi sắc?” thì với tinh thần của người Phật tử tôi xin có ý kiến như sau:

Hiện nay có nhiều người nói rằng Đạo Phật đang luỵ tàn? Từ trải nghiệm của chính bản thân tôi qua nhiều năm đem Kinh điển giáo lý của Phật để chia sẻ với các bạn đồng tu, tôi xin có mấy lời như sau qua tiêu đềĐạo Phật phát triển hay lụi tàn?

Thưa các bạn đồng tu!Đạo Phật chẳng những chẳng luỵ tàn mà đang trên đà phát triển mạnh mẽ dù có những chướng ngại.Nhiều người khi nhìn vào một vài việc nhỏ nhoi như thấy đạo Tin lành hay đạo Thiên chùa hoặc các đạo giáo khác có xu thế phát triển hơn mà nghĩ rằng đạo Phật yếu thế sẽ suy tàn. Hay khi thấy giáo hội Phật giáo Việt nam chưa quy tụ vào một mối mà còn có những chia rẽ đố kỵ nhau nên nói như vậy. Đó là những quan điểm rất sai lầm vì cách nhìn phiến diện mà sinh ra tâm ý đó. Thực ra muốn biết đạo Phật phát triển hay không thì phải nhìn vào thực tế ở ngay Việt nam mà suy ra rộng khắp hơn.

Ví dụ, những năm 1975 trở về trước đạo Phật ở phía Nam Việt nam phát có nề nếp từ trước nên khi đất nước hòa bình đã phát triển càng rực rỡ hơn, chất lượng hơn đặc biệtpháp môn tu hạnh Tịnh độ trì danh niệm Phật A-Di-Đà khi đó thì ở phía Bắc Việt nam vẫn ấp ủ im lìm như lửa ủ trong bếp đầy chấu thóc, nếu nhìn thoáng qua ở bên ngoài thì chẳng thể thấy, nhưng nếu bạn gạt lớp chấu ngoài ra thì bạn sẽ thấy cả một khối lửa đỏ rực đang cháy đỏ ở bên trong mà chẳng hiện ra ngoài mà chỉ chờ có dịp hễ ai cời lên, cho thêm rơm chấu vào đó là nó bừng cháy mạnh mẽ, vô cùng. Đó là sức mạnh tiềm tàng của Đạo Phật hơn 2555 năm qua. Cho nên nhận những nhận định đạo PhậtViệt nam suy tàn là điều sai lầmdụng ý.

Chúng ta ai cũng biết! Ngay sau năm 1975 đất nước một dải thì đạo Phật như bừng giấc mộng, lan khắp mọi nơi đến từng thôn xóm. Chúng ta hãy xem tất cả chùa chiền đều được xây dựng tu bổ lại nhanh chóng trang nghiêm đẹp đẽ.Kinh điển Phật nhất là pháp môn Tịnh độ được in ấn hàng triệu triệu bản để đến tay mọi người. Mỗi dịp đầu tháng hay rằm thì dòng người đổ về chùa theo thầy tụng Kinh niệm Phật say sưa? Có những nơi không còn có chỗ để ngồi nữa như chùa Hoằng Pháp hay Yên tử Trúc lâm. Hay mỗi dịp xuân về thì không thể nói số người đi lễ chùa tính kể là bao nhiêu? Trẻ có, già có, người quan chức, kẻ dân thường khắp nơi nuờm nượp đổ về như thác. Chúng ta hãy nhìn dòng người trên thuyền đầy cả sông để đến chùa Hương Tích hay lên đỉnh non mờ Yên tử thì mới thấy hết sự lớn mạnh của Phật giáo Việt nam. Hay các bạn nếu có dịp về các khoá lễ của chùa Hoằng Pháp phía Nam hay Sơn tây Hà nội thì sẽ thấy càng rõ hơn,hàng ngày có hàng ngàn Phật tử với áo già lam, tràng hạt trang nghiêm ngồi nghe các bậc trí-thức giảng về giáo lý nhà Phật, đêm đến nên thắp sáng cả một vùng trời để niệm Phật A-Di-Đà. Những điều này trước đây không bao giờ có, hay nếu có quy mô và hình thức, chất lượng sao có thể được như vậy? Đành rằng có nhiều người đến chùa mà không biết nhiều về giáo lý Kinh điển Phật hay có nhiều người còn sa vào mê tín dị đoan v.v… Những cái đó không phải là điều để bạn nhận định sai về đạo Phật ở nước ta đang luỵ tàn mà phải biết rằng đó là vấn đề mà người tu hành và những ai có tâm Đại-thừa, lòng từ-bi phải biết rõ trách nhiệm của mình để đứng ra đem Kinh điển giáo lý mà chia sẻ cho họ.

Còn Phật giáo ở nước ngoài thì không cần phải nói đến nó có thể ví với hình ảnh phát triển như vũ bão càng ngày cảng lan xa, lan rộng không có gì ngăn cản được. Khắp từ Châu Âu, châu Mỹ, Úc châu và châu Á đạo Phật vươn mãi với sức sống mạnh liệt vô cùng. Điều này ai cũng thấy chẳng cần nói phải nói thêm. Vậy Đạo Phật khởi sắc hay suy tàn đây?

Thưa các bạn đồng tu! Vấn đề muốn làm cho người dân không sa vào mê tín dị đoan thì càng phải biết đem giáo lý của Phật mà lan đi đi rộng khắp. Khi mọi người giác ngộ thì vô minh cũng tan đi, giống như ánh mặt trời chiếu dọi đến đâu bóng tối tan đi đến đó. Chúng ta không thể nhìn vào những việc nhỏ bé còn tồn tại như đốt vàng mã, lên đồng v.v… rồi tự nhận địnhĐạo Phật luỵ tàn. Đành rằng thời Mạt-pháp hiện nay còn có nhiều thứ phiền não hơn như người ta lo cho xây chùa hoàng tráng hơn là lo cho mở khoá lễ giảng Kinh thuyết pháp, việc giữ giới luật nhà Phật chưa được đề cao đúng mức v.v…

Nếu chúng ta không tâm tà, chỉ có một lòng chăm lo hoằng pháp lợi sinh, đem giáo lý của Phật để chia sẻ cho khắp mọi người thì sao có thể có chướng ngại? Khi người ta giác ngộ người ta sẽ tự biết điều chỉnh những gì chưa tròn trĩnh thành sự hoàn thiện, viên mãn chứ không phải là công kích, tuyên truyền nói xấu bôi nhọ phỉ báng nhau. Đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, người chuyên tâm lo hoằng pháp của Phật cần phải biết để giữ gìn sao cho Thân, khẩu, Ý đều thanh tịnh. Còn vấn đề tôn giáo khác như Tin lành, Thiên chúa v.v… là các lĩnh vực ngoài phạm vi người Phật tử quan tâm, chúng ta không thể để tâm xao lãng chi phối mà hãy chuyên tâm lo sao cho đạo Phật ngày một phát triển đi lên không ngừng như đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật đã dạy là phải biết hoằng pháp lợi sinh, tự gánh vác lấy sứ mạng của Như-Lai giao phó.

Nhiều người nói rằng: “đạo nào cũng đẹp, đạo nào cũng quý”. Phật dạy chúng ta hãy tôn trọng các tín ngưỡng khác nhưng chúng ta cũng cần phải biết rõ một điều là tầng bậc cao thấp hoàn toàn khác nhau không thể lấy đạo này so ví đạo kia, chê bai đạo khác. “Hữu xạ tự nhiên hương”, đạo nào quý thì tự nó sẽ toả sáng và sức sống ngày cành mạnh mẽ. Đạo Phật là như vậy, trong sáng, trang nghiêm, đầy lòng từ bi, bình đẳng tuyệt đối nên chẳng hề có kẻ thù. Ai thù ghét đạo Phật là tự mình thù ghét chính mình và tự lấy lửa đốt thân mình. Đức Phật nói: ” Nếu anh lấy cát bụi tung lên trời thì bụi đất đó sẽ rơi trúng đầu anh”. Muốn hiểu và đánh giá về các đạo giáo thì không gì tốt hơn là bạn hãy tự đọc Kinh điển giáo lý các đạo rồi tự đánh giá để có nhận định đứng đắn cho chính mình. Đừng tin vào những sự tuyên truyền nhất là những lời đó lại có tư tưởng của chính họ hay một số người áp đặt vào.

Kết thúc tâm sự này tôi thấy không gì hơn lấy chính lời giáp huấn của Phật chỉ dạy trong Kinh để chúng ta quán xét soi chung. Đức Phật dạy: ” Trong thời kỳ Chánh-pháp diệt tận, chúng sinh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sinh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sinh kia.

Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu-pháp bí giáo sâu xa cho những bậc Thánh-giả, hiền-nhân mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sinh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.”
Lấy đạo Phật để soi vào đời thường:Như chúng ta đã biết! đa số các cháu làm việc sai quấy, bất hiếu với cha mẹ, hay lâm vào các tệ nạn đều là do không hiểu biết gì về giáo lý của Phật, đó cũng là lỗi của mỗi bậc phụhuynh. Vì thế, việc tạo ra nơi để các thầy giảng dạy cho các em học tập giáo lý cơ bản của Phật đạo, cùng với sinh hoạt nề nếp nơi tôn nghiêm dưới mái Tam quan là những việc làm rất có ý nghĩa không chỉ cho lợi ích trước mắt mà còn có đạo lý lâu dài cho mỗi gia đình, cho xã hội và đất nước. Chúng ta hãy nghĩ xem, nếu tất cả các em đều được học giáo lý của Phật, đều biết làm việc tốt, tránh việc làm xấu, hiếu kính cha mẹ, nhường nhịn yêu quý anh em, hoà thuận với bạn bè thì điạ phương và đất nước càng an lành tốt đẹp biết bao! Cho nên công việc này đem lại lợi ích khó thể nghĩ bàn, tất cả là nhờ nơi công sức trí tuệ tham gia của các quý vị đồng tu chúng ta cả. Tôi tin là các quý bạn đồng tu sẽ chung ta cùng chúng tôi và các vị chư Tăng, Ni để làm công việc này tuỳ theo sức lực của mình. Đành rằng thời Mạt-pháp hiện nay còn có nhiều thứ phiền não hơn như người ta lo cho xây chùa hoàng tráng hơn là lo cho mở khoá lễ giảng Kinh thuyết pháp, việc giữ giới luật nhà Phật chưa được đề cao đúng mức v.v…Nhưng càng ngày càng có nhiều Thiện-tri-thức tự đứng ra đảm nhận trách nhiệm của Như Lai giao phó, đem Kinh điển giáo lý nhà Phật để chỉ bầy làm lợi ích cho quần sinh thì Đạo Phật sẽ càng khởi sắc đam hoa và kết trái, đó là điều chắc chắn.

Thưa các bạn đồng tu! Hiện nay có hiện trạng là có những người đem đạo này để nói xấu đạo kia hay đem những nhận thức chủ quan, thành kiến, đem những hiện tượng bên ngoài, những tập tục lạc hậu gán cho đạo Phật mà đặt ra câu hỏi đầy hoài nghi rằng đạo PhậtViệt nam khởi sắc hay lụy tàn chưa cần ai nói họ lấy vài hình ảnh tiêu cựckết luận đọa Phật ở nước ta sẽ tàn lụi. Họ kể ra nhìn thấy lễ hội chùa Hương hay Yên-tử người ta vẫn mê tín dị đoan đốt vàng mã, bán thịt sát sinh thú vật v.v…Vậy những cái đó có phải là từ bản chất của đạo Phật không? Đó là nhận định sai lầm không đúng. Nếu mọi người đều được học giáo lý nhà Phật thì ngay tính mạng một con kiến, con sâu cho đến cỏ cây đều được người Phật tử nâng nịu trâng trọng bảo vệ huống là lấy mạng sống của thú vật làm món ăn nuôi sống chính mình? Cho nên đây là nhận định sai lầm và đầy thánh kiến không tốt. Đốt vàng mã là tập tục của nhân gian, đạo Phật không có những khuyến khích và thói quyen này và cho rằng nó sẽ làm tốn đi tiền của và công sức làm ô nhiễm không gian mà thôi. Nhưng tập tục đó đã có nhiều đời thì nhà chùa không ngăn cấm mà sau khi học giáo lý nhà Phật, những người đó sẽ tự nhận biết để làm hay không làm nữa. Đạo Phật là đạo giác ngộtự giácvì vậy.

Nhiều người nói rằng: “đạo nào cũng đẹp, đạo nào cũng quý”. Phật dạy chúng ta hãy tôn trọng các tín ngưỡng khác nhưng chúng ta cũng cần phải biếtrõ một điều là tầng bậc cao thấp hoàn toàn khác nhau không thể lấy đạo này so ví đạo kia, chê bai đạo khác. “Hữu xạ tự nhiên hương”, đạo nào quý thì tự nó sẽ toả sáng và sức sống ngày cành mạnh mẽ. Đạo Phật là như vậy, trong sáng, trang nghiêm, đầy lòng từ bi, bình đẳng tuyệt đối nên chẳng hề có kẻ thù. Ai thù ghét đạo Phật là tự mình thù ghét chính mình và tự lấy lửa đốt thân mình. Muốn hiểu và đánh giá về các đạo giáo thì không gì tốt hơn là bạn hãy tựđọc Kinh điển giáo lý các đạo rồi tự đánh giá để có nhận định đứng đắn cho chính mình. Đừng tin vào những sự tuyên truyền nhất là những lời đó lại có tư tưởng của chính họ hay một số người áp đặt vào. Đức Phật dạy chúng ta: ” Y Kinh không y nhân” nghĩa là tin vào Kinh không tin vào lời nói của người khác. Hãy lấy giới luật nhà Phật làm thầy và để soi mình, xét người.
Thưa các bạn đồng tu! Chúng ta nếu đánh giá một cách minh bạch chính xác thì Phật giáođang có xu hướng đi lên và đang đi vào chất lượng. Cụ thể là số Phật tử ngày một đông lên gấp bội và đang rất tinh tấn học hỏi Kinh điển giáo lý của Phật, ra sức làm nhiều công đức lành, hàng năm có nhiều hội nghị quốc tế về Phật giáo được tổ chức ở nước ta. Nhiệm vụ của người Phật tử chân chính là nên đem các giáo lý Kinh điển của Phật đã học được để chia sẻ với tất cả mọi người đặc biệtpháp môn trì danh niệm Phật. Mỗi dịp hè,sau mỗi mùa kiết hạ, những ai có tâm Đại-thừa hãy đi khắp nơi cho con cháu chúng ta và các học sinh ở Bắc ninh về đó học tập Phật pháp sinh hoạt đoàn thể, giúp các cháu hiểu về giáo lý của Phật, biết hiếu lễ với Phật, với ông bà cha mẹ, sống đùm bọc hoà thuận với anh em và bạn bè, biết tránh điều dữ, biết làm việc lành và sau cùng cũng biết như ông bà cha mẹ trì danh niệm Phật A-Di-Đà cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực-Lạc làm nhiều công đức lành, đem Kinh điển giáo lý của Phật mà chỉ bảo hướng dẫn mọi người cùng được lợi ích, đặc biệt hãy tham gia các khóa học hề cho các đối tượng học sinh đang khát khao học hỏi Phật pháp, giúp các em ngoài hiểu sâu sắc giáo lý của Phật cũng phải biết lễ hiếu cha mẹ, thương yêu muôn loài xung quanh mình và san sẻ vật chất tinh thần với người nghèo khó, nuôi lòng từ bi, nuôi đức hỷ xả để chính các cháu sau này là hạt nhân tốt của hạt giống Bồ-Đề lại biết chăm lo cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt namnói riêng.

Chúng ta hy vọng đạo Phật sẽ cùng với đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày càng đi lên và phát triển không ngừng. Sức sống của nó thật là vĩ đại!
Nhân dịp năm mới, tôi xin kính chúc các quý bạn đồng tu thân tâm thường lạc, công đức tròn đầy, đạo hạnh thêm lớn.

Ngày 23 tháng 2 năm 2011.

Nhất Nam Cư-sỹ.
(Đàn Chim Việt)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.