Bilingual. 69. From the Central Intelligence Agency Station in Saigon. Nhu feels there are too many American civilians in Saigon and that some of these personnel are maintaining continual campaign of anti-GVN criticism. Did not name them but expressed view that this was matter for internal discipline of U.S. Mission, not for GVN action. Maneli (Polish ICC Commissioner) said he had been authorized by Pham Van Dong to act as intermediary. He suggested to Nhu that SVN could sell rice and beer to North Vietnam in return for coal. Volunteered to be at Nhu’s services any hour of day or night. Maneli told Nhu he was only man in SVN who could dare to undertake such negotiations. Nhu said he has no secret channel to Hanoi but could communicate through Goburdhun or Maneli if he wished. His contacts are with Viet Cong in SVN and his objective with them is to win them over against North Vietnam. Nhu’s comments are contrary to information we have received from other sources. // Từ Trạm Tình Báo CIA Sài Gòn. Nhu cảm thấy có quá nhiều thường dân Mỹ ở Sài Gòn và một số người trong số này đang duy trì chiến dịch chỉ trích liên tục chống Chính phủ VN. Không nêu tên nhưng bày tỏ quan điểm đây là vấn đề kỷ luật nội bộ của Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải hành động của Chính phủ VN. Maneli (Ủy viên ICC Ba Lan) bày tỏ quan điểm rằng Nhu nên tận dụng các tuyên bố của De Gaulle và Hồ Chí Minh để tham gia đàm phán với Hà Nội. Maneli cho biết ông đã được Phạm Văn Đồng ủy quyền làm trung gian. Maneli đề nghị với Nhu rằng Nam VN có thể bán gạo và bia cho Bắc Việt để đổi lấy than. Maneli tình nguyện giúp Nhu bất cứ lúc nào, ngày hay đêm. Maneli nói với Nhu rằng Nhu là người duy nhất ở Nam VN mới dám thực hiện các cuộc đàm phán như vậy. Nhu cho biết Nhu không có kênh bí mật nào tới Hà Nội nhưng có thể liên lạc qua Goburdhun hoặc Maneli nếu Nhu muốn. Những mối liên hệ của Nhu với VC ở Nam VN và mục tiêu của Nhu với họ là thu phục họ thay vì để cho Bắc Việt. Nhiều lời nói của Nhu trái ngược với thông tin chúng tôi nhận được từ các nguồn khác.
69. Telegram From the Central Intelligence Agency Station in Saigon to the Agency1
Saigon, September 6, 1963.
0698. 1. With approval Ambassador Lodge, CAS applied during morning 6 Sept for interview with Ngo Dinh Nhu. Nhu set interview for afternoon same day and we had two-hour conversation.
2. Apparently Minister Luong had already talked with Nhu about Tran Van Khiem matter (CAS Saigon 0647).2 Nhu assured CAS there was nothing to this. Said either Khiem or SEPES3 personnel through Khiem were attempting restore SEPES. This would go nowhere as Diem had reached final decision not to reestablish SEPES. According to Nhu, Diem has “physical allergy” to Khiem and would not think of allowing him either role or office. Khiem has no agents or anything else. Nhu had not talked with Khiem as result these reports but Madame Nhu has done so. Khiem had said to Madame Nhu that if he was to have no role in Vietnamese life he would prefer to go abroad. In sum Nhu debunked report and gave assurances about Khiem.
3. We then discussed 2 Sept Times of Vietnam article.4 Nhu alleged he had nothing whatever to do with article and claims he had not even read it. Stated that he did not hide himself behind backsides of a woman, in this instance referring specifically to Mrs. Gregory. He surmised in passing that Gregorys may have obtained some of their information from American sources but did not emphasize this line. CAS did not raise question of Madame Nhu’s role nor did he.
4. Nhu stated he wished explicitly authorize CAS and station to proceed with all station programs of joint nature. Volunteered that Diem, he, Thuan and Luong and others had approved these programs. Nhu considers the programs invaluable in support of counterinsurgency which, he continues to claim, is his primary interest. Stating he had previously said he had no political or power ambition he modified this to say he has primary ambition after all, which he describes as winning counter-subversive war because of its importance not only to South Vietnam but also because of bearing counter-subversive [Page 125]war has on Cambodia, Laos, and other countries of SEA and on struggle of free world. At conclusion our conversation, he again stressed his desire we continue joint programs. Without CAS putting question to him, Nhu disclaimed any role in attack on Agency.
5. Nhu seems convinced some Americans (unidentified) arranged sanctuary of three bonzes in American Embassy. When CAS expressed complete disbelief, Nhu admitted arrival of three bonzes probably came as surprise to Embassy officials but continued to claim GVN in possession telephone tap indicating that (unidentified) American had been behind this episode. He did not elaborate on problem constituted by bonzes in Embassy nor did CAS press him on this matter.
6. Nhu feels there are too many American civilians in Saigon and that some of these personnel are maintaining continual campaign of anti-GVN criticism. Did not name them but expressed view that this was matter for internal discipline of U.S. Mission, not for GVN action. Nhu seems to think number of American civilians in Saigon should be reduced and states he was asked at Interministerial Committee on Strategic Hamlets meeting morning 6 Sept about presence U.S. military advisors. Had answered question to effect that military advisors should be increased where they were needed and effective and decreased where contrary situation prevailed. Said nothing about any reduction in military establishment.
7. With respect to negotiations with Hanoi, Nhu said Italian Ambassador D’Orlandi and Indian High Commissioner Goburdhun had asked him to see Polish ICC Commissioner Maneli to find out “what was in his stomach”. Maneli had made several previous efforts to talk with Nhu but had not been received. As result of D’Orlandi and Goburdhun’s persuasion, Nhu received Maneli about three days ago. Maneli expressed view that Nhu should take advantage of De Gaulle and Ho Chi Minh declarations5 and to enter into negotiations with Hanoi. Maneli said he had been authorized by Pham Van Dong to act as intermediary. He suggested to Nhu that SVN could sell rice and beer to North Vietnam in return for coal. Volunteered to be at Nhu’s services any hour of day or night. Maneli told Nhu he was only man in SVN who could dare to undertake such negotiations.
8. Nhu claims he answered Maneli to effect that, while De Gaulle’s statement was interesting, only combatants in this war had right to speak and act. SVN is allied with U.S. and it would be “immoral act” to explore such a problem unilaterally behind backs of Americans. Commercial relations with North Vietnam would have inevitable political repercussions on fighting morale and political clarity of SVN population. Maneli asked what was next step and Nhu said he replied “continue building strategic hamlets”. To CAS Nhu said he [Page 126]has no secret channel to Hanoi but could communicate through Goburdhun or Maneli if he wished. His contacts are with Viet Cong in SVN and his objective with them is to win them over against North Vietnam. Nhu stated he believes the guerrilla war would be greatly advanced in SVN favor by end of 1963 and that at some future time SVN and U.S. might be able negotiate with North Vietnam from position of strength. He states he is adamantly opposed to neutralism, although CAS had not brought up this subject. Neutralism, according to Nhu, is completely contrary to GVN’s outlook and policy.
9. Without specifying, Maneli [told Nhu?] Saigon GVN would soon have four enemies against it, presumably including U.S. Nhu says he answered Maneli with comment that GVN accustomed to being attacked from many sides and would prefer go down with dignity than to live on knees. Nhu told CAS that neither GVN nor any other government could possibly negotiate with Hanoi either openly or secretly, except after having won guerrilla war and not in terms of neutralization but rather within framework of strong SVN seeking to incorporate North Vietnam within free world order.
10. On Buddhist question, Nhu said he had been off on vacation with family, 8 May and had not participated immediately in crisis which exploded that date. Buddhist problem advanced too far and too fast, reaching final point where surgery was necessary to survival of government and conduct of war. Still claims he had nothing to do with declaration of martial law or with attacks on pagodas. Denies he manipulated Secret Police or Colonel Tung’s forces. When general officers saw Diem evening 18 August to propose martial law, claims Diem asked Nhu what Generals wanted see him about at that hour and Nhu surmised to Diem that probably they wanted take up question of new Chief of Staff. Nhu claims general officers informed him on 19 August of their discussion with Diem. During general officers/Diem meeting on 18 Aug, Diem approved martial law in principle, asked that bonzes not be harmed, and recommended that military legal officer be present at pagodas to see that military forces acted in accordance with law. Nhu claims military found this last stipulation unrealistic and impractical. Nhu said General Do Cao Tri had visited him about 19 or 20 August and initiated discussion on what General Tri intended to do during martial law. Tri brought out notebook indicating precise steps he intended take and persons he would arrest. Nhu commented that Tri said he had been planning for the action over the past preceding month. Nhu stated to CAS that he is “scapegoat” of entire affair, although said at same time that situation had reached point where surgical action necessary. The [He?1 says there was no [Page 127]meeting of civilian leaders after Diem/general officers session of 18 Aug (contrary to Minister Hieu’s report (FVS 9513)).6
Nhu said that, apart from surgical operation of 21 August, he has been for policy of conciliation and continues to be now. He said this was another part of Diem’s stipulations during his session with Generals on 18 August, i.e., that martial law and removal of Buddhists to home pagodas would not constitute breach of his policy of conciliation.
11. CAS asked Nhu how long he thought martial law would last. Nhu answered that he had no idea. He felt persistence of martial law was dangerous to government and commented that martial law was having psychological effect on general officers which he thought could become a serious problem. During today’s meeting of Interministerial Committee on Strategic Hamlets, general officers had raised question of their participating in Cabinet positions within government and problems relating to general style structure. Nhu had answered them to effect that Interministerial Committee was not proper forum nor did this lie within his responsibility. CAS impression is that Nhu is in fact worried about changes in general officers’ outlook and increasing demands from their side for participation in government.
12. Nhu gave some time to discussing how his children found life at Gia Long unpleasant and unlike normal lives led by other children. They felt they did not have playmates like other young people, could not walk down the street normally, were surrounded by too many servants, and would much rather live in villa somewhere in other part of SVN, like their villa at Dalat. Nhu said that he had to take this family problem seriously because psychological wounds of this kind in childhood could have lasting effects into adult life. (CAS had impression, as result Nhu’s emphasis on this subject, that Nhu might be laying ground work for his temporary withdrawal.)
13. Nhu’s comments are contrary to information we have received from other sources. See no point in trying to elaborate on his sincerity or insincerity but do not exclude that there are various substantial elements of deception involved in his statements. This would not be unnatural in power and politics. He claims to want to go forward with [as] U.S. ally and that he recognized fully American contribution to winning guerrilla war. I had no impression from this meeting that Nhu was inclined toward significant cutback in American presence of programs. He again claimed he is not anti-American. Discussion was conducted on both sides in friendly, dispassionate manner. Nhu was looking well.
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, POL 15-1 S VIET. Secret; Immediate; Eyes Only. The source text is a copy sent by the CIA to the Department of State exclusive for Rusk, Ball, Harriman, and Hilsman. Also sent to the White House exclusive for Bundy and to the Assistant Chief of Staff (Intelligence), Department of the Army, exclusive for McNamara, Gilpatric, Taylor, and Krulak. There is no time of transmission from Saigon on the source text, but it was received at the Department of State at 7:15 p.m.
(2) Not found.
(3) SEPES, Service des Etudes Politiques et Sociales (Political and Social Studies Service), was the name of Ngo Dinh Nhu’s secret police.
(4) See footnote 3, Document 68.
(5) See footnote 7, Document 26, and footnote 3, Document 44.
(6) Not found.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d69
.... o ....
69. Điện tín từ Trạm Tình báo Trung ương ở Sài Gòn
gửi về Trung ương CIA (1)
Sài Gòn, ngày 6 tháng 9 năm 1963.
0698. 1. Được sự chấp thuận của Đại sứ Lodge, viên chức CAS đã gửi thỉnh nguyện vào sáng ngày 6 tháng 9 để xin phỏng vấn Ngô Đình Nhu. Nhu ấn định cuộc phỏng vấn vào buổi chiều cùng ngày và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện kéo dài hai tiếng đồng hồ.
2. Hình như Bộ trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương đã nói chuyện với Nhu về vấn đề Trần Văn Khiêm (xem: CAS Sài Gòn 0647).(2) Nhu đảm bảo với CAS rằng không có chuyện này. Nhu cho biết Khiêm hoặc nhân viên SEPES(3) thông qua Khiêm đang cố gắng khôi phục SEPES. Điều này sẽ chẳng đi đến đâu vì Diệm đã đi đến quyết định cuối cùng là không tái lập SEPES. Theo Nhu, Diệm bị “dị ứng thể chất” với Khiêm và sẽ không nghĩ đến việc cho Khiêm giữ một vai trò hay chức vụ nào. Khiêm không có đặc vụ nảo dưới quyền hay bất cứ gì cả. Nhu đã không nói chuyện với Khiêm về những báo cáo này nhưng Bà Nhu đã làm như vậy. Khiêm đã nói với bà Nhu rằng nếu Khiêm không có vai trò gì trong đời sống người Việt thì Khiêm thích ra nước ngoài hơn. Tóm lại, Nhu đã bác bỏ báo cáo kia và đưa ra lời đảm bảo về Khiêm.
3. Sau đó chúng tôi thảo luận về bài báo của tờ Times of Vietnam ngày 2 tháng 9. Nhu nói rằng Nhu không liên quan gì đến bài báo đó và tuyên bố rằng Nhu thậm chí còn chưa đọc nó. Nhu tuyên bố rằng Nhu không giấu mình sau lưng một người phụ nữ, trong trường hợp này đặc biệt đề cập đến bà Gregory. Nhu nói Nhu phỏng đoán rằng ông bà Gregorys có thể đã lấy được một số thông tin của họ từ các nguồn của Mỹ nhưng không nhấn mạnh đến điều này. Viên chức CAS không đặt câu hỏi về vai trò của Bà Nhu và Nhu cũng vậy.
4. Nhu cho biết Nhu muốn ủy quyền rõ ràng cho viên chức CAS và trạm tình báo [này cũa Mỹ] để tiến hành tất cả các chương trình của trạm có nối kết chung. Nhu tự nói rằng Diệm, Nhu, Thuần, Lương và những người khác đã phê duyệt các chương trình này. Nhu coi các chương trình [tình báo kết hợp] này là vô giá trong việc hỗ trợ chống nổi dậy, điều mà Nhu tiếp tục khẳng định là mối quan tâm hàng đầu của Nhu. Nhu nói rằng trước đây Nhu đã nói rằng Nhu không có tham vọng chính trị hay quyền lực, nhưng Nhu đã sửa đổi điều này để nói rằng rốt cuộc Nhu có tham vọng chính yếu, điều mà Nhu mô tả là phải thắng trong cuộc chiến chống lật đổ vì tầm quan trọng của nó không chỉ đối với miền Nam Việt Nam mà còn vì mang tính chất mang theo chống lật đổ sang với Campuchia, Lào và các nước Đông Nam Á khác và cuộc đấu tranh của thế giới tự do. Khi kết thúc cuộc trò chuyện, Nhu lại nhấn mạnh mong muốn chúng tôi tiếp tục các chương trình chung. Không cần viên chức CAS đặt câu hỏi nào, Nhu tự nói là không liên hệ gì trong các cuộc tấn công vào Cơ quan [CIA].
5. Nhu dường như đã thuyết phục được một số người Mỹ (không rõ danh tính) sắp xếp đón nhận trú ẩn cho 3 vị sư vào Đại sứ quán Mỹ. Khi CAS tỏ ra hoàn toàn không tin, Nhu thú nhận sự xuất hiện của ba vị sư có lẽ đã gây ngạc nhiên cho các quan chức Đại sứ quán nhưng vẫn tiếp tục khẳng định Chính phủ VN có máy nghe lén điện thoại cho thấy rằng người Mỹ (không xác định danh tính) đã đứng sau vụ việc này. Nhu không nói rõ vấn đề do các tu sĩ ở Đại sứ quán gây ra và CAS cũng không hỏi Nhu thêm về vấn đề này.
6. Nhu cảm thấy có quá nhiều thường dân Mỹ ở Sài Gòn và một số người trong số này đang duy trì chiến dịch chỉ trích liên tục chống Chính phủ VN. Không nêu tên nhưng bày tỏ quan điểm đây là vấn đề kỷ luật nội bộ của Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải hành động của Chính phủ VN. Nhu dường như nghĩ rằng số lượng thường dân Mỹ ở Sài Gòn nên giảm đi và nói rằng Nhu đã được hỏi tại cuộc họp của Ủy ban Liên Bộ về Ấp Chiến lược vào sáng ngày 6 tháng 9 về sự hiện diện của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ. [Nhu] Đã trả lời câu hỏi có hiệu lực rằng nên tăng cường cố vấn quân sự ở những nơi cần thiết và hiệu quả, đồng thời giảm bớt khi tình hình trái ngược xảy ra. Không nói gì về bất kỳ sự cắt giảm nào trong quân lực Mỹ.
7. Về đàm phán với Hà Nội, Nhu cho biết Đại sứ Ý D'Orlandi và Cao ủy Ấn Độ Goburdhun đã yêu cầu Nhu gặp Ủy viên ICC Ba Lan Maneli để tìm hiểu "có gì trong bụng ông ta". Maneli trước đó đã nhiều lần cố gắng nói chuyện với Nhu nhưng không được nhận. Nhờ sự thuyết phục của D'Orlandi và Goburdhun, Nhu đã tiếp Maneli khoảng ba ngày trước. Maneli bày tỏ quan điểm rằng Nhu nên tận dụng các tuyên bố của De Gaulle và Hồ Chí Minh(5) để tham gia đàm phán với Hà Nội. Maneli cho biết ông đã được Phạm Văn Đồng ủy quyền làm trung gian. Maneli đề nghị với Nhu rằng Nam VN có thể bán gạo và bia cho Bắc Việt để đổi lấy than. Maneli tình nguyện giúp Nhu bất cứ lúc nào, ngày hay đêm. Maneli nói với Nhu rằng Nhu là người duy nhất ở Nam VN mới dám thực hiện các cuộc đàm phán như vậy.
(Lời Người Dịch: Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59 nhằm diệt Cộng và thiết lập tòa án quân sự lưu động để xét xử cán bộ VC. Toà quân sự lưu động này có quyền chung thẩm; dùng Dụ số 47 năm 1956 để trừng trị VC. Đó là lý do Maneli nói với Nhu rằng Nhu là người duy nhất ở Nam VN mới dám thực hiện các cuộc đàm phán như vậy.)
8. Nhu khẳng định Nhu đã trả lời Maneli để nhấn mạnh rằng, trong khi tuyên bố của De Gaulle rất thú vị, chỉ có những người tham chiến trong cuộc chiến này mới có quyền nói và hành động. Nam VN là đồng minh của Hoa Kỳ và sẽ là “hành động vô đạo đức” khi đơn phương tìm hiểu vấn đề như vậy sau lưng người Mỹ. Quan hệ thương mại với Bắc Việt sẽ có những tác động chính trị không thể tránh khỏi đối với tinh thần chiến đấu và sự minh bạch chính trị của người dân Nam VN. Maneli hỏi bước tiếp theo là gì và Nhu nói Nhu trả lời “tiếp tục xây dựng ấp chiến lược”. Đối với CAS, Nhu cho biết Nhu không có kênh bí mật nào tới Hà Nội nhưng có thể liên lạc qua Goburdhun hoặc Maneli nếu Nhu muốn. Những mối liên hệ của Nhu với VC ở Nam VN và mục tiêu của Nhu với họ là thu phục họ thay vì để cho Bắc Việt. Nhu nói rằng Nhu tin rằng chiến tranh du kích sẽ tiến triển rất nhiều theo hướng có lợi cho Nam VN vào cuối năm 1963 và vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Nam VN và Hoa Kỳ có thể đàm phán với Bắc Việt từ vị thế mạnh. Nhu nói rằng Nhu kiên quyết chống chủ nghĩa trung lập, mặc dù viên chức CAS chưa đưa ra chủ đề này. Chủ nghĩa trung lập, theo ông Nhu, hoàn toàn trái ngược với quan điểm và chính sách của Chính phủ VN.
9. Không nói rõ, Maneli [nói với Nhu?] rằng chính phủ Sài Gòn sẽ sớm có bốn kẻ thù chống lại nó, có lẽ trong đó có Mỹ. Nhu nói rằng Nhu đã trả lời Maneli bằng nhận xét rằng Chính phủ VN đã quen với việc bị tấn công từ nhiều phía và thích đi xuống một cách có phẩm cách hơn là sống sót quỳ gối. Nhu nói với CAS rằng cả Chính phủ VN và bất kỳ chính phủ nào khác đều không thể đàm phán với Hà Nội một cách công khai hay bí mật, ngoại trừ sau khi chiến thắng cuộc chiến du kích và không phải về mặt trung lập mà là trong khuôn khổ Nam VN mạnh mẽ tìm cách sáp nhập Bắc VN vào trật tự thế giới tự do.
10. Về câu hỏi Phật giáo, Nhu cho biết Nhu đã đi nghỉ cùng gia đình vào ngày 8 tháng 5 và không tham gia ngay vào cuộc khủng hoảng bùng nổ vào ngày đó. Vấn đề Phật giáo đã tiến triển quá xa và quá nhanh, đạt đến điểm cuối cùng khi cần phải phẫu thuật để tồn tại của chính phủ và tiến hành chiến tranh. Vẫn khẳng định Nhu không liên quan gì đến việc ban bố thiết quân luật hay tấn công các ngôi chùa. Phủ nhận việc Nhu thao túng Cảnh sát mật vụ hoặc lực lượng đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung. Khi các tướng gặp Diệm vào tối ngày 18 tháng 8 để đề xuất thiết quân luật, Diệm đã hỏi Nhu các Tướng muốn gặp ông ta về chuyện gì vào giờ đó và Nhu phỏng đoán với Diệm rằng có lẽ họ muốn hỏi về Tổng tham mưu trưởng mới. Nhu khẳng định các tướng đã thông báo cho Nhu về cuộc thảo luận của họ với Diệm vào ngày 19 tháng 8. Trong cuộc họp các tướng/Diệm ngày 18 tháng 8, Diệm đã phê chuẩn thiết quân luật về nguyên tắc, yêu cầu không làm hại các sư và đề nghị các sĩ quan pháp luật quân sự có mặt tại các chùa để xem lực lượng quân sự hành động đúng pháp luật. Nhu tuyên bố quân đội nhận thấy quy định cuối cùng này là không thực tế. Nhu cho biết Tướng Đỗ Cao Trí đã đến thăm Nhu vào khoảng ngày 19 hoặc 20 tháng 8 và bắt đầu thảo luận về những gì Tướng Trí dự định làm trong thời gian thiết quân luật. Trí mang ra cuốn sổ ghi rõ các bước Trí dự định thực hiện và những người Trí sẽ bắt. Nhu bình luận rằng Trí cho biết Trí đã lên kế hoạch cho hành động này từ tháng trước. Nhu tuyên bố với CAS rằng Nhu là "vật tế thần" cho toàn bộ vụ này, mặc dù đồng thời cho biết tình hình đã đến mức cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên [Ông?1 nói rằng không hề có cuộc họp nào của các lãnh đạo dân sự sau phiên họp của Diệm/các tướng ngày 18 tháng 8 (trái ngược với báo cáo của Bộ trưởng Hiếu (FVS 9513)).(6)
Nhu cho biết, ngoài cuộc phẫu thuật ngày 21/8, Nhu đã thực hiện chính sách hòa giải và vẫn tiếp tục như vậy cho đến nay. Nhu cho biết đây là một phần khác trong các quy định của Diệm trong phiên họp với các Tướng vào ngày 18 tháng 8, tức là thiết quân luật và đưa Phật tử về chùa tại quê cũ sẽ không vi phạm chính sách hòa giải của Nhu.
11. CAS hỏi Nhu, Nhu nghĩ thiết quân luật sẽ kéo dài bao lâu. Nhu trả lời rằng Nhu không biết. Nhu cảm thấy việc duy trì thiết quân luật là nguy hiểm cho chính phủ và nhận xét rằng thiết quân luật có ảnh hưởng tâm lý đối với các sĩ quan nói chung mà Nhu cho rằng có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Trong cuộc họp hôm nay của Ủy ban liên bộ về Ấp chiến lược, các tướng đã đặt ra câu hỏi về việc tham gia vào các vị trí trong Nội các chính phủ và những vấn đề liên quan đến cơ cấu phong cách chung. Nhu đã trả lời họ rằng Ủy ban liên bộ không phải là diễn đàn phù hợp và điều này không thuộc trách nhiệm của Nhu. CAS có ấn tượng là Nhu thực tế lo lắng về những thay đổi trong quan điểm của các tướng và nhu cầu ngày càng tăng từ phía các tướng về việc tham gia vào chính phủ.
12. Nhu dành thời gian để thảo luận về việc các con của Nhu thấy cuộc sống ở Dinh Gia Long khó chịu và không giống cuộc sống bình thường của những đứa trẻ khác như thế nào. Họ cảm thấy mình không có bạn cùng chơi như bao bạn trẻ khác, không thể đi lại bình thường trên đường phố, xung quanh có quá nhiều người hầu, và thà sống trong biệt thự đâu đó ở một nơi khác trong Nam VN, giống như biệt thự của họ ở Đà Lạt. Nhu nói rằng Nhu phải xem xét vấn đề gia đình này một cách nghiêm túc vì những vết thương tâm lý kiểu này thời thơ ấu có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống trưởng thành. (CAS có ấn tượng, do việc Nhu nhấn mạnh vào chủ đề này, rằng Nhu có thể đang đặt nền móng cho việc rút lui tạm thời của mình.)
13. Nhiều lời nói của Nhu trái ngược với thông tin chúng tôi nhận được từ các nguồn khác. Không có ích gì khi cố gắng giải thích thêm về sự chân thành hay dối trá của Nhu nhưng cũng không loại trừ rằng có nhiều yếu tố lừa dối liên quan đến tuyên bố của Nhu. Điều này không có gì là trái tự nhiên trong quyền lực và chính trị. Nhu tuyên bố muốn tiếp tục với [với tư cách là] đồng minh của Hoa Kỳ và Nhu công nhận sự đóng góp hoàn toàn của Mỹ trong việc giành chiến thắng trong cuộc chiến du kích. Tôi không có ấn tượng gì từ cuộc gặp này rằng Nhu có khuynh hướng cắt giảm nhiều sự hiện diện của các chương trình của Mỹ. Nhu lại khẳng định Nhu không chống Mỹ. Cuộc thảo luận được tiến hành giữa hai bên một cách thân thiện, từ tốn. Nhu trông sức khỏe tốt.
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, POL 15-1 S VIET. Bí mật; Ngay tức khắc; Chỉ để đọc. Văn bản nguồn là bản sao được CIA gửi tới Bộ Ngoại giao dành riêng cho Dean Rusk (Ngoại Trưởng), George Ball (Thứ Trưởng Ngoại Giao), Averell Harriman (Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị) và Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông). Cũng được gửi đến Bạch Ốc dành riêng cho McGeorge Bundy (Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia) và tới Phụ tá Tham mưu trưởng (Tình báo), Bộ Lục Quân, dành riêng cho Robert McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Roswell Gilpatric (Thứ Trưởng Quốc Phòng), Tướng Maxwell Taylor và Tướng Victor Krulak. Trên văn bản nguồn không ghi thời gian truyền từ Sài Gòn nhưng nhận được tại Bộ Ngoại giao lúc 7h15 tối.
(2) Không tìm thấy.
(3) SEPES, Service des Etudes Politiques et Sociales (Cục Nghiên cứu Chính trị và Xã hội), là tên cơ quan mật vụ của Ngô Đình Nhu.
(4) Xem chú thích 3, Văn bản 68.
(5) Xem chú thích 7, Văn bản 26 và chú thích 3, Văn bản 44.
(6) Không tìm thấy.
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu
.... o ....