Về “thư Khánh Tuế” Viện Tăng Thống GHPGVNTN Của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

06/09/20205:02 CH(Xem: 6362)
Về “thư Khánh Tuế” Viện Tăng Thống GHPGVNTN Của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

VỀ “THƯ KHÁNH TUẾ”
VIỆN TĂNG THỐNG GHPGVNTN
CỦA

HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ

 

Thư Khánh Tuế_VTT_Page_1Kính thưa quý độc giả,

Sau khi phổ biếnThư Khánh Tuế” Viện Tăng Thống GHPGVNTN của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi nhận được một số điện thư của độc giả nói là nội dung thư sử dụng nhiều từ Phật giáo cổ xưa nên hơi khó hiểu như khánh tuế, hậu ca-đề, thánh gỉa, thánh phàm đồng trụ, vô khả nại hà, khâm thừa, khế thủ, sự biến Lương Sơn…rồi có vị độc giả ở trong nước thắc mắc GHPGVNTN ở đâu, tổ chức như thế nào và cũng có vị độc giả Phật tử ngoài nước hỏi tổ chức Phật Giáo trong nước thuộc ai, thuộc chính quyền hay thuộc về Phật tử lập nên…

Chúng tôi xin góp ý như sau:

Quả thực nội dung thư của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ có dùng một số thuật ngữ nhà Phật nên chỉ những nhà học Phật hiểu cổ ngữ Sanskrit, Pali và Hán tự mới hiểu rõ những từ này và quý độc giả Phật tử hằng theo dõi sự hình thành và diễn biến hành hoạt các tổ chức Phật Giáo mới có thể hiểu được một vài sự kiện như ‘diễn biến Lương Sơn, Đại hội Nguyên Thiều” mà Hòa thượng nhắc đến.

(1)

Trong phần góp ý này, trước hết chúng tôi nói về hai giáo hội Phật Giáo hiện nay.

Đúng là có hai giáo hội Phật Giáo hiện đang hoạt động song hành tại Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt NamGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo chính thức được nhà nước thừa nhận và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp cuả Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo hội được thành lập sau Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất 9 hệ phái cùng tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. Pháp chủ đầu tiên là Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Thủ. Phương châm của Giáo hội là: Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Như vậy tất cả các hoạt động của giáo hội phải được đặt dưới sự chỉ đạo của nhà nước mà mệnh lệnh cao nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam (thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Tôn Giáo Chính Phủ). Một thí dụ điển hình nhỏ là một công dân muốn xuất gia vào chùa tu tập phải được sự cho phép của ban tôn giáoban trị sự giáo hội địa phương (cấp huyện) nơi đương sự cư trú.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời ở miền Nam Việt Nam vào năm 1964 với mục đích thống nhất 11 hệ phái Phật giáo ở miền Nam Việt Nam thời đó. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết là Tăng thống đầu tiên của giáo hội. Kế tiếp là quý Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị Tăng thống thứ năm của Giáo hội, đã viên tịch hồi tháng 2 năm 2019, và đến nay vẫn để trống vị trí Tăng thống này. Mặc dầu không có văn kiện chính thức nào của nhà nước quyết định giải thể Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà họ xem là bất hợp pháp, nhưng trên thực tế, giáo hội vẫn bị chánh quyền Hà Nội cấm đoán các hoạt động tôn giáo, cũng như các lãnh vực khác như văn hóa, giáo dục, và xã hội, từ thiện.

(2)

Về một số thuật ngữ nhà Phật hơi khó hiểu đối với thành phần Phật tử phổ thông, mà thầy Tuệ Sỹ sử dụng trong “Thư Khánh Tuế”, chúng tôi xin ghi lại nơi đây ý kiến của Cư sĩ Nguyên Toàn Trần Việt Long như sau: (xin cảm ơn Cư sĩ Nguyên Toàn)  

1. - Khánh Tuế: 

Khánh [ 庆 ] là chúc mừng, mừng đón, vui mừng chào đón.

Tuế [ 岁 ] là năm, tuổi.

Khánh tuế là mừng tuổi mới, mừng được tăng một tuổi.

Thư Khánh Tuế của Hoà thượng Tuệ Sỹ là thư chúc mừng chư Tôn đức Tăng Ni được thêm một tuổi Hạ (hạ lạp) sau thời gian An Cư Kiết Hạ trong tháng Bảy và Tháng Tám (July, August) vừa qua,

2.- Hậu Ca-đề:

Người Ấn Độ có nhiều cách tính lịch (calendar) mà thông thường nhất là cách tính 12 tháng theo chu kỳ của mặt trăng (âm lịch) gọi là Lịch Tuần Trăng Vedic, nhưng chúng taPhật tử thì chúng ta chỉ tập chú vào cách tính lịch theo mùa (Rasi / season) qua sự vận hành của mặt trờiĐức Phật đã sử dụng để lập chương trình (schedule) hoằng hóa của Ngài trong mỗi năm.  Theo đó thì một năm được chia làm 6 rasi (mùa), mỗi rasi gồm 2 tháng, là Vrsabha (Jyeshtha, theo mặt trăng, May - June), Karkata (Shraavana, theo mặt trăng, July - August), Kanya (Ashvin, September - October), Vrscika (Agahana, November - December), Makara (Magha, January - February), và Mina (Chaitra, March - April).

Đại lễ Đức Phật Đản Sinh vào tháng Tư, tháng Năm, gọi là tháng Vaishaka nên chữ Lễ Vesak có nguồn gốc từ tháng đó.

Chư Tôn đức Tăng Ni về Trường Hạ để an cư kiết hạ mỗi năm, tùy môi trường hoằng hóa, từ hai tuần đến một tháng và nhiều nhất là ba tháng; tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng tổ chức an cư tự tứ (tu học, nhận xét, sám hối, rút kinh nghiệm để hoàn thiện, v.v...) vào mùa Hè (Hạ) gọi là An Cư Kiết Hạ mà còn được tổ chức vào mùa Đông gọi là An Cư Kiết ĐôngĐặc biệt trong 8 nước mà Đức Phật hoằng hóa tại Ấn Độ thì mùa mưa rất khó đi lại, muôn loài vật, kể cả côn trùng, đều tìm đến chỗ đất cao để sinh sống nên Đức Phật cho tổ chức An Cư Kiết Vũ để chư Tôn giả Tỳ kheo tránh việc dẫm đạp lên chúng sanh sống ở dưới đất khi đi khất thực.

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nóng nên Chư Tôn đức Tăng Ni an cư kiết hạ trong mùa Hè thuộc các tháng Bảy và Tám (July, Aigust), tức là mùa Karkata (Ca-đề).  Qua tháng Chín (September) thì việc an cư tự tứ đã hoàn mãn nên Hoà thượng Tuệ Sỹ gọi là "tháng Hậu Ca-đề."  Sau mùa an cư tự tứ thì Chư Tôn đức Tăng Ni được tính thêm một tuổi hạ (gọi là hạ lạp; chữ lạp được hiểu như là thứ lớp, thứ bậc, thứ cấp, level).  Tuổi hạ quan trọng lắm vì người tu sĩ kính trọng nhau qua hạ lạp cao thấp chứ không phải qua tuổi đới.  

3.- Thất chúng Phật tử:

Tính từ thấp đến cao thì Phật tử gồm có 7 thứ bậc là:

1. Ưu-bà-di: Nữ Phật tử tại gia, giữ 5 giới đầu của 10 giới Sa-di, là thành phần "cung dưỡng" (cúng dường) đời sống của chư Tôn đức Tăng Ni;

2. Ưu-bà-tắc: Nam Phật tử tại gia, giữ 5 giới, là thành phần "hộ pháp," chủ động phát triển Phật giáophục vụ Giáo hội qua việc xây dựng tự viện, tham gia các chương trình văn hóa, giáo dục, xã hội, từ thiện, và quản trị hành chánh của Giáo hội.

3. Sa-di Ni: Nữ Phật tử xuất gia, giữ 10 giới.

4. Sa-di: Nam Phật tử xuất gia, giữ 10 giới.

5. Thức-xoa-ma-na: Sa-di Ni đã giữ tròn 10 giới sau 2 năm thì được thọ giới cấm Thức-xoa-ma-na gồm 4 giới trọng, 6 học pháp, và một phần của giới Tỳ-kheo.

6. Tỳ-kheo Ni: Thiện nữ đã giữ tròn giới Thức-xoa-ma-na sau 2 năm thì được Đại Tăng Lưỡng Bộ (Tăng Bộ và Ni Bộ) cho phép thọ Đại giới Tỳ-kheo Ni gồm 348 giới tại một Đại giới đàn được tổ chức theo giới luật rất trang nghiêmvô cùng thanh tịnh.

7. Tỳ-kheo: Thiện nam đã giữ tròn 10 giới Sa-di sau 2 năm thì được Đại Tăng cho phép thọ Đại giới Tỳ-kheo gồm 250 giới tại một Đại giới đàn được tổ chức theo giới luật rất trang nghiêmvô cùng thanh tịnh.

4.- Chưa Lục Hòa?

Tất nhiên là có ít nhiều lấn cấn, nhưng trên căn bản Phật lý về sự hòa hợp của Tăng-già (Shanga) thì thời gian sẽ xóa dần sự hiểu lầm nhau vì rằng cả một dãy núi lớn mà cũng theo quy luật thành trụ hoại không huống gì con người nhỏ bé của chúng ta.  

Hoà thượng Không Tánh phát biểu trên vị trí một Tăng sĩ có nhiệm vụ điều hành (operation), phát biểu với tư cách cá nhân, phát biểu bất đồng quan điểm nhưng vẫn thể hiện lòng tôn kính đối với một bậc Cao Tăng thạc đức; đấy là một dấu hiệu rất tốt đẹp cho tiến trình hòa hợp.

Hoà thượng Tuệ Sỹ nhắn nhũ ở vị trí thay mặt cho Chư Tôn Đức Trưởng Lão của Giáo Hội, phát biểu thận trọng của vị thế lãnh đạo Giáo hội (leadership), phát biểu cho tập thể, vì tập thể, và của tập thể, tức là phát biểu về một dòng nước chảy liên tục, bất đoạn, từ nguồn ra đến biển ...

Vị trí khác nhau thì cách phát biểu khác nhau.  Bản tánh Hoà thượng Không Tánh rất nhân ái nên phát biểu rất chân phương.  Hoà thượng Tuệ Sỹ thâm nhập kinh tạng nên như lý tác ý rất hàn lâm.  Hòa thượng Không Tánh có những Pháp hữu toàn tâm toàn ý với Giáo hội như Hoà thượng Thích Quảng Ba thì tình Pháp hữu sẽ dung hóa một vài dị biệt nhỏ không đáng kể trong một ngày thật gần.

(3)

Sự Biến Lương Sơn (đính kèm bản tường thuật "sự biến Lương  Sơn") là điểm cao của một chuỗi sự biến tạo thành khúc quanh mới của Phật giáo Việt Nam nói chung, không phải chỉ là vấn đề tồn tại hay phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, do HT Tuệ Sỹ tường thuật vào năm 2003 – có ghi lại trong tác phẩm Tuệ Sỹ Đạo Sư Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2 do Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang in lần thứ nhất ở California - Hoa Kỳ năm 2006 Tác giả: Nguyên Siêu.

 

Trân trọng,
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 7603)
24/02/2020(Xem: 4661)
02/11/2019(Xem: 4720)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.