Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ & Phật Giáo Hòa Hảo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

09/02/20224:35 SA(Xem: 11452)
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ & Phật Giáo Hòa Hảo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

ĐỨC THẦY HUỲNH PHÚ SỔ &
PHẬT GIÁO HÒA HẢO 
Thiện Phúc 
PDF icon (4)PHẬT GIÁO HÒA HẢO

huynh phu so 2I.    Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ:

Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ sanh năm 1920 tại làng Hòa Hảo, trong tỉnh An Giang. Đức thầy là con trai của một gia đình trung nông khá giả. Ngay từ khi sanh ra, thân thể ông rất yếu đuối bệnh hoạn. Ông không thể đến trường thường xuyên như những đứa trẻ khác trong làng. Vào khoảng năm 1935, cha ông gửi ông lên Núi Cấm trong vùng Bảy Núi để theo học với một vị ẩn sĩ. Đến năm 1939, ông quay trở về quê sau khi vị thầy của ông qua đời. Người dân trong làng quan sát thấy khi ông trở về làng thì ông không còn bệnh hoạn gì cả. Người ta cũng chứng kiến rằng lúc này ông có khả nói hàng năm bảy giờ một cách trôi chảy tự nhiên với khả năng biện tài về sự vi tế của giáo lý đạo Phật. Sau khi chứng kiến sự kỳ diệu lạ lùng này, những người này đã tự nguyện trở thành những đệ tử đầu tiên của đức thầy. Giáo thuyết đã được đơn giản hóa của đức thầy được lập ra nhằm lôi cuốn đa số dân nghèo và nông dân. Bên cạnh đó, đức thầy cũng đơn giản hóa những nghi lễ rườm rà trong các chùa viện. Chính vì vậy mà chỉ một tháng sau đó, đức thầy đã có hàng trăm ngàn tín đồ. Vài năm sau đó, số tín đồ đã lên đến hàng mấy triệu người. Vào năm 1947, đức thầy đi họp với Việt Minh để bàn luận về sự hợp tác giữalực lượng Hòa Hảo và Việt Minh trong việc đánh thực dân Pháp, nhưng ngày mất tích kể từ lúc đó. Chỉ trong thời gian tám năm ngắn ngủi kể từ năm 1939 đến năm 1947, đức thầy đã sáng lập và làm lớn mạnh Phật Giáo Hòa Hảo, một trong những tôn giáo chính ở Việt Nam.

II.   Phật Giáo Hòa Hảo:

Phật Giáo Hòa Hảo được Đức Ngài Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm 1939. Những giáo lý chính: Thứ nhất là Tứ Ân Hiếu Nghĩa: 1) Ân Tổ Tiên Cha Mẹ. 2) Ân Đất Nước. 3) Ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). 4) Ân Đồng Bào và Chúng SanhThứ nhì là Tam Nghiệp Thân Khẩu Ý: 1) Thân nghiệp bao gồm những thứ sau đây: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, và không lạm dụng quyền thế. Thân nghiệp tiêu biểu cho kết quả của những hành động của thân trong tiền kiếp. Tuy nhiên, thân nghiệp khó được thành lập hơn ý và khẩu nghiệp, vì như có lúc nào đó mình muốn dùng thân làm việc ác thì còn có thể bị luân lý, đạo đức hay cha mẹ, anh em, thầy bạn, luật pháp ngăn cản, nên không dám làm, hoặc không làm được. Vì thế nên cũng chưa kết thành thân nghiệp được. Hai nghiệp khác là khẩu và ý nghiệp. 2) Khẩu nghiệp bao gồm những thứ sau đây: Không nói lưỡi hai chiều, không nói lời phỉ báng, và không nói lời giả dối. Khẩu nghiệp là nghiệp nơi miệng. Theo lời Phật dạy thì cái quả báo của khẩu nghiệp còn nhiều hơn quả báo của thân nghiệpý nghiệp, vì ý đã khởi lên nhưng chưa bày ra ngoài, chứ còn lời vừa buông ra thì liền được nghe biết ngay. Dùng thân làm ác còn có khi bị ngăn cản, chỉ sợ cái miệng mở ra buông lời vọng ngữ. Ý vừa khởi ác, thân chưa hành động trợ ác, mà miệng đã thốt ngay ra lời hung ác rồi. Cái thân chưa giết hại người mà miệng đã thốt ra lời hăm dọa. Ý vừa muốn chưởi rủa hay hủy báng, thân chưa lộ bày ra hành động  cử chỉ hung hăng thì cái miệng đã thốt ra lời nguyền rủa, dọa nạt rồi. Miệng chính là cửa ngõ của tất cả oán họa, là tội báo nơi chốn a tỳ địa ngục, là lò thiêu to lớn đốt cháy hết bao nhiêu công đức. Chính vì thế mà cổ nhân thường khuyên đời rằng: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất,” hay bệnh cũng từ nơi cửa miệng mà họa cũng từ nơi cửa miệng. Nói lời ác, ắt sẽ bị ác báo; nói lời thiện, ắt sẽ được thiện báo. Nếu bạn nói tốt người,bạn sẽ được người nói tốt; nếu bạn phỉ báng mạ lỵ người, bạn sẽ bị người phỉ báng mạ lỵ, đó là lẽ tất nhiên, nhân nào quả nấy. Chúng ta phải luôn nhớ rằng “nhân quả báo ứng không sai,” mà từ đó can đảm nhận trách nhiệm sửa sai  những việc mình làm bằng cách tu tập hầu từ từ tiêu trừ nghiệp tội, chớ đừng bao giờ trách trời oán người. 3) Ý nghiệp bao gồm những thứ sau đây: Không Tham, không Sân, và không Si Mê. Ý nghiệp là nghiệp tạo tác bởi ý (nghiệp khởi ra từ nơi ý căn hay hành động của tâm), một trong tam nghiệp thân khẩu ý. So với khẩu nghiệp thì ý nghiệp không mãnh liệt và thù nghịch bằng, vì ý nghĩ chỉ mới phát ra ở trong nội tâm mà thôi chứ chưa lộ bày, tức là chưa thực hiện hành động, cho nên khó lập thành nghiệp hơn là khẩu nghiệp.

Thứ ba là Bát Chánh Đạo (giống như Bát Chánh Đạo Trong Phật Giáo): Bát Chánh đạo hay Bát Thánh Đạo là tám con đường đúng hay tám con đường của các bậc Thánh. Bát Thánh Đạo chính là thấy đúng, suy nghĩ đúng, nói năng đúng, hành động đúng, sống đúng, nỗ lực đúng, ghi nhớ đúng, và thiền định đúng. Thuật ngữ “Đúng” trong Phật giáo có nghĩa là bất cứ suy nghĩ hay hành động nào không gây trở ngại, phiền nãođau khổ cho người và cho mình; mà ngược lại, sự suy nghĩ và hành động này sẽ đưa đến an lạc, tỉnh thứchạnh phúc cho mình và cho người. Chánh kiếntừ bỏ cách nhìn hướng về cái ngã của các sự vật và có cái thấy như thật của Đức Phật, nghĩa là vạn sự vạn vật không có tự tánh, không độc lập, mà hiện hữu do sự tổng hợp của nhau, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Chánh tư duy là không thiên về thái độ quy ngã đối với sự vật, mà suy nghĩ về sự vật một cách đúng đắn. Chánh tư duy dạy chúng ta từ bỏ ba cái xấu để có được cái tâm độ lượng như tâm Phật: không tham muốn hay chỉ nghĩ đến sự thủ đắc cho riêng mình; không giận ghét hay không ưa thích khi sự việc xảy ra không như ý mình muốn; và không ác độc hay muốn được theo ý mình trong mọi sự. Chánh ngữ dạy chúng ta sử dụng ngôn từ đúng đắn trong đời sống hằng ngày và tránh bốn thứ xấu ác về miệng như nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời vu khống và nói lời không cẩn thận. Chánh nghiệp là sự ứng xử hằng ngày phù hợp với giới luật của Đức Phật, nghĩa là phải kềm chế ba điều xấu nơi thân, làm trở ngại cho những hành động đúng như sát hại không cần thiết, trộm cắp, và tà dâm. Chánh mạng là thu hoạch thức ăn, quần áo, nhà cửa và các nhu cầu khác trong cuộc sống một cách đúng đắn. Chánh mạng dạy chúng ta kiếm sống bằng công việc không gây phiền khổ cho người khác hay những nghề vô ích cho xã hội, mà phải sống bằng sự thu nhập chính đáng bằng nghề nghiệp chính đáng và có ích cho người khác. Chánh tinh tấn là luôn hành sử đúng đắn, không lười biếng hay đi lệch khỏi con đường chân chánh, tránh những sai lầm như ba điều xấu về ý, bốn điều xấu về miệng và ba điều xấu về thân. Chánh niệmtu tập bằng cái tâm đúng đắn như Đức Phật đã tu tập, nghĩa là chúng ta phải chú tâm vào vạn sự vạn vật trong vũ trụ bằng cái tâm thanh tịnhchính đáng. Cuối cùngchánh định, nghĩa là luôn luôn không bị dao động vì những thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài. Theo đức Huỳnh Giáo Chủ, tu tập Bát Chánh Đạo sẽ đưa đến những lợi ích thực sự như tự cải tạo tự thân, vì tu bát chánh đạosửa đổi mọi bất chính, sửa đổi mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại, đồng thời còn tạo cho thân mình có một đời sống chân chánh, lợi íchthiện mỹ; cải tạo hoàn cảnh vì nếu ai cũng tu bát chánh đạo thì cảnh thế gian sẽ an lành tịnh lạc, không còn cảnh khổ đau bất hạnh gây nên bởi hận thù, tranh chấp hay chiến tranh giữa người với người, giữa nước nầy với nước kia, hay chủng tộc nầy với chủng tộc khác, ngược lại lúc đó thanh bình sẽ vĩnh viễn ngự trị trên quả đất nầy; tu bát chánh đạo còn là căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ, là nền tảng chánh giác, là căn bản giải thoát, ngày nay tu bát chánh đạo là gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ Đề để ngày sau gặt hái quả Niết Bàn Vô ThượngThứ tư là Thờ Phượng: 1) Không phỉ báng lối thờ phượng tại các chùa viện, nhưng không cần tạo thêm hình tượng tại nhà. Nhà nào đã có tượng Phật vẫn được; tuy nhiên, những ảnh Phật bằng giấy nên đốt đi. 2) Niềm tin xuất phát tự tâm chứ không bằng những hình thức bên ngoài. 3) Bàn thờ chỉ cần một lá cờ nâu, biểu hiện cho sự phối hợp của mọi chủng tộc, không có sự phân biệt chủng tộc hay cá nhân, vì màu nâu là sự phối hợp của mọi màu. 4) Nếu bên trong không đủ rộng để lập bàn thờ thì bàn “Ông Thiên” với một lư hương cũng là đủ. 5) Phật giáo Hòa Hảo nhấn mạnh đến sự “tự cải thiện” hơn là hình thức thờ phượng. 6) Cúng Phật chỉ nên dùng nước lã, hoa và nhang, vì nước lã tượng trưng cho sự thanh khiết, hoa tượng trưng cho sự thanh tịnh, và nhang làm tươi mát không khí. Về thực phẩm thì tín đồ có thể dùng bất cứ thực phẩm nào mà họ có để cúng tổ tiên. 7) Bên cạnh bàn thờ Phật, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có thể đặt bàn thờ cha mẹ, tổ tiên hay anh hùng dân tộc, chứ không nên thờ bất cứ quỷ thần nào mà mình không biết rõ. Thứ năm là Hành Lễ1) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo chỉ lạy Phật, tổ tiên, cha mẹ, và những vị anh hùng dân tộc, ngoài ra không lạy những người sống khác. Với các vị thầy chỉ nên xá chứ không lạy. 2) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không nên chỉ lệ thuộc vào sự giúp đở của Thần Thánh. 3) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không nên chỉ lệ thuộc vào sự yểm trợ của vị Thầy. 4) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không bao giờ trách trời, oán Phật, giận Thầy vì những bậc nầy không cứu độ hay ban phước cho họ. Họ luôn nhớ luật “Nhân Quả,” hễ nhân tốt thì quả lành. 5) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo luôn sáng suốt nhận hiểu những nguyên tắc tôn giáo và những lời dạy dỗ của thầy, chứ không mù quáng lệ thuộc vào niềm tinThứ sáu là Tang Lễ: 1) Tang lễ vẫn cử hành như truyền thống cổ truyền; tuy nhiên, không nên kèn trống rình rang. 2) Không đốt giấy tiền vàng mã, vì đây chỉ là phí phạm tiền của. 3) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phải nên luôn nhớ rằng thân xác tan hoại, phải được chôn cất thận trọng, chứ không nên để lâu mà có hại cho sức khỏe của những người còn sống. 4) Chỉ nên thiết lập một bàn thờ giữa nhà hay ngoài trời để cầu nguyện cho người chết rồi tiến hành nhanh chóng việc chôn cất. 5) Có thể dùng bất cứ thực vật có sẳn nào để cúng người chết, nhưng không nên phí phạm tiền bạc. 6) Hàng xóm láng giềng có thể tới giúp nhau trong việc tống táng, nhưng đây không phải là dịp để đờn ca xướng hát. Thứ bảy là Hôn Nhân1) Bổn phận của cha mẹ là phải chọn lựa người phối ngẫu thích hợp cho con cái bằng cách quan sát kỹ lưỡng tánh tình đôi trẻ. 2) Nên dẹp bỏ việc đòi của hồi môn từ gia đình chú rể. 3) Cha mẹ hai bên không nên làm khó dễ nhau trong vấn đề nghi thức hôn nhân. 4) Hôn lễ nên càng đơn giản càng tốt, chứ không nên rườm rà tốn kémThứ tám là Những Đều cấm kỵ của các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo1) Không uống rượu. Tuy nhiên, trong những ngày hội hè không nhằm ngày chay lạt, tín đồ có thể uống một ít rượu lễ thật nhẹ. Nên nhớ rằng uống rượu say là phạm tội đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. 2) Không hút thuốc phiện. Chỉ có người bịnh có toa bác sĩ dùng chung với các loại thuốc khác là ngoại lệ. 3) Không bài bạc. Không có ngoại lệ!!! Thứ chín là Thái Độ đối với các thầy, các chùa viện và các tôn giáo hay cá nhân khác: (A)Thái độ đối với sư sãi: 1) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phải luôn kính trọng những sư sãi chân chính. 2) Phải luôn lắng nghe và tuân theo những lời dạy dỗ đúng theo chánh pháp. 3) Với những sư sãi sai trái, tín đồ Phật giáo Hòa Hảonhiệm vụ phải cảnh tỉnh và khuyên họ trở về Chánh Đạo Phật Giáo. Nếu như họ vẫn tiếp tục con đường sai trái, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nên tích cực giải thích cho dân chúng và Phật giáo đồ trong vùng biết để lánh xa(B) Thái độ đối với chùa viện: 1) Phật giáo Hòa Hảo không cấm đoán tín đồ đi chùa lễ Phật, đặc biệt là vào những ngày lễ lớn như Phật Đản hay Vu Lan Bồn. 2) Phật giáo Hòa Hảo không nhấn mạnh hay đồng ý vấn đề thờ phượng hình tượng, nhưng Phật giáo Hòa Hảo không cho phép tín đồ chê trách hay phỉ báng việc thờ phượng nầy tại các chùa.  (C) Thái độ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đối với các tôn giáo khác: 1) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo luôn kính trọng và không bao giờ đề cập đến việc thờ phượng của các tôn giáo khác. 2) Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không bao giờ nói xấu về giáo lý của các tôn giáo khác. 3) Dù các tôn giáo khác có làm gì sai với Phật giáo Hòa Hảo, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn không đối trả sai trái lại. (D) Thái độ đối với những cá nhân khác: 1) Phải luôn đối xử tốt để phát triển sự cảm thông hỗ tương. 2) Khi họ cần nên tỏ lộ săn sóc thương yêu. 3) Phải cố gắng hết mình giúp đở người xung quanh Thứ mười là Để tóc dài: 1) Đức Thầy để tóc dài là để tỏ lộ lòng tưởng nhớ đến tục lệ cổ truyền của tổ tiên và cho chúng ta thấy Ngài không bị ảnh hưởng của văn minh Tây phương, chứ không phải là sự thể hiện của đời sống tôn giáo. 2) Đức Thầy không bắt buộc mà cũng không cấm tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để tóc dài. 3) Để tóc dài mà không cải thiện tự thân, thì không phải là tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo. 4) Đức Thầy cho phép tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cải cách sao cho thích hợp với sự tiến hóa của đất nước và thuận theo phong cách của dân tộc. Thứ mười một là Giáo DụcPhật Giáo Hòa Hảo: 1) Đức Thầy luôn nhấn mạnh đến giáo dục để mở mang kiến thức về khoa học và xã hội. 2) Giáo dục giúp ta tránh những lỗi lầm và phá tan mê tín. 3) Giáo dục giúp ta hiểu thêm về Phật pháp. 4) Giáo dục không phải là một chướng ngại của đạo lý hay đời sống tôn giáoThứ mười hai là Phật Giáo Hòa Hảo và Thương Nghiệp: Đức Thầy khuyến khích tín đồ Phật giáo Hòa Hảo làm thương nghiệp để phát triển kinh tế gia đình, xã hội và đất nước với những điều kiện sau đây: 1) Tất cả tín đồ Phật giáo Hòa Hảo luôn vâng giữ Bát Chánh Đạo. 2) Tận diệt nghiệp bất thiện, không cân non, không tráo hàng, không buôn lậu, không buôn bán rượu và thuốc phiện. 3) Hành nghề lương thiện bằng cách không lường gạt và từ bỏ những thói xấuThứ mười ba là Quan Niệm của Phật Giáo Hòa Hảo về thức ăn và nhà cửa: 1) Ăn uống điều độ. 2) Tránh những thức ăn ngon nhưng lại có hại cho sức khỏe và có thể đưa đến bệnh hoạn. 3) Luôn giữ gìn thân thể sạch sẽ vệ sinh. 4) Loại bỏ lối sống bệnh hoạn, vì thân thể dơ dái, thì tâm không thể nào phát triển được.

 

 

VIRTUAL MASTER HUYNH PHU SO &
HOA HAO BUDDHISM
Thiện Phúc

 

I.    Virtual Master Huynh Phu So:

Master Huynh Phu So was born in 1920 at Hoa Hao Village, An Giang Province. He was the son of a moderately wealthy peasant family. Right after he was born, he possessed a very weak body with illnesses He could not attend school on a regular basis as other children in the village. Around 1935, his father sent him to Nui Cam in the Seven Mountains to learn with a hermit. In 1939, he returned home after his master's death. Villagers observed that he was so healthy when returning home. They also witnessed that he had the ability to speak for several hours spontaneously with eloquence about the sublime doctrines of Buddhism. After witnessing this miracle, they were deeply impressed by the strange scene and volunteered to become his first converts. His simplified teachings were designed to appeal the majority of the poor and the peasants. He also cut down on ceremonies and complex rituals in pagodas. For these reasons, within a month, he gained more than a hundred thousand followers. Some years later, the number of his followers reached a million. In 1947, he went to a meeting with Viet Minh to discuss the cooperation of Hoa Hao and Viet Minh in fighting against the French Colonials, but he disappeared since that time. Only in a short period of eight years, from 1939 to 1947, Virtual Master Huynh Phu So founded and strengthened Hoa-Hao Buddhism, one of the major reilgions in Vietnam.

 

II.   Hoa Hao Buddhism:

Hoa-Hao Buddhism was founded in 1939 by Prophet Huynh Phu So. The main teachings emphasizes on the followings: First, the Four Debts of Gratitude: 1) Be thankful to our ancestors and parents. 2) Be thankful to our country. 3) Be thankful to the Three Treasures (Buddha, Buddha-Law, Sangha). 4) Be thankful to our fellow-countrymen and all other sentient beings. Second, the Three Karmas of the Body, the Mouth and the Mind: 1) The karmas of the body or physical karma comprises of the followings: Not to kill, not to steal, not to commit adultery, and not to abuse power. The karma operating in the body. The body as representing the fruit of action in previous existence. Body karma is difficult to form than thought and speech karma, for there are times when we wish to use our bodies to commit wickedness such as killing, stealing, and commiting sexual misconduct, but it is possible for theories, virtues as well as our parents, siblings, teachers, friends or the law to impede us. Thus we are not carry out the body’s wicked karma. The other two karmas are the karma of the mouth and of the mind. 2) The karma of the mouth or verbal karma comprises of the followings: Not to speak double tongue, not to speak vicious tongue or not to defame others, and not to tell lie. Vaca-karman means the work of the mouth or karma of the mouth (talk, speech) According to the Buddha’s teachings, the karmic consequences of speech karma are much greater than the karmic consequences of the mind and the body karma because when thoughts arise, they are not yet apparent to everyone; however, as soon as words are spoken, they will be heard immediately. Using the body to commit evil can sometimes be impeded. The thing that should be feared  is false words that come out of a mouth. As soon as a wicked thought arises, the body has not supported the evil thought, but the speech had already blurted out vicious slanders. The body hasn’t time to kill, but the mind already made the threats, the mind just wanted to insult, belittle, or ridicule someone, the body has not carried out any drastic actions, but the speech is already rampant in its malicious verbal abuse, etc. The mouth is the gate and door to all hatred and revenge; it is the karmic retribution of of the Avichi Hell; it is also the great burning oven destroying all of one's virtues and merits. Therefore, ancients always reminded people: “Diseases are from the mouth, and calamities are also from the mouth.” If wickedness is spoken, then one will suffer unwholesome karmic retributions; if goodness is spoken, then one will reap the wholesome karmic retributions. If you praise others, you shall be praised. If you insult others, you shall be insulted. It’s natural that what you sow is what you reap.  We should always remember that the “theory of karmic retributions” is flawless, and then courageously take responsibility by cultivating so karmic transgressions will be eliminated gradually, and never blame Heaven nor blaming others. 3) The karma of the mind or Mental Karma comprises of the followings: Not be greedy, not be angry, and not be ignorant. Mental action means the function of mind or thought. Compared to the karma of the mouth, karma of the mind is difficult to establish, thought has just risen within the mind but has not take appearance, or become action; therefore, transgressions have not formed. Third, the Teachings on the Noble Eightfold Paths (which are similar to that of the Buddhism): The eightfold noble path consists in right view, right thinking, right speech, right action, right living, right endeavor, right memory, and right meditation. The term “Correct” in Buddhism means any thinking or action that does not cause troubles, afflictions and sufferings for oneself and others; on the contrary, this thinking or action will bring to oneself or others peace, mindfulness and happiness. Right view means to abandon a self-centered way of looking at things and to have a right view of the Buddha, that is “Nothing has its own self; everything exists due to temporary combination. If this exists, the other exists; if this ceases to exist, the other is in no way to be able to exist.” Right thinking means not to include toward a self-centered attitude toward things but to think of things rightly. Right view teaches us to abandon the three evils of the mind such as coveteousness, resentment, and evil-mindedness; and to think of things rightly, with as generous a mind as the Buddha: not to have greedy mind (coveteousness) or not to think only of one’s own gain; not to have the angry mind (resentment) or not to get angry when things do not turn out as one wishes; not to have the evil mind (evil-mindedness). Right speech teaches us to use right words in our daily lives and to avoid the four evils of the mouth such as not to lie (to use false language), not to speak with a double tongue, not to commit ill-speaking, and not to use improper language (careless language). Right action means daily conduct in accordance with the precepts of the Buddha. It is to say one must refrain from the three evils of the body that hinder right action such as needless killing, stealing, and committing adultery or other sexual misconduct. Right living means to gain food, clothing, shlter, and other necessities of life in a right way. Right living teaches us not to earn our livelihood through work that makes trouble for others or through a career useless to society, but to live on a justifiable income that we can obtain through right work and a vocation useful to others. Right endeavor means to engage constantly in right conduct without being idle or deviating from the right way, avoid such wrongs as the three evils of the mind, the evils of the mouth, and the three evils of the body. Right memory means to practice with a right mind as the Buddha did, that is, we must address ourselves to all things in the universe with a fair and right mind. And finally, right meditation means not to be agitated by any change of external circumstances. According to Master Huynh, the founder of Hoa Hao Buddhism, practicing the Noble Eight-fold Path can bring about real advantages such as improvement of personal conditions. It is due to the elimination of all evil thoughts, words, and actions that we may commit in our daily life, and to the continuing practice of charitable work; improvement of living conditions. If everyone practiced this noble path, the world we are living now would be devoid of all miseries and sufferings caused by hatred, struggle, and war between men and men, countries and countries, or peoples and peoples. Peace would reign forever on earth; attainment of enlightenment or Bodhi Awareness. The Noble Eigh-fold Path is the first basic condition for attaining Bodhi Consciousness that is untarnished while Alaya Consciousness is still defiled. Fourth, Worshipping: 1) Not trying to defame the worshipping in the temples or pagodas; however, there is no need to create any more statues or images at home. For those who have Buddha’s statues in the house, it is alright to keep it that way; however, paper images of Buddhas should not be kept and should be burned. 2) The belief comes from the heart, not from outside appearances. 3) The inside altar only needs a Brown-coloured flag, symbol of mankind harmony without distinction of races or individuals because brown color is the association of all other colours. 4) If there is no room for decorating an altar inside the house, a “Heaven Altar” with an incense-brazier should be sufficient. 5) Hoa-Hao Buddhism emphasizes in improving onself rather than in apparent worshipping. 6) As regards the way of worshipping Buddha, only fresh water, flowers and incense sticks should be used. For fresh water represents “cleanliness,” flowers represent “purity,” and incense is used to freshen the air. As for offering of food, they can use any available food for the worshipping of their ancestors. 7) Beside the altar of the Buddha, followers of Hoa-Hao Buddhism can place altars of parents or ancestors, or any national heores; however, they should not worship any spirit whose origins they do not know well. Fifth, Religion Performance: 1) Followers of Hoa-Hao Buddhism only prostates themselves before the Buddhas, ancestors, parents, and national heroes, no prostation before any living beings. Even to the master, they only bow, not prostating. 2) Followers of Hoa-Hao Buddhism should not merely rely on the help of saints and gods. 3) Followers of Hoa-Hao Buddhism should not merely depend on the support of their master. 4) Followers of Hoa-Hao Buddhism should never blame the Buddhas, gods or masters for not having saved or blessed them. They always remember the Buddha’s Law of “Cause and Effect,” if the cause is good, the effect is then good too. 5) Followers of Hoa-Hao Buddhism should always clearly understand the religion’s principles and the teachings of Prophet Huynh, and not blindly rely on belief. Sixth, Funeral: 1) Funeral ceremony will be kept as ancient mourning customs; however, not to perform any surplus and unnecessary ceremonies. 2) Not to burn votive paper because this is only a waste of money. 3) Followers of Hoa-Hao Buddhism should always remember that the body is destructible and it should be buried discreetly without letting it decompose because this is harmful to the living. 4) Only set up an altar in the middle of the house or in the open air for the praying and so on burying the dead (speedily and discreetly). 5) As regards to offerings of food, one can offer anything available, but try to keep the funeral simple and not money wasting. 6) Neighbors can come to help out with the funeral services, but this is not a chance for playing or enjoying musics. Seventh, Marriage: 1) The parents’ duty is to choose a suitable spouse for their child by careful observation of the couple’s character. 2) The custom of demanding matrimonial dowry deposit from the bridegroom’s family should be wiped off. 3) The parents of the two parties should not act difficult towards each other regarding the wedding ceremonies. 4) Try to keep the wedding ceremony the simpler the better, not to waste money. Eighth, Things followers should avoid: 1) Not to drink; however, during some special events which do not fall on fast days, one can have a little of a very light liquor. Remember that to become drunk is equal to committing a sin. 2) Not to smoke opium. Exception to only sick people advised by physicians may take a little in combination with other medicines. 3) Not to gambling. No exception!!! Ninth, Behaviour towards monks, temples or pagodas, other religions and individuals: (a) Behaviour towards monks and nuns: i) All followers of Hoa Hao Buddhism should always respect decent monks and nuns. ii) Followers of Hoa-Hao Buddhism should always listen and obey right things taught by the monks and nuns. iii) For those who known to be false monks and nuns, followers of Hoa-Hao Buddhism should warn and advise them to return to the right path of Buddhism. If they continue with their evils, followers of Hoa Hao Buddhism shouls take a positive action by explaining to the people as well as to the local Buddhists so that they could stay away from those wizards. (b) Behavious towards temples and pagodas: i) Hoa Hao Buddhism does not prohibit its followers from going to temples or pagodas to worship Buddhas, especially on important Buddhist events such as the Buddha’s Birthday (on the 15th of the Vesak month) or the Ullambana Basins (on the 15 of the seventh lunar month). ii) Hoa Hao Buddhism does not agree or emphasize on the worshipping of statues or images; however, it prohibits its followers to defame this form of worship in any way. (c) Behaviour of followers towards other religions: i) Followers of Hoa-Hao Buddhism always respect, and not talk about the way of worshipping of other religions. ii) Followers of Hoa-Hao Buddhism never speak ill about the teachings of other religions. iii) Followers of Hoa-Hao Buddhism should always behave correctly towards other religions even if they do wrong to Hoa-Hao Buddhism. (d) Behaviour towards other individuals: i)  Followers of Hoa-Hao Buddhism should always be on good terms with others so that mutual sympathy may be strongly developed. ii) Followers of Hoa-Hao Buddhism always show love and care for others whenever they are in need. iii) Followers of Hoa-Hao Buddhism should always try their best to help neighbors. Tenth, Letting the hair growing long: 1) The Master Huynh Phu So let his hair growing long because he tried to keep a remembrance of our ancestors’ ancient custom and to show us that he is not influenced by the western civilization, not a means of leading a religious life. 2) The Master Huynh did not compel nor prohibit his followers to grow their hair long. 3) If one grows long hair without improving oneself, one is in no way a follower of Hoa-Hao Buddhism. 4) Master Huynh allowed his followers to make reforms according to the contemporary evolution of the country so as to be in accord with the people. Eleventh, Education and Hoa Hao Buddhism: 1) Master Huynh always emphasized that education would help wider our knowledge in science and sociology. 2) Education helps us prevent errors and wipe out superstitions. 3) Education helps us study Buddhism more efficiently. 4) Education is not a hindrance to morality or religious life. Twelfth, Hoa Hao Buddhism and Business: Master Huynh Phu So encouraged his followers to do business to enrich the family economy and to strengthen the society as well as the country with the following conditions: 1) All followers of Hoa-Hao Buddhism should always comply with the rules as outlined in the “Noble Eightfold Path.” 2) Get rid of dishonest deeds by not performing weight cheating, bushel substituting, smuggling, liquor trading, and sales of opium. 3) Exercise honest professions without cheating anyone, get rid of dishonest habits. Thirteenth, Concepts of Hoa-Hao Buddhism on Food and Housing: 1) Eat and drink moderately. 2) Avoid good food prepared with ingredients that are bad for our body and which may cause us illness. 3) Always keep our body clean and observe the rules of hygiene. 4) Get rid of the habit of living in unhealthy conditions because when the body is dirty, the mind cannot develop.

Tài Liệu Tham Khảo

References

 

1.     Trích chương 17 trong quyển Lược Sử Phát Triển Phật Giáo Việt Nam, Thiện Phúc, California, U.S.A., 2022—Abstracted  from Chapter 17 from A Brief History of Development of Vietnamese Buddhism, Thiện Phúc, California, U.S.A., 2022.             

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8482)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.