Bilingual. 85. Memorandum of Conversation. The Attorney General stated his view that we should now concentrate on specifics. All agreed that the war would go better without Nhu and Diem.

01/12/20234:21 SA(Xem: 1252)
Bilingual. 85. Memorandum of Conversation. The Attorney General stated his view that we should now concentrate on specifics. All agreed that the war would go better without Nhu and Diem.

blank
Bilingual.
85. Memorandum of Conversation. The Attorney General stated his view that we should now concentrate on specifics. All agreed that the war would go better without Nhu and Diem. How much do we pay for a change? Secretary McNamara thought we ought to try to change Diem’s policies. Under Secretary Harriman stated his flat disagreement. He said Diem had created a situation where we cannot back him. Mr. Hilsman described a two-prong pressure program on Diem with the aim of forcing him to change his present policies. General Taylor indicated his support of the position that we should continue to work on Diem. Mr. Harriman and Secretary McNamara disagreed as to whether we could or could not achieve our objectives in Vietnam with Diem in control. // Biên bản họp. Bộ trưởng Tư pháp nêu quan điểm của ông rằng bây giờ chúng ta nên tập trung vào các chi tiết cụ thể. Tất cả đều đồng ý rằng cuộc chiến sẽ tốt hơn nếu không có Nhu và Diệm. Chúng ta phải trả giá bao nhiêu cho một sự thay đổi chế độ? Bộ trưởng McNamara nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng thay đổi chính sách của Diệm. Thứ trưởng Harriman bày tỏ sự không đồng tình rõ ràng của mình. Harriman nói Diệm đã tạo ra một tình huống mà chúng ta không thể ủng hộ ông Diệm. Hilsman mô tả một chương trình gây áp lực theo hai hướng đối với Diệm với mục đích buộc Diệm phải thay đổi các chính sách hiện tại của Diệm. Tướng Taylor bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với quan điểm rằng chúng ta nên tiếp tục làm việc với Diệm. Harriman và Bộ trưởng McNamara bất đồng về việc liệu chúng ta có thể hay không thể đạt được các mục tiêuViệt Nam dưới sự kiểm soát của Diệm.

 

the Department of State 285. Memorandum of Conversation1

Washington, September 10, 1963—5:45 p.m.

SUBJECT

Vietnam

PRESENT

Secretary McNamara, Attorney General, Director McCone, Under Secretary Harriman, Director Bell, Director Murrow, General Taylor, General Krulak, Deputy Secretary Gilpatric, Assistant Secretary Hilsman, Mr. Colby, Mr. Phillips (AID), Mr. Janow (AID), Mr. Bundy, Mr. Sorensen, Mr. Forrestal, Mr. Bromley Smith

.

Mr. Bundy opened the meeting by making the following points:

1. He requested that each agency list all current programs being carried out in Vietnam.

2. He suggested the drafting in Washington of a guidance document to be sent to all U.S. agency officials which would define the posture and attitude to be followed by all U.S. government officials in Vietnam.

3. He suggested that we need a document to provide press guidance for use in Washington and in Vietnam.

4. He recommended that we develop a way of controlling all U.S. messages going to Vietnam.

.

Mr. Bundy pointed out that U.S. policy is as the President has stated in his last two public statements, copies attached.2

The Attorney General stated his view that we should now concentrate on specifics. All agreed that the war would go better without Nhu and Diem. How much do we pay for a change? He said he did not think we should discuss with the President generalities and differences of view. What we should now do is to concern ourselves with specific actions.

Secretary McNamara thought we ought to try to change Diem’s policies. He believed our present policy was not viable. He thought that we had been trying to overthrow Diem, but we had no alternative to Diem that he knew about. Therefore, we were making it impossible to continue to work with Diem on the one hand and, on the other, not developing an alternative solution. He felt that we should go back to what we were doing three weeks ago.

Under Secretary Harriman stated his flat disagreement. He said Diem had created a situation where we cannot back him.3

Mr. Murrow said that the military views as represented by Secretary McNamara, General Taylor and General Krulak were saying that our sole objective was to win the war and that we could win with Diem. The civilian side believed that the political situation was deteriorating so rapidly in Vietnam that we must replace Diem before his eroding position led to a collapse of the fight against the Viet Cong.

During a discussion of how we should use Congressional criticism of Vietnam to advance our objectives, Mr. Hilsman said Senator Church would be fully responsive to suggestions as to the wording of the Senate resolution and to the timing of its introduction. Mr. Bell pointed out that we might well use Congressional criticism of Diem in an effort to persuade Diem to change his ways, but that such criticism would be reflected in the debate on the aid program, which would be hard to control.

Mr. McCone expressed his doubt that alternative leadership existed in Vietnam. He said he had heard various names but he knew of no paper which listed a group which could form a government strong enough to rule if Diem and Nhu were removed.

Mr. Hilsman described a two-prong pressure program on Diem with the aim of forcing him to change his present policies. He acknowledged that if we started down this path we would have to be prepared to contemplate the use of U.S. forces on the ground in Vietnam.

General Taylor indicated his support of the position that we should continue to work on Diem and revealed a reluctance to contemplate the use of U.S. troops in combat in Vietnam, either against the Diem government or against the Viet Cong.

Mr. Bundy asked that two papers be prepared by Mr. Hilsman, the first listing our objectives in Vietnam and the second a program of pressures against Diem with the aim of forcing him to meet our demands. [Page 171]Mr. McCone was asked to prepare a paper on alternative leadership. Mr. Forrestal was asked to develop a paper recommending a delay in any decision for a sufficient time for the situation to ripen.

Mr. Harriman reminded the group that the policy of the U.S. was as stated by the President and that he agreed with it fully. He did not believe we should discuss changing that policy.

Secretary McNamara and Mr. Bundy disagreed and felt that the group had an obligation to the President to review the policy in the light of the developing situation. Mr. Harriman and Secretary McNamara disagreed as to whether we could or could not achieve our objectives in Vietnam with Diem in control.

Mr. Murrow asked that he be relieved of writing press guidance until after tomorrow’s meeting in view of the fact that the guidance could not be written until our policy was clear.

Bromley Smith 4

NOTES:

(1) Source: Kennedy Library, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Top Secret. Drafted by Smith. The meeting was held in the Department of State. Also published in part in Declassified Documents, 1982, 650B. A memorandum for the record of this meeting by Krulak is in the National Defense University, Taylor Papers, Trip to Vietnam, September 7-10.

(2) See Document 50 and footnote 5, Document 85.

(3) Krulak’s record reports the McNamara-Harriman exchange as follows:

“Mr. McNamara proposed that we start with a clean slate and review the problem in terms of our objectives. To this Governor Harriman said that to start with a clean slate was not permissible; that we have to operate within the public statements already made by the President; that we cannot begin afresh, overlooking the fact that Diem had gravely offended the world community.”

(4) Printed from a copy that bears this typed signature.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d85

 

.... o ....

 

85. Biên bản họp. (1)

 

Washington, ngày 10 tháng 9 năm 1963, lúc 5 giờ 45 chiều.

CHỦ ĐỀ

Việt Nam

CÓ MẶT:

Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, Bộ trưởng Tư pháp, Giám đốc Tình Báo John McCone, Thứ trưởng Ngoại Giao Averell Harriman, David Bell (Giám đốc Sở Phát Triển Quốc Tế), Edward Murrow (Giám đốc Phòng Thông Tin USIA), Tướng Maxwell Taylor  (Tham Mưu Trưởng Liên Quân), Tướng Victor Krulak (TQLC, Chống Nổi Dậy), Roswell Gilpatric (Thứ Trưởng Quốc Phòng), Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông), William Colby (Giám đốc Phòng Viễn Đông của CIA), Rufus Phillips (Phó Giám Đốc về Nông Thôn, Phòng Hoạt Động tại VN), ông Janow (AID), McGeorge Bundy (Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia), Theodore Sorensen (Cố vấn Đặc biệt của Tổng Thống), Michael Forrestal (viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia), Bromley Smith (Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia).

.

Bundy mở đầu cuộc họp bằng những quan điểm sau:

1. Ông yêu cầu mỗi cơ quan liệt kê tất cả các chương trình hiện đang thực hiệnViệt Nam.

2. Ông đề nghị soạn thảo tại Washington một tài liệu hướng dẫn để gửi tới tất cả các quan chức cơ quan Hoa Kỳ nhằm xác định tư thế và thái độ mà tất cả các quan chức chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tuân theo.

3. Ông đề nghị chúng ta cần một tài liệu hướng dẫn báo chí sử dụng ở Washington và Việt Nam.

4. Ông đề nghị chúng ta phát triển phương thức kiểm soát tất cả các thông điệp của Hoa Kỳ gửi đến Việt Nam.

.

Bundy chỉ ra rằng chính sách của Hoa Kỳ đúng như Tổng thống Kennedy đã tuyên bố trong hai tuyên bố công khai gần đây nhất của ông, kèm theo các bản sao.(2)

Bộ trưởng Tư pháp nêu quan điểm của ông rằng bây giờ chúng ta nên tập trung vào các chi tiết cụ thể. Tất cả đều đồng ý rằng cuộc chiến sẽ tốt hơn nếu không có Nhu và Diệm. Chúng ta phải trả giá bao nhiêu cho một sự thay đổi chế độ? Ông nói rằng ông không nghĩ chúng ta nên thảo luận với Tổng thống Kennedy về những điểm chung và những khác biệt về quan điểm. Điều chúng ta nên làm bây giờ là quan tâm đến những hành động cụ thể.

Bộ trưởng McNamara nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng thay đổi chính sách của Diệm. Ông tin rằng chính sách hiện tại của chúng ta không khả thi. Ông nghĩ rằng chúng ta trước đó đã cố gắng lật đổ Diệm, nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài Diệm mà McNamara biết. Vì vậy, chúng ta một mặt đã làm cho không thể tiếp tục làm việc với Diệm, mặt khác, không tìm được một giải pháp thay thế. McNamara cảm thấy rằng chúng ta nên quay lại những gì chúng ta đã làm ba tuần trước.

Thứ trưởng Harriman bày tỏ sự không đồng tình rõ ràng của mình. Harriman nói Diệm đã tạo ra một tình huống mà chúng ta không thể ủng hộ ông Diệm.(3)

Murrow nói rằng các quan điểm quân sự do Bộ trưởng McNamara, Tướng Taylor và Tướng Krulak đại diện đều nói rằng mục tiêu duy nhất của chúng ta là giành chiến thắng trong cuộc chiến và chúng ta có thể giành chiến thắng với Diệm. Phía dân sự cho rằng tình hình chính trị ở Việt Nam đang xấu đi nhanh chóng đến mức chúng ta phải thay Diệm trước khi vị thế bị xói mòn của Diệm dẫn đến sự sụp đổ của cuộc chiến chống Việt Cộng.

Trong cuộc thảo luận về cách chúng ta nên sử dụng những lời chỉ trích của Quốc hội đối với Việt Nam để đạt được mục tiêu của mình, Hilsman cho biết Thượng nghị sĩ Frank Church sẽ hoàn toàn đáp ứng các đề xuất về cách diễn đạt nghị quyết của Thượng viện và thời điểm đưa ra nghị quyết này. Bell chỉ ra rằng chúng ta có thể sử dụng những lời chỉ trích của Quốc hội đối với Diệm trong nỗ lực thuyết phục Diệm thay đổi đường lối của chế độ Diệm, nhưng những lời chỉ trích như vậy sẽ được phản ánh trong cuộc tranh luận về chương trình viện trợ, điều này sẽ khó kiểm soát.

McCone bày tỏ nghi ngờ về việc có tồn tại sự lãnh đạo thay thế ở Việt Nam hay không. Ông nói ông đã nghe nhiều cái tên khác nhau nhưng ông không biết tài liệu nào liệt kê một nhóm có thể thành lập một chính phủ đủ mạnh để cai trị nếu Diệm và Nhu bị loại bỏ.

Hilsman mô tả một chương trình gây áp lực theo hai hướng đối với Diệm với mục đích buộc Diệm phải thay đổi các chính sách hiện tại của Diệm. Hilsman thừa nhận rằng nếu chúng ta bắt đầu đi theo con đường này, chúng ta sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để cân nhắc việc sử dụng lực lượng Hoa Kỳ trên bộ ở Việt Nam.

Tướng Taylor bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với quan điểm rằng chúng ta nên tiếp tục làm việc với Diệm và bộc lộ sự miễn cưỡng khi cân nhắc việc sử dụng quân đội Hoa Kỳ trong chiến đấu ở Việt Nam, chống lại chính phủ Diệm hoặc chống lại VC.

Bundy yêu cầu Hilsman chuẩn bị 2 tài liệu, tài liệu thứ nhất liệt kê các mục tiêu của chúng taViệt Namtài liệu thứ hai là chương trình gây áp lực lên Diệm nhằm mục đích buộc ông Diệm phải đáp ứng những yêu cầu của chúng ta. McCone được yêu cầu chuẩn bị một bản văn về vai trò của người lãnh đạo thay thế [Diệm]. Forrestal được yêu cầu soạn một bài viết về đề nghị nên trì hoãn bất kỳ quyết định nào trong một thời gian đủ để tình hình chín muồi.

Harriman nhắc nhở nhóm rằng chính sách của Hoa Kỳ phải đúng như Tổng thống Kennedy đã nêu và ông hoàn toàn đồng ý với điều đó. Harriman không tin rằng chúng ta nên thảo luận về việc thay đổi chính sách đó.

Bộ trưởng McNamara và Bundy không đồng ýcảm thấy rằng nhóm [cố vấn này] có nghĩa vụ với Tổng thống Kennedy trong việc xem xét lại chính sách trong bối cảnh tình hình đang phát triển. Harriman và Bộ trưởng McNamara bất đồng về việc liệu chúng ta có thể hay không thể đạt được các mục tiêuViệt Nam dưới sự kiểm soát của Diệm.

Murrow yêu cầu ông được miễn việc viết hướng dẫn báo chí cho đến sau cuộc họp ngày mai vì thực tế là bản hướng dẫn không thể được viết cho đến khi chính sách của chúng ta rõ ràng.

Bromley Smith (4)

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Bí mật hàng đầu. Được soạn thảo bởi Smith. Cuộc họp được tổ chức tại Bộ Ngoại giao. Cũng được xuất bản một phần trong Declassified Documents, 1982, 650B. Một biên bản ghi lại cuộc gặp này của Krulak có tại Đại học Quốc phòng, Taylor Papers, Chuyến đi Việt Nam, ngày 7-10 tháng 9.

(2) Xem Văn bản 50 và chú thích 5, Văn bản 85.

(3) Hồ sơ của Krulak tường thuật cuộc trao đổi McNamara-Harriman như sau:

"McNamara đề xuất rằng chúng ta nên bắt đầu một cách rõ ràngxem xét vấn đề theo các mục tiêu của mình. Đối với điều này, Thống đốc Harriman nói rằng không được phép bắt đầu với một phương án rõ ràng; rằng [bởi vì] chúng ta phải hoạt động theo các tuyên bố công khai đã được Tổng thống Kennedy đưa ra; rằng [bởi vì] chúng ta không thể bắt đầu lại từ đầu mà bỏ qua sự thật rằng Diệm đã xúc phạm nặng nề đến cộng đồng thế giới.”

(4) Được in từ một bản sao có chữ ký đánh máy này.

​   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

.... o ....

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :