5- Nghĩ Về Hai Dòng Họ Thông Gia Huế, Nguyễn Hạnh Hoài Vy

23/12/201212:00 SA(Xem: 7669)
5- Nghĩ Về Hai Dòng Họ Thông Gia Huế, Nguyễn Hạnh Hoài Vy

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP MỘT (1/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA

Chương Một - TỘI TỔ TÔNG
Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc

05
NGHĨ VỀ HAI DÒNG HỌ THÔNG GIA HUẾ

Nguyễn Hạnh Hoài Vy

nguyenhuubaingodinhkha

Hai Thượng thư Nguyễn Hữu Bài (trái) và Ngô Đình Khả

 Hai dòng họ Nguyễn Hữu và Ngô Đình nhờ vào mối liên hệ thông gia tôn giáo-chính trị (Nguyễn Thị Giang, con gái của Nguyễn Hữu Bài kết hôn với Ngô Đình Khôi) đã đưa dòng họ Ngô Đình bồng bềnh với quyền lực đến hơn nửa thế kỷ, mang một nét độc đáo vượt trội hơn cả, bao gồm các đặc tính sau:

 - dòng dõi vốn xuất thân từ khố rách áo ôm, nhờ 'rửa tội' mà mấy đời con cháu no cơm ấm cật.

 - cung cúc phục vụ cho ngoại nhân (thế quyền lẫn giáo quyền).

 - tâm chất thì bán nước cầu vinh, nhưng lúc nào cũng cố mang chiếc áo quốc gia, dân tộc.

 - đạo đức qua bộ mặt cuồng tín tôn giáo.

- cả hai đều phải "vào ra" cánh cửa các nhà tu Công giáo mà tạo quyền thế về sau.

 Theo "Nhân Vật Giáo Phận Huế", tập I (tác giả Lê Ngọc Bích, tài liệu lưu hành nội bộ), cho rằng "Nguyễn Hữu Bài vốn nguyên quán Thanh Hóa, là hậu duệ của Nguyễn Trãi" (trang 110). (Theo bảng phụ chú "Thế hệ dòng họ" (trang 111), Hoài Vy ghi nhận có rất nhiều dấu hỏi cần phải được đặt ra trên phương diện sử liệu về mối liên hệ dòng họ của ông Bài với Nguyễn Trãi, nhưng đây là một vấn đề khác cần được trình bày ở một bài viết khác).

Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài, sinh ngày 18-9-1863 tại làng Cao Xá, phủ Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thời thiếu niên, cha mất sớm, năm lên 10 tuổi mẹ ông xin linh mục Gioan Châu bảo trợ vào tiểu chủng viện An Ninh. Chính Linh mục Caspar (tên Việt: Lộc) có lần khen "Bài là một thanh niên tuấn tú, tương lai thành tài, đạt đức." (trang 112), sau đó gời ông đi học chủng viện Pénang (Mã Lai).

Học xong, Bài về nước vào đúng lúc hòa ước Patenôtre Việt-Pháp vừa được ký kết, Bài được giới thiệu làm thừa phái Nha Thương Bạc (chức nhỏ tùng sự tại cơ quan ngoại giao của triều đình, việc chính là làm thông ngôn).

Năm 1887, ông được cử đi đánh giặc "thổ phỉ" miền thượng du Bắc kỳ trong 5 năm (sách đd, trang 113). Đây mới là chỗ có vấn đề! Giữa lúc thực dân Pháp tác oai tác quái trên khắp lãnh thổ Việt Nam, giai tầng "phục dịch ngoại nhân bản địa" thăng quan tiến chức, trong lúc các phong trào Cần Vương yêu nước nổi lên kháng chiến khắp nơi.

Ở Bãi Sậy có Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phạm Bành.

Ở Thanh Hóa có Đinh Công Tráng với căn cứ Ba Đình.

Ở Bắc Giang có Hoàng Hoa Thám với chiến khu Yên Thế.

Ở Hưng Sơn (Hà Tây) có Phan Đình Phùng, Cao Thắng... Cao trào kháng chiến bùng nổ năm 1887, là kết quả một chuổi tiếp nối từ "Sau biến cố 1885, tầng lớp "ký lục" kiêm "thông sự" được đeo thẻ bài ở Tòa Khâm, cái giai tầng được sự đỡ đầu bằng đề cử của các giáo sĩ ở ngoại quốc. Họ thành lập giai tầng trung gian bản xứ thay thế giai tầng Văn Thân nho sĩ và thường biện minh cho sự hợp tác với Pháp qua chiêu bài "thánh chiến" lập tân trào." (Vũ Ngự Chiêu, sách đd, tập 2, trang 484)

 Ngược lại với cảnh tượng nhốn nháo trên, hàng hàng lớp lớp sĩ phu trên lãnh thổ phía Bắc, các anh hùng kháng Pháp nổi lên khắp nơi, thì ông Nguyễn Hữu Bài lại được triều đình (tất nhiên là qua mật lệnh của Pháp) được cử đi đánh dẹp "thổ phỉ" (theo Lê Ngọc Bích, sách đd).

Thổ phỉ thật ra là một lối chơi chữ để tránh phải gọi là các anh hùng nghĩa quân chống Pháp, một lối chơi chữ 'xách mé' vô trách nhiệm, không biết hổ thẹn với lương tâm, không sợ phải mang tội với lịch sử dân tộc. Biết bao nhiêu anh hùng kiểu 'thổ phỉ' này đã bị bọn người bản xứ được "rửa tội" và đeo "thánh giá" vào người gài bẫy, giết hại để lập công với nước Đại Pháp !

 Và cũng nhờ các công trạng đó, Bài được thăng tiến từ Bố chánh Thanh Hóa rồi ngóc đầu lên tới Thị lang Bộ Lại, Thượng tá Cơ Mật, Tham tri Bộ Hình, sau cùng là Thượng thư triều đình.

Năm 1922, được đi sứ sang Pháp, tháp tùng vua Khải Định với chức Hộ giá Đại thần, Bài ghé thăm kinh đô của con dân Chúa là Vatican, được Giáo hoàng Piô XI cho quỳ xuống hôn chân, tâm hồn Bài bốc lên tận mây xanh, làm bài thơ ca ngợi "Nước Thánh" như sau:

"Nghe rằng La mã, nước văn minh,

Rằng mới qua xem thấy hiện hình.

Cung điện Giáo hoàng còn vị trí,

Thành trì Ý quốc đã kinh dinh.

Thần đồ, từ vũ, nên kỳ tuyệt,

Cổ tích lâu đài thật khủng kinh.

Yết kiến mông ơn chầu Thánh tọa,

Trăm phần danh giá, bội thêm vinh."

("Lịch Sử Giáo Phận Huế", 'Vịnh đi La mã', trang 116. Theo chú thích của Lê Ngọc Bích, "thần đồ": tượng ảnh, "từ vũ": đền đài).

Bài thơ 'xuất thần' ca tụng Vatican này đáng được Giáo hội Công giáo Việt Nam khắc bảng vàng để ghi nhớ tấm lòng sắt son của những kẻ biết "hiếu nghĩa".

Bản chất của Bài rất đáng được xếp loại vào giai tầng "trung gian" mà Vũ Ngự Chiêu đã mô tả rất cụ thể : "Vào thời điểm 1885, đây không còn là những lời cáo buộc vô bằng chứng nữa. Vì lý do này hay lý do khác, đa số tín đồ Ki-tô đã bị lọt vào vòng ảnh hưởng của Pháp, và một thiểu số khác – vì cuồng tín hay vì danh lợi bản thân, hoặc cả hai – tích cực hợp tác hoặc phục vụ quân viễn chinh Pháp. Trên khắp chiến trường từ Bình Thuận ra tới thượng du Bắc Việt, đại đa số thông sự, nho, lính tập, điềm chỉ, dẫn đường cho Pháp là giáo dân Ki-tô." (sách đd, tập 2, trang 456).

danh lợi muốn bền vững cũng cần sự kết hợp gắn bó: "Ông Nguyễn Hữu Bài có một người bạn đồng liêu lớn hơn ông chừng một con giáp: ông Ngô Đình Khả (1857-1923). Hai vị đều là lương đống của triều đình, đồng hương, đồng đạo và đồng chí. Mỗi vị có những hoạt động khác nhau, nhưng hỗ trợ nhau." (Theo Lê Ngọc Bích, sách đd – tập I, trang 125).

Khá khen cho cụ Lê Ngọc Bích dùng chữ để mô tả khá cụ thể: hai họ có rất nhiều cái "đồng", nhưng đồng chí mang một nét "độc đáo" nổi bật. Ông Khả và ông Bài đã đồng chí ở những điểm nào ?

Trước hết, hãy nhắc lại tông tích của ông Khả là ai? – Micae Ngô Đình Khả sinh năm 1857 nguyên quán làng Đại Phong, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ, Khả được cha là Giacôbê Ngô Đình Niêm hay cho đi giúp lễ với một vị linh mục Pháp ở họ đạo Mỹ Duyệt Hạ (tổng Thạnh Xá, Lệ Thuỷ). Năm 1870, Khả được Linh mục Caspar (Lộc) cho đi học chủng viện Pénang. Học được 8 năm, đến năm 1878, nhưng "không thấy ơn Chúa gọi", nên lấy vợ cho ấm thân. Lấy vợ lần thứ nhất với Madelêna Chĩu, bà này qua đời, lấy vợ lần nữa (năm 1889) với Anna Phạm Thị Thân. (Theo Lê Ngọc Bích, sách đd, trang 105-109, tập I).

Chúng tôi chưa biết có tài liệu nào nói đến việc ông có con cái gì với bà Chĩu hay không, riêng với bà Thân, đã đẻ ra một loạt quý tử Ngô Đình, có người về sau làm tới tổng thống. Cũng như Bài, ông Khả đã "vào ra" chủng viện Pénang, làm thông ngôn, Cơ Mật viện triều đình, quan hàm Chánh Tứ Phẩm, thăng đến Thượng Thư Bộ Công. Nét giống nhau độc đáo nữa, là 12 năm sau (1895) kể từ ngày Phêrô Giuse Bài ra Bắc trừng phạt "thổ phỉ", Micae Khả được cử làm Phó tướng cho Nguyễn Thân ra Bắc đánh dẹp nghĩa quân "phản loạn" Cần Vương ở Vụ Quang (căn cứ kháng chiến của Phan Đình Phùng). Khả thắng trận, nhưng chưa hả dạ, đào mã lấy xác cụ Phan trộn thuốc súng làm đạn, bỏ vào súng đại bác bắn cho tiêu xác trên sông Lam giang.

Đây là "trò chơi" độc đáo nhất của "cụ" Khả, đúng là "Đức lớn tài cao, trí có thừa; Đại thần Thị vệ tiếng khi xưa..." ('Nhân Vật Giáo Phận Huế', Lê Ngọc Bích, sách đd, trang 109).

Cái tâm chất "trí có thừa" này hẳn là một nhiễm-sắc-thể di truyền khó thoát : các hậu duệ của ông Khả như Ngô Đình Khôi – đã từng nổi danh với cách dùng mãnh sành và nước lạnh để tra khảo những người làm cách mạng lúc ông làm Tổng đốc Quảng Nam, hay "cụ Ngô" hồi làm quan lớn cũng từng dùng đèn cầy hơ nóng hậu môn tù nhân ngay lỗ khoét của ghế ngồi để tra khảo tù nhân cách mạng. Có người đã cho rằng, một kẻ làm đến tổng thống, khi đã ra lệnh tấn công chùa chiền, bắt bớ hàng ngàn tăng ni, thì việc ác nào cũng có thể làm. Hậu duệ Ngô Đình Cẩn với 'Chín Hầm' ở gần Phủ Cam, Huế là nơi đã bức tử, hại sinh biết bao sinh mạng vô tội; hay một đứa con khác đã đi tu tới chức Giám mục rồi, mà vẫn đeo đẳng tinh thần:

"Ngô Đình Thục háo danh thèm chức tước,

Tiếm loạn quyền nên cả nước khinh khi,

Tu hành gì mà gian ác sân si!

Thế mà vẫn nghiễm nhiên làm Giám mục..."

(Nguyễn Mạnh Quang, 'Thực Chất của Giáo Hội La Mã', tập 2, tác giả xb, trang 571).

Nhận định về công trạng của hai đại dòng họ Nguyễn Hữu-Ngô Đình đã đóng góp cho thế quyền (Đại Pháp) và giáo quyền (Giáo hội Công giáo Vatican) lớn tới đâu, chỉ có trong nội bộ của hai thế lực này biết thôi, nhưng có một câu vè trong dân gian ở Huế về hai nhân vật này "Đày vua có Khả, đào mã có Bài" vẫn còn là dấu hỏi. Dấu hỏi bởi, theo các tài liệu lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam viết thường là ca tụng hai nhân vật "độc đáo" này hết lời, và tất nhiên câu vè dân gian trên được sửa lại:

"Phế Vua không Khả, Đào mã không Bài" ("Nhân Vật Giáo Phận Huế", sách đd, tập I, trang 115) để ám chỉ tới lập luận của chính họ: Bài đã từng "lên tiếng" ngăn chận, dù không thành, Khâm sứ Mahé ngang ngược bắt khai quật lăng Vua Tự Đức lấy vàng ngọc châu báu vào năm 1907, dưới triều Vua Duy Tân. Ông Thượng Ngô Đình Khả "phản đối" Pháp trong âm mưu truất phế và đày Vua Thành Thái ('cũng chỉ lên tiếng thôi mà không thành'!). Cho tới hôm nay, các nhà viết sử ở nước ngoài chưa thấy ai nói rõ điều này một cách rạch ròi cho thỏa lòng dân Huế. Đến ngay cả tác giả Hoàng Trọng Thược trong "Hồ Sơ Vua Duy Tân" (Thanh Hương xuất bản 1984, Hoa Kỳ) cũng dùng tài liệu cũ vốn thiếu phần chính xác để xác nhận việc Ngô Đình Khả không chịu ký tờ biểu vua thoái vị (trang 410). Nhưng với vai trò "Thị vệ" (đúng nghĩa là làm nhiệm vụ cảnh sát và báo cáo) báo cáo mọi hành vi, nhất cử nhất động của Vua Thành Thái lên quan Đại Pháp, thì sự việc ông Khả có lên tiếng "phản đối' âm mưu "truất ngôi, đày vua" có thật hay không cũng chẳng có giá trị thuyết phục nhân dân Việt thay đổi cái nhìn về bản chất và hành động của Bài và Khả.

Theo nhận xét qua phương pháp phân tích sử liệu của Vũ Ngự Chiêu ('Các Vua Nhà Nguyễn', tập 2), chúng ta thấy có sự mâu thuẫn giữa Giáo hội Công giáo (bản xứ + truyền giáo) và chính quyền thực dân về việc truất phế Thành Thái. Báo 'L'Avenir de Tonkin' (có cổ phần của Hội Truyền giáo) đã báo cáo về Paris rằng: "Có vẻ Thành Thái đã rửa tội trong một cơn bệnh nặng trước khi lên ngôi (1884). Hội Truyền giáo chẳng bao giờ chống lại vua; vài năm trước Hội đã vận động để cắt cử một giáo dân Ki-tô, Ngô Đình Khả, vào chức vụ thân cận cho phép hành xử trên vua những ảnh hưởng trực tiếp và liên luỹ..." (trang 583).

Quan điểm của chính quyền thực dân Pháp (qua đại biểu Khâm sứ F. Levecque, có khuynh hướng Tam Điểm ('Freemason' – vốn không ưa Công giáo Rôma) không quan tâm lắm tới một ông vua bù nhìn có "rửa tội" hay không, mà là một ông vua tương đối "tử tế", biết vâng lời nước Pháp và quan Đại Pháp.

Trong lúc Hội Truyền giáo và nhóm Ki-tô thì thích một ông vua đã rửa tội hơn, và điều quan trọng nhất là họ có khả năng kiểm soátkiềm chế ông vua này không. "Ngô Đình Khả – người được giao chức quan Thị vệ và an ninh Cấm thành – bị nghi là gieo rắc những ảnh hưởng tai hại trên vua." (Vũ Ngự Chiêu, tập 2, sách đd, trang 585). Trong lá thư ngày 15/8/1907, Khả vận động 154 học sinh Quốc Tử Giám gởi Khâm sứ Levecque tỏ lộ rằng: "Yêu cầu Pháp ban cho họ một ông vua mà chỉ nguyên sự hiện diện đủ trấn an tinh thần binh sĩ và các liệt thần của đế quốc." (sách đd, trang 585). Do đó, vấn đề Khả dù có chống việc "phế ngôi, đày vua", không phải vì ông ta thương xót gì triều đình nhà Nguyễn, lo cho sơn hà xã tắc nước Nam, mà do điều đó có phù hợp với mưu đồ hợp tung giữa Bài và Khả, có được lòng Giáo hội Mẹ, quyền lợi nước Đại Pháp và khả năng khuynh loát triều chính hay không ? Câu trả lời : ngày 3/9/1907, Nguyễn Hữu Bài, cùng Phủ Phụ Chính (tất nhiên trong đó có Khả) chấp nhận giải pháp của nước Đại Pháp, và hơn một tháng sau (17/10/1907), Vĩnh San (hoàng tử thứ hai mới 10 tuổi) lên ngôi, Thành Thái phải rời Huế đi Bà-rịa, mở đầu cho cuộc đời tù đày long đong viễn xứ của ông vua giả điên này.

Một tài liệu khác trong "Lịch Sử Phật Giáo Huế" của Thượng tọa Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm (nhà xb TP/Hồ Chí Minh 2000) lại trưng ra những chứng cớ đơn giản hơn, khẳng quyết Nguyễn Hữu Bài là kẻ đã đồng ý đào mã Vua Tự Đức : "Nguyễn Hữu Bài là người đã ký giấy để bọn thực dân Pháp quật lăng Vua Tự Đức. Điều này có thể không sai, bởi vì ông đã nói với ông A. Delvaux là "nước Pháp đã mở rộng nền bảo hộ của họ một cách "cực chẳng đã", nghĩa là điều nước Pháp không muốn, họ vẫn bị đẩy bởi sự vi phạm không ngừng các hiệp ước do triều đình Vua Tự Đức gây nên." (dẫn theo LSPGH, trang 355-356 A. Delvaux, 'Quelques précisions sur une période troublée d'histoire d'Annam' – Bulletin des Amis du Vieux de Hue số 3, năm thứ 28). Đây là lối luận định - tư tưởng đã như vậy thì hành động không thể khác. Riêng Ngô Đình Khả "là người đã ký giấy cho bọn thực dân Pháp đày Vua Thành Thái sang Réunion. Dân Huế còn truyền tụng "Đày vua ông Khả, đào mã ông Bài"" (trang 356). "Lịch Sử Phật Giáo Huế" đã kết luận về con người ông Khả rằng : "Mấy chữ sau đây của ông Nguyễn Đình Hòe nói về ông Ngô Đình Khả, mà Louis Sogny trích lại trong bài viết của ông ở BAVH (Bulletin des Amis du Vieux de Hue), tưởng là quá đủ: "...un grand serviteur de la France..." Cho nên đối với nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, nhất là dân Huế, thì ông Ngô Đình Khả đã bị "tombé dans l'oubli depuis longtemps" như lời ông Nguyễn Đình Hòe đã nói vào đầu thế kỷ 20 này là điều hiển nhiên vậy." (LSPGH, trang 357).

Đúng vậy, cái 'tên' Ngô Đình Khả – "một đại-tôi-tớ cho nước Pháp" đã bị tiêu trầm trong lòng người dân Huế một thời gian dài đằng đẳng, nhưng dòng họ Ngô Đình chỉ thật sự hoàn toàn "xóa sổ" vào ngày 13/12/1984, lúc Tổng Giám mục Ngô Đình Thục (con trưởng nam cuối cùng của dòng họ Ngô Đình) lìa trần trong tình trạng "tù đày" (captivity) cô độc sau một thời gian dài công khai chống lại Vatican. Còn một chút ảo vọng khác là Hồng y Nguyễn Văn Thuận (cháu ngoại của Ngô Đình Khả (*), trong niềm mơ ước hoang tưởng của một số người Công giáo hoài Ngô ôm ấp viễn mộng một ông Giáo hoàng Việt Nam đầu tiên – ngày 16/9/2002 cũng đã "về với Chúa". Ngoài những "hậu duệ" bàng dân thiên hạ như : Nguyễn Văn Lục, Thoma Thiện, Lữ-Giang-Tú-Gàn còn tỏ chút "Đôi dòng ghi nhớ", và những bùi ngùi, luyến thương công khai hoặc âm thầm khác; từ đây không biết còn có những tung hô "dựng đền tạc tượng" dòng họ Ngô Đình nữa hay không – cũng chỉ vì những bâng khuâng tiếc nuối, mơ tưởng về đống của phù vân đã tan biến theo dòng đời?

 

Nguyễn Hạnh Hoài Vy

(Thu 2002 - hồi tưởng về 1.11.63)

[(*) Trích sau đây là một đoạn qua bản tin "Hồng y Nguyễn Văn Thuận từ trần" của website ở Paris tháng 10 năm 2002 : "Theo thông tín viên của chúng tôi ở Roma, cách đây vài tháng, em trai của hồng y, ông Nguyễn Văn Tuyên, đã từ trần tại Houston, Texas. Ông Tuyên sống độc thân sau khi li dị, chết đơn độc không ai hay. Nhiều ngày sau, bạn bè mới phát hiện khi thấy đàn quạ bay vần vũ trên nóc nhà"].

[Nguồn:http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoaiII/Hoaivy-BaiKha.htm ]

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8343)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.