19- Những Khẳng Định Chết Người, Phạm Tưởng

24/12/201212:00 SA(Xem: 6346)
19- Những Khẳng Định Chết Người, Phạm Tưởng

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP MỘT (1/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA

Chương Hai VÌ ĐÂU NÊN NỖI 
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay…

19
NHỮNG KHẲNG ĐỊNH CHẾT NGƯỜI
Phạm Tưởng

Mấy lá thư của mấy thân hữu/dộc giả trong Người Dân số 162 phản ứng về bài sưu tập Nhân Vật Chí của tôi, phần đề cập tới ông Ngô Đình Diệm, thật là món quà đầu năm vô cùng quí giá.

Tôi xin chân thành tri ân tạp chí NgD cũng như quí vị biên thư. Vì thế là bài tôi viết có vinh hạnh được người ghé mắt tới. Chẳng những thế, lại có người mất công chỉ giáo để tôi biết sự sai trái của mình (thường ra ít ai mất công viết khen thưởng lắm, trừ phi để tâng bốc người cùng phe). Nhưng hơn tất cả là giúp tôi cơ hội đề cập tới những điều tôi không bao giờ có dịp, mà thực ra, theo sự suy nghĩ của tôi, là rất cần.

Đó là những điều thiên hạ thường khẳng định, mà nếu không đề cập đến thì rất là nguy hiểm. Người đương thời không để ý tới. Mà người các thế hệ sau cứ yên trí nó là như vậy.

Do đó, tôi xin nói về những việc mà tôi thấy cần lưu tâm trước.

Thú thực, ngay cả trước khi làm việc sưu tập, tôi đã rõ là tôi sẽ chẳng có khả năng thay đổi được suy nghĩ của những vị đã sẵn đứng về một phía nào đó. Vậy không đồng ý là chuyện tất nhiên. Đã thế thì chuyện khẳng định làm sao có thể phản bác được. Cho nên vị nào đã có những khẳng định tất sẽ tiếp tục khẳng định, tôi không giám đối thoại. Đây tôi chỉ xin nói chuyện cùng những thân hữu/độc giả chưa khẳng định một điều gì cũng như những người trẻ sau này không có thiên kiến, thực tâm muốn tìm hiểu vấn đề. Đó là các vị sinh cỡ năm 40, nay cũng ngoài 60 tuổi. Nếu ở ngoài Bắc thì chỉ biết về chế độ cộng sản. Nếu ở trong Nam thì biết về chế độ "quốc gia" (Bảo Đại), hai chế độ cộng hòa. Còn những vị sinh năm 1970, nay đã hơn 30 tuổi, ở trong nước lại cũng chỉ biết về chế độ cộng sản; ở ngoại quốc thì sự biết về Việt Nam chắc chẳng được bao nhiêu. Do đó, cần xét về:

A. Vấn đề dẹp sứ quân

Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền, 939-944) đánh đuổi được ngoại xâm, lên ngôi chính thống, truyền ngôi lại cho Ngô Xương Văn. Văn bị cậu ruột là Dương Tam Kha cướp ngôi, sau lấy lại được (sử gọi là Hậu Ngô Vương, 950-965), nhưng đất nước giặc giã (trong đó có Đinh Bộ Lĩnh), vua mang quân đi đánh và bị nỏ của quân địch phục kích bắn chết. Con người anh khác mẹ (Thiên Sách Vương) là Ngô Xương Xí lên nối ngôi (965-967). Khắp nơi, ai nấy đều chiếm cứ huyện ấp, thôn tính lẫn nhau, dân gọi là sứ quân. Thành ra Ngô Xương Xí rồi cũng chỉ là một trong những sứ quân đó.

Thập nhị sứ quân là hiện tượng tất yếu xảy ra khi sự chính thống không còn, đúng hơn khi uy lực không đủ nữa. Và dĩ nhiên sứ quân nào cũng muốn dẹp các sứ quân khác để làm chúa tể.

Tôi thấy rằng khó mà biết ở vùng họ cai trị, thì dân chúng bị đàn áp đến mức nào, hẳn tùy theo lòng tốt hay ác độc của từng người. Nhưng chắc chắn là ở đâu thì cũng phải đóng góp lương thực, khí giới và lính tráng cho việc tranh giành quyền lực của sứ quân, mà không biết đến lúc nào mới chấm dứt. Và đó là điều mà dân chúng muốn qui về một mối. Ông Đinh Bộ Lĩnh đã làm được việc này, trở thành Vạn Thắng Vương, và thiết lập triều đại nhà Đinh chính thống.

Như thế, mang hai chữ “sứ quân” để gán cho những tổ chức chống lại ông Diệm khi ổng mới về chấp chính thì một là không hiểu biết gì về lịch sử hoặc là cố tình dùng cái hình ảnh hỗn loạn của lịch sử để gán ghép vào một sự việc hoàn toàn khác hẳn.

"Sứ quân" nói ở đây là chỉ các lực lượng Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên ở miền Nam, Quốc Dân Đảng, Đại Việt ở miền trung, và có thể cả Công giáo Bùi Chu-Phát Diệm (của giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh di cư vào xứ Bình An) và Bến Tre (của tây lai Jean Leroy).

Ngoại trừ Công giáo Bến Tre chỉ thành hình sau khi Pháp trở lại, tất cả các lực lượng kể trên đều hiện diện từ khi còn Pháp, còn Nhật. Họ có thể đi với Nhật. Nhưng họ thành lập để chống Pháp. Họ có khí giới, có quân đội.

Khi Pháp trở lại Nam Bộ, họ đã hào hùng đánh Pháp. Nhất là các tay anh chị Bình Xuyên, đã được hát hò ca tụng: "Bình Xuyên, Bình Xuyên oai hùng ngàn năm... "

Sau đó, bị cộng sản phản bội, tàn sát, họ quay sang quyết liệt chống cộng sản, một tuyệt đối địch thủ. Và cộng tác với Pháp, một tương đối địch thủ, để lấy trợ cấp (tiền bạc) và khí giới. Nhất là để có giang sơn tự trị: Pháp không léo hánh, cộng sản không giám bén mảng.

Tôi không biết các khu tự trị khác. Nhưng tôi biết khu tự trị Bùi Chu-Phát Diệm:

Năm 1941, linh mục Hoàng Quỳnh lập chiến khu ở Rịa (Ninh Bình). Tháng Tám 1945, Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc cướp chính quyền phủ Kim Sơn (Phát Diệm, Ninh Bình). Ngày 6-1-1946, giám mục Lê Hữu Từ nhận làm cố vấn tôn giáo cho chính phủ (nguồn tin khả tín cho biết chính giám mục Từ đã xin với Hồ Chí Minh thả ông Diệm, khỏi bị cộng sản quản thúc), rồi tổ chức Tự Vệ Công Giáo Cứu Quốc. Tháng 9, 1947, lập Khu An Toàn Phát Diệm.

Nhờ vậy, nhà cửa ở Bùi Chu-Phát Diệm không căn nào bị cộng sản đốt phá, mà chúng nại là tiêu thổ kháng chiến để san bằng bình địa như mọi nơi. Phát Diệm trở thành khu tản cư sầm uất nhất suốt thời gian chiến tranh. Cộng sản không giám léo hánh. Pháp không giám hoành hành. Dân chúng đóng góp nhẹ nhàng, sống trong an ninh, ổn cố. Khi cuộc xung đột Cộng Sản-Pháp bùng nổ, ông Nhu cũng chạy về Phát Diệm và được họ dẫn đường về Huế đoàn tụ với gia đình. Thế thì khu tự trị Bùi Chu-Phát Diệm có phải là sứ quân cần dẹp bỏ không?

Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo Bến Tre tôi thấy dân địa phương nói cũng tương tự. Không có cộng sản, không có thực dân. Sống thoải mái, đêm không cần đóng cửa. Riêng tôi, từ 1952 đến 1954, có xe đò chạy các đường Tây Ninh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá,... (hãng Travina, được các anh chị xe đò Nghĩa Hiệp-Bình Xuyên rủ rê hợp tác chạy đường Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng xin từ chối vì không muốn cưỡi ngựa chung với đức ông). Đường xá hoàn toàn yên ổn. Đồn bót do nghĩa quân các giáo phái canh gác. Chẳng có gì hạch sách, ngoài việc phải cung cấp mỗi ngày mấy tờ báo in tại Sài Gòn.

Riêng cánh ông Ba Cụt, đôi khi có tiếp xúc kể lể tình trạng thiếu thốnyêu cầu yểm trợ.

Thế thì Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo Bến Tre có phải là sứ quân cần dẹp bỏ hay không?

Bình Xuyên thì khi về hợp tác với chính phủ Bảo Đại (1-8-48) có làm những chuyện thầu sòng bạc, mở xóm bình khang, và khi làm công an xung phong (7-10-54) có vẻ không được dân chúng tán thành (1). Nhưng sòng bạc là do ông... thày tu Thierry d’ Argenlieu, cao ủy Pháp ký giấy cho mở, ngay từ đầu cho người Tàu thầu, để lấy thuế chi tiêu cho cơ quan nhà nước. Mỗi ngày 400,000$. Người Tàu nộp cho Cộng Sản mỗi ngày 500,000$, thêm tiếp tay cho chúng hoành hành tại Sài Gòn-Chợ Lớn như chỗ không người. Pháp hoàn toàn chịu thua. Nay 1951 Bình Xuyên thầu. Mỗi ngày nộp cho chính phủ 500,000. Cắt đứt 500,000 của cộng sản. Lại tận diệt, cộng sản không còn hó hé tại Chợ Lớn. Tôi không hoan nghênh, ủng hộ gì chuyện đĩ điếm cờ bạc. Nhưng tửu, sắc, yên, đổ là những điều đi kè kè với con người, có thể kể ngay từ khi có con người ở trên trái đất này. Chỉ có thể đừng để nó trở thành xa đọa, kiểm soát được nó, chứ đòi tiêu diệt nó là suy nghĩ của những kẻ mê ngủ. Vậy Bình Xuyên có là sứ quân, tội trạng nặng nề chăng?

Quốc Dân Đảng, Đại Việt lập chiến khu ở miền Trung sau khi di cư thì cũng chỉ là tiếp tục công việc họ vốn làm xưa nay để chống cộng, chống Pháp. Vậy Quốc Dân Đảng và Đại Việt có là sứ quân không?

Đinh Bộ Lĩnh ở cái thế một sứ quân, để tận dẹp các sứ quân khác. Ông Diệm ở cái thế gì, ngoài cái thế của Mỹ? Ổng đã từng làm gì cho quốc gia dân tộc, để dẹp các tổ chức đã đóng góp xương máu công lao trong công việc diệt cộng, đuổi Pháp, mang lại cuộc sống an bình cho dân, giành lại đất nước? Nếu họ có đòi hỏi được tham gia chính quyền, đóng góp trong việc quản trị quốc gia, thì có hợp lý không? Họ đều ủng hộ chính thể Bảo Đại (kể cả phái của giám mục Lê Hữu Từ). Họ đều được ông Bảo Đại chấp nhận. Và họ có hiểu thực trạng cộng sản, tình hình đất nước, tâm tư quần chúng hơn ông Diệm không?

Nhờ các phe phái bảo vệ đất đai, dân chúng, nhờ ông Bảo Đại đấu tranh chính trị mới có chính quyền "quốc gia" (sau còn lại Miền Nam). Không có họ, hẳn Pháp đã phải giao toàn đất nước cho cộng sản. Dẹp họ, truất phế ông Bảo Đại thì là trung thành hay phản loạn, có công hay có tội?

Dẹp họ, rồi ra lấy ai chống cộng? Trước kia cộng sản đẩy họ về phía Pháp, thì nay ông Diệm du họ vào cái thế khó lòng thoát khỏi bị cộng sản lợi dụng. Và như thế có phải ông Diệm đã tái diễn lại cái cảnh, nhưng ngược chiều. Cộng sản chúng có đường lối phải diệt tất cả cái gì không theo chúng, không thể nào khác được. Nhưng phía chống cộng mà giữ độc quyền, thì có phải là chính trị, quân sự khôn ngoan hay không? Cho nên, khi làm cái việc "dẹp sứ quân" là đã bắt đầu cái việc dâng Miền Nam cho cộng sản, dù là thiếu khôn ngoan hay vô tình đi nữa. Vì quốc tế Nga nhất định nhuộm đỏ toàn thế giới, trong khi đế quốc Mỹ chỉ lo ngăn chặn mà thôi. Nếu sau này không nhờ Gorbachev bỏ cái việc xích hóa toàn cầu, thì không biết thanh niên Việt Nam còn phải đi đến đâu để làm "nghĩa vụ quốc tế" và đến chừng nào mới là chấm dứt. Làm chính trị mà thiển cận thì hệ quả thật vô lường.

Nói thế thôi, theo tôi ông Diệm chỉ có thể quan niệm nổi việc địa vị quyền bính của ổng, hơn là lo đến quốc gia dân tộc. Cho nên khi ông Nhu đề nghị bắt tay với cộng sản, chắc là với hi vọng viển vông giữ được quyền bính, địa vị, dĩ nhiên là ông ta nghe liền.

Tôi nghĩ di chúc của ông Nguyễn Tường Tam chính là để chỉ ngay việc làm của Ông Diệm từ lúc "dẹp sứ quân" này chứ không phải chỉ riêng những việc về sau.

Còn Edward Geary Landsdale, sau này lên hàng tướng lãnh và về hưu, viết cuốn In the Midst of War, năm 1972, ông LT dịch sang Việt ngữ là "Tôi làm quân sư cho tổng thống Ngô Đình Diệm" và nhà xuất bản Văn Học cũng xuất bản ngay năm đó, thì có một kết luận:

"Cộng sản chủ động ở khắp nơi, chiêu mộ những người hoạt động chống đối lại chính phủ - một chính phủ đứng vững nhờ Đảng Cần Lao hơn là nhờ sự ủng hộ của nhân dân. Cơn gió lốc nhân quả sau cùng đã đến vào tháng 11, 1963, khi phe đối lập bùng lên dữ dội, bắt giam những đảng viên Cần Lao, hạ sát ông Nhu, ông Diệm và một số khác.

Thật đau đớn cho kẻ đã theo dõi giai đoạn lịch sử thê thảm này" (sđd trang 240).

Ông tướng này thật không đủ trí thông minh hay sự lương thiện để mà nhìn ra hay nhận rằng chính phủ ông Diệm chẳng đứng vững nhờ Đảng Cần Lao cũng chẳng có phe đối lập nào bùng lên dữ dội. "Nhân" nào dẫn đến "quả" đó? Đó chỉ là hệ quả tất yếu của sự ông ta cố vấn cho ông Diệm "dẹp sứ quân" khiến ông Diệm còn một mình một chợ, ảo tưởng mình là nhất thống sơn hà và hành sử như kẻ nhất thống sơn hà nên đi đến cái chết. Kẻ giết ông Diệm nếu không là ông Landsdale thì cũng chính là con ăn đầy tớ của ông ta, chứ làm gì tới "đối lập".

Vả lại, cái chết của ông Diệm chẳng là sự đáng ngạc nhiên. Ngày 29-4-1955, ông Bảo Đại tiếp lãnh sự Mỹ Gobson ở Nice đã xác định rằng ông Diệm đang trở thành một psychopath (kẻ bịnh tâm thần), sớm muộn sẽ bị giết chết.

[Nguồn: http://nguoidan.com/nd164/khang.htm ]

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.