Ngưỡng Vọng Tôn Sư' - Tâm Hương

23/12/201012:00 SA(Xem: 10271)
Ngưỡng Vọng Tôn Sư' - Tâm Hương

NGƯỠNG VỌNG TÔN SƯ'
Nhân lễ húy nhật Đại lão Hòa thượng

thượng Trừng hạ Nguyên, hiệu Đôn Hậu

(Lần thứ 14, 1992-2006)

thichdonhau-chandung_0Ngày 21 tháng Ba năm Nhâm Thân (23.04.1992), Đại Lão Tôn sư thượng Trừng hạ Nguyên Đôn Hậu viên tịch.

Từ ấy đến nay, thấm thoắt đã 14 năm trôi qua. Thời gian tuy cứ chìm dần trong quá khứ, nhưng Pháp thân vòi vọi của Tôn sư vẫn hiển hiện uy nghi trong niềm ngưỡng vọng vô biên của muôn triệu Tăng NiPhật tử chúng con.

Như bậc Bồ tát hóa thân, suốt cả cuộc đời, Tôn sư đã dấn bước không mỏi mệt trên nhiều đoạn đường đầy gian lao, chướng ngại để gánh chịu muôn vàn hệ lụythống khổ của nhân sinh. Dù thế, nhưng với chí nguyện kiên cường, hùng tâm Bất thối, Tôn sư đã vượt qua được tất cả, để tô bồi cho nền Phật giáo Việt Nam hiện đại vững bền mạng mạch và Tông môn được muôn phần rạng rỡ.

Hôm nay, nhân Đại lễ Húy nhật lần thứ 14 của Tôn sư, hàng hàng, lớp lớp Phật tử chúng con thành tâm Ngưỡng vọng đến Thân thế và Công nghiệp kỳ vĩ mà Tôn sư đã xả thân hoằng hóa trong suốt 68 năm, sau khi Tôn sư đăng đàn cầu thọ Cụ túc giới, tại giới đàn Tổ đình Từ Hiếu, Huế.

Ngưỡng vọng Thân thế và Công nghiệp lớn lao của Tôn sư, là ngưỡng vọng bậc Thượng sĩ xuất trần mà không lánh xa nơi trần gian khổ lụy, hóa thân trong đời ác trược mà thân tâm không chút nhiễu loạn, nhiễm ô.

Ngưỡng vọng Tôn sư là ngưỡng vọng mặt trời Chánh pháp, để soi rọi tâm linh trên những nẻo đường nhân thế sục sôi, điên đảo, hầu định hướng cho việc tu tập, hành trì của mỗi Phật tử chúng con.

Đê đầu bái bạch Tôn sư, xin cung kính chiêm ngưỡng di hình tỉnh mặc, khắc cốt ghi tâm phần nào Thân thế và Công nghiệp vi diệu ấy, để thêm một lần, chúng con được thấm nhuần ân đức cao dày mà Tôn sư đã lân mẫn hiện thân nơi cõi Ta bà ác trược, ưu phiền nầy.

Từ Đại nguyện độ sinh trong vô lượng kiếp, Tôn sư nguyện sinh trong một gia đìnhthân phụ là bậc lương đống của Sơn môn. Người đã dày công khai sáng Long An Tự, ngôi danh lam nổi tiếng ở tỉnh Quảng Trị. Miền đất Thiêng đã xuất hiện biết bao bậc Cao Tăng, Thạc đức, những đấng Long tượngCông nghiệp kỳ vĩ của quý Ngài đã làm vẻ vang cho Dân tộc và rạng rỡ cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ. Thân mẫu là bậc cung trọng Hồng ân Tam bảo, toàn vẹn tứ đức, tam tòng.

Thuở ấu thơ và thời niên thiếu, dù sớm mồ côi mẹ nhưng Tôn sư vẫn hết mực chăm lo dùi mài kinh sử. Với trí thông minh lịch lãm, cùng sự cần cù, nhẫn nại, sau một thời gian theo học, Tôn sư đã đậu văn bằng Tiểu học chương trình Pháp Việt.

Suốt cả quãng đời niên thiếu, trong tư duyquán chiếu về cuộc đời giả tạm, lòng Tôn sư luôn nung nấu chí nguyện xuất gia cầu Đạo, nên Tôn sư quyết định vào chùa Tây Thiên, bái yết Tổ Thanh Ninh Tâm Tịnh cầu xin thọ giáo.

Sau khi thọ Đại giới, Tôn sư càng miệt mài, chăm chỉ hơn trong việc học tập. Năm Năm-Tôn sư là một Tăng sinh xuất sắc trong lớp Cao đẳng Nội điển do Quốc sư Phước Huệ truyền giảng tại Tổ đình Thập Tháp, Bình Định.

Trở về Huế, Tôn sư liền nhận nhiệm vụ Giảng sư. Mười Năm liên tiếp-Tôn sư là một trong những vị Giảng sư nòng cốt và lỗi lạc nhất của An Nam Phật học hội. Gót chân của Tôn sư đã trải đều trên khắp 17 tỉnh miền Trung nước Việt và đến tận một số tỉnh ở miền Nam. Nơi nào Tôn sư đến, rồi đi, đều lưu lại cho mọi người, mọi nhà một cảnh hòa thuận, yên vui, một niềm quy kính ngôi Tam bảo.

Khi Phật học viện Tây Thiên khai giảng, Tôn sư vừa làm Giảng sư, vừa tiếp tục theo học chương trình Đại học. Đây là lớp Đại học Phật giáo đầu tiên được tổ chức rất quy mô và có hệ thống nhất trong công cuộc chấn hưng của An Nam Phật học hội. Tôn sư theo học lớp nầy, cũng là lớp Đại học đầu tiên trong một Phật học viện nổi tiếng là một trung tâm đào tạo Tăng tài nghiêm túc và có chất lượng học tập cao nhất của Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ. Tôn sư vừa học, vừa giảng dạy cho lớp Trung đẳng của Viện và làm Thủ chúng cả hai lớp nầy.

Theo học chương trình Đại học suốt bốn năm, Tôn sư tốt nghiệp văn bằng Đại học Phật giáo với hạng ưu.

Sau khi rời ghế ở "Xuân Kinh Đại Học Tràng" (1) ra, Tôn sư lại gánh vác nhiều trọng trách. Năm Năm -Tôn sư đảm nhận chức vụ Chánh Hội trưởng Việt Nam Phật học hội. Gánh trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mà lịch sử Dân tộc đang trải qua nhiều cơn biến động. Thế nhưng Tôn sư vẫn lãnh đạođiều hành Phật sự của Hội một cách khả quan, linh hoạt. Các khuôn Tịnh độ ở khắp 17 tỉnh miền Trung vẫn liên tiếp được thành lập, phong trào Gia đình Phật hóa phổ khắp nơi vẫn tiến triển mạnh mẽ. Nhân tố tốt đẹp nầy là đầu mối vững chắc cho sự phát triển rực rỡ thành các khuôn Giáo hội xã, phường, cùng sự lớn mạnh của phong trào Gia đình Phật tử Việt Nam về sau nầy.

Vừa đảm nhận trọng trách Chánh Hội trưởng, Sơn môn Tăng già vừa công cử Tôn sư lên trú trì chùa Linh Mụ.

Bốn Mươi Bảy Năm - Trú trì chùa Linh Mụ, Tôn sư đã dốc hết tâm lực để chỉnh trang, tái kiến, trùng hưng ngôi danh lam cổ kính bậc nhất ở đất Thần kinh, sau bao nhiêu năm bị chôn vùi trong điêu tàn, hoang phế.

Công lao của Tôn sư trang trải vào chùa Linh Mụ, không chỉ để giữ gìn nơi tôn nghiêm phụng thờ Tam bảocông lao ấy đã chói sáng một công trình kiến trúc đồ sộ, một di tích lịch sử văn hóa hùng vĩ của Dân tộc và của Phật giáo.

Khắc ghi công lao to lớn ấy của Tôn sư, Thập vị Tỳ kheo (2), đệ tử của Tôn sư, trong một bản tường trình gửi phái đoàn Liên Hiệp quốc, đã long trọng xác định: "Không ai có thể phủ nhận được rằng: Chùa Linh Mụ, từ một phế tích hoang tàn trong thập kỷ 40, được trở thành một danh lam, thắng tích như ngày nay là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng, trong một ý thức trách nhiệm nghiêm túc đối với Tam bảo của Hòa thượng Bổn sư chúng tôi, trong suốt một thời gian gần 50 năm lịch sử. Có thể nói rằng: Tên tuổicuộc đời của Ngài đã gắn chặt với chùa Linh Mụ".

Ngày nay, chùa Linh Mụ, là một danh lam thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Huế, đã được cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là "Di sản văn hóa thế giới". Do đó, Nhà nước đang triển khai dự án Đại trùng tu. Một lần nữa, chư Tăng chùa Linh Mụ lại xác định và tỏ bày tâm nguyện

"Chủ trương trùng tu chùa là một nghĩa cử cao đẹp, không chỉ cho hôm nay mà còn cho nhiều thế hệ mai sau".
"Là những Tỷ kheo được kế thừa giữ chùa, thờ Phật, chúng tôi ý thức Phật sự của mình trước hết là thể hiện lòng thành, tâm sáng trước Nhà nước, trước Nhân dân và nhất là trước Phật tử. Xin nguyện giữ gìn chùa Linh Mụ mãi mãidi sản văn hóa tiêu biểu của xứ Huế, của Việt Nam." (3)

Tâm nguyện son sắt ấy của chư Tăng, đã tỏ rõ tấm lòng thủy chung đối với nền văn hóa vốn đã gắn bó mật thiết và hòa quyện sâu sắc giữa Dân tộc và Phật giáo suốt chiều dài hàng ngàn năm huy hoàng của lịch sử.

Dù công việc của Hội, của chùa rất bận rộn và đa đoan, nhưng không vì thế mà Tôn sư xao lãng việc chăm lo, nuôi dưỡng thế hệ kế thừa, cũng như tùy căn cơ, trình độ mà nhiếp hóa đồ chúng. Với cốt cách uy nghi, đạo phong trác tuyệt, giới hạnh tinh nghiêm, Tôn sưhóa thân của một bài thuyết pháp thù thắng: linh động, hùng vĩ, là lời huấn dụ mẫu mực: trang nghiêm, tự tại cho hàng Thất chúng đệ tử noi theo để tu tập, hành trì.

Suốt Sáu Mươi Tám Năm - Tôn sư đã tận tụy, chăm lo nuôi dưỡng các thế hệ Tăng Ni để có người kế thừa cho tương lai của Đạo pháp và cho tiền đồ của Giáo hội.

Song song với việc nhiếp hóa đồ chúng, Tôn sư còn lưu tâm rất nhiều đến việc trước tác, 
biên soạn và dịch thuật, Tôn sư chỉ lưu lại cho hậu thế một số lượng tác phẩm có phần khiêm tốn, chỉ đáp ứng phần nào sự mong cầu học hỏitu tập của Tăng NiPhật tử chúng con.

Tuy nhiên, trong sứ mệnh lãnh đạo Giáo hội, cũng như trong nhiệm vụ hoằng dương chánh pháp, thì nội dung tác phẩm của Tôn sư lại không khiêm tốn chút nào. Chỉ qua các tác phẩm Tôn sư trước tác vào những năm cuối đời, cũng đã tỏa sáng cả công trình trước tác, biên soạn của Ngài.

Ngày nay, chiêm nghiệm công trình ấy, hàng Phật tử hậu thế chúng con, thành tâm ngưỡng vọng sự xuất hiện của bậc Bồ tát Bổ xứ, cùng với phương tiện thiện xảo giữa lòng Dân tộc và Giáo hội.

Mười Hai Năm - ba nhiệm kỳ liên tiếp, Tôn sư đảm nhận chức vụ Giám luật Giáo hội Tăng già TrungViệt, hai nhiệm kỳ liên tiếp Giám luật Giáo hội Tăng già Việt Nam. Trong trách nhiệm nặng nề ấy, Tôn sư đã khơi rạng ngọn đèn Giới pháp, Tôn sư đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả của một bậc "cầm cân nảy mực" trong việc tuyên dương và giám sát Giới luật của Đại Tăng Ni Việt Nam.

Mười Một Năm - Tôn sư làm Chủ nhiệm Tạp chí Liên Hoa. Một tạp chí vừa có nhiệm vụ hoằng dương Phật pháp trên bình diện quốc gia, vừa là cơ quan văn hóa Phật giáo mang đậm bản sắc trong sáng và hiếu hòa của Dân tộc. Tạp chí Liên Hoa đã đóng giữ một vai trò trọng yếu trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Giáo hội Tăng già Trung Việt và Giáo hội Tăng già Việt Nam.

Chúng con xin cung kính nói rằng: Tôn sư đã dày công xây dựng cho Tạp chí Liên Hoa thật xứng đáng là một cơ quan văn hóa mẫu mực, một tạp chí truyền bá văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam rất hoàn chỉnh lúc bấy giờ.

Sáu Tháng ròng rã - cuộc tranh đấu hào hùng, bất khuất của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, diễn ra rầm rộ trên toàn miền Nam Việt Nam, thì Tôn sư cũng là một trong những nhà lãnh đạo lỗi lạcquyết tâm nhất của phong trào. Thành quảPhật giáo Việt Nam đạt được trong cuộc đấu tranh quyết liệt nầy, một phần là nhờ vào tài năng lãnh đạochỉ đạo trực tiếp của Tôn sư.

Bốn Năm - Tôn sư đảm nhận trọng trách Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh, kiêm Chánh Đại diện tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế. Bốn năm ở giai đoạn này là bốn năm mà chư Tôn lãnh đạo Giáo hội phải đối mặt với nhiều cam go, thách thức. Thế nhưng Tôn sư vẫn an nhiên, tự tạivô cùng sáng suốt trong sứ mệnh cao cả của một nhà lãnh đạo. Tôn sư đã chu toàn xuất sắc trách nhiệm nặng nề theo yêu cầu cấp bách của Dân tộc và Đạo pháp, trong một giai đoạn mà lịch sử đang chuyển mình theo cao trào: Vì một nền hòa bình, độc lập thật sự cho một đất nước vốn đã gánh chịu nhiều can qua, binh lửa.

Rồi Bảy Năm - "tham gia cách mạng", Tôn sư cũng đã cống hiến hết sức mình cho Dân tộc và Đạo pháp. Tài năng, đức độ, trí tuệ thù thắng của Tôn sư, không chỉ làm cho các nhà lãnh đạo đất nước lúc bấy giờ khâm phục, kính nể mà Tôn sư còn là một tấm gương sáng chói, tiêu biểu cho tầng lớp Tăng già uyên thâm, lỗi lạc trong ý thức trách nhiệm của mình trước sự an nguy của Dân tộc và Đạo pháp

Tôn sư đã thể hiện nhân cách phi thường, trong sáng của một bậc Sứ giả Như Lai. Tôn sư cũng đã thực hiện thành công lý tưởng: Phụng sự chúng sanh, Đạo pháp, Dân tộc, như hoài bão mà Tôn sư hằng ấp ủ từ bao nhiêu năm.

Mười Lăm Năm - Trên ngôi vị Chánh Thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, GHPGVNTN cũng là mười lăm năm Tôn sư trực diện với vô vàn nội ma, ngoại chướng đã liên tiếp, dồn dập bủa vây, cơ hồ như không còn phương chống đỡ. Thế nhưng, với nội lực phi thường, tự tin và quyết đoán, Tôn sư đã vượt lên tất cả, để kết nối vững bền mạng mạch Chánh pháp và tạo lập cho hàng Phật tử hậu thế chúng con một niềm tin mãnh liệt vào tiền đồ vẻ vang, hưng thịnh của Dân tộc và Đạo pháp.

thichdonhau-thap-1

Bảo tháp: Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Ngưỡng vọng giác linh Đại lão Tôn sư,

Ngày nay, Tôn sư đã an nhiên đi vào cõi Niết bàn tịch tịnh, nhưng Thân thế và Công nghiệp kỳ vĩ của Tôn sư vẫn mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng cho hàng hậu thế chúng con trên bước đường tu tập, hành trì.

Tám Mươi Bảy Năm -hiện thân giữa chợ đời ác trược, nhưng Tôn sư đã vượt lên trên tất cả để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của một bậc Thánh Tăng trước lịch sử Dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Quả như lời tán thán chân thật của Hòa Thượng Tâm Như Trí Thủ, khi Tôn sư còn trụ thế:

Thánh giả thôn châm Thiên Nhơn cung thủ,
Không sinh thuyết pháp ngoan thạch điểm đầu

聖 者 吞 針 天 人 供 手
空 生 說 法 頑 石 點 頭

Sau khi Tôn sư viên tịch, Đại lão Hòa thượng Như An Huyền Quang, cũng không ngớt lời xưng tán oai nghidiệu lực của bậc Cao Tăng:

西 天 掛 錫 靈 姥 懸 瓶 何 處 去 歸 澄源 尊 者.
舍 利 飛 香 浮 屠 藏 色 此 城 安 住 敦厚 高 僧. 

入 不 退 金 城 衣 缽 優 遊 隨 機 說 法.
登 無 縫 寶 塔 春 秋 自 在 任 意 參 禪.

Tây Thiên quải tích Linh Mụ huyền bình hà xứ khứ quy Trừng Nguyên Tôn giả,
Xá Lợi phi hương Phù đồ tạng sắc thử thành an trú Đôn Hậu Cao Tăng.

Nhập bất thối kim thành y bát ưu du tùy cơ thuyết pháp,
Đăng vô phùng bảo tháp Xuân Thu tự tại nhậm ý tham thiền.

Đại lão Hòa thượng Nhật Quang Trí Quang, một vị Tam tạng Pháp sư uyên thâm, lỗi lạc, một nhà lãnh đạo kiệt xuất và là một vị Pháp đệ thân cận, đã nhiều năm cộng sự với Tôn sư, cũng hết lời xưng tán sự xuất hiệnĐại nguyện viên thành của một bậc Thánh Tăng

"Thiện ư xuất một"

善 於 出 沒

Cao quý thay!

Thân thế và Công nghiệp kỳ vĩ của Tôn sư thật thậm thâm vi diệu.

Thành kính đảnh lễ Đại lão Tôn sư.

Đệ tử: TÂM HƯƠNG

Bi chú:
(1): Năm Bính Tý, 1936, An Nam Phật học hội đổi tên lớp Cao đẳng nầy thành "Xuân Kinh Đại Phật Học Tràng"
(2): Gồm chư vị Tỷ kheo: Hải Tạng, Hải Chánh, Hải Bình, Hải Trang, Hải Thông, Hải An, Hải Đàm, Hải Viên, Hải Lạc và Hải Thanh.
(3): Trích lời phát biểu của Thượng tọa Tâm Kiên Trí Tựu, Trú trì chùa Linh Mụ, đọc trong dịp Lễ động thổ, khởi công ngày mồng Một, tháng Tám, năm Quý Mùi (28.03.2003
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/12/2010(Xem: 12785)
23/12/2010(Xem: 18652)
23/12/2010(Xem: 11921)
23/12/2010(Xem: 10794)
23/12/2010(Xem: 9903)
23/12/2010(Xem: 9466)
21/04/2012(Xem: 26289)
23/12/2010(Xem: 10709)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.