Thư Gửi Ht Thích Đức Nhuận, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

23/12/201012:00 SA(Xem: 12225)
Thư Gửi Ht Thích Đức Nhuận, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
THƯ GỬI HT THÍCH ĐỨC NHUẬN, 
Pháp chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam

Phật lịch 2525,
Bệnh viện Thống Nhất, ngày 08.02.1982 

Kính gởi: 
Hòa Thượng THÍCH ĐỨC NHUẬN
Pháp chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Hòa Thượng

Vào những ngày cuối cùng của năm Tân Dậu, vì bệnh tình bức bách, nên ngày 21. 01.1982, tôi đành phải rời Huế, vào thành phố Hồ Chí Minh để chữa bệnh, giữa lúc mọi người đang hoan lạc đón xuân sang, và cho đến hiện nay tôi vẫn đang còn được điều trị tại bệnh viện Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian ấy, ngày 07- 02-1982, tôi lại nhận được lá thư của Hòa thượng gởi cho tôi với danh nghĩa Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Nội dung bức thư ấy, Hòa thượng báo tin cho tôi biết là Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật Giáo Việt Nam đã thành tựu viên mãn, cũng như Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định công nhận Bản Hiến chương, danh sách Ban Lãnh đạocho phép Giáo hội Phật Giáo Việt Nam hoạt động. Đồng thời Hòa thượng đã có lời khuyên tôi cố gắng cộng tác với Giáo hội trong chức vụ nói trên. 

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn lòng thạnh tình của Hòa thượng đối với tôi, đồng thời, tôi rất lấy làm vinh dựtri ân quý Hòa thượng đã dành cho tôi một chức vụ quan trọng như thế. Nhưng, thưa Hòa thượng, như Hòa thượng đã biết, vào đầu mùa xuân năm 1980, cũng chính là lúc tôi đang nằm điều trị ở bệnh viện Thống nhất này, thì hay tin Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập, trong đó tôi được có tên với danh nghĩa Cố vấn. Thế nhưng bệnh duyên chướng ngại, nên tôi đã không tham gia được một Phật sự nào đáng kể, ngay cả cuộc Hội nghị Đại biểu vừa qua tôi cũng phải vắng mặt. Cho nên, tôi xét thấy mình tuổi đã già, sức đã yếu lại bệnh hoạn liên miên và mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Do đó, tôi viết thư này để kính báo với Hòa thượng để Hòa thượng rõ là tôi không thể đảm nhận được chức vụ quan trọng "Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật" Giáo hội Phật Giáo Việt Namhội nghị đã đề cử. 

Tuy vậy, riêng cá nhân, tôi vẫn luôn luôn tâm nguyện sẽ tiếp tục đem tất cả sức tàn ra phụng sự chánh pháp trong khả năng còn lại của mình và trong điều kiện sức khỏe cho phép

Rất mong Hòa thượng thông cảm và nhận nơi đây lòng chân thành của tôi. Kính chúc Hòa thượng phước trí nhị nghiêm, chúng sanh dị độ. 

Kính thư, 
Tỳ kheo ĐÔN HẬU 
( ấn ký )

Tạo bài viết
23/12/2010(Xem: 13332)
23/12/2010(Xem: 19081)
23/12/2010(Xem: 12190)
23/12/2010(Xem: 11222)
23/12/2010(Xem: 10221)
23/12/2010(Xem: 9759)
21/04/2012(Xem: 27272)
23/12/2010(Xem: 11195)
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?